Virus Gây Ung Thư Máu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Virus Nào Có Thể Gây Ung Thư Máu?

Biên dịch: BS. Nguyễn Đình Nguyên

Human T-lymphotrophic virus-1 (HTLV-1, virus gây hại đến tế bào miễn dịch lympho T ở người nhóm 1). Là một loại virus hiếm và đến hiện nay có thể coi nó là loại virus đầu tiên được cho là tác nhân trực tiếp gây ung thư ở người. HTLV-1 là một loại virus gây ung thư mạnh nhất. Là một loại nguy cơ ung thư gắn với di truyền mạnh nhất. HTLV-1 cũng được coi là loại virus duy nhất được cho là có thể gây nên chứng ung thư máu – Ung thư máu dòng Lympho bạch huyết tế bào dòng T ở người lớn (Adult T-cell leukemia lymphoma, ATL) và u lympho Non-Hodgkin.

HTLV-1 lần đầu tiên được nhận dạng vào năm 1980 tại Nhật Bản. Tiền thân của nó được cho là một loại virus cổ ở các nguyên sinh vật từ 40 đến 60 nghìn năm trước.

Ước tính trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 15-20 triệu người bị nhiễm HTLV-1. Bệnh nhân hay gặp chủ yếu ở miền nam Nhật Bản, vùng Caribe, Trung Phi, một phần Nam Mỹ và ở một số nhóm sắc dân di cư đến miền Đông-nam nước Mỹ.

Ở Úc, HTLV-1 có thể được coi là một nạn dịch ở người thổ dân Úc sống ở vùng xa xôi hẻo lánh. Một số bộ tộc thổ dân có tới 45% số dân đang sống chung với HTLV-1. Ước tính có khoảng 5000 người bị nhiễm HTLV-1 ở một số thổ dân sống ở các vùng hẻo lánh.

Với thời gian ủ bệnh khá lâu dài, 3-5% số người bị nhiễm HTLV-1 sẽ phát bệnh hoặc ung thư máu dòng lympho bạch huyết tế bào T (adult T-cell leukemia/lymphoma, ATL).

HTLV-1 thuộc nhóm retrovirus, sử dụng RNA (thay vì DNA) trong mã di truyền. Vì thế, trong quá trình tái sinh sản, nó cần phải có một bước chuyển đổi các gene RNA thành DNA trước. Một số gene DNA mới này có thể trở thành thành tố của các nhiễm sắc thể trong tế bào người khi bị nhiễm loại virus này.

HTLV-1 được coi như là “anh em họ hàng” với virus HIV. Vì cách thức lây truyền của nó khá giống nhau. HTLV-1 lây lan theo con đường dịch tiết của cơ thể qua các hình thức như quan hệ tình dục không có bao cao su, dùng chung kim tiêm chích, qua sữa mẹ, thông qua con đường truyền máu hay ghép tạng của bệnh nhân bị nhiễm HTLV-1.

Do tính nguy hiểm của HTLV-1 mà mới đây các chuyên gia hàng đầu của Thế giới về loại virus này đã viết một thư ngỏ đề nghị Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi mở rộng các chiến dịch ngăn ngừa lây nhiễm để mong loại trừ loại virus cực độc này.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.org/cancer/cancer-causes/infectious-agents/infections-that-can-lead-to-cancer/viruses.html

https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(18)30974-7/fulltext

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1879625712001022?via%3Dihub

Chữa Ung Thư Máu Bằng… Virus Hiv

Trong một cách tiếp cận táo bạo, các chuyên gia Mỹ đã đẩy lùi ung thư máu bằng sự trợ giúp của một công cụ bất thường, virus HIV.

Vợ chồng anh Jensen và bác sĩ Carl June tại bệnh viện – Ảnh: Georgia Newsday

Vào đầu năm 2012, Marshall Jensen, sống ở tiểu bang Utah của Mỹ, bị sốc khi kết quả kiểm tra cho thấy anh mắc bệnh ung thư máu, thường được gọi là bệnh bạch cầu cấp hay máu trắng. Đây là dạng ung thư ác tính do sự sản sinh đột biến của các tế bào bạch cầu bất thường. Thay vì thực hiện chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể, các bạch cầu bất thường này tấn công hồng cầu rồi đến cả các tế bào khác.

Theo Đài KSL, sau khi trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và đủ loại liệu trình không thành công trên khắp nước Mỹ, gia đình Jensen quyết định tham gia chương trình điều trị thử nghiệm tại Bệnh viện Đại học Pennsylvania tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania. Điều kỳ diệu đã đến khi vào tuần trước, Jensen, 30 tuổi, cùng vợ Amanda và cậu con trai nhỏ Kezman đã có thể trở về nhà sau khi được xác nhận cơ thể anh đã lần đầu tiên sạch bóng ung thư sau nhiều năm. Đáng chú ý hơn nữa là giờ đây, Jensen đang mang trong người một dạng vô hại của HIV, virus gây ra căn bệnh thế kỷ AIDS.

“Thuần hóa” HIV

Theo tờ Daily Mail, vào năm 2006, giới y khoa đón nhận một bước đột phá lớn với trường hợp của Timothy Brown, một bệnh nhân HIV/AIDS mắc thêm ung thư máu. Người này được ghép tủy xương từ một người hiến tặng có biến dị gien hiếm gặp. Cuộc cấy ghép không những giúp trị bệnh máu trắng mà còn loại bỏ sạch sẽ virus HIV trong cơ thể Brown, khiến ông trở thành người đầu tiên trong lịch sử được tuyên bố khỏi hoàn toàn HIV. Từ đó, các chuyên gia nỗ lực xác lập mối liên hệ tác động qua lại giữa HIV và ung thư máu để tìm phương pháp điều trị hữu hiệu cho cả hai căn bệnh quái ác này. Đến nay, sau trường hợp của Jensen và một số bệnh nhân khác, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania do bác sĩ Carl June dẫn đầu được đánh giá là đã thành công bước đầu trong việc dùng HIV chữa bệnh máu trắng.

Trong liệu pháp thử nghiệm mang tên Liệu pháp miễn dịch tế bào T, các chuyên gia trích xuất hàng tỉ tế bào T, một dạng tế bào bạch cầu, từ cơ thể bệnh nhân và cho chúng kết hợp với virrus HIV đã được “thuần hóa”. ” Chúng tôi loại bỏ hoàn toàn các đặc tính gây hại của HIV nhưng vẫn giữ nguyên đặc điểm quan trọng nhất của chúng, đó là khả năng chèn gien mới vào tế bào miễn dịch“, Đài KSL dẫn lời bác sĩ June cho hay. Dưới tác động của HIV, các tế bào T được tái lập trình, mang lại cho chúng khả năng nhận dạng và tiêu diệt tế bào bạch cầu ác tính. Sau một thời gian nuôi trong phòng thí nghiệm, các “chiến binh” này, được nhóm nghiên cứu đặt tên là CTL019, sẽ được truyền trở lại vào cơ thể bệnh nhân để tìm diệt ung thư. Theo bác sĩ June, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các tế bào CTL019 sẽ “ngủ đông” trong cơ thể, phục sẵn trong trường hợp ung thư quay lại.

Liệu pháp đột phá

Trước Mashall Jensen, nhóm của bác sĩ June đã áp dụng thành công Liệu pháp miễn dịch tế bào T cho bé gái Emma Whitehead vào năm 2012. Khi đó, bé Whitehead (7 tuổi) là đứa trẻ đầu tiên được điều trị ung thư máu bằng phương pháp này. Đến nay, cô bé gần như đã hoàn toàn khỏe mạnh, có thể đi học, vui chơi một cách hoàn toàn bình thường dù vẫn phải đến bệnh viện kiểm tra định kỳ. Hai trường hợp của Jensen và Whitehead đã được các chuyên gia thuộc Bệnh viện Đại học Pennsylvania và Bệnh viện Nhi Philadelphia công bố chi tiết trong chuyên san The New England Journal of Medicine.

Ngoài ra, cách đây 6 tháng, nhóm nghiên cứu đã áp dụng liệu pháp mới trên 30 bệnh nhân máu trắng, gồm 5 người từ 26 đến 60 tuổi và 25 người từ 5 đến 22 tuổi. Đến nay, 23 trong số 30 bệnh nhân vẫn còn sống và tình trạng đang tiến triển tốt, theo tờ The New York Times. Từ những kết quả trên, Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ đã gọi Liệu pháp miễn dịch tế bào T là “liệu pháp đột phá” cho cả người lớn lẫn trẻ em. Bác sĩ June chia sẻ trong thời gian tới, nhóm của ông sẽ vừa tiếp tục nghiên cứu để tăng hiệu quả và giảm chi phí của liệu pháp mới vừa tìm hướng áp dụng nó để điều trị các loại ung thư khác, với mục tiêu trước mắt là ung thư tuyến tụy.

Nguồn: Theo (thanhnien.vn)

Biên soạn: Thanh Hòa

【Cần Biết】Virus Gây Ung Thư Dạ Dày

Chào bác sĩ. Tôi nghe nói ung thư dạ dày có thể do virus gây ra, không biết có đúng không? Làm thế nào để phòng virus gây ung thư dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh? Mong sớm nhận được tư vấn của bác sĩ. Tôi cảm ơn!

Nguyễn Văn Hưng (Hoàng Mai, HN)

HP – virus gây ung thư dạ dày

Virus gây ung thư dạ dày mà bạn đang nói tới có thể là vi khuẩn HP. Theo ước tính tại Việt Nam có khoảng hơn 70% người trưởng thành nhiễm vi khuẩn HP. Đây là loại vi khuẩn gây ra các bệnh lý ở dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP khi sinh sống trên lớp niêm mạc dạ dày đã tiết ra các độc tố làm thay đổi DNA của tế bào niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn này không được phát hiện và điều trị triệt để, lâu ngày gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP còn có ở mảng bám cao răng, nước bọt và có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành khi sử dụng chung các đồ dùng ăn uống như thìa, bát, đũa… hoặc mớm cơm cho trẻ.

Khi nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:

Đau vùng thượng vị

Buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu

Mất cảm giác ngon miệng

Buồn nôn và nôn

Sụt cân

Để chẩn đoán có nhiễm vi khuẩn HP hay không ngoài việc dựa vào các triệu chứng cảnh báo bệnh (nếu có), người bệnh cần làm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu như nội soi dạ dày hoặc test HP hơi thở.

Khi có vi khuẩn HP trong dạ dày, người bệnh cần phải sử dụng thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ của bác sĩ nhằm tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong dạ dày, ngăn ngừa tái phát trở lại.

Để phòng ngừa virus gây ung thư dạ dày, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Không sử dụng chung các đồ dùng ăn uống như thìa, đũa…

Không mớm cơm cho trẻ

Chế biến thức ăn chín kỹ, tránh ăn những thực phẩm tái, sống

Thức ăn chế biến xong cần được che đậy kỹ để ngăn gián, chuột, ruồi… mang mầm bệnh tới

Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm vi khuẩn HP để kịp thời điều trị, ngăn ngừa sự biến chuyển thành ung thư dạ dày.

Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn thêm về virut gây ung thư dạ dày, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được hỗ trợ tốt nhất.

Cảnh Báo Loại Virus Đáng Sợ Gây Ung Thư Gan

Virus gây viêm gan siêu vi D có thể là thủ phạm lớn của dạng bệnh ung thư gan cực kỳ hung hãn.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Geneva (UNIGE) và Bệnh viện Đại học Geneva (HUG) của Thụy Sĩ đã nghiên cứu các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan, một dạng ung thư gan nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao hơn các dạng khác.

Viêm gan siêu vi D là dạng bệnh do virus, c hỉ xảy ra ở người đã sẵn bị viêm gan siêu vi B.

Phân tích 100.000 bệnh nhân từ dữ liệu của 93 nghiên cứu dạng khảo sát, các tác giả nhận thấy bệnh nhân có viêm gan siêu vi D sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan lên gấp 3 lần so với người bị viêm gan siêu vi B đơn thuần. Chưa hết, sự đồng nhiễm 2 dạng viêm gan này thúc đẩy mạnh mẽ sự tiến triển của dạng ung thư chết người này.

Do chưa được quan tâm đúng mức nên số người thực nhiễm viêm gan siêu vi D vẫn chưa rõ ràng. Nhưng các nhà nghiên cứu ước tính số bệnh nhân trên toàn thế giới lên là từ 15-60 triệu người. Riêng tại Thụy Sĩ, họ tính toán được có khoảng 25.000 bệnh nhân viêm gan siêu vi B và 1.500 người trong số đó đồng nhiễm viêm gan siêu vi D.

Theo tiến sĩ Francesco Nergo, thành viên nhóm nghiên cứu, kết quả trên cho thấy rất cần thiết sàng lọc người nhiễm viêm gan siêu vi D để đưa họ vào một chương trình tầm soát, phát hiện sớm ung thư gan chặt chẽ hơn.

Điều này cũng một lần nữa nhấn mạnh việc phòng vệ viêm gan siêu vi B, cũng là cách gián tiếp để ngừa viêm gan siêu vi D và các bệnh nặng hơn nó dẫn đến như xơ gan, ung thư gan. Viêm gan siêu vi B lây qua đường máu, tình dục, mẹ sang con; có thể được phòng ngừa tốt bằng vắc xin.