Vi Trùng Gây Ung Thư Dạ Dày / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Vi Trùng Hp, Nguyên Nhân Hàng Đầu Gây Ung Thư Dạ Dày

Trước năm 1983 mọi người chỉ biết đến nguyên nhân gây các bệnh về dạ dày là do sự tăng tiết dịch vị, mà điều này chủ yếu do lối sống, thực phẩm gây ra. Tuy nhiên đến năm 1983 phát hiện của hai nhà khoa học Robin Warren và Barry Marshall về loại vi trùng hp đã mở ra bước tiến mới cho việc điều trị các bệnh lý về dạ dày.

Vi trùng hp là gì?

Tên khoa học của vi trùng hp là: Helicobacter pylori, đây là loại vi trùng duy nhất có khả năng tồn tại được trong môi trường axit của dạ dày. Chúng có hình xoắn và sống chủ yếu trong lớp niêm mạc của dạ dày.

Để có thể sinh tồn và phát triển trong dạ dày vi trùng này sẽ tiết ra một loại enzim có khả năng phân hủy ure thành amoniac khiến trung hòa dịch vị axit quanh nó. Ở đầu của vi trùng hp có cấu tạo các lông manh giúp chúng chui sâu xuống dưới các lớp nhầy, gắn vào các tế bào niêm mạc dạ dày và làm bào mòn lớp niêm mạc này.

Vi trùng hp là nguyên nhân gây nên các chứng bệnh khó chịu của dạ dày.

Cơ chế tạo ra kháng thể của con người có thể phát hiện ra sự tồn tại và phát triển của loại vi khuẩn hp này, nhưng vì không thể tới được vùng chứa nhiều dịch vị là dạ dày nên các tế bào miễn dịch thường không thể tiêu diệt được vi trùng này. Không những thế hp còn có khả năng làm cho quá trình phản ứng miễn dịch bị gián đoán, gây thêm khó khăn cho việc loại trừ hp.

Hơn một nửa dân số trên thế giới đang mang trong mình vi trùng hp này vì tính dễ lây lan của chúng. Chỉ với các tiếp xúc qua đường nước bọt, qua tiếp xúc phân của người bệnh là bạn đã có thể mang trong mình loại vi trùng nguy hiểm này.

Tuy số lượng người nhiễm vi trùng hp là rất nhiều nhưng không phải ai cũng có nguy cơ bị ung thư dạ dày, bởi loại vi trùng này có rất nhiều chủng khác nhau. Trong số các chủng hp thì các nhà khoa học quan tâm nhất đến chủng hp có chứa các độc tố CagA và VacA, các độc tố này được xem là nguyên nhân chính cho các biến chứng gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Tại sao nói vi trùng hp là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày?

Người ta đã tiến hành các nghiên cứu trên những người bị nhiễm vi trùng hp đều có các kết luận về việc gia tăng nguy cơ bị ung thư trên những người này.

Cũng trong một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc so sánh về việc điều trị tiêu diệt vi trùng hp thực hiện trên hai nhóm người đều mắc vi trùng này cho thấy: nhóm được tiến hành các phương pháp tiêu diệt hp giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày so với nhóm nhiễm hp mà không được điều trị tiêu diệt vi trùng.

Tại Châu Á, Việt Nam chúng ta và Nhật Bản là hai trong số nhiều nước nằm trong nhóm có tỷ lệ nhiễm chủng hp có chứa độc tố gây ung thư. Tại Nhật việc kiểm soát và triệt tiêu vi trùng này được tiến hành rất chu đáo, người dân Nhật thường xuyên được kiểm tra để phát hiện vi trùng hp nhằm tránh tình trạng ung thư. Kháng thể chông vi trùng cũng được nước này nghiên cứu ra với tên gọi OvalgenHP.

Tại nước ta loại kháng thể chống hp này cũng đã được đưa vào sử dụng cho các liệu trình điều trị các bệnh lý dạ dày di vi trùng hp gây ra, góp phần mang đến hi vọng mới cho các bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

Khi Nào Vi Khuẩn Hp Gây Ung Thư Dạ Dày?

Hiện nay tỷ lệ người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày là rất cao. Thậm chí, với xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP, nhiều người lo ngại sẽ mắc ung thư dạ dày. Vậy khi nào vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày? Vi khuẩn này có thực sự nguy hiểm đối với con người?

Vi khuẩn HP sẽ phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao.

Vi khuẩn HP rất dễ lây truyền

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày… Hiện tỷ lệ người Việt Nam nhiễm vi khuẩn này rất cao. Bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Việt Nam có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Riêng một nghiên cứu tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, 90% số người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này.

Điều đáng nói là vi khuẩn HP rất dễ lây lan, ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, ăn uống chung… chúng tôi Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết, ở Việt Nam, trẻ em là đối tượng nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP. Thậm chí có những trẻ bị nhiễm HP khi mới 2 tuổi, nguyên nhân do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn bón cho con. Do vậy, các thói quen ăn uống chung đụng ở trường lớp, hay là việc mớm cơm cho con, có thể sẽ mang vi khuẩn HP vào cơ thể trẻ.

Không chỉ lây qua đường miệng, theo chúng tôi Nguyễn Duy Thắng, vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh nên có thể lây truyền qua tay (nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ), hoặc lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi… nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn. Ngoài ra, vi khuẩn HP ở dạ dày có thể lây nhiễm trong quá trình thực hiện thao tác nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế. Khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh.

Những hiểu lầm về vi khuẩn HP

Mặc dù vi khuẩn HP khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Đa phần mọi người quan niệm, sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày chắc chắn là có hại. Thực tế, các nhà khoa học nhận thấy, vi khuẩn HP trong một số trường hợp không hẳn có hại. Nếu không gây ra triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói… thì sự có mặt của vi khuẩn HP giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi có một số tác dụng đối với cơ thể. Chẳng hạn, người nhiễm HP ít bị các nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột do HP tiết ra các chất ngăn chặn vi khuẩn khác phát triển. Ngoài ra, các triệu chứng trào ngược hay những bệnh lý về dị ứng như với phấn hoa, bụi phấn… cũng giảm.

Nhiều người còn cho rằng cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, theo chúng tôi Nguyễn Duy Thắng, vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Bởi theo nghiên cứu của Bệnh viện K, có 200 loại HP khác nhau, chỉ một số loại mang gen CagA có độc lực cao, tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, có đến 80% người trên 50 tuổi có mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư dạ dày.

Khi nào cần điều trị HP?

Nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói…) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại. Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho rằng, việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Do đó, nên phát hiện, điều trị sớm tình trạng nhiễm khuẩn HP. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh là 50%; không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì sẽ khó chữa khi tái phát bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay việc lạm dụng thuốc kháng sinh khá phổ biến và việc người bệnh không tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng với nhiều loại kháng sinh. Điều đó dẫn đến việc chữa trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Bác sĩ Vũ Trường Khanh cho biết, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP ở Việt Nam khá cao. Nhiều loại thuốc điều trị HP tại các nước đạt hiệu quả tới 80 – 90% thì ở Việt Nam tỷ lệ thành công chỉ dưới 80%, thậm chí có những loại thuốc tỷ lệ thành công trong điều trị chỉ còn khoảng 50%.

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng khuyến cáo, vi khuẩn HP sẽ chết trong môi trường axit và sẽ phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao. Chính vì vậy, những người mắc vi khuẩn này nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá… Và để tránh tình trạng kháng kháng sinh, mọi người không nên tự ý mua kháng sinh diệt HP. Vi khuẩn HP có nhiều tupe, vì vậy, nếu đã chữa khỏi một lần, khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra khi mắc tupe khác. Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: http://hanoimoi.com.vn

Hiểu Đúng Về Loại Vi Khuẩn Gây Ung Thư Dạ Dày

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn hiếm hoi có khả năng tồn tại được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Tên đầy đủ của loại vi khuẩn này là Helicobacter pylori (Hp), loại vi khuẩn này được hai bác sỹ người Australia là Barry Marshall và Robin Warren công bố lần đầu vào năm 1982.

Vi khuẩn Hp có gây ung thư dạ dày?

Theo WHO, tổ chức Y tế thế giới cho rằng vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày.

Theo thống kê từ các nghiên cứu dịch tễ trên quy mô toàn cầu với những người bị nhiễm vi khuẩn Hp đều thấy rằng việc nhiễm khuẩn Hp làm tăng nguy cơ bị Ung thư dạ dày, với một số nghiên cứu nổi tiếng như:

Một phân tích gộp gồm 12 nghiên cứu khác về vi khuẩn Hp và Ung thư dạ dày, các nhà khoa học nhận thấy rằng những người bị nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ bị Ung thư dạ dày cao gấp 6-10 lần so với những người không bị nhiễm khuẩn Hp.

Hay một nghiên cứu khác tại Trung Quốc diễn ra liên tục hơn 10 năm ở các nhóm bệnh nhân có nhiễm Hp được điều trị và nhóm nhiễm Hp không được điều trị thì ghi nhận những bệnh nhân đã được điều trị Hp sẽ giảm được 40% nguy cơ mắc Ung thư trong các năm tiếp theo.

Vào năm 2014, Các nhà khoa học Đức cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa những tổn thương do vi khuẩn Hp gây ra trong dạ dày với sự hình thành và phát triển của các tế bào Ung thư dạ dày sau một thời gian dài nhiễm Hp.

Qua đây có thể kết luận việc nhiễm vi khuẩn Hp là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh lý Ung thư dạ dày.

Không phải ai nhiễm Hp cũng bị bệnh dạ dày và không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có vi khuẩn Hp

Nhiều người đi kiểm tra sức khỏe tình cờ phát hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày và tỏ ra lo lắng sợ mình có khả năng mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là Ung thư dạ dày. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai nhiễm Hp cũng có bệnh dạ dày và ngược lại, cũng như không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có nhiễm Hp.

Vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày trên người phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố là:

Cơ địa nhạy cảm của người bệnh với vi khuẩn Hp.

Và độc tính của chủng vi khuẩn Hp mà người bệnh bị mắc.

Nguyên nhân mắc vi khuẩn Hp

Nguyên nhân chính xác H. pylori lây nhiễm vẫn chưa được biết. Vi khuẩn H.pylori có thể truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nôn hoặc phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn H.pylori là:

Sống trong điều kiện đông đúc. Bạn có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn nếu bạn sống trong nhà với nhiều người khác.

Nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. Sử dụng nguồn cung cấp nước sạch giúp giảm nguy cơ mắc H. pylori.

Sống ở các nước đang phát triển, nơi điều kiện sống đông đúc và mất vệ sinh có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn.

Sống với người bị nhiễm H. pylori thì khả năng bạn nhiễm vi khuẩn H. pylori cao hơn.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm vi khuẩn H.pylori

Không dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình, đặc biệt là trong gia đình có người nhiễm Hp như uống chung ly, chấm chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau,…. Giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.

Cẩn trọng khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì vệ sinh dụng cụ ăn uống rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn Hp.

Diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột,… thường xuyên.

Tuyệt đối không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm nếu nghi ngờ có nhiễm Hp là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp chéo trong gia đình.

Tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình, hoặc làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình.

Vật nuôi trong gia đình như chó mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi trùng HP. Do vậy hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi trong gia đình.

Hạn chế ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi,…. Ngoài ra các loại thức ăn lên men như mắm ruốc, mắm tôm,.. cũng nên hạn chế ăn vì đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ và rất dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.

Cách phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn H.pylori

Vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm, nắm vững được những con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp giúp bạn có thể chủ động phòng ngữa bị lây nhiễm cho bản thân và gia đình bằng những cách sau:

Tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng.

Không tuyệt đối tuân thủ điều trị từ chính người bệnh. Ví dụ như: uống không đủ thuốc, sai giờ uống thuốc, quên uống thuốc, bỏ dở điều trị….

Chất lượng thuốc điều trị không đảm bảo.

Vi khuẩn Hp đã kháng với nhiều thuốc kháng sinh

25% bệnh nhân người lớn tái nhiễm HP trong vòng 1 năm sau khi điều trị thành công.

55,4% ở trẻ em 3-4 tuổi tỉ lệ tái nhiễm trong năm đầu tiên.

Cách điều trị khi nhiễm vi khuẩn H.pylori

Để tránh có nguy cơ bị mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là mắc ung thư dạ dày, khi chuẩn đoán bị nhiễm Hp dương tính, bản thân người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị Hp, điều trị vi khuẩn HP triệt để.

Dược sĩ: Hoàng Văn Nam

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc điều trị nhiễm khuẩn Hp rất khó khăn, tỉ lệ thất bại khi tiệt trừ khuẩn Hp với phác đồ đầu tay lên tới 60%. Nguyên nhân chính khiến những phác đồ điều trị vi khuẩn Hp không hiệu quả là do:

Bên cạnh đó sau khi điều trị bệnh nhân có khả năng bị tái nhiễm ngay sau khi điều trị thành công là khá cao. Theo thống kê có khoảng:

Đặc biệt nếu bị tái nhiễm Hp sẽ làm tăng gấp 4 lần nguy cơ tái phát các bệnh dạ dày và dẫn đến các biến chứng của loét dạ dày – tá tràng, xuất huyến đường tiêu hóa (15-20%), thủng và tạo thành các cấu trúc teo, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Vi Khuẩn Hp Có Thực Sự Gây Ung Thư Dạ Dày Không

Các nghiên cứ dịch tễ trên quy mô toàn cầu với những ngươi bị nhiễm khuẩn Hp đều thấy nó làm tăng nguy cơ bị Ung thư dạ dày. Trong một phân tích gộp gồm 12 nghiên cứu khác về vi khuẩn Hp và Ung thư dạ dày, các nhà khoa học nhận thấy rằng những người bị nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ bị Ung thư dạ dày cao gấp 6-10 lần sao với những người không nhiễm khuẩn Hp. Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc diễn ra liên tục hơn 10 năm ở các nhóm bệnh nhân có Hp được điều trị và nhóm không được điều trị thì ghi nhận những bệnh nhân đã được điều trị nhiễm Hp sẽ giảm được 40% nguy cơ mắc Ung thư trong các năm tiếp theo.

Trong khi nhiều quốc gia vẫn còn cân nhắc nhiều khía cạnh giữa lợi ích và chi phí của việc tiệt trừ Hp thì ngay từ năm 2013, Nhật Bản đã áp dụng chương trình “Tìm và Diệt” vi khuẩn Hp trên người, nằm trong chương trình kiểm soát Ung thư dạ dày, căn bệnh Ung thư phổ biến nhất tại Nhật Bản. Hàng năm, người dân Nhật Bản được kiểm tra nội soi để phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn Hp, tình trạng Ung thư sớm. Nếu như phát hiện có vi khuẩn Hp trong dạ dày, hoặc dấu hiệu Ung thư dạ dày sớm đều sẽ được tiệt trừ Hp triệt để ngay. Câu trả lời của Bộ y tế Nhật Bản lý giải cho việc là nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới áp dụng chiến dịch Tìm và diệt Hp ở thời điểm đó, bất chấp gánh nặng chi phí cũng như những khó khăn khác trong điều trị đó là: ” việc tiệt trừ Hp thực sự có ích cho người dân của chúng tôi “.

Khuyến cáo mới của thế giới: tiệt trừ hp sớm giúp ngăn chặn ung thư dạ dày

Từ sự thành công của Nhật Bản cũng như có nhiều dữ liệu nghiên cứu hơn, mới đây nhất các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra tuyên bố chung và khuyến cáo mạnh mẽ việc tiệt trừ Hp sớm giúp ngăn chặn tiến trình và giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày (Maastricht V- 2016).

Trong đồng thuận mới của thế giới, các chuyên gia khẳng định vi khuẩn Hp chính là yếu tố gây bệnh chính và yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày ở tất cả các vùng, chỉ ngoại trừ ung thư thực quản và ung thư tâm vị. Các nhà khoa học cũng cho rằng việc tiệt trừ Hp giúp loại bỏ đáp ứng viêm, do vậy điều trị tiệt trừ Hp sớm sẽ giúp ngăn chặn bệnh tiến triển tới các tổn thương tiền ung thư như loét dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản, loạn sản ruột. Đặc biệt trong khuyến cáo nhấn mạnh, vi khuẩn Hp được loại bỏ càng sớm, trước khi có teo dạ dày và chuyển sản thì cơ hội ngăn chặn ung thư dạ dày, thậm chí chữa khỏi bệnh cao hơn.

Tổng kết lại tất cả các bằng chứng khoa học cũng như kinh nghiệm điều trị tại các quốc gia trên thế giới, các chuyên gia đưa ra nhận định rằng việc tiệt trừ Hp để phòng ngừa nguy cơ ung thư dạ dày là hoàn toàn hợp lý về mặt chi phí – lợi ích. Đồng thuận Maastricht được cập nhật liên tục chính là tài liệu quan trọng, kim chỉ nam hướng dẫn các bác sỹ chỉ định và điều trị đúng đắn, đem lại lợi ích lớn nhất cho bệnh nhân.

Khó khăn trong điều trị và giải pháp của Nhật Bản

Mặc dù đã có câu trả lời rằng những lợi ích thu được từ việc tiệt trừ Hp sớm là rất lớn nhưng trên thực tế hiện nay, để thực hiện được lại rất khó khăn. Tình trạng chung đáng báo động đó là các phác đồ tiệt trừ Hp hiện nay có hiệu quả ngày càng suy giảm, bệnh nhân khó tuân thủ điều trị, tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng và đặc biệt, khi đã tiệt trừ thành công thì lại bị tái nhiễm rất nhanh, nhất là ở trẻ em. Điều này dẫn tới điều trị không hết Hp, hoặc hết rồi bị tái nhiễm dẫn tới kéo dài thời gian điều trị, tốn kém chi phí và mệt mỏi cho bệnh nhân.

Là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày, các nhà khoa học của Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất thành công loại kháng thể đặc hiệu ức chế men urease yếu tố sống còn giúp vi khuẩn hp xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng tại dạ dày với tên gọi OvalgenHP. Sau những thử nghiệm lâm sàng khắt khe tại Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác cho thấy hiệu quả tích cực, Bộ Y Tế Nhật Bản đã khuyến khích người dân sử dụng kháng thể OvalgenHP rộng rãi bằng cách lưu hành các loại thực phẩm có bổ sung kháng thể OvalgenHP như sữa chua, hoặc bào chế dưới dạng viên nén, gói bột. Năm 2015 cũng đã được ứng dụng tại Việt Nam trong phối hợp điều trị và giảm nguy cơ nhiễm Hp.

Tương tự như những bệnh nhân nhiễm Hp điều trị nhiều ngày không khỏi, trẻ em cũng cần có sự kết hợp một phác đồ tốt nhất ngay trong lần điều trị đầu tiên. Sử dụng thuốc kết hợp với OvalgenHP để tăng hiệu quả điều trị và giúp bảo vệ, cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ số 1 gây ung thư dạ dày.

DS. Minh Tâm tổng hợp