【Video】Phẫu Thuật Nội Soi Viêm Xoang Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc

Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc

Bác sĩ giỏi trực tiếp phẫu thuật – Được chọn bác sĩ.

Thanh toán theo bảo hiểm– Bảo hiểm bảo lãnh.

Phẫu thuật tại phòng mổvô khuẩn một chiều

Trang thiết bị y tế vàkỹ thuật mổ hiện đại

Sắp xếp lịch mổnhanh chóng

Chăm sóc hậu phẫuchu đáo

Lưu ý: BV có hỗ trợ đặt phòng cho khách hàng ở tỉnh xa, liên hệ 1900558896 để biết chi tiết.

Ung Thu Khoang Mieng, Ung Thu, Dieu Tri Ung Thu Khoang Mieng, Benh Ung Thu Khoang Mieng, Nguyen Nhan Mac Benh Ung Thu, Phuong Phap Dieu Tri Ung Thu

Khái niệm về ung thư khoang miệng: bệnh ung thư khoang miệng là một loại bệnh có khối u ác tính trong khoang miệng thường hay gặp. Ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu khá giống với bệnh viêm loét khoang miệng, có rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu thường lầm tưởng là mình bị nhiệt miệng, loét miệng đơn thuần hoặc chỉ là một căn bệnh về miệng nào đó, chính điều này đã làm bỏ lỡ mất cơ hội điều trị bệnh sớm nhất và tốt nhất.

Nguy cơ gây ung thư khoang miệng:

Các nguyên nhân dẫn đến ung thư khoang miệng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng trong đó vẫn có các yếu tố sau: hút thuốc lá và uống bia rượu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh trong một thời gian dài: niêm mạc miệng bị kích thích bởi một chiếc răng nhọn hoặc đôi khi do xương cá đâm vào hoặc bị tác động do ăn trầu thuốc sau một thời gian dài. Ở Việt Nam, những người ăn trầu thuốc (thuốc lào) trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém… có thể gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển. Bệnh cũng thường gặp ở nhóm nam giới trên 40 tuổi;…

Ung thư khoang miệng có những triệu chứng

1. Đau đớn: giai đoạn đầu thông thường không đau hoặc chỉ một chỗ nào đó trong miệng có cảm giác bất thường khi chạm vào, nếu như xuất hiện vết loét da miệng gây cảm giác đau, theo đà xâm lấn của khối u tới những dây thần kinh xung quanh, có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.

2. Thay đổi sắc da: Niêm mạc khoang miệng nếu như thay đổi màu sắc, màu nhợt hoặc màu đen lại, có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt là niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, xuất hiện niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ, rất có thể là biến chứng của ung thư.

3. Loét không khỏi: Vết loét miệng thông thường không thể quá 2 tuần mà không khỏi, nếu như có cảm giác nóng rát, đau quá thời gian 2 tuần vẫn không đỡ nên cảnh giác với ung thư khoang miệng.

4. Sưng hạch: ung thư hạch thường di căn đến vùng hạch cổ gần đó, có khi ổ bệnh nguyên phát rất nhỏ, thậm chỉ triệu chứng còn chưa rõ, nhưng hạch vùng cổ đã bị di căn. Do đó, khi hạch vùng cổ đột ngột sưng to, cần đi kiểm tra chụp CT, để kiểm tra có phải hạch do ung thư hay không.

5. Bên trong khoang miệng chảy máu: Chảy máu là một tín hiệu nguy hiểm lớn của bệnh ung thư khoang miệng. Vì khối u phát triển trong khoang miệng tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây chảy máu.

6. Chức năng gặp trở ngại: Khối u có thể xâm lấn cơ đóng mở miệng và xương cằm làm cho vận động đóng mở của cơ miệng bị giới hạn, gây ra hiện tượng ngậm mở miệng khó khăn.

7. Xương hàm và răng: một vị trí nào đó tại xương hàm sưng to, làm cho mặt bị lệch. Đột nhiên xuất hiện hiện tượng răng lung lay, rụng, khi nhai đồ ăn khó khăn, có cảm giác khó nhai như người lắp răng giả, vùng khoang mũi họng tê, đau, sau khi điều trị thì bệnh không có chuyển biến, nên cảnh giác là căn bệnh ung thư khoang miệng.

8. Vận động của lưỡi và tri giác: tính linh hoạt của lưỡi bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê, tất cả đều cần kiểm tra xác định nguyên nhân sớm.

Ngoài ra còn xuất hiện các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân…, cũng phải lập tức đến bệnh viện sớm để kiểm tra tìm nguyên nhân chính xác.

Điều trị sớm, hiệu quả cao

Ung thư khoang miệng được chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2 được coi là giai đoạn sớm. Tùy theo giai đoạn của khối u mà bệnh nhân sẽ được điều trị các biện pháp thích hợp. Ở giai đoạn sớm, việc điều trị ung thư khoang miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể bảo tồn được chức năng của khoang miệng cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Còn ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, hiệu quả điều trị kém, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh.

Do đó khi thấy một trong các dấu hiệu đã nêu trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Ngoài ra để phòng và hạn chế nguy cơ gây ung thư khoang miệng cần thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, không nên hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu,… giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Phương pháp chẩn đoán ung thư miệng

1. Kiểm tra hình ảnh học

(1) Kiểm tra đồng vị phóng xạ có thể cho biết tình trạng tuyến giáp và di căn xương của ung thư miệng.

(2) Chụp Xquang và chụp cắt lớp, có thể giúp bác sỹ nắm được thông tin tương đối có giá trị về tình trạng bệnh khi ung thư miệng di căn đến xương hàm trên, hàm dưới, xoang mũi và các khoang cạnh mũi.

2. Xét nghiệm tế bào học và sinh thiết

(1)Xét nghiệm tế bào học phù hợp cho tiền ung thư chưa có triệu chứng hoặc ung thư giai đoạn đầu mà phạm vi xâm lấn của ung thư chưa rõ ràng, sử dụng cho những trường hợp kiểm tra sàng lọc, sau đó đối với những kết quả dương tính và hoài nghi ung thư sẽ tiếp tục tiến hành sinh thiết xác định chính xác bệnh.

(2)Đối với chuẩn đoán ung thư miệng biểu mô tế bào vảy thông thường áp dụng chọc hút hoặc cắt một phần khối u đi sinh thiết. Vì niêm mạc bề mặt thường loét hoặc không bình thường, vị trí nông, nên tránh tổ chức hoại tử, lấy tế bào tại nơi tiếp xúc giữa tổ chức ung thư với các tổ chức bình thường xung quanh, khiến cho những tiêu bản lấy được vừa có tế bào ung thư vừa có tế bào thường.

3. Tự kiểm tra

(1)Kiểm tra vùng đầu: Tiến hành quan sát sự đối xứng, chú ý sự thay đổi màu sắc da với vùng đầu và cổ.

(2) Kiểm tra vùng cổ: dùng tay kiểm tra, từ sau tai sờ đến xương hàm, chú ý khi sờ có thấy đau và sưng hay không.

(3) Kiểm tra môi: Trước tiên lật bên trong môi dưới, quan sát môi và niêm mạc trong môi, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái lật môi dưới từ trong ra ngoài, từ bên trái qua bên phải, sau đó kiểm tra môi trên cũng giống như vậy, sờ xem có khối u hay không, quan sát xem có tổn thương gì hay không. Tiếp đó dùng phương pháp tương tự kiểm tra bên trong môi trên.

(4) Kiểm tra lợi: Kéo môi ra, quan sát lợi, và kiểm tra bằng cách sờ vùng má xem có bất thường gì không.

(5) Kiểm tra lưỡi: đưa lưỡi ra, quan sát màu sắc và kết cấu lưỡi, dùng gạc vô trùng bọc đầu lưỡi lại sau đó kéo lưỡi hướng sang phải, rồi sang trái để quan sát 2 bên cạnh của lưỡi.

(6) Kiểm tra vòm miệng phía trên : đối với kiểm tra vòm miệng cần dùng phần tay cầm của bàn chải đánh răng đè lưỡi bẹt xuống, đầu hơi ngả về phía sau, quan sát màu sắc và hình thái của ngạc mềm và ngạc cứng.

Video: 5 Dấu Hiệu Ung Thư Của Nốt Ruồi

Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu TƯ, số ca ung thư da điều trị tại viện năm 2013 tăng gấp 3 lần so với năm 2009.

Trên thế giới, ung thư da là dạng ung thư phổ biến thứ 2 ở người dưới 50 tuổi. Trong đó u sắc tố ác tính là loại ung thư được điều trị nhiều nhất. Nếu phát hiện sớm, việc điều trị chỉ đơn giản là loại bỏ các nốt ruồi thấy nghi ngờ. Còn ung thư biểu mô tế bào đáy cũng rất dễ kiểm soát, chỉ một số trường hợp khối u lan rộng và nhanh.

Điều quan trọng nhất là cần phát hiện sớm. Bởi những dấu hiệu ban đầu của ung thư da rất nhẹ nhàng, đôi khi chỉ là sự ửng đỏ của một vùng da.

TS David Fisher, Giám đốc chương trình U sắc tố ác tính, bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Hoa Kỳ) cho biết trên tờ Dailymail Online : “Nhiều người sợ kiểm tra rồi phát hiện ra bệnh. Nhưng 6/7 trường hợp u ác tính có thể chữa khỏi nếu phát hiện và xử lý sớm. Nói cách khác, phát hiện sớm sẽ cứu cuộc đời của bạn”.

Trên thực tế, không phải mọi loại ung thư đều có cơ hội phát hiện sớm. Và đối với loại ung thư này, sự chủ động sẽ mang lại những lợi ích rất dễ nhìn thấy.

Nốt ruồi là một loạn sản sắc tố khu trú trên da. Càng nhiều nốt ruồi sẽ càng có nguy cơ bị ung thư hắc sắc tố cao hơn. Một công trình nghiên cứu đăng tải trên tờ JAMA Dermatology cho thấy có tới 66% trong số 560 bệnh nhân ung thư da có từ 20 nốt ruồi trở xuống.

Nguy cơ cũng tăng lên nếu là người có làn da trắng, tóc đỏ, hoặc hay tắm nắng, tắm rám nắng nhân tạo.

Tất nhiên, không phải hầu hết mọi nốt ruồi đều nguy hiểm và rất dễ để phát hiện những dấu hiệu đáng lo ngại.

1. Bất đối xứng

Điều này có nghĩa là nốt ruồi có hình bất thường

2. Đường viền mờ

3. Đổi màu sắc

Nếu nốt ruồi thay đổi màu sắc hoặc có màu khác lạ với các nốt ruồi khác.

4. Đường kính tăng

Bất kỳ sự gia tăng kích thước nào của nốt ruồi cũng đều cần được theo dõi, đặc biệt là khi đường kính của nốt ruồi lớn hơn 6 mm.

5. Độ lồi

Trong đồ họa, độ lồi của nốt ruồi chính là độ cao của nốt ruồi tính từ bề mặt da đến đỉnh nốt ruồi. Nếu nó nâng cao bất thường thì cần đặc biệt chú ý.

Nhân Hà

Video ‘Người Mẹ Ung Thư Sinh Con’ Được Tái Hiện Lại

Xem phóng sự được phát trên kênh truyền hình ANTV, nhiều khán giả nghĩ người phụ nữ và đứa bé trong khung hình chính là sản phụ Trần Thị Nga bị ung thư giai đoạn cuối và con của chị. Tuy nhiên từ tháng 9/2014, trong chùm ảnh hậu kỳ của phóng sự này, đạo diễn Binh Nguyên đã nêu rõ “đây chỉ là phim tái hiện’.

“Với sự giúp đỡ tận tình của các bác sĩ Bệnh viện Quân đội 175, chúng tôi đã tái hiện thành công ngoài mong đợi bản demo thứ hai “Con phải sống” của loạt phim tài liệu “Khoảng khắc sinh tử”, ông Binh Nguyên chia sẻ trên Facebook.

Cũng theo vị đạo diễn này, chỉ là tái hiện lại câu chuyện đã xảy ra hai năm trước, nhưng gần như các bác sĩ quân đội tham gia đều muốn rơi nước mắt bởi họ nói “thật đến từng centimet”. Hy vọng serie phim này sẽ thành công, được nhiều người đón nhận . Cùng với những dòng chia sẻ, đạo diễn cũng công khai với bạn bè trên Facebook cá nhân hình ảnh của đoàn làm phim và các bác sĩ tham gia tái hiện lại ca mổ đặc biệt.

Đạo diễn Binh Nguyên nói: “Sáng nay nhiều báo, đài, nhiều người gọi điện thoại hỏi, để xin share lại bản chính. Dù ending trong phim không chạy tên êkip sản xuất, nhưng nhiều người đoán ra phim của mình. Thông thường phim được nhiều người quan tâm phải vui, mà sao rất mệt mỏi và buồn kinh khủng, không nói nên lời”.

Trong thể loại phim tài liệu, việc tái hiện lại câu chuyện có thật là rất bình thường với truyền hình thế giới, ví dụ như series phim tài liệu rất nổi tiếng “Seconds from Disaster” (Vài giây trước thảm họa) của kênh National Geographic, họ tái hiện cả tình huống nghiệt ngã trước cái chết trong khoang khi máy bay rơi… không lẽ phải bắt buộc người quay phim phải có mặt trong khoang khi máy bay rơi chăng? Nếu nói anh em chúng tôi tái hiện chưa đạt, làm phim chưa tốt thì rất chân thành cám ơn sự góp ý này”.

Trò chuyện với bạn bè, diễn viên vào vai người mẹ bị ung thư cũng cho biết bộ phim này dựa vào câu chuyện có thật và được dựng lại, cô chỉ là một nhân vật. Dù vậy, cô cảm thấy không vui lắm khi “phim chưa phát sóng đã bị phát tán tùm lum”.

Sáng 10/3, các bác sĩ ban giám đốc Bệnh viện quân y 175 (Gò Vấp, TP HCM) khẳng định đây là câu chuyện có thật và việc tái hiện hoàn toàn căn cứ vào lời kể của các bác sĩ tham gia chăm sóc cho bệnh nhân cũng như trực tiếp tham gia ca mổ. “Phim được bệnh viện phối hợp chặt chẽ với công ty dựng phim thực hiện”, một bác sĩ nói.

Còn về phía gia đình bệnh nhân, chiều nay, anh Quyết chồng của sản phụ Trần Thị Nga, người bị ung thư trong câu chuyện cho biết, anh biết ơn các bác sĩ đã giúp đỡ tận tình cho vợ mình và cứu sống con mình. Tuy nhiên anh không muốn nhắc lại chuyện cũ. “Giờ con tôi khỏe mạnh, gia đình đã tạm nguôi ngoai những chuyện đã qua nên tôi không muốn nhắc đến nữa”, người chồng nói.

Dài 15 phút, đoạn phim nói về chị Trần Thị Nga đang mang thai con đầu lòng nhờ thụ tinh nhân tạo thì phát hiện mình bị ung thư giai đoạn cuối. Với nỗ lực của các bác sĩ, chị Nga đã sống đến tháng thứ bảy của thai kỳ thì bệnh tình trở nên nguy kịch. Các bác sĩ quyết định thực hiện ca mổ cứu thai nhi. Việc phẫu thuật thành công nhưng chị Nga sau đó chỉ còn được sống bên con vài ngày.

Thiên Chương

Xóa Video Về Bệnh Ung Thư Vú, Facebook Phải Xin Lỗi

Hình ảnh tuyên truyền bị Facebook cho là không phù hợp và gỡ bỏ – Ảnh chụp từ clip

Theo trang Russia Today ngày 20-10, video do Hiệp hội ung thư Thụy Điển Cancerfonden chia sẻ, trong đó hướng dẫn phụ nữ cách kiểm tra ngực mình có khối u hay không. Video nhằm tuyên truyền nhận thức rằng nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư vú có rất nhiều cơ hội sống sót.

Tuy nhiên phía Facebook cho rằng hai vòng tròn màu hồng mà nhóm dùng minh họa trong video mang tính “công kích” và xóa nó đi.

Nhóm thực hiện đã cố tìm cách tuân thủ quy tắc của Facebook nhưng bất thành, cuối cùng họ quyết định sửa hai vòng tròn thành… hai hình vuông. Tuy nhiên video vẫn chưa được khôi phục trên Facebook.

Cancerfonden sau đó sửa hai vòng tròn thành hình vuông và gửi cho Facebook – Ảnh: Cancerfonden

“Chúng tôi thấy khó hiểu và kỳ lạ khi người ta có thể xem các thông tin y tế như thế là công kích”, bà Lena Biornstad – Giám đốc truyền thông của Cancerfonden, nói với hãng tin AFP.

“Đây là thông tin cứu mạng người, chúng quan trọng đối với chúng tôi. Việc làm của Facebook đã ngăn cản chúng tôi cứu người”, bà nói thêm.

Nhiều người cũng phản ứng cách hành xử của Facebook, nói mạng xã hội này quá cứng nhắc.

Một phát ngôn viên của Facebook sau đó đính chính, nói đây là “tai nạn” và hình ảnh trong video trên đã được chấp thuận.

Trước đó vào tháng 9, Facebook cũng từng khiến dân mạng nổi giận sau khi gỡ bỏ bức ảnh “Em bé napalm Việt Nam” của phóng viên Nick Ut vì lý do vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng. Sau khi bị phản ứng gay gắt, mạng xã hội này đã gỡ bỏ kiểm duyệt đối với bức ảnh này.

Tháng 10 năm nay được chọn là Tháng nhận thức về ung thư vú – một chiến dịch kéo dài cả tháng nhằm cảnh báo phụ nữ trên toàn thế giới về nguy cơ của ung thư vú và tầm quan trọng của việc phát hiện sớm căn bệnh này.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2012, thế giới có 522.000 phụ nữ chết vì ung thư vú, khiến nó trở thành loại ung thư gây chết nhiều người thứ năm trong các loại ung thư.

Tường Vy (Tuổi Trẻ)