Video Bà Mẹ Ung Thư Sinh Con / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Video ‘Người Mẹ Ung Thư Sinh Con’ Được Tái Hiện Lại

Xem phóng sự được phát trên kênh truyền hình ANTV, nhiều khán giả nghĩ người phụ nữ và đứa bé trong khung hình chính là sản phụ Trần Thị Nga bị ung thư giai đoạn cuối và con của chị. Tuy nhiên từ tháng 9/2014, trong chùm ảnh hậu kỳ của phóng sự này, đạo diễn Binh Nguyên đã nêu rõ “đây chỉ là phim tái hiện’.

“Với sự giúp đỡ tận tình của các bác sĩ Bệnh viện Quân đội 175, chúng tôi đã tái hiện thành công ngoài mong đợi bản demo thứ hai “Con phải sống” của loạt phim tài liệu “Khoảng khắc sinh tử”, ông Binh Nguyên chia sẻ trên Facebook.

Cũng theo vị đạo diễn này, chỉ là tái hiện lại câu chuyện đã xảy ra hai năm trước, nhưng gần như các bác sĩ quân đội tham gia đều muốn rơi nước mắt bởi họ nói “thật đến từng centimet”. Hy vọng serie phim này sẽ thành công, được nhiều người đón nhận . Cùng với những dòng chia sẻ, đạo diễn cũng công khai với bạn bè trên Facebook cá nhân hình ảnh của đoàn làm phim và các bác sĩ tham gia tái hiện lại ca mổ đặc biệt.

Đạo diễn Binh Nguyên nói: “Sáng nay nhiều báo, đài, nhiều người gọi điện thoại hỏi, để xin share lại bản chính. Dù ending trong phim không chạy tên êkip sản xuất, nhưng nhiều người đoán ra phim của mình. Thông thường phim được nhiều người quan tâm phải vui, mà sao rất mệt mỏi và buồn kinh khủng, không nói nên lời”.

Trong thể loại phim tài liệu, việc tái hiện lại câu chuyện có thật là rất bình thường với truyền hình thế giới, ví dụ như series phim tài liệu rất nổi tiếng “Seconds from Disaster” (Vài giây trước thảm họa) của kênh National Geographic, họ tái hiện cả tình huống nghiệt ngã trước cái chết trong khoang khi máy bay rơi… không lẽ phải bắt buộc người quay phim phải có mặt trong khoang khi máy bay rơi chăng? Nếu nói anh em chúng tôi tái hiện chưa đạt, làm phim chưa tốt thì rất chân thành cám ơn sự góp ý này”.

Trò chuyện với bạn bè, diễn viên vào vai người mẹ bị ung thư cũng cho biết bộ phim này dựa vào câu chuyện có thật và được dựng lại, cô chỉ là một nhân vật. Dù vậy, cô cảm thấy không vui lắm khi “phim chưa phát sóng đã bị phát tán tùm lum”.

Sáng 10/3, các bác sĩ ban giám đốc Bệnh viện quân y 175 (Gò Vấp, TP HCM) khẳng định đây là câu chuyện có thật và việc tái hiện hoàn toàn căn cứ vào lời kể của các bác sĩ tham gia chăm sóc cho bệnh nhân cũng như trực tiếp tham gia ca mổ. “Phim được bệnh viện phối hợp chặt chẽ với công ty dựng phim thực hiện”, một bác sĩ nói.

Còn về phía gia đình bệnh nhân, chiều nay, anh Quyết chồng của sản phụ Trần Thị Nga, người bị ung thư trong câu chuyện cho biết, anh biết ơn các bác sĩ đã giúp đỡ tận tình cho vợ mình và cứu sống con mình. Tuy nhiên anh không muốn nhắc lại chuyện cũ. “Giờ con tôi khỏe mạnh, gia đình đã tạm nguôi ngoai những chuyện đã qua nên tôi không muốn nhắc đến nữa”, người chồng nói.

Dài 15 phút, đoạn phim nói về chị Trần Thị Nga đang mang thai con đầu lòng nhờ thụ tinh nhân tạo thì phát hiện mình bị ung thư giai đoạn cuối. Với nỗ lực của các bác sĩ, chị Nga đã sống đến tháng thứ bảy của thai kỳ thì bệnh tình trở nên nguy kịch. Các bác sĩ quyết định thực hiện ca mổ cứu thai nhi. Việc phẫu thuật thành công nhưng chị Nga sau đó chỉ còn được sống bên con vài ngày.

Thiên Chương

Người Mẹ Ung Thư Máu Quyết Sinh Con

Mang thai đến tuần 26, chị Hảo thường xuyên mệt mỏi, có dấu hiệu xuất huyết dưới da, nổi hạch vùng cổ, được gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh khám. Kết quả cho thấy chị Hảo bị ung thư máu. Chị được chuyển đến Viện Huyết học Truyền máu Trung ương. Tại đây, kết quả xét nghiệm vẫn không thay đổi, căn bệnh ung thư máu đe dọa tính mạng của cả hai mẹ con.

Người mẹ trẻ được bác sĩ tư vấn đình chỉ thai để tập trung điều trị bệnh, song tình mẫu tử đã khiến chị kiên cường giữ lấy đứa con. Chỉ vài tuần sau khi phát hiện bệnh, sức chịu đựng của cơ thể người mẹ đã đến giới hạn. Chị liên tục phải di chuyển giữa Viện Huyết học và Bệnh viện Bạch Mai để theo dõi tình hình sức khỏe của cả hai mẹ con. Chị bảo, có đau đớn, sợ hãi bệnh tật đấy nhưng vì trong bụng còn có con nên phải gắng gượng, phải chiến đấu đến cùng. “Tôi đã chuẩn bị kỹ tinh thần, cố gắng chiến đấu và mạnh mẽ để sinh con ra khỏe mạnh”, chị Hảo nói.

Ngày 18/7, khi thai nhi ở tuần thứ 30, bệnh tình của người mẹ ngày càng nguy cấp. Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã mổ thai phụ để cứu con. Cháu bé chào đời được đặt tên là Dương Ngọc Lâm, nặng 1,8 kg, bị suy hô hấp và thiếu máu trầm trọng. Bé được các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị.

Còn người mẹ, sau ca mổ bắt con, lại được chuyển về Viện Huyết học để điều trị ung thư. Vết m ổ sau sinh chưa lành hẳn cùng nỗi đau từ các hạch ung thư khiến chị Hảo vô cùng đau đớn. Sau sinh, chị bị sốt, căng sữa mà không được cho con bú vì đã bắt đầu vào giai đoạn điều trị. B ác sĩ phải cho chị uống thuốc cắt sữa. Hằng ngày chị ngắm con qua hình ảnh chụp từ điện thoại của chồng.

Hiện chị Hảo vẫn chưa được điều trị hóa chất ngay do những hạch ở cổ mưng mủ và chưa có dấu hiệu xẹp xuống. “Bác sĩ nói phải điều trị hết hạch vùng cổ mới có thể truyền hóa chất. Hằng ngày tôi được truyền kháng sinh để loại bỏ hạch và phục hồi sức khỏe”, chị Hảo nói.

Các bác sĩ khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học cho biết , hiện vết mổ bắt con của chị Hảo đã ổn nhưng nhưng chưa thể truyền hóa chất là vì thể trạng còn quá yếu và có hạch vùng cổ. Nếu truyền hóa chất lúc này, nguy cơ nhiễm khuẩn cao dẫn đến bị nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.

Anh Dương Ngọc Tùng, chồng chị Hảo cho biết, sau gần một tháng điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, hai mẹ con đã được hội ngộ. Cách đây 2 hôm, sức khỏe ổn định, bé Lâm được xuất viện. Trước khi đưa bé về quê, gia đình đã đưa bé đến Viện Huyết học để mong hai mẹ con được đoàn tụ. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên không nên cho bé đến phòng bệnh của mẹ, gia đình đã thuê một phòng nghỉ để ở tạm rồi đón mẹ đến để gặp con.

Cuộc hội ngộ ngắn ngủi trong nước mắt, người mẹ bệnh tật cố gắng ôm chặt đứa con trong tiếng nấc nghẹn lòng. Không thể cho con bú, không thể tự tay thay tã, đút sữa cho con, nhưng với chị Hảo được gặp con, được ngắm nghía hình hài của con, được tận tay bồng con vào lòng đã giúp chị thỏa nỗi nhớ. “Thấy con khỏe mạnh là tôi hạnh phúc, mãn nguyện rồi”, chị Hảo tâm sự.

Hiện tại, chị Hảo vẫn được điều trị tích cực tại khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học. Bé Lâm đã được gia đình đưa về quê chăm sóc. Mong muốn lớn nhất của người mẹ này là việc điều trị được thuận lợi, bệnh tình thuyên giảm để có cơ hội đoàn tụ với đứa con bé bỏng.

Lê Nga

Mẹ Ung Thư Vẫn Sinh Con Khỏe Mạnh

Từ chối điều trị bệnh, nhiều bà mẹ đã phải chịu đựng nỗi đau về thể xác, gồng mình chống chọi với căn bệnh ung thư để giữ lại “giọt máu, núm ruột” của mình.

Nhường sự sống cho con

Câu chuyện về sản phụ Đậu Thị Huyền Tr., 25 tuổi ở Hà Tĩnh, dù mang trong mình căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, di căn vào gan đã “vượt cạn” thành công tại Bệnh viện (BV) K trung ương đã khiến không ít người xót xa.

Phát hiện ung thư khi mang thai ở tuần thứ 11 nhưng chị Tr. đã từ chối mọi phương pháp điều trị để bảo vệ thai, chỉ dùng kháng sinh chống nhiễm trùng. Con trai chị chào đời ở tuần thai thứ 29, nặng 1,2 kg. Đến thời điểm này, sau 3 tuần được chăm sóc tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị trẻ sơ sinh – BV Phụ sản trung ương, sức khỏe cậu bé tiến triển tốt. Riêng chị Tr., sau 17 ngày được làm mẹ và chiến đấu với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối đã ra đi vĩnh viễn.

Sức khỏe con trai sản phụ Tr. tiến triển tốt sau khi chào đời.

Cũng sinh con khi phát hiện mình mang căn bệnh ung thư máu quái ác, chị Nguyễn T. L., 30 tuổi ở Thái Bình, quyết giữ lại “giọt máu” của mình. Điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu trung ương, có dấu hiệu hôn mê sâu và xuất huyết não, chị L. đã được các bác sĩ BV Phụ sản trung ương phối hợp thực hiện ca mổ cấp cứu ngay tại giường bệnh. Bé gái con chị L. chào đời khỏe mạnh với cân nặng gần 2 kg.

Câu chuyện về sản phụ Trần Thị Ng., 32 tuổi ở TP HCM, đã khiến không ít người rơi nước mắt khi chị quyết nhường sự sống cho đứa con đầu đời sau 5 năm ròng rã chạy chữa hiếm muộn. Phát hiện chị bị ung thư giai đoạn cuối vào tháng thứ 5 của thai kỳ, các bác sĩ khuyên nên đình chỉ thai nghén để có thể điều trị tốt nhất nhưng chị từ chối và muốn giữ lại tính mạng của đứa trẻ. Một tuần sau ca mổ bắt con, người mẹ đã ra đi mãi mãi để nhường lại sự sống cho con trai.

Theo PGS-TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc BV K trung ương, trong thực tế điều trị, các bác sĩ đã phát hiện khá nhiều trường hợp bị ung thư trong khi đang mang thai. Các bệnh ung thư thường gặp nhất trong thai kỳ là ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư hạch, ung thư tuyến giáp… Tùy theo tình trạng của người mẹ, các bác sĩ sẽ tư vấn và thực hiện liệu trình điều trị phù hợp.

Thường phát hiện ung thư muộn

PGS Thuấn cho rằng những người mang thai mắc ung thư thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu bởi những dấu hiệu của bệnh thường giống với những thay đổi của sản phụ trong thời kỳ đầu mang thai. Việc phát hiện ung thư trong quá trình mang thai có thể do trước đó, bệnh nhân đã ủ bệnh mà không biết. Thậm chí những dấu hiệu của ung thư cũng dễ bị hiểu nhầm là những biểu hiện của thai nghén nên thường bị bỏ qua và bệnh nhân chỉ được phát hiện bệnh ung thư khi có các biểu hiện rầm rộ. Lúc ấy, bệnh đã ở giai đoạn muộn. Chẳng hạn, bệnh ung thư vú có nhiều đặc điểm giống với thời kỳ đầu khi mang thai như: tuyến vú dày hơn, tăng kích cỡ vú nên việc thăm khám thường khó khăn hơn so với phụ nữ bình thường và cũng dễ nhầm lẫn hơn. Hay người bệnh ung thư đại trực tràng, u nang buồng trứng thường có cảm giác đầy bụng, ợ hơi, chảy máu trực tràng. Ngoài ra, việc khám và chẩn đoán ung thư đối với phụ nữ đang mang thai cũng gặp nhiều khó khăn khi không thể tiến hành chụp X-quang vì thai nhi có nguy cơ bị nhiễm phóng xạ dẫn đến dị tật. Thậm chí, phương án xạ trị, điều trị hóa chất cũng bị trì hoãn để tránh những tác động đối với đứa trẻ.

Trước nỗi lo điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, PGS Thuấn cho biết nếu phát hiện ung thư sớm, các bác sĩ sẽ đưa ra được các liệu pháp điều trị ít ảnh hưởng đến thai nhi nhất. Điều này tùy thuộc vào loại khối u, kích cỡ khối u, tuổi của thai nhi, giai đoạn ung thư, tình trạng di căn và sức khỏe chung của bệnh nhân. “Chị em bị ung thư vẫn có khả năng sinh con khỏe mạnh và người mẹ phải tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Riêng những đứa bé cần được theo dõi, khám sức khỏe định kỳ” – PGS Thuấn nhấn mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo, Trưởng Khoa Ngoại đầu cổ BV K trung ương, cho biết với những bệnh nhân ung thư thể nhẹ như ung thư giáp trạng, nếu phát hiện sớm, bác sĩ có thể khuyên người mẹ sinh con xong mới điều trị. Thế nhưng, với những trường hợp ung thư phức tạp như ung thư khoang miệng, vòm họng…, thầy thuốc sẽ phải cân nhắc rất kỹ trong việc kết hợp điều trị cho mẹ và con. “Có những bệnh ung thư, thầy thuốc sẽ chờ đợi đứa trẻ ra đời rồi mới can thiệp song có những trường hợp việc điều trị phải thực hiện ngay sau khi phát hiện bệnh bằng phác đồ riêng, phụ thuộc vào thể trạng thai phụ. Trường hợp ung thư được chẩn đoán trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, căn cứ vào mức độ cấp thiết phải điều trị bằng hóa trị và xạ trị, thầy thuốc có thể sẽ phải khuyên người bệnh nên bỏ thai” – bác sĩ Bảo giải thích.

Người Mẹ Ung Thư Máu Sinh Con Thành Công

Trong cả hành trình trước và sau ca “vượt cạn”, chị Phạm Thị Vang (29 tuổi, Thái Bình) đã được truyền trên 60 đơn vị chế phẩm máu.

Chị Phạm Thị Vang, 29 tuổi, Thái Bình được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu khi đang mang thai ở tuần thứ 33.

Ngày 1/6, chị vào điều trị tại Khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương trong tình trạng thiếu máu, tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu, xuất huyết nhiều nơi, đe dọa tính mạng của 2 mẹ con.

Để kéo dài thời gian em bé được ở trong bụng mẹ, các bác sĩ đã luôn theo sát từng dấu hiệu sức khỏe của bệnh nhân và phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương theo dõi thai sản. Trong 18 ngày nằm viện, chị đã được truyền 9 đơn vị khối hồng cầu, 29 đơn vị tiểu cầu các loại (nhóm O).

Sang tuần thứ 35, các bác sĩ tiên lượng không thể trì hoãn hơn nữa, chị Vang được chuyển sang mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương với sự phối hợp của các y bác sĩ 2 bệnh viện.

Chị Vang ngắm An Nhiên qua điện thoại, có thêm nghị lực chữa bệnh. Ảnh: Công Thắng.

Do tình trạng thiếu máu và có khả năng xuất huyết nặng, chỉ một ngày sau khi mổ đẻ, bệnh nhân lại được chuyển về Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Lúc này, vết mổ vẫn còn rỉ máu, chị Vang tiếp tục được truyền thêm 6 đơn vị khối hồng cầu và 20 đơn vị tiểu cầu. Như vậy, gần một tháng qua, chị được truyền hơn 60 đơn vị chế phẩm máu.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Nhật, Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất, bác sĩ điều trị trực tiếp cho chị Vang cho biết, nhờ được truyền máu và tiểu cầu kịp thời, liên tục nên chị Vang mới duy trì ổn định, sau đó mổ lấy thai thành công. Bệnh nhân được chuyển sang giai đoạn điều trị bệnh máu tích cực.

Chị Vang đã vượt qua thời điểm khó khăn và đang điều trị ung thư máu, em bé được đặt tên là An Nhiên đã về nhà để ông bà chăm sóc.