Virus Ung Thư Bao Tử / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Virus Hpv Gây Ung Thư Cổ Tử Cung

Virus HPV là loại virus gây mụn cóc sinh dục. Chúng để lại hệ quả nguy hiểm là gây ra ung thư cổ tử cung. Ước tính tỷ lệ ung thư cổ tử cung do virus này gây ra lên đến 90%.

Tuy nhiên, không phải ai trong số chúng ta cũng đều biết rằng virus HPV còn có thể lây và phát bệnh trên mặt chứ không chỉ bị ở vùng sinh dục. Vì niêm mạc ở bộ phận sinh dục mỏng, dễ trầy xước trong quá trình giao hợp, nên dễ bị nhiễm bệnh nếu quan-hệ tnh-dục không an toàn. Niêm mạc ở miệng cũng rất mỏng, nên khả năng lây nhiễm sẽ rất cao khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra trong quá trình “quan hệ” với người mang mầm bệnh cho dù không xảy ra trầy xước.

1. HPV lây lan qua đường nào?

Con đường lây nhiễm HPV ở miệng chủ yếu qua hoạt động quanhệ tình-dục. Ngày nay, việc “yêu” đường miệng đã trở nên phổ biến hơn, đó cũng chính là lý do tại sao tỉ lệ chị em mắc các bệnh tình dục ở miệng (chủ yếu là nhiễm HPV) ngày càng tăng.

Nói một cách đơn giản hơn, virus HPV có thể lây nhiễm qua đường miệng nếu bạn có tiếp xúc với miệng hoặc “vùng kín” của người nhiễm bệnh. Virus HPV có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước trên “vùng kín” của “đối tác” hoặc vết thương hở trong miệng của bạn.

Những người có nhiều “đối tác” tình dục càng có nhuy cơ nhiễm trùng HPV cao hơn những người khác. Nếu bạn có ít nhất 20 “đối tác” tình dục khác nhau, nguy cơ gia tăng nhiễm HPV cao hơn tới 20%. Những người hút thuốc lá cũng dễ bị nhiễm HPV do hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm đi đáng kể.

2. Các triệu chứng nhiễm virus HPV giai đoạn sớm

Sự thật là đa số những người bị nhiễm HPV dù ở miệng hay ở bộ phận sinh dục đều không có triệu chứng cụ thể ở giai đoạn đầu. Điều này có nghĩa rằng người bệnh sẽ rất khó để nhận ra mình đang bị nhiễm bệnh cho tới khi bệnh chuyển sang nặng và biểu hiện ra bên ngoài hoặc lây cho người khác và người bị lây có dấu hiệu phát bệnh.

Nếu bạn bị lây nhiễm HPV ở miệng và không được điều trị kịp thời, hiệu quả, nó có thể dẫn đến ung thư vòm họng.

Khi bị nhiễm HPV ở miệng, rất nhiều người có những triệu chứng sau đây:

Phát ban, mẩn đỏ, lở loét… ở trong khoang miệng

Gặp khó khăn trong việc nuốt

Ho ra máu, khản giọng

Có khối u trong má hoặc ở cổ

Tuy nhiên, khi thấy đầy đủ các triệu chứng này xuất hiện thì rất có thể bệnh đã đang trong giai đoạn cuối. Ngoài ra, khi bị nhiễm HPV, người bệnh có thể có những triệu chứng dễ nhầm với bệnh ung thư như: đau họng, có một mảng màu đỏ hoặc màu trắng trên amiđan, tê lưỡi, sưng hoặc đau ở xương hàm… Vì vậy, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần đi khám để xác định đó là triệu chứng của bệnh ung thư hay chỉ là nhiễm trùng HPV để có phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu bạn thấy có các dấu hiệu cảnh báo nhiễm HPV ở miệng trong hơn 2 tuần, bạn cần đi khám ngay, tránh để bệnh nặng thêm và khó điều trị.

3. Chẩn đoán HPV bằng cách nào?

Sự xuất hiện của các mụn cóc vùng sinh dục là một cách để chẩn đoán HPV. Bác sĩ có thể chỉ cần xem xét để chẩn đoán. Tuy nhiên, các loại HPV có kèm theo mụn cóc thường không phải là những loại dẫn đến ung thư.

Những phụ nữ bị nhiễm HPV gây ung thư có thể sớm phát hiện ra nhờ vào kết quả kiểm tra Pap bất thường. Kiểm tra Pap là cách chính yếu để bác sĩ có thể tìm thấy ung thư cổ tử cung hoặc các thay đổi báo trước bệnh ung thư ở cổ tử cung.

Xét nghiệm này thường hiếm khi diễn ra định kỳ ở phụ nữ dưới 30 tuổi bởi vì có nhiều phụ nữ trẻ hơn bị phơi nhiễm HPV và cơ thể họ thường loại bỏ virút mà không cần điều trị. Xét nghiệm ADN có thể gây nên những lo lắng không cần thiết. Một số chuyên gia cũng tin rằng ở những phụ nữ trẻ thì cổ tử cung có thể chịu đựng tốt HPV hơn so với phụ nữ khi về già.

Ở nam giới, cũng như nữ giới, các mụn cóc vùng sinh dục phản ánh việc bị nhiễm HPV. Nhưng không có một kiểm tra cụ thể nào về các loại HPV gây ung thư chon am giới ở thời điểm này.

4. Điều trị HPV ở phụ nữ như thế nào?

Tùy thuộc vào bao nhiêu mô tế bào bị loại bỏ và lấy ra, ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến “đường ra” của em bé và gây nên chứng suy cổ tử cung. Tình trạng này rất dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai bởi cổ tử cung không đủ chắc để giữ thai nhi. Khi mang thai, nếu mẹ bầu bị nhiễm HPV vẫn duy trì chuyện “yêu đương”, rất có thể bệnh sẽ lây cho ông xã nếu không có biện pháp bảo vệ. Hơn nữa, vi rút còn có “khả năng” di chuyển qua dây nhau và gây mụn cóc ở dâu thanh quản của bé con trong bụng.

Hiện đã có vắc-xin phòng ngừa từ ban đầu cho bệnh ung thư cổ tử cung. Tại Singapore, hai loại thương mại hiện có là Cervarix và Gardasil. Cả hai loại vắc-xin đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại HPV 16 và 18, nguyên dân dẫn đến 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được khuyến khích tiêm chủng loại ung thư có thể được ngăn ngừa này.

Mọi thắc mắc về vấn đề HIV, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn HIV , tư vấn xét nghiệm HIV trực tiếp từ chuyên gia.

Cách Tránh Lây Nhiễm Virus Hpv Gây Ung Thư Cổ Tử Cung

Bên cạnh tiêm vắcxin phòng bệnh thì ăn uống khoa học, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể thao thường xuyên… sẽ giúp bạn tránh lây nhiễm virus HPV.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh nguy hiểm, có thể tước đoạt khả năng làm mẹ của phụ nữ và có tỷ lệ gây tử vong cao. Gần như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra. Các chủng HPV 16 và HPV 18 là thủ phạm gây ra khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung, còn lại do các chủng HPV nguy cơ cao khác. Ngoài ra, chủng HPV 6 và HPV 11 là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mụn cóc sinh dục.

“Tại Việt Nam, mỗi năm có đến 5.000 ca mắc ung thư cổ tử cung, trong đó một nửa không qua khỏi. Tính trung bình mỗi ngày có 14 người mắc bệnh, trong đó bảy người tử vong. Hàng năm, Bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận 700-800 ca bệnh này. Nó không triệu chứng có điển hình nhìn vào có thể biết được. Ngay cả giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung cũng không có biểu hiện rõ ràng”, bác sĩ Thanh nói thêm.

Virus HPV lây nhiễm qua tiếp xúc sinh dục (kể cả quan hệ bằng tay, miệng); truyền qua đồ lót, găng phẫu thuật, kềm bấm sinh thiết… và từ mẹ sang con, gây ra bệnh đa bướu gai hô hấp.

Theo các bác sĩ, nhiễm virus HPV không đồng nghĩa bạn sẽ bị ung thư cổ tử cung bởi virus HPV có nhiều chủng khác nhau, trong đó 90% trường hợp cơ thể có thể làm sạch khi bị nhiễm loại virus này, chỉ có vài chủng HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nếu đã nhiễm HPV thì nên theo dõi và phát hiện sớm tổn thương gây ra. Phát hiện sớm, bạn có thể điều trị áp lạnh, đốt điện, khoét chóp cổ tử cung. Còn phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn có thể phải cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, thậm chí phối hợp với xạ trị, hóa trị.

Nhiễm virus HPV có thể gây tử vong, do tính chất và sự nguy hiểm của bệnh, bác sĩ tư vấn một số cách phòng tránh lây nhiễm virus này như sau:

– Thăm khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung để giảm nguy cơ mắc bệnh và phát hiện bệnh sớm.

– Duy trì chế độ ăn khoa học, đủ dưỡng chất.

– Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể thao thường xuyên, tăng sức đề kháng để loại bỏ HPV khỏi cơ thể.

– Thiết lập lối sống lành mạnh, sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ. Hạn chế số bạn tình và chung thủy với một người.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Quang Thanh cho biết, những cách trên chỉ là giải pháp thứ cấp. Biện pháp dự phòng chủ động tốt nhất là tiêm vắcxin phòng ngừa HPV, bởi vắcxin sẽ tạo kháng thể chống lại virus HPV. Độ tuổi tiêm vắcxin ngừa HPV khoảng 9-26 tuổi.

Cũng theo bác sĩ Thanh, đối với một loại vắcxin, khi được phép cho lưu hành thì đã phải trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu, sàng lọc. Trong quá trình nghiên cứu, câu hỏi đầu tiên các chuyên gia, bác sĩ đặt ra là vắcxin này có an toàn hay không, có ảnh hưởng đến sức khỏe, sau đó mới xem nó có hiệu quả đến đâu. Vắcxin thường chỉ có tác dụng phụ tại chỗ như: đau nhẹ ở nơi tiêm, sốt nhẹ. Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ, đã có hơn 205 triệu liều vắcxin ngừa HPV được sử dụng.

Tại Việt Nam, từ khi cấp phép lưu hành từ năm 2008 đến nay, đã có hơn 1,4 triệu liều vắc xin ngừa HPV được sử dụng. Khi muốn tìm hiểu thông tin y học, vắcxin thì nên tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng và nguồn báo chí chính thống.

Virus Hpv Gây Ung Thư Cổ Tử Cung Lây Qua Đường Nào?

Hỏi: Tôi được biết virus HPV là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy Trả lời: virus HPV gây ung thư cổ tử cung lây qua đường nào và làm sao để phòng tránh?

HPV – thủ phạm gây ung thư cổ tử cung

Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Tổ chức y tế Thế giới (WHO) cho biết, có tới 490.000 phụ nữ mắc căn bệnh này mỗi năm trên thế giới, và tỷ lệ tử vong lên tới hơn 50%. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, mỗi năm có tới 5.300 phụ nữ mắc bệnh và 2.500 người tử vong do ung thư cổ tử cung, tương đương có 7 người chết mỗi ngày.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung phổ biến nhất chính là virus HPV. Hiện nay, khoa học xác định được hơn 100 chủng HPV khác nhau. Dựa trên khả năng gây ung thư, HPV được chia làm 2 nhóm, nhóm thứ nhất chỉ gây ra mụn cóc ở tay chân, mào gà ở vùng sinh dục, u nhú đường hô hấp hoặc gây tăng sản biểu mô khoang miệng; nhóm thứ hai gồm hơn 15 chủng gây ra ung thư cổ tử cung và một số loại ung thư khác.

Virus HPV rất dễ lây qua đường sinh dục, thậm chí tiếp xúc tay với bộ phận sinh dục hay quan hệ tình dục qua đường miệng cũng có thể khiến virus này lây lan. HPV thường xâm nhập và trú ẩn ở khu vực thượng bì đầu tiên, thường ở dưới lớp biểu mô da và niêm mạc ẩm ướt, nhầy. Có khoảng 40% đàn ông và phụ nữ bị lây nhiễm HPV sau khi quan hệ tình dục. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết, có khoảng 50% người dân có quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ cao mắc HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. Trong mười năm đầu giao hợp, nguy cơ nhiễm HPV lên tới 25%, trong suốt cuộc đời tỷ lệ này là 80%.

HPV dễ dàng sinh sôi trong điều kiện nhiệt và khô. Do vậy, không chỉ lây qua đường tình dục, virus này còn lây qua các dụng cụ như bấm móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ nội y. Ngoài ra, bao cao su không thể bảo vệ hoàn toàn chúng ta khỏi HPV, vì virus này có thể lây qua tiếp xúc da ở vùng âm hộ, hậu môn. Virus HPV có thể lây từ mẹ sang con và còn gây bệnh bướu gai đường hô hấp cho trẻ.

Qua nhiều thử nhiệm lâm sàng trước và sau khi được cấp phép, vắc-xin phòng ngừa HPV đã được chứng minh là an toàn và có hiệu quả cao. Nhóm virus HPV gây ung thư cổ tử cung cao lại không gây ra nhiều biểu hiện rõ ràng cho người bệnh. Do vậy, chúng ta chỉ có thể phát hiện virus nguy hiểm này thông qua xét nghiệm. Hiện nay, bên cạnh việc chú ý quan hệ tình dục an toàn, khám cổ tử cung định kỳ thì phụ nữ nên đi tiêm phòng vắc-xin ngừa HPV để phòng tránh ung thư cổ tử cung tốt nhất.

Theo một số nghiên cứu từ năm 2016 của Tạp chí Hiệp hội Y khoa nước Canada và một số nghiên cứu khác tại Australia, Đan Mạch, Na Uy, Iceland,… thì việc tiêm phòng HPV có khả năng giảm hẳn các hiện tượng bất thường ở tế bào cổ tử cung, đặc biệt có thể chống lại tổn thương dai dẳng dễ gây ra ung thư sau này. Sau một thập kỷ theo dõi, vắc-xin phòng HPV được các cơ quan có uy tín tại Mỹ như Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) nhận định là an toàn.

Giáo sư Nguyễn Trần Hiển Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam

Hiện nay, nước ta có 2 loại vắc xin phòng HPV là nhị giá và tứ giá. Vắc-xin tứ giá có thể phòng ngừa được 4 loại HPV: 6, 11, 16, 18. Các loại vắc – xin này đều có khả năng ngăn chặn đến 99% các virus HPV đường sinh dục dai dẳn; 98% phòng virus HPV gây ung thư cổ tử cung chủng 16, 18 (đây là hai chủng gây ra hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung). Bên cạnh đó, vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung còn có thể phòng được các loại mụn cóc ở vùng sinh dục và các bệnh ung thư ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ.

Theo Báo Ngôi sao

Cách Chữa Ung Thư Bao Tử, Ung Thư Vú

Con chào thầy!

Bây giờ, con lại gặp một trường hợp mới. Đó là bạn của con. một bạn nữ năm nay 25 tuổi có tiền sử viêm hang vị, trong một lần bị xuất huyết dạ dạy đi cấp cứu thì được chẩn đo án là ung thư dạ dày.

Thưa thày, con muốn hỏi thầy xem cách chữa ung thư dạ dày và các loại ung thư khác có giống nhau về cách chữa và các bài tập không. ví như một trường hợp đang bị ung thư vú giai đoạn cuối mà con gặp! xin thầy chỉ cho học trò hiểu!

Con chân thành cám ơn và chúc thầy bình an!

Con Văncao

Ung thư bao tử do trước kia ăn nhiều chất chua, hay tiết nhiều chất chua, nên bao tử thực khiến mẹ nó là tâm hỏa dư nhiệt, thời gian lâu làm gan thực, gan sẽ không cung cấp năng lượng để nuôi con nó là tâm hỏa nữa và cần phải khắc chế thổ làm cho thổ yếu đi, giúp hỏa lại truyền năng lượng nuôi con là thổ. Nguyên nhân khác, ăn uống thất thường, nên chức năng bao tử dần dần bị hư yếu hơn nên chức năng sinh hóa chuyển hóa yếu kém, mất nhiệt lượng trở thành bao tử hàn, dễ ói mửa, có thể kèm theo máu bầm trong bao tử. Đó là dấu hiệu của ung thư bao tử, cũng làm ảnh hưởng đến áp huyết.

Việc đầu tiên phải đo áp huyết hai tay, đo nhiệt độ ở giữa bụng ở vùng gan và vùng bao tử để so sánh nhiệt độ khác nhau.

Theo khí công, bao tử không còn sinh hóa và chuyển hóa mới kết nhiều khối u. Do đó việc đầu tiên phải tạo lại chức năng sinh hóa chuyển hóa cho bao tử bằng 2 bài :

1-Tăng nhiệt cho bao tử bằng bài Nạp Khí trung Tiêu 5 lần.

2-Làm tán nhiệt mền bụng và mềm bao tử bang bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần

3-Kiêng ăn chất chua, ngọt, hàn…kiêng ăn chất cứng và kiêng ăn no.

4-Tìm điểm đau vùng bao tử, ấn ngón tay giữa vào nơi đau, giữ tại chỗ và tập thở hơi ra đều và cứ từ từ ấn cho chỗ đau đó hết đau hay hết cộm cứng vì đó là khối u của vách thành bao tử.

5-Mỗi ngày để ngón tay cái ấn vào huyệt Trung Quản thở cho đến ngày nào đó huyệt Trung Quản không đau, và huyệt Trung Quản ấn đè xuống sâu 5cm bụng cũng không đau, và ăn uống tiêu hóa được bình thường là khỏi bệnh, chứ không nên ám ảnh vào tên bệnh ung thư hay không.

Tôi cũng bị chẩn đoán nghi ngờ vết sẹo phổi là ung thư phổi, tôi từ chối không trị liệu cách nay gần 20 năm, cứ tập thở khí công và ăn ngon ngủ khỏe cho tới bây giờ, trong đầu không còn nghĩ ngợi đến ung thư nữa.

6-Nếu đo áp huyết thấp, thiếu máu, chán ăn, thì mua sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin hay Gao) để tăng máu, áp huyết lên đủ và ăn ngon, ngủ khỏe, tiêu hóa tốt.

7-Nếu có táo bón, cuối tuần uống 2 viên Phan Tả Diệp mua ở tiệm thuốc tây có bán sẵn thành thuốc viên tên Sena Laxatif để xổ độc trong gan và nhuận trường.

8-Tập cúi ngửa 4 nhịp, vặn mình 4 nhịp giúp điều hòa tâm-thận và can-tỳ.

Theo dõi đo áp huyết thường xuyên thấy áp huyết trở lại bình thường 120-130/80-90mmHg mạch 70-80 là chức năng của lục phủ ngũ tạng trở lại hoạt động tốt.

9-Cách chữa bệnh ung thư vú, xem trong link này :

http://forumkhicongydao.googlegroups.com/web/08-030.pdf?hl=vi&hl=vi

10-Xem bài một trường hợp chữa ung thư bao tử :

http://forumkhicongydao.googlegroups.com/web/08-045.pdf?hl=vi&hl=vi

Thân

doducngoc

Con cám ơn thầy!

May mà có thầy. con sẽ chỉ cho bạn và giúp bạn tập sớm để mau khỏi.