Vì Sao Ung Thư Đại Tràng / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Vì Sao Ung Thư Đại Tràng Lại Đáng Sợ?

Ung thư đại tràng có thể được chẩn đoán và phát hiện rất sớm khi khối u mới xuất hiện trên niêm mạc và xâm lấn một phần xuống hạ niêm mạc. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc chẩn đoán này lại gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do đâu?

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng tại các nước như Úc, New Zealand, Bắc Mỹ, châu Âu có tỷ lệ rất cao. Trong khi ở Trung Á và Ấn độ lại thấp. Nguyên nhân là do khác biệt về chế độ ăn, môi trường và gen.

Ngoài ra yếu tố kinh tế cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh. Theo nghiên cứu những người có kinh tế kém nhất mắc ung thư đại tràng cao hơn 30% so với những người có kinh tế giàu nhất.

Các yếu tố hành vi như: ăn uống không khoa học, lười thể dục thể thao, hay uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, béo phì cũng đóng góp vào nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư đại tràng có thể xác định được trong giai đoạn sớm khi khối u mới xuất hiện ở đại tràng. Khối u có ở lớp niêm mạc và xâm lấn một phần xuống hạ niêm mạc. Phát hiện trong giai đoạn này có thể can thiệp bằng cách cắt qua nội soi đại tràng.

Giai đoạn sớm: khi khối u xâm lấn qua niêm mạc hạ, xuống tới thanh mạc (lớp bên ngoài đại tràng) thì vẫn phẫu thuật được với tỷ lệ sống cao, 90% sống trên 5 năm.

Phát hiện vị trí ung thư đại tràng phụ thuộc vào sự phát triển của khối u: khối u vẫn trong lòng đại tràng hay đã xâm lấn sang cơ quan lân cận.

Ung thư đại tràng phải có biểu hiện phân lỏng, thiếu mát, toàn thân mệt mỏi, suy nhược. U đại tràng trái thường trướng bụng, đau bụng, sôi bụng, trung tiện được thì đỡ (gọi chung là hội chứng Koeing). Phân táo có máu sẫm hoặc máu tươi phủ ngoài và có kèm nhầy. Các triệu chứng như thay đổi thói quen đại tiện (giả ỉa chảy, giả lỵ), phân nhỏ dẹt như bút chì, có máu sẫm hoặc máu tươi lẫn nhày là biểu hiện của ung thư trực tràng.

Lưu ý là triệu chứng của ung thư trực tràng rất giống với triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Do vậy, cần hết sức để ý, nếu tình trạng kéo dài 5-7 ngày không đỡ, kể cả khi đã dùng đến kháng sinh, thì người bệnh nên đi khám ngay.

Chẩn đoán ung thư đại tràng ở Việt Nam rất khó vì nhận thức của người dân về bệnh còn thấp và cũng không có điều kiện để đi thăm khám sức khỏe thường xuyên. Các cơ sở y tế được trang bị phương tiện chẩn đoán hiện đại cũng không có quá nhiều và chi phí lại đắt (hầu hết các bệnh viện tuyến huyện không có máy soi đại tràng và bác sĩ chuyên nội soi đại tràng). Các phương pháp như cắt lớp vi tính ổ bụng, chụp Xquang đại tràng lại không thể chẩn đoán bệnh sớm.

Các phương pháp dùng để xác định bệnh gồm:

Soi đại tràng: phương pháp hiệu quả nhất phát hiện khối u có kích thích vài milimet hoặc các điểm bất thường trên đại tràng như túi thừa, polyp đại tràng, viêm loét do nhiễm khuẩn…

Xét nghiệm máu có trên phân: u đại tràng thường bị hoại tử, gây chảy máu, do đó trong phân thường sẽ có hồng cầu. Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng không có nhiều tác dụng trong việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm.

Xét nghiệm dấu ấn ung thư: gồm các dấu ấn: CA 19-9, CEA. Đây là 2 dấu ấn thường dùng trong chẩn đoán ung thư đại tràng.

Xét nghiệm khác: chụp cắt lớp vi tính, Xquang ổ bụng, chụp PET, chụp cộng hưởng từ…chỉ giúp đánh giá giai đoạn bệnh chứ không có nhiều ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm.

Đối tượng dễ mắc ung thư đại tràng

Chính vì bệnh giai đoạn sớm có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác khả năng chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm lại phụ thuộc nhiều vào công nghệ nên mỗi người cần phải nâng cao kiến thức về bệnh cho mình. Đặc biệt là các nhóm đối tượng như:

– Có thành viên trong gia đình mắc ung thư đại tràng (có tính di truyền) hoặc gia đình có tiền sử ung thư đại tràng.

– Ung thư đại tràng di truyền do bất thường về gen trên nhiễm sắc thể trội, gồm 2 hội chứng: Lynch, Polyp tuyến gia đình. Đặc biệt với những gia đình có người mắc bệnh ở độ tuổi trẻ, trung bình 48 tuổi, có trường hợp mắc bệnh khi mới 20 tuổi.

– Bệnh nhân mắc viêm ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng)

– Các bệnh khác: người bị to đầu chi, bệnh nhân chiếu xạ ổ bụng, người ghép thận.

Lý Giải Vì Sao Người Việt Nam Hay Mắc Ung Thư Đại Tràng?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan với 1 triệu ca mỗi năm.

Bác N.T.M (50 tuổi) – Đống Đa, Hà Nội có chia sẻ bác bị viêm đại tràng mãn tính 5 năm nay, trong vòng 1 tháng lại đây bác đi vệ sinh hằng ngày ra phân lẫn máu tươi và chất nhầy. Sau khi được nội soi và sinh thiết tại viện K, bác mới hay tin mình bị ung thư đại tràng đã di căn. Nhớ lại, cách đây 5 năm, phát hiện bị viêm đại tràng mãn tính khi thường xuyên bị táo bón và đầy chướng bụng, sử dụng thuốc một thời gian khi hết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thì bác N cũng dừng thuốc, từ đó trở đi bác cũng không tái khám lại. Đến khi 1 tháng nay ra máu tươi bác mới hoảng hốt đi khám.

Nếu bác M kiên trì khám đều đặn và điều trị dứt điểm viêm đại tràng mãn tính theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh ung thư đại tràng sẽ được phòng ngừa hiệu quả hơn.

Vì sao người Việt Nam hay mắc ung thư đại tràng

Viêm đại tràng mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh đối diện với nguy cơ ung thư đại tràng. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, đối với bệnh nhân không chữa dứt điểm khiến bệnh kéo dài trong nhiều năm thì nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng là 20 %. Bởi khi bệnh lý kèo dài trong nhiều năm, đồng nghĩa với vị trí và mức độ lan rộng của viêm và vết loét tăng lên. Đây là nguy cơ khiến tế bào đại tràng sản sinh quá mức cần thiết, phân chia vô độ và hình thành khối u ác tính. Các tế bào ung thư này sẽ tấn công và triệt tiêu mô xung quanh. Chúng cũng có thể tách khỏi khối u và lan rộng ra hình thành khối u mới ở các bộ phận khác. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì khả năng cứu sống bệnh nhân rất ít.

Ở Việt Nam cứ 3 người thì có 1 người gặp vấn đề về đại tràng. Lý do khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có số lượng bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính đứng hàng đầu thế giới có thể kể đến:

– Chế độ sinh hoạt không điều độ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá: Theo Cục Y tế dự phòng, Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ rượu, bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ ba châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc, rượu bia là tác nhân kích thích gây tái phát và bệnh viêm đại trạng nặng lên. Bên cạnh đó do mức sống còn thấp, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thói quen ăn nhanh, sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân dẫn đến 1 đợt cấp của bệnh, sau 1 đợt cấp người bệnh rất nhạy cảm với thức ăn lạ khi tiếp xúc với thức ăn này sẽ lại khởi phát một đợt viêm mới, khiến tình trạng viêm mãn tính và dai dẳng.

– Lo âu, căng thẳng, stress : Với lối sống hiện đại và gấp gáp như hiện nay, lo âu, căng thẳng, stress sẽ khiến tình trạng viêm đại tràng nặng thêm, các triệu chứng đau bụng âm ỉ tăng lên. Kết quả nội soi cho thấy vết trợt loét loang rộng và lớn hơn. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt nếu người bệnh từ bỏ thói quen làm việc vào đêm khuya, căng thẳng, hay khi lo âu được giải tỏa, không còn stress.

– Đến khi bệnh nặng mới điều trị và điều trị không triệt để: Giai đoạn ban đầu của viêm đại tràng mãn tính thường là những đợt rối loạn tiêu hóa. Ở thời điểm này, bệnh chưa ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe, do đó rất nhiều người chủ quan coi thường và bỏ qua. Thực tế, cho thấy tại các bệnh viện lớn có rất nhiều bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính hơn 10 năm rồi mới đi khám. Hơn nữa, trong quá trình điều trị, vì cuộc sống bận rộn, nhiều bệnh nhân uống không đủ đợt, chỉ dùng thuốc kháng sinh, điều trị không triệt để, bệnh chưa khỏi hoàn toàn đã dừng thuốc. Vì vậy, bệnh sẽ tiếp tục tái phát và chuyển sang giai đoạn nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nhiều bác sỹ, chuyên gia về tiêu hóa cho rằng: Chủ quan với viêm đại tràng mãn tính chính là tiếp tay cho ung thư đại tràng tiến triển.

Điều trị dứt điểm, ngăn chặn biến chứng

Để kết quả điều trị hiệu quả hơn, người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ kết hợp với sử dụng thuốc hợp lý.

Sử dụng thuốc hợp lí: một số thuốc Tây y thường được sử dụng với bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính như: kháng sinh chống nhiễm khuẩn (berberin, biseptol, ercefuryl…), chống nấm (nystatin), chống ký sinh trùng (flagyl, klion, fugacar…), chống miễn dịch (liệu pháp corticoid)…; Giảm đau và chống co thắt (papaverin, no-spa, spasmaverine…); Chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn (smecta, antibio, bioflor, biolactyl…).

Vậy để điều trị dứt điểm, ngăn chặn biến chứng, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên điều trị dứt điểm khi có một đợt viêm đại tràng cấp và tầm soát ung thư giai đoạn sớm.

Để điều trị viêm đại tràng cấp và mạn tính, y học cổ truyền đưa ra các phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ.Một trong những sản phẩm Đông y giúp đặc trị viêm đại tràng mãn tính là Thuốc Phong liễu Tràng Vị Khang, sản phẩm được đông đảo bác sĩ, dược sĩ, bệnh nhân tin tưởng sử dụng suốt 16 năm nay.

Liên hệ:

Hotline: 1900 1756

Website: http://trangvikhang.com

Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Vì Sao Nam Giới Dễ Bị Ung Thư Trực Tràng?

Theo chúng tôi Cao Hùng Phú, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, mỗi năm trên thế giới có gần một triệu người được phát hiện bị ung thư đại trực tràng, trong đó nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ. Bệnh này xếp thứ hai trong 5 loại ung thư thường gặp nhất ở nam giới bao gồm ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, bên cạnh yếu tố cơ địa, di truyền, các bệnh lý ở đại trực tràng, ung thư đại trực tràng thường do lối sống, sinh hoạt, ăn uống. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thói quen và lối sống của đàn ông thường kém lành mạnh hơn phụ nữ, hay sa đà vào thói quen hút thuốc, uống rượu nhưng lại ít quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ. Đó là lý do nam giới có xu hướng mắc ung thư nhiều hơn nữ, đặc biệt là ung thư phổi và đại trực tràng.

Bác sĩ Phú cho biết hơn 90% người bị u hoặc ung thư đại tràng được chẩn đoán sau tuổi 50, song độ tuổi bệnh nhân đang dần trẻ hóa. Trong quá trình khám chữa bệnh, bác sĩ thường gặp nhiều trường hợp nam giới mắc bệnh lý polyp đại tràng hoặc trực tràng nhưng phát hiện trễ đã chuyển sang ung thư, thậm chí tế bào ung thư đã di căn. Ban đầu các polyp thường lành tính nhưng do tâm lý của bệnh nhân ngại đi khám đợi đến khi bệnh có triệu chứng rõ ràng thì đã ở giai đoạn muộn, khó điều trị.

Thống kê cho thấy bệnh ung thư nói chung, ung thư đại trực tràng nói riêng, ở giai đoạn đầu chưa có biểu hiện đau nếu được điều trị sớm sẽ mang lại tỷ lệ thành công trên 90%. Tuy nhiên tại Việt Nam người dân ít chủ động kiểm tra sức khỏe nên tỷ lệ bệnh cao, khi phát hiện thường ở giai đoạn nặng hơn so với người dân các nước tiên tiến. Dù vậy, hiện nay một bộ phận giới tri thức tiếp cận thông tin tốt nên đã chủ động hơn trong việc phòng ngừa và đi khám bệnh, nhờ đó bệnh được phát hiện sớm hơn, nhờ đó nâng cao tỷ lệ chữa trị thành công.

Bác sĩ Phú lưu ý, triệu chứng của ung thư trực tràng và đại tràng thường giống các bệnh đường ruột khác như trĩ, kiết. Do đó mọi người không nên chủ quan khi thấy các biểu hiện như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân có kèm theo chất nhầy, đau quặn bụng và đại tiện có mót rặn thường xuyên mà không giải thích được nguyên nhân, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, giảm cân nhanh. Khi đó nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị sớm.

Thầy thuốc ưu tú Phó Đức Mẫn, bác sĩ chuyên khoa 2 về ung bướu với hơn 40 năm điều trị ung thư trực tràng khuyên mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần để phát hiện bệnh sớm nếu có. Đặc biệt người ở độ tuổi trung niên, khi có một trong những biểu hiệu bài tiết không bình thường cần tầm soát ung thư qua xét nghiệm tìm máu trong phân, nội soi… Tình trạng chảy máu khi đại tiện ít hoặc nhiều có thể do viêm, trĩ hoặc ung thư.

Đối với bệnh nhân ung thư đại tràng, phẫu thuật là phương án điều trị đầu tiên để loại bỏ khối u. Khi tế bào ung thư di căn phải hóa trị với thuốc phù hợp với từng loại tế bào. Để phòng tránh bệnh, bác sĩ khuyên mọi người nên có thói quen ăn uống lành mạnh:

– Ăn ít thịt, nhiều đậu: Giảm lượng đạm từ động vật và tăng đạm thực vật. Giảm thịt đỏ từ heo, bò, cừu, thay bằng các loại thịt trắng từ gà, cá, hải sản. Dù sao chất béo trong thịt trắng cũng tốt hơn thịt đỏ.

– Ít muối, nhiều giấm: Không nên ăn mặn bởi đây là nguồn gốc của chứng tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch. Cần hạn chế các thức ăn muối mặn như cá khô, rau củ muối chua, các loại mắm.

– Ăn ít nhai nhiều: Không nên ăn quá no. Hãy dành 20 phút cho mỗi bữa ăn, mỗi miếng nhai 15-20 lần rồi mới nuốt. Khi nhai nhiều giúp thức ăn được nghiền kỹ, trộn đều với men tiêu hóa trong nước miếng. Như thế thức ăn khi xuống bao tử, ruột non sẽ được tiêu hóa tốt và hấp thu nhiều chất bổ dưỡng.

– Chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp tốt hơn chiên, nướng. Hạn chế dầu mỡ hoặc nướng cháy.

– Sữa và các chế phẩm từ sữa nên dùng hàng ngày.

– Tăng cường rau trái để bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa, kháng ung thư. Rau trái màu sậm có trữ lượng chất chống oxy hóa cao. Chất xơ trong rau trái giúp làm sạch đường tiêu hóa.

– Tỏi, gừng, chanh là những gia vị tốt, nên bổ sung vào thực phẩm.

– Ưu tiên chất béo lành như dầu oliu, đậu nành, hướng dương… thay chất béo từ mỡ động vật.

Vì Sao Bị Ung Thư Dạ Dày?

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nam giới và thứ hai ở nữ giới. Vì sao bị ung thư dạ dày là thắc mắc của rất nhiều người.

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh khởi phát từ sự phát triển bất thưởng dạ dày – túi cơ nằm ở phía trên bụng, ngay dưới xương sườn có nhiệm vụ nhận và tiêu hóa thức ăn. Đây là bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong của khoảng 800 nghìn người trên toàn thế giới.

Có nhiều loại ung thư dạ, trong đó phổ biến nhất là ung thư tuyến dạ dày, chiếm khoảng 95% ca mắc. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở những người trên 40 tuổi. Tần suất mắc bệnh cao nhất được ghi nhận ở độ tuổi 65 tuổi.

Tại sao bị ung thư dạ dày?

Tại sao bị ung thư dạ dày là thắc mắc của rất nhiều người đang muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Thực tế, nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chế độ ăn thiếu khoa học

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kì, những người có chế độ ăn nhiều đồ ăn hun khói, chiên nướng, thịt muối, cá muối… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. Ngoài ra, những người ăn mặn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Hút thuốc lá, uống rượu bia

Các nghiên cứu cho biết, nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở những người nghiện thuốc lá tăng khoảng 40%, thậm chí là trên 80% ở những người nghiện thuốc lá nặng. bên cạnh đó, vừa nghiện thuốc lá, vừa nghiện rượu càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thừa cân, béo phì

Nghiên cứu từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kì cho thấy họ đã tìm ra mối liên hệ giữa chứng béo phì với ung thư thực quản và ung thư dạ dày ở những người thừa cân độ tuổi 20. Theo đó, nguy cơ phát triển các dạng ung thư ở người béo phì sẽ cao hơn khoảng 60 – 80% so với những người duy trì cân nặng bình thường trong suốt cuộc đời của họ.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh, đột biến gen gây ung thư

Ung thư dạ dày không di truyền nhưng các đột biến gen có khả năng gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người có bố mẹ, anh/ chị em mắc ung thư dạ dày cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích.

Để thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư dạ dày – thực quản với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất, chi phí trọn gói, tiết kiệm giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày, ung thư thực quản.