Vì Sao Ung Thư Máu / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ung Thư Máu Là Gì? Vì Sao Các Nhân Vật Trong Phim Hàn Quốc Thường Bị Ung Thư Máu?

Các diễn viên chính trong các phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng như: Trái tim mùa thu, Giày thủy tinh, Tạm biệt tình yêu của tôi… đều mắc phải căn bệnh ung thư máu (máu trắng). Vì sao lại như vậy?

Ung thư máu là gì?

Ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng, đây là loại ung thư ác tính, xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng bạch cầu gia tăng đột biến. Bạch cầu vốn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên khi tăng số lượng một cách đột biến như vậy, nó sẽ bị thiếu thức ăn cũng như nguồn cấp dinh dưỡng, vì thế bạch cầu sau đó thường ăn chính hồng cầu – thành phần quan trọng của máu.

Khi mắc bệnh này, hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì thế người bệnh sẽ bị thiếu máu đến chết. Đây là căn bệnh ung thư duy nhất mà không tạo ra u.

Ba loại ung thư máu gồm bạch cầu chiếm 36%, ung thư hạch chiếm 46% và u tủy chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 18%.

Bệnh bạch cầu: Bạch cầu có chức năng chống nhiễm trùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Bệnh xảy ra khi cơ thể đã sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành làm tắc nghẽn tủy xương và ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết để xây dựng nên hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh. Khi tế bào bạch cầu tăng số lượng đột biến sẽ làm bản thân nó thiếu thức ăn và buộc phải ăn hồng cầu, gây nên hiện tượng thiếu hụt hồng cầu trong cơ thể.

Ung thư hạch: Là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật. Khi có u lympho nghĩa là cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này cũng tồn tại lâu hơn. Tình trạng quá tải này làm tổn hại hệ thống miễn dịch. Lymphoma có thể phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, máu, lá lách và các cơ quan khác.

Đa u tủy: Đây là một dạng ung thư máu của các tế bào plasma. Tế bào plasma có trong tủy xương, tạo ra các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng. Đa u tủy là do sự tụ tập số lượng lớn các tế bào plasma bất thường trong tủy xương, ảnh hưởng hệ miễn dịch.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư máu gồm: Bầm tím và chảy máu (không kiểm soát), sưng hạch bạch huyết, đau dạ dày, nhiễm trùng, đau xương khớp, giảm cân đột ngột, cực kỳ mệt mỏi.

Khi thấy da xuất hiện các vết bầm tím bất thường cần đi khám ngay. Ảnh: VnExpress.

Vì sao các nhân vật trong phim Hàn Quốc thường bị ung thư máu?

Đối với các tín đồ mê phim truyền hình Hàn Quốc thì không còn lạ lùng với hình ảnh các diễn viên chính trong phim mắc bệnh ung thư máu (máu trắng). Đã có một thời ung thư, máu trắng trở thành căn bệnh gắn liền với các bộ phim nổi tiếng của xứ sở Kim Chi như: Trái tim mùa thu, Giày thủy tinh, Nấc thang lên thiên đường, Tạm biệt tình yêu của tôi, Anh em nhà bác sĩ…

Có lẽ bộ phim gây ấn tượng mạnh nhất và lấy đi nước mắt của khán giả là Trái tim mùa thu. Bộ phim kể về một câu chuyện tình đẹp nhưng thấm đẫm nước mắt giữa hai anh em Yun Joon Suh (Song Seung Hun) và Eun Suh (Song Hye Kyo). Hai người cùng trải qua tuổi thơ tươi đẹp trong một gia đình, nhưng phải chia tay vì không phải là anh em ruột. Nhiều năm trôi qua, cả hai gặp lại nhau và nhận ra tình yêu chân thành mà mình dành cho đối phương. Tiếc thay trong lúc này, nữ chính Eun Suh phát hiện mình mắc bệnh máu trắng. Cảnh cô ra đi trên bãi biển vì căn bệnh quái ác khiến bao người xem phải rơi lệ.

Cảnh nữ chính Eun SUH phim Trái tim mùa thu ra đi vì căn bệnh máu trắng.

Lên sóng vào năm 2002, Giày thủy tinh đã tạo nên cơn sốt ở ở nhiều quốc gia châu Á. Nội dung phim xoay quanh số phận của Yoon Hee (Kim Hyun Joo) đã phải thất lạc chị gái ruột suốt 15 năm và ngày gặp lại cũng là lúc cô phát hiện mình mắc bệnh máu trắng. Thật may là cô được chị gái hiến tủy, thoát khỏi căn bệnh quái ác nhưng vị hôn thê của cô, nam chính Chul Woong (So Ji Sub) lại ra đi ngay trong hôn lễ vì tai nạn giao thông.

Yoon Hee thoát khỏi căn bệnh ung thư máu nhưng chồng chưa cưới lại ra đi trong hôn lễ. Ảnh: 2sao.

Bệnh máu trắng cũng xuất hiện trong phim Tạm biệt tình yêu của tôi (Goodbye my love). Phim kể về chuyện tình yêu oan trái giữa nàng lọ lem Yeon Joo (Kim Hee Sun đóng) và chàng hoàng tử Min Soo (Ahn Jae Wook đóng). Cả hai tình cờ quen biết nhau tại trường Đại học, nhưng vì mặc cảm xuất thân mà Yeon Joo đã nhiều lần từ chối tình cảm của Min Soo. Khi Yeon Joo hiểu rõ tình cảm của Min Soo thì cũng là lúc cô qua đời vì căn bệnh máu trắng.

Việc có nhiều bộ phim xuất hiện tình tiết nhân vật bị bệnh máu trắng đã khiến nhiều khán giả còn lầm tưởng đó là căn bệnh phổ biến ở Hàn Quốc. Tại sao bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu lại xuất hiện nhiều trong phim Hàn Quốc như vậy?

Trả lời câu hỏi này, trên VietNamNet đã đăng bài viết của nhà báo Kim Heung Sook của tờ Korea Times. Theo đó, lý do chính được ông đưa ra là các nhà viết kịch thiếu khả năng kết thúc câu chuyện của họ một cách thuyết phục hơn. Họ thường không thể tìm được cách kết thúc câu chuyện một cách logic và phải dùng tới những nhân tố bất ngờ như bệnh tật hoặc tai nạn giao thông.

Ung thư có thể được sử dụng như một giải pháp nhanh chóng, giống như thanh gươm của Alexander Đại đế, vì căn bệnh này ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống thường ngày của mọi người. Ung thư phổ biến như cảm lạnh song tàn nhẫn hơn nhiều.

Những nỗi đau do ung thư gây ra cho người bệnh và người nhà bệnh nhân có lẽ đã thúc đẩy các nhà viết kịch làm cho các nữ nhân vật chính của họ mắc ung thư để tạo ra hồi kết bi thảm.

Thêm một lý do các nhà biên kịch chọn căn bệnh ung thư máu để lấy đi cuộc sống của các nhân vật đó là bởi đây là bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u. Có lẽ, yếu tố này khiến tạo hình nhân vật dù bị ung thư thì vẫn có vẻ ngoài đẹp đến lúc chết.

Tuy nhiên, giờ đây khoa học phát triển nên nhiều bệnh nhân ung thư đã có cơ hội sống tiếp, cộng với đó là các nhà viết kịch đã sáng tạo hơn rất nhiều nên chúng ta sẽ không còn phải chứng kiến những cái chết vì ung thư đẫm nước mắt của nhân vật trên phim truyền hình nữa.

Theo chúng tôi

Vì Sao Ung Thư Tụy Nguy Hiểm?

Theo thống kê thì có khoảng 95% người mắc ung thư tuyến tụy sẽ tử vong và đa số chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Ung thư tuyến tụy là một trong những bệnh lý ung thư nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư phổi và ung thư đại trực tràng.

Tuyến tụy là cơ quan nằm rất sâu trong ổ bụng, là bộ phận không thể thiếu của cơ thể, tuyến tụy tiết ra hormone để điều hòa cơ thể và các enzyme tiêu hóa để phá vỡ thức ăn. Đa số con người sẽ không quan tâm đến tuyến tụy cho đến khi bộ phận này phát bệnh. Ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng. Có hai loại ung thư tuyến tụy gồm: Khối u ngoại tiết và khối u nội tiết.

Ung thư tuyến tụy sẽ xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy có sự tăng sinh bất thường và vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ thể, tạo thành một khối u. Các tế bào ung thư tuyến tụy có khả năng xâm lấn, di căn vào các bộ phận khác trong cơ thể. Theo thống kê, cứ 100 trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến tụy thì sẽ có từ 1 đến 2 trường hợp là khối u thần kinh nội tiết, phát sinh từ các tế bào, các khối u này ít xâm lấn hơn ung thư biểu mô tuyến tụy.

Bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh dễ chủ quan và bỏ qua giai đoạn điều trị hiệu quả nhất. Một số dấu hiệu ung thư tuyến tụy dễ bị bỏ qua hoặc nhầm với bệnh lý khác bao gồm:

Vàng da, vàng mắt: Dấu hiệu này thường dễ bị nhầm với các bệnh lý ở gan

Chướng bụng, đầy hơi: Khi các khối u tuyến tụy phát triển và chèn ép thì nó có thể gây ra các triệu chứng ở đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… Chúng thường bị nhầm lẫn với các bệnh về dạ dày, đường ruột.

Chán ăn: Khi bị ung thư tuyến tụy, người bệnh có thể bị mất cảm giác thèm ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng,… đây có thể là do khối u phát triển và gây áp lực lên các cơ quan xung quanh.

Sụt cân: Sụt cân có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tụy phổ biến nhất, do vậy nếu đột nhiên bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân thì nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

Đau nhức lưng dưới: Khi khối u phát triển không chỉ gây ra áp lực tại vùng bụng mà còn ảnh hưởng đến cả cơ lưng và xương sống của người bệnh, tạo ra các cơn đau liên tục, âm ỉ ở lưng dưới.

Đổi màu nước tiểu: Nước tiểu chuyển màu tối chính là dấu hiệu của sự mất nước, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải.

Ngứa ngáy toàn thân: Đây cũng có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu dễ bị bỏ qua. Khi chức năng tuyến tụy suy giảm, bilirubin tích tụ trong da có thể gây ngứa.

Phân đổi màu sẫm: Phân đổi màu sẫm cũng có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu, nguyên nhân là do các tế bào ung thư chặn ống mật.

Bệnh ung thư tuyến tụy là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong cao vì trong giai đoạn đầu của bệnh không có triệu chứng rõ ràng, do vậy bệnh nhân sẽ thường bỏ qua giai đoạn có cơ hội điều trị cao nhất. Mặt khác, tuyến tụy là bộ phận có rất ít các dây thần kinh nên khi xuất hiện một khối u trong tuyến tụy phát triển gây đau và các triệu chứng khác.

Bệnh ung thư tuyến tụy sẽ có nguy cơ phát triển khi tuổi càng cao, độ tuổi dễ mắc bệnh từ 71 tuổi trở lên, giai đoạn này tiên lượng bệnh cũng khá dè dặt nên bệnh sẽ trở nên nguy hiểm.

Bệnh ung thư tuyến tụy chỉ được điều trị thông qua phẫu thuật cắt bỏ thành công khi người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khi các khối u chưa di căn. Do vậy, chủ động tìm hiểu các dấu hiệu và kiến thức về căn bệnh này là rất cần thiết.

Sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng GÓI KHÁM VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ CÔNG NGHỆ CAO giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ thị sinh học phát hiện khối u sớm. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nhiều gói sàng lọc ung thư sớm.

Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,….)

Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.

Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.

Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

Với trang bị cơ sở vật chất, thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dặn. Tại Vinmec, quá trình thăm khám trở nên nhanh chóng với kết quả chính xác, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM

Vì Sao Nhiều Người Việt Nam Ung Thư?

Vì sao nhiều người Việt Nam ung thư?

Năm 2020 Việt Nam ghi nhận hơn 182.000 ca ung thư mới, hơn 122.000 người tử vong do bệnh này, các chuyên gia cho rằng già hóa dân số, ít vận động, ăn uống không hợp lý… là nguyên nhân.

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, số ca mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng, không riêng Việt Nam. Các nước phát triển như Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, số ca mắc mới và tử vong do ung thư tăng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư tại các quốc gia này lại giảm.

Hiện nay, chỉ 185 trong 204 quốc gia báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư. Năm 2020, Việt Nam ở vị trí 92/185 về tỷ suất mắc mới và vị trí 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này năm 2018 là 99/185 và 56/185, tức Việt Nam tăng 7 bậc so với trước.

Ung thư phổ biến ở nam giới Việt là ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến, chiếm khoảng 65,8% tổng các loại ung thư. Ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ biến gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan, chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư. Chung cho cả hai giới, các loại ung thư phổ biến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.

Một bệnh nhân được kiểm tra đường tiêu hóa tại Bệnh viện K. Ảnh: Hà Trần.

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam tăng nhanh, lãnh đạo Bệnh viện K cho biết ung thư là bệnh lý do nhiều yếu tố phối hợp. Nhìn chung là hai nhóm yếu tố: nhóm yếu tố thay đổi được (như hành vi lối sống, môi trường..) và nhóm yếu tố không thay đổi được (tuổi, gene…).

Già hóa dân số: Việt Nam đang đối mặt với sự già hóa dân số nói chung, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng, trung bình 73,6 tuổi. Tuổi càng cao, thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ mắc ung thư càng cao.

Dân số tăng: Dân số Việt Nam gần 97,8 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới. Dân số Việt Nam tăng lên, dẫn tới tăng số người mắc và tử vong do ung thư.

Rượu bia, thuốc lá: Các yếu tố về hành vi lối sống là hút thuốc lá – nguyên nhân của 30% các loại ung thư, gây 20 loại ung thư khác nhau và 90% nguyên nhân của ung thư phổi; lạm dụng rượu bia – nguyên nhân gây ung thư miệng, họng, gan, vú, đại trực tràng…

Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ, sử dụng các thực phẩm mốc (gạo, lạc…), thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, cá muối… gây ung thư vú, thực quản, đại trực tràng.

Ít vận động: Thói quen ít vận động là nguyên nhân ung thư vú, ung thư đại trực tràng.

Môi trường sống: Vấn đề ô nhiễm không khí và môi trường được cảnh báo là yếu tố gây ung thư.

Nhận thức người dân tốt hơn về việc chủ động khám tầm soát ung thư: Nhận thức cộng đồng về phòng chống bệnh ung thư được nâng cao, người dân quan tâm hơn đến khám sức khỏe, tầm soát sàng lọc ung thư sớm phát hiện bệnh.

Một nguyên nhân nữa chính là hệ thống ghi nhận ung thư tốt hơn. Như vậy, nhiều bệnh nhân mắc và tử vong được ghi nhận lại, dẫn tới số ghi nhận tăng. Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán ung thư ngày càng cao cũng giúp phát hiện bệnh nhiều hơn.

Sàng lọc phát hiện sớm có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư, tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm chi phí. Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị gặp nhiều khó khăn và để lại gánh nặng lớn về kinh tế.

Điều trị ung thư phối hợp nhiều phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng, dinh dưỡng, tâm lý xã hội… Việt Nam cập nhật rất nhanh các phương pháp điều trị tiên tiến, kỹ thuật mới như xạ trị VMAT, IMRT, phẫu thuật nội soi, robot, xạ phẫu Gamma Knife; ứng dụng các thuốc mới trong điều trị, hiệu quả cao.

(Nguồn: vnexpress.net)

Vì Sao Phải Tầm Soát Ung Thư Tiêu Hóa ?

Thứ bảy – 30/01/2021 09:32

“Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra”- câu nói của người xưa luôn đúng, nhất là lĩnh vực sức khoẻ.

“Bệnh từ miệng vào” nhắc nhở chúng ta phải ăn uống cẩn trọng, phải bảo vệ tốt hệ thống tiêu hoá, bởi hệ tiêu hoá ngoài chức năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn còn là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân độc hại như vi khuẩn, chất độc xâm nhập vào cơ thể. Với trọng trách nặng nề đó mà hệ tiêu hoá cần phải tầm soát, tránh nguy cơ chuyển hoá ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe, đến chất lượng cuộc sống. 

Nội soi – phương pháp hữu hiệu giúp phát hiện các tổn thương ống tiêu hóa, kết hợp sinh thiết để tầm soát ung thư. Tại BVQT Minh Anh, kỹ thuật nội soi được thực hiện dưới tác dụng liều thấp của gây mê, người bệnh sẽ không còn sợ hãi và đau khi nội soi.

Các chuyên gia y tế BV Quốc Tế Minh Anh sẽ giúp bạn  “định vị” rõ hơn những triệu chứng mà trong đời, ít nhiều bạn đã gặp một vài lần, nhưng đã vô tình lướt qua- trong khi đó lại một trong những dấu chứng của ung thư đường tiêu hoá 

Số liệu nghiên cứu

Có 10% dân số Việt nhiễm các bệnh về tiêu hóa, nhẹ thì táo bón, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, ợ hơi, trướng bụng, nặng hơn là viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, ung thư…

Có 70% người Việt bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) – đây cũng là một trong những thủ phạm chính gây các bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. 

Có hơn 80% người phát hiện bị ung thư đại tràng thì đã ở giai đoạn muộn và tỉ lệ tử vong lên tới 70%.

Các bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm

Ung thư dạ dày và Ung thư đại tràng: đang là một trong 5 bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam mà nguyên nhân hàng đầu là những người có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Trong khi những triệu chứng sớm của ung thư thường không có nhiều khác biệt với bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng thông thường như: đau âm ỉ vùng thượng vị, đầy bụng, hay ậm ạch khó tiêu, ợ chua, buồn nôn…

Xuất huyết đường tiêu hóa:  nguyên nhân là do lớp niêm mạc ở đại tràng, dạ dày bị viêm nhiễm nghiêm trọng gây nên căn bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng cấp và mạn tính. Tình trạng chảy máu kéo dài dẫn đến ổ loét ăn thủng vào động mạch khiến dạ dày và đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng hơn và chảy máu ở niêm mạc dạ dày. Không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mất máu dẫn đến tử vong.

Thủng dạ dày – đại tràng: là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày-đại tràng. Khi các vết loét xâm lấn sâu rộng  khiến cho lớp niêm mạc tại dạ dày, đại tràng ngày càng mỏng dần. Không điều trị dứt điểm, vết loét ăn mòn tạo thành lỗ thủng tại đại tràng hay trên thành dạ dày. Vết thủng sẽ kèm theo xuất huyết, gây mất máu có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị sớm.

Bệnh viện Quốc Tế Minh Anh có các chuyên gia y tế đầu ngành giúp bạn, tầm soát các bệnh về đường tiêu hoá như: 

Nội soi tiêu hóa không đau

Điều trị bệnh đau dạ dày

Điều trị viêm loét dạ dạy

Điều trị rối loạn tiêu hóa

Cắt trĩ theo phương pháp hiện đại

Điều trị ung thư dạ dày-thực quản

Điều trị ung thư đại trực tràng

Cắt polyp đại trực tràng

Phẫu thuật cắt ruột thừa

Điều trị trào ngược dạ dày-thực quản

Để được hỗ trợ tư vấn và khám tầm soát ung thư đường tiêu hóa, Quý khách vui lòng liên hệ:

Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM Điện thoại: (028) 62600818 – 62600848 Web: minhanhhospital.com.vn Fb: facebook.com/bvminhanh