Viêm Họng Và Cách Chữa Trị / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Viêm Họng Và Viêm Thanh Quản: Phân Biệt Và Cách Chữa Trị

Viêm họng và viêm thanh quản đều là những nguyên nhân gây ra hiện tượng khàn tiếng, ho và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của người bệnh. Hai căn bệnh về đường hô hấp này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là khi thời tiết chuyển sang lạnh.

Phân biệt: Viêm họng và viêm thanh quản

Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2012, tỷ lệ người mắc các bệnh lý về đường hô hấp như bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,…. ngày càng tăng cao và cho đến nay bệnh không ngừng tăng nhanh. Theo đó, các nhà nghiên cứu cho biết, cứ 100.000 người thì có đến 3.8% dân số mắc phải bệnh viêm amidan, viêm họng, 3.1% mắc phải bệnh về viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và có đến 4.1% số người mắc phải các bệnh lý về phổi.

Dựa vào số liệu thống kê có thể nói, các bệnh lý về đường hô hấp trong đó có bệnh viêm họng và viêm thanh quản là hai bệnh lý khá phổ biến hiện nay và các triệu chứng do bệnh gây ra thường giống nhau. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần phân biệt rõ bệnh viêm họng và viêm thanh quản.

1/ Khái niệm viêm họng và viêm thanh quản

2/ Nguyên nhân gây viêm họng và viêm thanh quản

✽ Đối với bệnh viêm thanh quản

Phần lớn nguyên nhân gây viêm thanh quản bắt nguồn từ viêm nhiễm vi rút, vi khuẩn đường hô hấp. Và trong hầu hết các trường hợp viêm thanh quản đều là do nhiễm virus cảm cúm. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây viêm thanh quản điển hình là do người bệnh sử dụng giọng nói quá nhiều (hát hò quá mức). Ngoài ra, viêm thanh quản cũng có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Viêm do nhiễm trùng vi rút gây bệnh sởi hoặc quai bị.

Viêm thanh quản cũng có thể do bệnh nhân hít phải chất gây dị ứng hoặc hít phải khói thuốc lá, chất độc hại.

Bệnh xảy ra cũng có thể là do vi khuẩn bạch hầu nhưng trường hợp mắc bệnh do nhiễm khuẩn này thường rất hiếm.

Viêm thanh quản do chấn thương, viêm phổi hay do bệnh trào ngược dạ dày (GERD)

3/ Dấu hiệu nhận biết phân biệt viêm họng và viêm phế quản

✽ Đối với bệnh viêm họng

Thông thường, các triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm họng cần kể đến đó là biểu hiện đau rát hoặc rất đau ở vùng họng. Sau đó, người bệnh sẽ có cảm giác rát buốt ở cổ họng khi nói chuyện hoăc khó nuốt. Tiếp sau những triệu chứng này là tình trạng cổ họng khô và giọng nói trở nên khàn khàn. Ngoài ra, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng xương hàm và xương quanh xương cổ, nếu sờ có thể thấy có những cục hạch nhỏ nổi lên. Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng nếu trên, bệnh nhân cũng có thể bắt gặp các triệu chứng như người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hắt hơi, ho khan, cơ thể có dấu hiệu sốt nhẹ ban đầu và sốt tăng cao về sau.

Lưu ý: Bệnh viêm họng nếu không được chữa trị tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm thanh quản.

Cách chữa viêm họng viêm thanh quản

Bệnh viêm họng viêm thanh quản thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe và bệnh có thể tự khỏi sau đó. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chữa viêm họng viêm thanh quản, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và điển hình là viêm họng mãn tính và viêm thanh quản mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh. Do đó, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị viêm họng viêm thanh quản một cách nhanh chóng để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Để điều trị bệnh viêm thanh quản mang lại kết quả như mong muốn, người bệnh cần điều trị bệnh theo nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh viêm thanh quản do hoặc viêm mũi dị ứng, viêm họng gây ra,… cách tốt nhất để chấm dứt bệnh, người bệnh cần điều trị dứt điểm 2 căn bệnh này.

1/ Chữa viêm thanh quản

Dùng mật ong và chanh tươi điều trị viêm thanh quản: Người bệnh nên khía lớp vỏ ngoài của chanh theo hình quả khế rồi đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Tiếp đến, bệnh nhân cho thêm một vài thìa mật ong đủ để ngấm toàn bộ quả chanh. Sau đó, các bạn để chanh ngâm trong mật ong khoảng 1 – 2 tiếng rồi cắt ra và ngậm.

Gừng: Người bệnh sử dụng một vài lát gừng tươi đem hãm trong nước ấm và thêm một ít mật ong hoặc thêm muối với chanh vào dùng để uống. Người bị viêm thanh quản nên sử dụng nước gừng uống thay nước lọc hàng ngày giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không nên uống gừng vào buổi tối, vì gừng có thể gây ngộ độc.

Giá đỗ: Giá đỗ có tính mát và có tính chống viêm, sát trùng khá hiệu quả. Do đó, người bệnh viêm thanh quản nên sử dụng một ít giá đỗ rửa sạch, nhai sống và nuốt lấy nước.

Dùng cây rẻ quạt: Người bệnh có thể dùng 10 – 20g rễ cây rẻ quạt đem rửa sạch và nhúng qua nước sôi. Sau đó, đem cây giã nát với vài hạt muối và vắt lấy nước cốt. Ngậm nước cốt trong miệng và sau đó nuốt dần, kiên trì điều trị sẽ giúp giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.

Bên cạnh các biện pháp điều trị viêm thanh quản bằng thuốc Tây và thuốc thảo dược, người bệnh nên thay đổi thói quen sống, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, sử dụng giọng nói hợp lý, giữ ấm cơ thể… Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể và có chế độ ăn uống hợp lý.

Những điều người bệnh viêm thanh quản không nên làm khi bệnh khởi phát đó là:

Khi mắc bệnh, người bệnh không được uống nước đá. Bởi nước đá lạnh có thể gây kích ứng dây thanh quản viêm dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Không nói to và la hét trong thời gian mắc bệnh, hạn chế nói.

Người bệnh tuyệt đối không được ăn thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng.

Bổ sung nước đầy đủ không để cho cổ họng bị khô.

Và điều đặc biệt quan trọng, viêm thanh quản thường tái phát do yếu tố thời tiết. Do đó, bệnh nhân nên giữ ấm không để cho vùng cổ bị lạnh.

2/ Chữa bệnh viêm họng

Thông thường, để điều trị bệnh viêm họng, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà đưa ra hướng điều trị bệnh khác nhau.

Đối với trường hợp viêm họng do vi khuẩn liên cầu gây ra, ngoài điều trị các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bệnh nhân điều trị. Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng do vi khuẩn gây ra thường được sử dụng kéo dài khoảng 10 ngày. Còn nếu bệnh viêm họng do vi rút gây ra, người bệnh chỉ cần điều trị triệu chứng bệnh và bệnh sẽ tự khỏi sau đó 5 – 7 ngày.

Dùng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê toa có thể sử dụng để hạ sốt và giảm đau ở người lớn và cả trẻ nhỏ đó là acetaminophen và ibuprofen. Tuy nhiên, đối với tình trạng bệnh nhân sốt mà chưa loại trừ nguyên nhân gây sốt là do sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không nên dùng ibuprofen và aspirin.

Vệ sinh miệng bằng cách súc họng: Một phương pháp truyền thống giúp giảm thiểu triệu chứng đau họng ở bạn đó là dùng nước muối súc họng. Cách làm đơn giản này vừa giúp cải thiện bệnh mà còn khá an toàn đối với bệnh nhân. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý mua ngoài tiệm hoặc cũng có thể tự chế nước muối để súc họng. Nước muối tự chế theo công thức 1/4 – 1/2 muỗng cà phê muối (tương đương với 1,5 đến 3g muối) hòa tan trong 250ml nước ấm.

Dùng thuốc xịt họng: Một số loại thuốc xịt họng có chứa thuốc tê như phenol hay benzocaine, giúp làm giảm tình trạng đau ở họng. Tuy nhiên, phương pháp này không được các bác sĩ khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ.

Ngậm viên kẹo cứng có chứa chất gây tê: Đây là phương pháp giúp giảm đau họng khá tốt và mang lại hiệu quả cao hơn biện pháp dùng thuốc xịt họng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Ngoài các biện pháp nêu trên, bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước để giúp bù nước cho cơ thể, giảm tình trạng khô niêm mạc họng, tránh trường hợp niêm mạc họng bị kích thích gây viêm nặng hơn.

Viêm họng và viêm thanh quản thường có các triệu chứng tương đồng nhau. Do đó, người bệnh cần phân biệt chính xác bệnh để có hướng điều trị bệnh hợp lý. Tốt nhất, các bạn nên thăm khám khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

BTV: Thiên Thiên

Cách Chữa Trị Viêm Họng Cho Bé Nhanh Và Hiệu Quả

Viêm họng là một bệnh thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Viêm họng gây ra đau rát họng, khó khăn trong việc nuốt nước miếng, ăn uống của trẻ. Vậy làm thế nào để chữa trị viêm họng ở trẻ nhanh và hiệu quả nhất?

Viêm tai giữa ở trẻ và cách phòng ngừa như thế nào?

Các triệu chứng viêm hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B

Nguyên nhân gây ra viêm họng

Viêm họng gây ra đau rát ở cổ họng có thể được gây ra bởi vi-rút cảm lạnh hoặc cúm. Bệnh sởi, thủy đậu và bệnh bạch hầu thanh quản cũng có thể gây ra viêm họng. Trong thực tế, nguyên nhân thường gặp nhất của viêm vọng là do bị nhiễm vi-rút.

Thủ phạm phổ biến nhất là khuẩn liên cầu nhóm A, nhưng điều này không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ chập chững mới biết đi. Một trong những loại vi khuẩn gây ra viêm họng ở bệnh ho gà.

Khói thuốc lá, lông mèo, lông chó, phấn hoa từ giống cúc vàng hoặc không khí bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến cuống họng của bé và gây ra các triệu chứng của bệnh cảm lạnh như viêm mũi dị ứng hoặc sốt cỏ khô.

Các dấu hiệu triệu chứng viêm, nhiễm trùng

Nếu con bạn đau họng (đau rát cổ họng) nghiêm trọng hoặc đau họng kéo dài hơn 3 ngày mà không có các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, hãy đưa con gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa bé đi bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng sau:

– Đau cổ họng kéo dài

– Khó khăn trong việc nuốt, thở

– Ớn lạnh và Sốt trên 101 độ F

– Sưng các hạch bạch huyết dưới hàm hoặc sau tai.

– Phát ban đỏ khắp cơ thể

– Đỏ và sưng tấy bên trong cổ họng

– Nhức đầu, buồn nôn

Các biến chứng của bệnh viêm họng

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu như viêm họng không được điều trị một cách kịp thời như nhiễm trùng tai (viêm tai), nhiễm trùng xoang (viêm xoang), viêm phổi, viêm màng não và sốt thấp khớp. Trong số các biến chứng này thì sốt thấp khớp và thận đáng quan tâm nhất.

Sốt thấp khớp

Bệnh thấp khớp là một biến chứng nặng của viêm họng. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn có thể làm cho các vi khuẩn còn lại trong amidan kích thích các phản ứng miễn dịch một cách dai dẳng. Việc kích thích các phản ứng miễn dịch này có thể gây viêm ở các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm cả não, tim, khớp và da. Tình trạng này được gọi là sốt thấp khớp và nó thường xảy ra sau 2-4 tuần sau khi bị viêm họng.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh thấp khớp là ảnh hưởng đến tim có thể gây ra sẹo ở van tim có thể phải phẩu thuật để thay van tim.

Bệnh thận

Các phản ứng của hệ thống miễn dịch của người bị viêm họng cũng có thể gây ra viêm thận (viêm cầu thận sau khi bị liên cầu khuẩn tấn công). Biến chứng này phổ biến hơn nhưng ít nguy hiểm so với sốt thấp khớp.

Viêm thận có thể xảy ra từ 1-3 tuần sau khi viêm họng và thường tự khỏi trong vòng vài ngày mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào. Trẻ em có nguy cơ bị viêm thận cao sau khi bị viêm họng. Các triệu chứng có thể bao gồm máu trong nước tiểu, mắt cá sưng phù và đôi mắt sưng húp.

Chẩn đoán viêm họng

Chẩn đoán viêm họng rất quan trọng vì nếu điều trị kháng sinh trong vòng 48 giờ sẽ làm giảm sự phát triển phát triển của các triệu chứng và giảm nguy cơ sốt thấp khớp, bệnh thận và giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác.

Điều trị viêm họng tại nhà

Do khả năng có biến chứng quan trọng, viêm họng nên điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt. Thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm họng bao gồm:

– Penicillin V (ví dụ Cilicaine VK): được dùng bằng đường uống và là kháng sinh thường được chỉ định cho hầu hết viêm họng.

– Amoxicillin (ví dụ Alphamox, Ospamox): là một loại kháng sinh uống thay thế penicillin rất hữu ích, không giống như penicillin V, nó có thể uống trong lúc ăn.

– Penicillin G benzathin A: một liều tiêm bắp duy nhất và có thể được sử dụng ở những bệnh nhân không thể dùng thuốc penicillin bằng cách uống hoặc không có khả năng để hoàn thành quá trình uống thuốc trong 10 ngày.

– Erythromycin ethyl succinat (ví dụ như E-Mycin): là một loại kháng sinh thay thế uốn phù hợp cho những người bị dị ứng với penicillin.

Với điều trị kháng sinh uống, toàn bộ quá trình uống thuốc 10 ngày phải hoàn thành, thậm chí nếu các triệu chứng bị đẩy lùi sau 2-3 ngày, bạn cũng phải tiếp tục uống thuốc để đảm bảo rằng nhiễm trùng không quay trở lại và để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh sốt thấp khớp và bệnh thận.

Có thể giảm đau và giảm sốt từ việc sử dụng paracetamol (ví dụ như Panadol) và ibuprofen (ví dụ như Nurofen) không theo đơn của bác sĩ.

Phẫu thuật cắt amidan để ngăn ngừa viêm họng

Phẫu thuật cắt bỏ amiđan có thể được khuyến cáo cho những người có tái phát viêm họng. Phẫu thuật cũng có một số rủi ro, bao gồm chảy máu trong và sau khi tiến hành phẫu thuật. Đau họng và ăn uống khó khăn là điều bình thường trong vài ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật. Hồi phục hoàn toàn thường mất 2-3 tuần.

Cách phòng ngừa viêm họng hiệu quả

Một phần quan trọng của quản lý nhiễm trùng viêm họng là để ngăn chặn sự lây lan cho người khác. Các bước đơn giản để giúp ngăn ngừa sự lây lan của viêm họng bao gồm:

– Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho.

– Rửa và làm khô tay thường xuyên và kỹ lưỡng.

– Tránh tiếp xúc vật lý gần với những người mắc bệnh.

– Không dùng chung thực phẩm, chất lỏng hoặc ăn chung, uống chung với người bị nhiễm.

– Nếu viêm họng được xác định chắc chắn, hãy ở nhà trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh.

Cách làm giảm cơn viêm họng bằng tự nhiên

Chính nhờ những đặc tính hữu ích của chanh, gừng và mật ong trong việc làm giảm viêm họng, đau họng, nên người ta thường bào chế một loại hỗn hợp từ 3 loại này để giảm các cơn đau họng ngay tại nhà.

Chanh: có chứa hàm lượng vitamin C cao và hàm lượng chất chống oxy hóa quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, làm giảm viêm và sưng tấy.

Gừng: kích thích đổ mồ hôi mạnh mẽ để hỗ trợ việc giải độc cho cơ thể, đặc biệt trong lúc bị cảm lạnh hay cúm. Gừng cũng rất hữu ích trong việc làm giảm khó chịu trong dạ dày, chóng mặt, buồn nôn hoặc đổ mồ hôi lạnh.

Mật ong: Làm dịu cơn viêm họng và là một phương thuốc tự nhiên giảm ho hiệu quả. Mật ong cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách tham gia hỗ trợ trong việc sản xuất các tế bào máu trắng. Điều này sẽ giúp cơ thể chống nhiễm trùng và làm giảm cơn sốt do viêm họng gây ra.

Thành phần của một lọ “thần dược” cho cơn đau họng

– 2 trái chanh (rửa sạch)

– 2 miếng gừng tươi

– mật ong nguyên chất

– 1 hủ/thẩu/lọ có thể tích vừa đủ cho số lượng trên.

Hướng dẫn

1. Cắt chanh thành khoanh mỏng và gừng thành những khúc nhỏ

2. Đặt chanh và gừng xen kẽ theo từng lớp trong lọ đã chuẩn bị

Cách dùng

Bạn có thể cho 2-3 muỗng cà phê hỗn hợp này vào 1 cốc nước ấm. Khuấy đề và để khoảng 3-4 phút và có thể thưởng thức.

Bệnh Viêm Họng Hạt Có Mủ: Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Thứ Năm, 22-06-2017

Bệnh viêm họng hạt có mủ là căn bệnh phát triển chủ yếu do các loại virus và vi khuẩn gây nên. Đặc biệt nếu bạn là người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch không khỏe thì chúng càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong cơ thể bạn. Nếu bạn dễ bị cảm lạnh hoặc hệ miễn dịch suy yếu thì cũng dễ mắc phải bệnh này.

Vi khuẩn và virus sau khi xâm nhập vào cổ họng thường sẽ khiến lớp niêm mạc họng bị viêm nhiễm, đau rát. Gây nhiễm trùng nặng dẫn đến mưng mủ rất khó chịu. Từ đó, mủ tích ở cuống họng gây cảm giác vướng, khó thở, buồn nôn và có mùi hôi tanh.

II. Nhận biết bệnh viêm họng hạt có mủ qua những dấu hiệu sau

Viêm họng hạt có mủ thường có những biểu hiện khá giống so với những bệnh về đường hô hấp và viêm họng. Bệnh thường có một số biểu hiện sau:

-Cảm giác vướng víu trong cổ họng như có vật gì chắn ngang.

-Đau rát cổ họng, nhiễm trùng gây mủ.

-Hơi thở có mùi hôi kèm theo buồn nôn

-Buổi sáng thức dậy thường ho khan hoặc ho có đờm kéo theo.

-Quan sát bằng mắt có thể thấy cổ họng sưng đỏ và có các hạt màu trắng ở hai bên.

III. Cách chữa viêm họng hạt có mủ hiệu quả

Viêm họng hạt có mủ là khi virus, vi khuẩn tấn công vào vùng họng, làm mủ xuất hiện trong cổ họng. Bệnh này thường không có gì quá nguy hiểm. Nhưng nếu để lâu không điều trị có thể khiến bệnh nặng hơn, gây khó chữa và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Khi bị viêm họng hạt có mủ thường điều trị bằng một số phương pháp sau:

1. Điều trị bằng thuốc

Ở thời kì đầu của bệnh, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc. Các thuốc được dùng ở đây là thuốc kháng sinh, thuốc bôi lên vách họng. Hoặc phương pháp khí dung. Giúp giảm triệu chứng viêm, diệt vi rút, vi khuẩn.

2. Điều trị bằng thủ thuật

Với những trường hợp viêm họng hạt mãn tính nặng, tái phát nhiều lần. Việc điều trị bằng thuốc không có tác dụng thì các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp thủ thuật để điều trị sẽ có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng hơn.

Các bác sĩ khuyến cáo, để đảm bảo an toàn, hiệu quả điều trị cao, ít biến chứng. Người bệnh nên đến các cơ sở uy tín và lựa chọn phương pháp điều trị tiên tiến nhất.

3. Sử dụng cam thảo

Cam thảo là một vị thuốc quý từ tự nhiên dùng để trị viêm họng hạt có mủ rất hiệu nghiệm. Các nghiên cứu về công dụng của cam thảo có thấy nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cổ họng rất tốt. Nhất là trong thành phần có chứa hoạt chất axit glycyrhizic có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó giúp loại bỏ mủ, đờm do viêm họng hạt và làm sạch cổ họng.

4. Sử dụng củ cải trắng

Củ cải trắng không chỉ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Là nguyên liệu làm đẹp hiệu quả của chị em phụ nữ. Nó cũng là vị thuốc chữa viêm họng, khản tiếng, giảm đau họng, trị ho rất tốt. Theo kinh nghiệm của dân gian dùng củ cải chữa viêm họng có tác dụng làm mát cổ họng, kháng viêm, long đờm. Nên áp dụng được cho trường hợp chữa viêm họng hạt có mủ.

5. Sử dụng lá xương sông chữa viêm họng hạt có mủ

Trong đông y lá xương sông có vị đắng cay, tính ấm giúp tiêu đờm, bổ phế dùng để trị ho có đờm, cảm lạnh, viêm họng hạt có mủ rất hiệu quả. Đây cũng là vị thuốc lành tính nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng.

Viêm Họng Tắt Tiếng Và Cách Chữa Hiệu Quả

Viêm họng tắt tiếng là chứng bệnh thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói liên tục và thường xuyên như giáo viên, diễn giả, người dẫn chương trình, ca sĩ… hoặc những người thường hay hút thuốc, uống rượu. Ngoài ra, bệnh có thể do virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp và gây viêm nhiễm dẫn đến viêm đau họng, khan tiếng hoặc tắt tiếng. Trong trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể tham khảo cách chữa viêm họng tắt tiếng hiệu quả từ các loại thảo dược dân gian để cải thiện bệnh tình cho mình. Cách chữa viêm họng tắt tiếng từ củ gừng

Công dụng của gừng:

Đông y cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm, với tác dụng trừ lạnh làm ấm cơ thể, trừ ho giải cảm, giảm đau… Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng viêm họng tắt tiếng, cổ họng đau rát, nhức đầu , sốt nhẹ, đau mình mẩy thì dùng gừng sẽ mang đến hiệu quả.

– Cách 2: Thái lát mỏng 10g gừng già đem nấu lấy nước, sau đó cho 5g bạc hà vào nấu 5 phút rồi chia uống hết trong ngày khi còn ấm. Uống đều đặn mỗi ngày.

Cách chữa viêm họng tắt tiếng từ chanh và mật ong

Chanh tươi chứa nhiều dưỡng chất quý giá bao gồm các vitamin A, B,C,E và các khoáng chất, enzym có lợi cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mật ong còn có khả năng làm dịu cổ họng rất tốt. Bên cạnh đó, chanh có tính sát khuẩn và kháng viêm, giàu vitamin C giúp tiêu diệt vi khuẩn ở cổ họng, làm thông họng. kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ chữa viêm họng tắt tiếng, khan tiếng… hiệu nghiệm.

– Cách 1: Pha nước chanh mật ong để uống hàng ngày.

– Cách 2: Chọn 2-3 quả chanh rửa sạch, khía chanh thành hình múi khế và ngâm chung với mật ong trong 1-2 giờ rồi cắt ra ngậm và nuốt từ từ cả xác lẫn nước.

Cách chữa viêm họng tắt tiếng bằng quả sung Công dụng của quả sung:

Theo y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính mát với tác dụng tiêu viêm, thanh nhuận cổ họng, chuyên trị các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản. Do đó, khi bị viêm họng tắt tiếng đừng quên bài thuốc từ quả sung.

– Cách 2: Đem 30g quả sung sắc nước uống, cho thêm đường phèn để dễ uống. Dùng trong trường hợp viêm họng mạn tính gây tắt tiếng.

Cách chữa viêm họng tắt tiếng nhờ cây rẻ quạt

Cây rẻ quạt trong đông y gọi là xạ can có tác dụng chống lại các vi khuẩn xâm nhập, bảo vệ và phục hồi tổn thương ở cổ họng cũng như các dây thanh quản. Vì vậy có thể làm giảm các triệu chứng viêm họng, tắt tiếng, mất hẳn tiếng.

– Cách 1: Cho 3- 6g cây rẻ quạt sắc nước uống mỗi ngày.

– Cách 2: Dùng từ 10- 20g thân rễ tươi của xạ can rửa sạch rồi trụng với nước sôi và đem giã nát cùng với muối. Vắt nước cốt để ngậm và nuốt nước từ từ.