TRANSCRIPT
DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2
HỒ SƠ DỰ ÁN
“EAT A – Z”
TÍCH HỢP LIÊN MÔN:
1. Tự nhiên – Xã hội
2. Tiếng Việt
3. Toán
4. Tiếng Anh
5. Kỹ năng sống
6. Mỹ thuật
7. Âm nhạc
8. Tin học
9. Thể dục
NGƯỜI SOẠN:
Giáo viên: Tạ Thị Thu
Lớp : 2.3
Thực hiện dự án: Giáo viên và học sinh khối lớp 2
Trường: Wellspring Sài Gòn
Tp. Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 9 năm 2023
CÁCH TRÌNH BÀY NỘI DUNG DỰ ÁN
I. LÍ DO THỰC HIỆN DỰ ÁN 4 1. Thực trạng sức khỏe con người do ăn uống gây ra 4
2. Thực trạng về suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì của thanh thiếu niên 5
3. Thực trạng về thói quen ăn ít rau quả, lười vận động 6
4. Vai trò của dinh dưỡng ở giai đoạn Tiền dậy thì 6
II. MÔ TẢ DỰ ÁN 7
1. MỤC TIÊU DỰ ÁN 7
1.1 MỤC TIÊU KIẾN THỨC 7
1.1.1 Kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 2 7
1.1.2 Kiến thức mở rộng 8
1.1.3 Kiến thức liên môn 8
1.2 MỤC TIÊU KỸ NĂNG 9
1.3 MỤC TIÊU THÁI ĐỘ 10
1.4 MỤC TIÊU SẢN PHẨM 11
2. PHÂN VAI VÀ NHIỆM VỤ 12
III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG 14
1. NHÓM BÁC SĨ DINH DƯỠNG NHÍ 14
2. NHÓM HUẤN LUYỆN VIÊN NHÍ 14
3. NHÓM ĐẦU BẾP NHÍ 15
4. NHÓM NGHỆ NHÂN NHÍ 15
5. NHÓM PHÓNG VIÊN NHÍ 16
6. NHÓM NÔNG DÂN NHÍ 17
IV. ĐỒI TƯỢNG THAM GIA DỰ ÁN 17
1. Học sinh 17
2. Giáo viên 17
3. Phụ huynh 18
4. Các bộ phận hỗ trợ 18
V. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 19
1. Dạy học theo dự án 19
2. Dạy học tích hợp liên môn 19
3. Dạy học theo định hướng Stem, Steam 19
4. Một số kỹ thuật dạy học tích cực 19
VI. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN 20
1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ 20
2. GIAI ĐOẠN ĐÀO TẠO KỸ NĂNG 21
3. GIAI ĐOẠN TRẢI NGHIỆM 22
4. GIAI ĐOẠN THỰC HÀNH 23
5. TỔNG KẾT DỰ ÁN 24
6. HOẠT ĐỘNG LAN TỎA DỰ ÁN 25
VII. Ý NGHĨA DỰ ÁN 26
1. Đối với học sinh 27
2. Đối với gia đình/ Phụ huynh 27
3. Đối với nhà trường 28
4. Đối với xã hội 28
I. LÍ DO THỰC HIỆN DỰ ÁN
Ăn uống lành mạnh để có cơ thể khỏe mạnh là một đề tài không mới nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải cải thiện xoay quanh chuyện ăn uống, nhất là trong thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay cũng như thói quen ăn uống của giới trẻ hiện nay.
1. Thực trạng sức khỏe con người do ăn uống gây ra
· Theo báo cáo của Viện nghiên cứu và Phòng chống ung thư Việt Nam, tỉ lệ người bệnh mới bị ung thư của nước ta tăng nhanh, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Và dự kiến đến năm 2023 con số này sẽ vượt qua 190.000 ca. Trung bình mỗi ngày nước ta có khoảng 315 người chết vì ung thư, gấp hơn 7 lần so với tai nạn giao thông.
· Tổ chức WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư thế giới (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, trong số 172 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, nước ta đứng ở vị trí 78 với tỷ lệ chết vì ung thư là 110 ca/100.000 người, tương đương với các quốc gia Somalia, Phần Lan và Turmenistan. Còn so với một số nước trong khu vực thì tỉ lệ người chết vì ung thư của nước ta cao hơn. Đặc biệt là so với Thái Lan (105/100.000), Campuchia (98/100.000), Malaysia (96/100.000), Philippines (94/100.000), Brunei (84/100.000)…
· Các bệnh về tiêu hóa đứng hàng đầu ở tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là các bệnh loét đường tiêu hóa chiếm hơn 50% trong cộng đồng
· Gần 10% dân số nước ta mắc các bệnh về đường tiêu hóa mà hệ lụy có thể dẫn đến ung thư. Các bệnh ung thư thường gặp là: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư gan.
· Hơn 20% dân số mắc bệnh viêm đại tràng.
· Hơn 4 triệu người mắc bệnh đại tràng mãn tính, cao gấp 4 lần tỷ lệ mắc bệnh trung bình trên toàn cầu, lớn hơn tổng lượng người mắc bệnh của toàn châu Âu.
· 70% dân số Việt Nam mắc vi khuẩn HP, nguyên nhân gây viêm, loét dạ dày, tá tràng, thậm chí ung thư.
· Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam là 211%, cao gấp 3 lần tỉ lệ gia tăng trung bình của thế giới. Mỗi ngày có 150 người Việt chết vì đái tháo đường.
· Số bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có xu hướng gia tăng, trong đó điển hình là ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng… số bệnh nhân trẻ tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn.
· Có đến 33% số người chết vì ung thư có nguyên nhân xuất phát từ việc ăn uống thiếu lành mạnh.
2. Thực trạng về suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì của thanh thiếu niên
· Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung cả nước mỗi năm chỉ giảm được 1,0%; hiện vẫn còn ở mức cao chiếm 24,6% (năm 2023)
· Theo số liệu năm 2023, tỷ lệ thừa cân – béo phì ở trẻ em trên toàn quốc là 5,3%, đặc biệt tỷ lệ thừa cân – béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh đã tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua từ 3,7% lên 11,5%; tỷ lệ này ở học sinh phổ thông cũng tăng gấp đôi từ 11,6% lên 21,9%.
3. Thực trạng về thói quen ăn ít rau quả, lười vận động
· khoảng 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới.
· Trẻ em thường thích ăn những thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ (pizza, gà rán, khoai tây chiên, uống nước có ga…); ít vận động và ít uống nước. Các em không thích ăn canh, rau trong bữa ăn…
4. Vai trò của dinh dưỡng ở giai đoạn Tiền dậy thì
· Những năm gần đây, học sinh thường có xu hướng dậy thì sớm do các em có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tốt. Có những học sinh nữ đã dậy thì từ lớp 3/4/5. Việc chuẩn bị dinh dưỡng cho học sinh trước khi bước vào giai đoạn dậy thì là rất quan trọng và cần thiết.
· Tuổi dậy thì muốn đạt được chiều cao và vóc dáng lý tưởng, trước hết phải hiểu được quá trình vận động, phát triển của cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng, thể chất trong mỗi giai đoạn.
· Ở giai đoạn dậy thì, chiều cao phát triển nhanh nhất. Do đó, để đạt được chiều cao lý tưởng khi trưởng thành, các em học sinh và phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động, và xây dựng lối sống lành mạnh.
Từ những thực trạng trên, các bạn nhỏ học sinh khối lớp 2 trường Wellspring Sài Gòn mong muốn thực hiện dự án “EAT A – Z” nhằm đưa ra một chương trình hành động vì sức khỏe cộng đồng, với mong muốn:
· Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh theo 4 tiêu chí: Ăn đúng, ăn đủ, ăn sạch, ăn lành mạnh; góp phần tạo nên một cộng đồng người Việt trẻ có sức khỏe tốt, giảm các nguy cơ mắc bệnh.
· Cung cấp cho học sinh, phụ huynh những kiến thức quan trọng về dinh dưỡng, đặc biệt là giai đoạn tiền dậy thì, nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất, giúp tạo nên một đội ngũ công dân trẻ Việt Nam vừa có thể lực tốt, vừa có sự vượt trội về chiều cao, trí tuệ, đủ năng lượng học tập, vui chơi và làm việc và cống hiến cho đất nước.
· Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, kết hợp tập luyện thể dục thể thao hợp lí để đem lại sức khỏe, niềm vui cho chính bản thân, gia đình. Thông qua các hoạt động dự án giúp các bạn học sinh có cơ hội gắn kết thành viên gia đình qua các bữa ăn và tự tạo được niềm vui thích, tự giác trong ăn uống hàng ngày.
II. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. MỤC TIÊU DỰ ÁN “EAT A – Z”
1.1 MỤC TIÊU KIẾN THỨC
1.1.1 Kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 2
· Nắm vững và khắc sâu các kiến thức về hoạt động của cơ quan vận động, cơ quan tiêu hóa.
· Biết sự cần thiết phải hình thành thói quen ăn sạch,