Viêm Họng Và Cách Chữa / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Viêm Họng Và Viêm Thanh Quản: Phân Biệt Và Cách Chữa Trị

Viêm họng và viêm thanh quản đều là những nguyên nhân gây ra hiện tượng khàn tiếng, ho và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của người bệnh. Hai căn bệnh về đường hô hấp này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là khi thời tiết chuyển sang lạnh.

Phân biệt: Viêm họng và viêm thanh quản

Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2012, tỷ lệ người mắc các bệnh lý về đường hô hấp như bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,…. ngày càng tăng cao và cho đến nay bệnh không ngừng tăng nhanh. Theo đó, các nhà nghiên cứu cho biết, cứ 100.000 người thì có đến 3.8% dân số mắc phải bệnh viêm amidan, viêm họng, 3.1% mắc phải bệnh về viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và có đến 4.1% số người mắc phải các bệnh lý về phổi.

Dựa vào số liệu thống kê có thể nói, các bệnh lý về đường hô hấp trong đó có bệnh viêm họng và viêm thanh quản là hai bệnh lý khá phổ biến hiện nay và các triệu chứng do bệnh gây ra thường giống nhau. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần phân biệt rõ bệnh viêm họng và viêm thanh quản.

1/ Khái niệm viêm họng và viêm thanh quản

2/ Nguyên nhân gây viêm họng và viêm thanh quản

✽ Đối với bệnh viêm thanh quản

Phần lớn nguyên nhân gây viêm thanh quản bắt nguồn từ viêm nhiễm vi rút, vi khuẩn đường hô hấp. Và trong hầu hết các trường hợp viêm thanh quản đều là do nhiễm virus cảm cúm. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây viêm thanh quản điển hình là do người bệnh sử dụng giọng nói quá nhiều (hát hò quá mức). Ngoài ra, viêm thanh quản cũng có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Viêm do nhiễm trùng vi rút gây bệnh sởi hoặc quai bị.

Viêm thanh quản cũng có thể do bệnh nhân hít phải chất gây dị ứng hoặc hít phải khói thuốc lá, chất độc hại.

Bệnh xảy ra cũng có thể là do vi khuẩn bạch hầu nhưng trường hợp mắc bệnh do nhiễm khuẩn này thường rất hiếm.

Viêm thanh quản do chấn thương, viêm phổi hay do bệnh trào ngược dạ dày (GERD)

3/ Dấu hiệu nhận biết phân biệt viêm họng và viêm phế quản

✽ Đối với bệnh viêm họng

Thông thường, các triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm họng cần kể đến đó là biểu hiện đau rát hoặc rất đau ở vùng họng. Sau đó, người bệnh sẽ có cảm giác rát buốt ở cổ họng khi nói chuyện hoăc khó nuốt. Tiếp sau những triệu chứng này là tình trạng cổ họng khô và giọng nói trở nên khàn khàn. Ngoài ra, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng xương hàm và xương quanh xương cổ, nếu sờ có thể thấy có những cục hạch nhỏ nổi lên. Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng nếu trên, bệnh nhân cũng có thể bắt gặp các triệu chứng như người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hắt hơi, ho khan, cơ thể có dấu hiệu sốt nhẹ ban đầu và sốt tăng cao về sau.

Lưu ý: Bệnh viêm họng nếu không được chữa trị tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm thanh quản.

Cách chữa viêm họng viêm thanh quản

Bệnh viêm họng viêm thanh quản thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe và bệnh có thể tự khỏi sau đó. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chữa viêm họng viêm thanh quản, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và điển hình là viêm họng mãn tính và viêm thanh quản mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh. Do đó, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị viêm họng viêm thanh quản một cách nhanh chóng để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Để điều trị bệnh viêm thanh quản mang lại kết quả như mong muốn, người bệnh cần điều trị bệnh theo nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh viêm thanh quản do hoặc viêm mũi dị ứng, viêm họng gây ra,… cách tốt nhất để chấm dứt bệnh, người bệnh cần điều trị dứt điểm 2 căn bệnh này.

1/ Chữa viêm thanh quản

Dùng mật ong và chanh tươi điều trị viêm thanh quản: Người bệnh nên khía lớp vỏ ngoài của chanh theo hình quả khế rồi đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Tiếp đến, bệnh nhân cho thêm một vài thìa mật ong đủ để ngấm toàn bộ quả chanh. Sau đó, các bạn để chanh ngâm trong mật ong khoảng 1 – 2 tiếng rồi cắt ra và ngậm.

Gừng: Người bệnh sử dụng một vài lát gừng tươi đem hãm trong nước ấm và thêm một ít mật ong hoặc thêm muối với chanh vào dùng để uống. Người bị viêm thanh quản nên sử dụng nước gừng uống thay nước lọc hàng ngày giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không nên uống gừng vào buổi tối, vì gừng có thể gây ngộ độc.

Giá đỗ: Giá đỗ có tính mát và có tính chống viêm, sát trùng khá hiệu quả. Do đó, người bệnh viêm thanh quản nên sử dụng một ít giá đỗ rửa sạch, nhai sống và nuốt lấy nước.

Dùng cây rẻ quạt: Người bệnh có thể dùng 10 – 20g rễ cây rẻ quạt đem rửa sạch và nhúng qua nước sôi. Sau đó, đem cây giã nát với vài hạt muối và vắt lấy nước cốt. Ngậm nước cốt trong miệng và sau đó nuốt dần, kiên trì điều trị sẽ giúp giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.

Bên cạnh các biện pháp điều trị viêm thanh quản bằng thuốc Tây và thuốc thảo dược, người bệnh nên thay đổi thói quen sống, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, sử dụng giọng nói hợp lý, giữ ấm cơ thể… Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể và có chế độ ăn uống hợp lý.

Những điều người bệnh viêm thanh quản không nên làm khi bệnh khởi phát đó là:

Khi mắc bệnh, người bệnh không được uống nước đá. Bởi nước đá lạnh có thể gây kích ứng dây thanh quản viêm dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Không nói to và la hét trong thời gian mắc bệnh, hạn chế nói.

Người bệnh tuyệt đối không được ăn thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng.

Bổ sung nước đầy đủ không để cho cổ họng bị khô.

Và điều đặc biệt quan trọng, viêm thanh quản thường tái phát do yếu tố thời tiết. Do đó, bệnh nhân nên giữ ấm không để cho vùng cổ bị lạnh.

2/ Chữa bệnh viêm họng

Thông thường, để điều trị bệnh viêm họng, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà đưa ra hướng điều trị bệnh khác nhau.

Đối với trường hợp viêm họng do vi khuẩn liên cầu gây ra, ngoài điều trị các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bệnh nhân điều trị. Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng do vi khuẩn gây ra thường được sử dụng kéo dài khoảng 10 ngày. Còn nếu bệnh viêm họng do vi rút gây ra, người bệnh chỉ cần điều trị triệu chứng bệnh và bệnh sẽ tự khỏi sau đó 5 – 7 ngày.

Dùng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê toa có thể sử dụng để hạ sốt và giảm đau ở người lớn và cả trẻ nhỏ đó là acetaminophen và ibuprofen. Tuy nhiên, đối với tình trạng bệnh nhân sốt mà chưa loại trừ nguyên nhân gây sốt là do sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không nên dùng ibuprofen và aspirin.

Vệ sinh miệng bằng cách súc họng: Một phương pháp truyền thống giúp giảm thiểu triệu chứng đau họng ở bạn đó là dùng nước muối súc họng. Cách làm đơn giản này vừa giúp cải thiện bệnh mà còn khá an toàn đối với bệnh nhân. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý mua ngoài tiệm hoặc cũng có thể tự chế nước muối để súc họng. Nước muối tự chế theo công thức 1/4 – 1/2 muỗng cà phê muối (tương đương với 1,5 đến 3g muối) hòa tan trong 250ml nước ấm.

Dùng thuốc xịt họng: Một số loại thuốc xịt họng có chứa thuốc tê như phenol hay benzocaine, giúp làm giảm tình trạng đau ở họng. Tuy nhiên, phương pháp này không được các bác sĩ khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ.

Ngậm viên kẹo cứng có chứa chất gây tê: Đây là phương pháp giúp giảm đau họng khá tốt và mang lại hiệu quả cao hơn biện pháp dùng thuốc xịt họng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Ngoài các biện pháp nêu trên, bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước để giúp bù nước cho cơ thể, giảm tình trạng khô niêm mạc họng, tránh trường hợp niêm mạc họng bị kích thích gây viêm nặng hơn.

Viêm họng và viêm thanh quản thường có các triệu chứng tương đồng nhau. Do đó, người bệnh cần phân biệt chính xác bệnh để có hướng điều trị bệnh hợp lý. Tốt nhất, các bạn nên thăm khám khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

BTV: Thiên Thiên

Cách Chữa Viêm Họng Amidan Hiệu Quả Và An Toàn

Nếu sợ dùng thuốc sẽ mang lại những tác dụng phụ ngoài ý muốn, bạn hãy thử áp dụng những cách chữa viêm họng amidan an toàn ngay tại nhà.

Viêm họng amidan là tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở cổ họng làm khu vực này bị sưng tấy, đau rát và gây khó chịu trong ăn uống. Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi người nhưng thường gặp nhất là trẻ em. Điều trị bệnh có nhiều cách nhưng để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn từ việc sử dụng thuốc Tây y, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc Đông y với ưu điểm lành tính, an toàn mà không kém phần hiệu quả.

Viêm họng amidan là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em

Dùng mật ong nguyên chất để trị viêm họng amidan

Mật ong được biết đến là sản phẩm thiên nhiên thông dụng, bên cạnh việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể thì mật ong còn hỗ trợ chăm sóc sắc đẹp và điều trị một số bệnh rất tốt, trong đó có bệnh viêm họng amidan. Vì trong mật ong có chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các mầm bệnh. Bạn có thể sử dụng mật ong trị viêm họng bằng cách đơn giản như dùng một tách trà nóng có pha 1 thìa cafe mật ong và thêm nửa quả chanh hoặc làm gừng mật ong trị viêm họng cũng rất hiệu quả. Uống mật ong một ngày 2 lần sẽ giúp bạn khắc phục được các triệu chứng viêm họng amidan một cách rõ rệt.

Vệ sinh khoang miệng hằng ngày bằng nước muối

Vấn đề vệ sinh răng miệng khi bị mắc phải bệnh viêm họng amidan là điều mà mọi người không thể bỏ qua, các tốt nhất là nên dùng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn đang trú ngụ trong ổ viêm. Cách này giúp kháng viêm và làm dịu cổ họng khá hiệu quả. Sử dụng nước muối bằng cách: Bạn lấy khoảng 1 thìa muối ăn hòa tan trong nửa cốc nước đun sôi để nguội. Lưu ý, khi súc miệng bạn cũng nên ngửa cao đầu để nước muối có thể loại bỏ sạch những vi khuẩn ở sâu trong họng. Thực hiện đều đặn 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối sẽ nhận thấy hiệu quả như mong muốn.

Nước muối có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm họng amidan

Trị viêm họng amidan bằng tỏi

Tỏi vốn được biết đến là một nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, bên cạnh đó, nó còn là một thảo dược chính trong các bài thuốc chữa viêm mũi họng bằng Đông y. Bởi trong thành phần chính của tỏi có các hoạt chất chống oxy hóa, được ví giống như một chất kháng sinh tự nhiên nên có khả năng tiêu diệt, loại bỏ các vi rút và vi khuẩn gây bệnh viêm amidan. Khi sử dụng tỏi để chữa viêm họng amidan, người ta sẽ sơ chế tỏi thành những lát mỏng sau đó cho vào hấp cách thủy cùng với mật ong để ăn. Cũng có những người dùng phương pháp xay tỏi để lấy nước ép sau đó trộn cùng mật ong để ngậm.

Tóm lại, dù chế biến theo cách nào thì việc dùng tỏi chữa viêm họng amidan cũng rất hiệu quả và an toàn nên các bạn hoàn toàn yên tâm với phương pháp này.

Trong tỏi có thành phần kháng viêm, rất tốt cho người bị bệnh viêm họng amidan

Trị viêm họng amidan bằng quả mơ rừng

Đây là một bài thuốc dân gian chữa viêm họng amidan rất hiệu quả, tuy nhiên do có vị chua đặc trưng của quả mơ rừng nên không phải người bệnh nào cũng có thể kiên trì để sử dụng được bài thuốc này. Để áp cách chữa bệnh này, người ta sẽ lấy mơ rừng đem ngâm cùng với đường phèn để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn. Thường thì thời gian ngâm kéo dài từ 10 – 15 ngày thì mới có tác dụng hiệu quả (ngâm càng lâu càng có giá trị). Mỗi ngày, bạn chỉ việc pha nước mơ ngâm cùng với một chút nước ấm để uống, chắc chắn rằng dù cho các triệu chứng của bệnh có khó chịu đến đâu cũng sẽ được loại bỏ. Bên cạnh đó, việc uống nước mơ ngâm mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, từ đó ít gặp phải các chứng bệnh thông thường khác.

Bảo Hân

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Viêm Họng Tắt Tiếng Và Cách Chữa Hiệu Quả

Viêm họng tắt tiếng là chứng bệnh thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói liên tục và thường xuyên như giáo viên, diễn giả, người dẫn chương trình, ca sĩ… hoặc những người thường hay hút thuốc, uống rượu. Ngoài ra, bệnh có thể do virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp và gây viêm nhiễm dẫn đến viêm đau họng, khan tiếng hoặc tắt tiếng. Trong trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể tham khảo cách chữa viêm họng tắt tiếng hiệu quả từ các loại thảo dược dân gian để cải thiện bệnh tình cho mình. Cách chữa viêm họng tắt tiếng từ củ gừng

Công dụng của gừng:

Đông y cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm, với tác dụng trừ lạnh làm ấm cơ thể, trừ ho giải cảm, giảm đau… Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng viêm họng tắt tiếng, cổ họng đau rát, nhức đầu , sốt nhẹ, đau mình mẩy thì dùng gừng sẽ mang đến hiệu quả.

– Cách 2: Thái lát mỏng 10g gừng già đem nấu lấy nước, sau đó cho 5g bạc hà vào nấu 5 phút rồi chia uống hết trong ngày khi còn ấm. Uống đều đặn mỗi ngày.

Cách chữa viêm họng tắt tiếng từ chanh và mật ong

Chanh tươi chứa nhiều dưỡng chất quý giá bao gồm các vitamin A, B,C,E và các khoáng chất, enzym có lợi cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mật ong còn có khả năng làm dịu cổ họng rất tốt. Bên cạnh đó, chanh có tính sát khuẩn và kháng viêm, giàu vitamin C giúp tiêu diệt vi khuẩn ở cổ họng, làm thông họng. kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ chữa viêm họng tắt tiếng, khan tiếng… hiệu nghiệm.

– Cách 1: Pha nước chanh mật ong để uống hàng ngày.

– Cách 2: Chọn 2-3 quả chanh rửa sạch, khía chanh thành hình múi khế và ngâm chung với mật ong trong 1-2 giờ rồi cắt ra ngậm và nuốt từ từ cả xác lẫn nước.

Cách chữa viêm họng tắt tiếng bằng quả sung Công dụng của quả sung:

Theo y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính mát với tác dụng tiêu viêm, thanh nhuận cổ họng, chuyên trị các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản. Do đó, khi bị viêm họng tắt tiếng đừng quên bài thuốc từ quả sung.

– Cách 2: Đem 30g quả sung sắc nước uống, cho thêm đường phèn để dễ uống. Dùng trong trường hợp viêm họng mạn tính gây tắt tiếng.

Cách chữa viêm họng tắt tiếng nhờ cây rẻ quạt

Cây rẻ quạt trong đông y gọi là xạ can có tác dụng chống lại các vi khuẩn xâm nhập, bảo vệ và phục hồi tổn thương ở cổ họng cũng như các dây thanh quản. Vì vậy có thể làm giảm các triệu chứng viêm họng, tắt tiếng, mất hẳn tiếng.

– Cách 1: Cho 3- 6g cây rẻ quạt sắc nước uống mỗi ngày.

– Cách 2: Dùng từ 10- 20g thân rễ tươi của xạ can rửa sạch rồi trụng với nước sôi và đem giã nát cùng với muối. Vắt nước cốt để ngậm và nuốt nước từ từ.

​Cách Chữa Ho Và Viêm Họng Không Cần Dùng Thuốc

Dân gian có nhiều cách chữa ho và viêm họng vừa an toàn mà hiệu quả.

Mật ong ngâm chanh đào, đường phèn

– Chuẩn bị: 1kg chanh đào, chọn những quả tươi, chín, mỏng vỏ; 1 lít mật ong rừng; 1/2 cân đường phèn, bình thủy tinh có nút đậy, vỉ nén bằng nan tre hoặc nếu không có thể dùng túi nilông trắng sạch đổ nước sạch vào để nén.

– Chanh đào mua về ngâm với nước muối khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó cắt bỏ cuống, thái chanh thành từng lát mỏng hoặc cắt đôi quả chanh cũng được. Tuy nhiên, nếu muốn dùng sớm thì nên cắt chanh thành lát mỏng càng tốt. Xếp chanh vào lọ thuỷ tinh, từng lớp một, cứ một lớp chanh thì lại rắc lên một lớp đường phèn, lần lượt như vậy cho đến hết. Cuối cùng, đổ mật ong cho ngập hỗn hợp chanh đường phèn. Dùng vỉ nén chặt lên trên bề mặt để tránh cho chanh nổi lên, gây mốc hỏng. Sau đó đậy nắp cẩn thận và bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hay người tiêu hóa kém nên hấp trước khi dùng.

Mật ong hấp tỏi

– Chuẩn bị: 4 đến 5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được.

– Để nguội, uống từ 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.

Mật ong hấp gừng

– Cách 1: Vỏ quýt, vỏ gừng, vỏ chanh (hoặc vỏ cam), mỗi loại từ 5 đến 10g, cùng 3 quả ô mai, 30g mật ong. Tất cả để vào chung rồi đem chưng cách thủy lấy nước uống trong ngày.

– Cách 2: Một củ gừng nhỏ, rửa sạch, cho lên bếp ga nướng cho tới khi nóng cháy xém. Để nguội, lột vỏ, cắt nhỏ, giã cho ra nước, sau đó trộn một ít mật ong. Uống nước gừng mật ong lúc còn ấm, bã gừng ngậm như mứt gừng. Có thể làm một lần để tủ lạnh rồi làm ấm trước khi dùng.

Đối với trẻ nhỏ: Đổ thêm nửa ly nhỏ nước sôi vào gừng vừa giã, để một lúc lâu cho gừng tan với nước, chắt bỏ bã gừng rồi hòa một chút mật ong. Nếu ho nhiều nên cho trẻ uống khoảng 2 lần ban ngày và 2 lần ban đêm.

Mật ong ngâm quất

– Chuẩn bị: Quất khoảng 500g, mật ong 200ml, một lọ thủy tinh sạch để đựng.

– Quất rửa sạch, để ráo nước. Cắt quất thành từng miếng mỏng, bỏ hạt (thái lát mỏng giúp quất nhanh ngấm mật ong hơn). Xếp từng lát quất vào lọ thủy tinh. Đổ mật ong xen kẽ giữa các lớp quất sao cho mật ong phủ kín quất. Để vài ngày quất sẽ ra nước hòa quyện với mật ong.

– Ngậm trực tiếp cả miếng quất và nước quất mật ong trong miệng một lúc rồi nhai, nuốt. Hoặc hòa nước quất mật ong với nước ấm uống ngày 3 đến 4 lần tùy thuộc vào ho nặng hay nhẹ. Hay có thể pha với nước trà nóng thành trà mật ong hương quất.

Mật ong hấp lá hẹ

– Lấy 3-5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới khi lá hẹ nhừ. Hỗn hợp này để ấm rồi uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, khi uống cho thêm ít muối nữa. Khi uống không nên nuốt ngay mà ngậm trong miệng một thời gian ngắn để nước từ từ trôi qua cổ họng.

Rau diếp cá và nước vo gạo

– Chuẩn bị: Một nắm rau diếp cá, một nửa bát nước vo gạo đặc.

– Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước uống. Có thể thêm chút đường cho dễ uống. Một ngày uống từ 2 – 4 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ.

Hành tây và đường

– Chuẩn bị: Một củ hành tây, một muỗng cà phê đường.

– Rửa sạch hành tây và thái nhỏ bỏ vào bát. Sau đó cho 1 thìa cà phê đường trộn đều với hành tây đã chuẩn bị. Để như vậy trong khoảng 1 tiếng rồi cho vào máy xay hoặc cũng có thể giã nhuyễn cho tới khi nát ra nước, lọc lấy nước và bỏ bã. Uống nước này ngày 3 lần, chia đều sáng, trưa, tối. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê nhỏ, uống liên tục trong vài ngày cho tới khi những cơn ho biến mất.

Ngoài ra, có thể lấy nước ép hành tây trộn với mật ong nguyên chất để trị ho hiệu quả. Với bài thuốc này có thể uống 3-4 thìa cà phê mỗi ngày, giúp tiêu đờm và ngăn chặn tạo đờm trong họng. Bài thuốc này cũng có thể sử dụng để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường cũng rất hiệu quả.

Phật thủ trộn mạch nha

– Chuẩn bị: Một quả phật thủ và mạch nha.

– Quả phật thủ ngâm với nước muối, rửa sạch vỏ bên ngoài, gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột rồi trộn với mạch nha, cho vào hấp cách thủy (hoặc hấp nồi cơm) từ 30 đến 45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm rồi uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc cho dễ uống.

Húng chanh

– Chữa ho đờm thông thường: Rửa sạch 15-16 lá húng chanh, 4-5 quả quất xanh, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Thêm đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút, uống liên tục 1-2 lần mỗi ngày đến khi hết ho.

– Chữa ho nhiệt, viêm họng, khàn tiếng: Rửa sạch và thái nhỏ 20g lá húng chanh tươi. Giã dập lá húng chanh với 20g đường phèn, sau đó trộn với 10ml nước sôi để cho ngấm, rồi gạn lấy nước uống ngày 2 lần.

Nghệ tươi

– Chuẩn bị: Củ nghệ tươi gọt vỏ, chanh tươi gọt vỏ bằng với lượng nghệ (chừng 6-7 lát), củ gừng tươi bằng 1/2 lượng nghệ.

– Thái lát mỏng cả 3 loại nguyên liệu, cho cả vào tô hay chén cùng một ít nước chín và 2 thìa mật ong (hoặc 2 thìa đường phèn), đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho.