Vì Sao Bị Ung Thư Não / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Vì Sao Bị Ung Thư Dạ Dày?

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nam giới và thứ hai ở nữ giới. Vì sao bị ung thư dạ dày là thắc mắc của rất nhiều người.

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh khởi phát từ sự phát triển bất thưởng dạ dày – túi cơ nằm ở phía trên bụng, ngay dưới xương sườn có nhiệm vụ nhận và tiêu hóa thức ăn. Đây là bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong của khoảng 800 nghìn người trên toàn thế giới.

Có nhiều loại ung thư dạ, trong đó phổ biến nhất là ung thư tuyến dạ dày, chiếm khoảng 95% ca mắc. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở những người trên 40 tuổi. Tần suất mắc bệnh cao nhất được ghi nhận ở độ tuổi 65 tuổi.

Tại sao bị ung thư dạ dày?

Tại sao bị ung thư dạ dày là thắc mắc của rất nhiều người đang muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Thực tế, nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chế độ ăn thiếu khoa học

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kì, những người có chế độ ăn nhiều đồ ăn hun khói, chiên nướng, thịt muối, cá muối… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. Ngoài ra, những người ăn mặn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Hút thuốc lá, uống rượu bia

Các nghiên cứu cho biết, nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở những người nghiện thuốc lá tăng khoảng 40%, thậm chí là trên 80% ở những người nghiện thuốc lá nặng. bên cạnh đó, vừa nghiện thuốc lá, vừa nghiện rượu càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thừa cân, béo phì

Nghiên cứu từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kì cho thấy họ đã tìm ra mối liên hệ giữa chứng béo phì với ung thư thực quản và ung thư dạ dày ở những người thừa cân độ tuổi 20. Theo đó, nguy cơ phát triển các dạng ung thư ở người béo phì sẽ cao hơn khoảng 60 – 80% so với những người duy trì cân nặng bình thường trong suốt cuộc đời của họ.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh, đột biến gen gây ung thư

Ung thư dạ dày không di truyền nhưng các đột biến gen có khả năng gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người có bố mẹ, anh/ chị em mắc ung thư dạ dày cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích.

Để thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư dạ dày – thực quản với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất, chi phí trọn gói, tiết kiệm giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày, ung thư thực quản.

Vì Sao Bạn Bị Ung Thư Thanh Quản?

Nói về tác hại của thuốc lá đối với cơ thể, chắn hẳn nhiều người còn khá “nằm lòng” và ý thức rõ ràng. Tuy nhiên, việc tránh xa hoặc nói không với nó có lẽ không phải ai cũng làm được.

Thường xuyên la hét, “lười” bảo vệ thanh quản

Trân trọng giọng nói của bản thân là cách tốt nhất để bảo vệ thanh quản của bạn. Việc thường xuyên la hét quá nhiều, nói to, quát tháo với cường độ âm thanh lớn cũng có thể là một nguyên nhân khiến thanh quản phải hoạt động nhiều và khiến chúng bị tổn thương.

Ngoài ra, thói quen đi đường, nhất là ở những khu vực ô nhiễm không khí mà không có đeo khẩu trang bảo vệ sẽ khiến cho thanh quản dễ bị ảnh hưởng và gây bệnh. Vì thế, để bảo vệ giọng nói, các chuyên gia khuyên bạn không nên nói quá nhiều, nói với mức độ vừa phải, độ lớn đủ nghe, khi ra ngoài đường, nên đeo khẩu trang, chắn gió để tránh bị ảnh hưởng đến thanh quản.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bỏ uống rượu có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư thanh quản trong khoảng thời gian 5- 10 năm, nếu sau thời gian này, nguy cơ từ từ tiếp tục giảm thêm 20 đến 30 năm.

Không giữ đủ ấm

Việc thường xuyên giữ ấm cho thanh quản sẽ khiến thanh quản chuẩn bị cho những lúc làm việc, hạn chế những nguy cơ căng thẳng và tổn thương. Nhưng ngược lại, nếu không giữ ấm cho thanh quản, đây sẽ là nguyên nhân khiến thanh quản tổn thương, gây ung thư. Nghiên cứu chỉ ra, ngồi trong môi trường máy lạnh, điều hòa chính là tác nhân gây cơ thể bạn thiếu nước, cộng với việc bạn lười uống nước, sẽ khiến cổ họng bị khô. Lâu ngày sẽ có cảm giác đau, rát họng và dẫn đến ung thư thanh quản.

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ thể cần có thể làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản. Điều này có thể do thiếu vitamin và khoáng chất. Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn, hãy ăn nhiều rau quả để giúp làm giảm nguy cơ ung thư thanh quản. Vitamin và các khoáng chất khác trong thực phẩm tươi sống có thể giúp ngăn chặn thiệt hại cho niêm mạc thanh quản.

Theo Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Vì Sao Không Hút Thuốc Bị Ung Thư Phổi?

Thuốc lá được coi là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Tuy nhiên, bệnh xảy ra với cả những người không bao giờ hút thuốc. Vậy, vì sao không hút thuốc bị ung thư phổi?

Vì sao không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính đường hô hấp rất nguy hiểm bắt đầu từ phổi, cơ quan nằm bên trong lồng ngực được bao bọc bởi các xương sườn. Đây là bệnh phổ biến và gây tử vong cao trên toàn thế giới. Với tốc độ tăng như hiện tại, ước tính số lượng nam giới và nữ giới tại Việt Nam sẽ lần lượt đạt khoảng gần 45 nghìn ca và gần 20 nghìn ca, gấp khoảng 2 – 2,5 lần so với thời điểm năm 2010.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi bao gồm:

Randon là khí phóng xạ tự nhiên tồn tại do sự phân hủy của urani trong đất đá. Tại Mỹ, randon là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ở cả những người bình thường và cả người không hút thuốc lá.

Randon có thể tồn tại ở ngoài trời và trong nhà, tuy nhiên lượng phóng xạ trong nhà tập trung nhiều hơn. Chỉ cần hít phải một lượng rất nhỏ là bạn đã có nguy cơ mắc ung thư phổi. Randon xuất hiện ở nhà qua các vết nứt nền, móng, tường và qua các lỗ hở xung quanh thùng chứa nước, thoát nước.

Để hạn chế nguy cơ này, bạn cần kiểm tra thường xuyên nồng độ khí randon trong gia đình, thiết kế không gian thoáng, thường xuyên mở cửa sổ…

Những người tiếp xúc nhiều với amiang có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn rất nhiều so với những người bình thường. Đây là thứ bụi vô cơ có nhiều ở những nơi sản xuất, khai thác mỏ, thi công công trình kiến trúc có sử dụng vật liệu bằng amiang (như tấm lợp fibro).

Để hạn chế tiếp xúc khí độc hại này, cần chú ý trang bị các thiết bị bảo hộ cần thiết trong môi trường có khả năng tiếp xúc với aminag.

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ngoài trời làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Một nghiên cứu tại Mỹ đã xác định có khoảng 5% bệnh nhân ung thư phổi chết bắt nguồn từ nguyên nhân này.

Uống nước nhiễm asen

Nguồn nước uống hàng ngày mà chúng ta sử dụng để ăn uống, sinh hoạt nếu không đảm bảo cũng có nguy cơ gây bệnh. Nước uống nhiễm asen là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Những người từng điều trị xạ trị vùng ngực có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân này được tìm thấy ở những phụ nữ điều trị xạ trị sau cắt bỏ vú do ung thư…

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Những người có bố mẹ, anh/ chị, em mắc ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường, đặc biệt là khi chẩn đoán bệnh ở độ tuổi còn trẻ. Nguyên nhân có thể do thường hưởng yếu tố gen đột biến gây ung thư.

Vì Sao Con Người Ít Bị Ung Thư Tim?

Bạn đã nghe nói nhiều tới ung thư phổi, ung thư gan, ung thư đại tràng…, nhưng hầu như chưa bao giờ thấy ai mắc ung thư tim. Đây là một thực tế thú vị đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và lý giải.

Tim an toàn vì tế bào ít phân chia

Chia sẻ trên trang Mayoclinic của Mỹ, tiến sỹ (TS) y khoa Timothy Moynihan cho biết, ung thư tim là ung thư phát sinh trong tim. Các khối u ác tính chiếm khoảng 10%, hay gặp nhất là sarcoma – loại ung thư có nguồn gốc ở các mô mềm. Ung thư tim rất hiếm. Kết quả của 12.000 trường hợp khám nghiệm tử thi ở Mỹ chỉ xác định 7 trường hợp có khối u tim. Tại Mayo Clinic – một trung tâm y học lớn của Mỹ – trung bình chỉ có một trường hợp ung thư tim được phát hiện mỗi năm.

Trên trang Scientificamerican, TS Alex Aller – khoa Điều trị ung thư không phẫu thuật, Viện Nghiên cứu miền Nam nước Mỹ – giải thích: Mọi tế bào trên cơ thể đều có tiềm năng trở thành ác tính, vì thế ung thư có thể tác động tới tim. Ung thư xuất hiện từ đột biến trong DNA và thường một tế bào ung thư trải qua nhiều đột biến trước khi trở thành ung thư xâm lấn nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết các đột biến xảy ra khi tế bào phân chia và tạo ra bản sao DNA, chuyển đột biến vào các tế bào con.

Trong khi đó, các tế bào tim chỉ làm nhiệm vụ chính là bơm máu mà không sao chép để tạo các tế bào tim mới, trừ khi có một số tế bào cũ bị tổn thương. Điều này nghĩa là có rất ít cơ hội xảy ra đột biến và truyền lại cho tế bào con.

Điện tâm đồ là một trong các phương pháp chẩn đoán ung thư tim. Ảnh: Telegram

Để hiểu rõ hơn, bạn thử nghĩ tới các loại ung thư hay gặp như ung thư vú, đại tràng, da… Hầu hết tế bào ở các nhóm mô này đều tự sao chép mọi lúc. Mô ngực liên tục bị tác động bởi hoócmôn và lớn lên hay co lại. Niêm mạc đại tràng cũng liên tục bị bong và thay thế. Điều tương tự xảy ra với da. Mặt khác, tế bào da và đại tràng còn thường xuyên tiếp xúc với các nhân tố gây ra đột biến như tia tử ngoại và chất gây ung thư trong thực phẩm. Ngược lại, tim chỉ tiếp xúc với máu. Điều này cộng với thực tế các tế bào tim ít tự sao chép là lý do ung thư tim rất hiếm gặp.

Trao đổi với Tạp chí Medical Daily, bác sỹ Mitchell Gaynor – phó giáo sư tại Trường y Weill Cornell (Mỹ) – cho biết rất hiếm thấy khối u nguyên phát ở tim mà thường là các khối u thứ phát di căn đến tim, phổ biến nhất là từ phổi, thực quản, cũng có thể từ gan và dạ dày. Lý do nằm ở bộ gene của chúng ta. Chính sự biến đổi không ngừng của gene trong suốt cuộc đời mỗi người có thể gây ung thư. Sự biến đổi này chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như môi trường, thực phẩm.

“Rất nhiều độc tố được tìm thấy trong mô vú bởi tại đó có nhiều tế bào mỡ. Một số nơi tập trung nhiều mỡ khác cũng được phát hiện chứa chất độc” – Gaynor giải thích.

Theo Gaynor, không có nhiều mô mỡ ở tim. Tim được bao bọc trong một màng được gọi là màng ngoài tim, có khả năng ngăn ung thư xâm lấn cơ tim. Vì vậy, dù bệnh ung thư có thể xảy ra bất cứ nơi nào có tế bào nhưng trái tim hầu như vẫn được miễn dịch.

Theo Johns Hopkins Medicine, vì hiếm gặp và có các triệu chứng khá giống với nhiều bệnh tim khác, ung thư tim thường khó chẩn đoán. Những người có nhịp tim bất thường hay các dấu hiệu suy tim không rõ nguyên nhân có thể được chẩn đoán là u tim sau khi đánh giá đầy đủ tiền sử gia đình, triệu chứng và làm xét nghiệm. Những người đang mắc ung thư ở bộ phận khác đồng thời có triệu chứng bệnh tim cũng cần được sàng lọc ung thư tim.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân có u tim, bác sỹ có thể thực hiện một vài trong các biện pháp sau để xác định: Xét nghiệm máu, chụp X – quang ngực, siêu âm tim, điện tâm đồ, thông tim, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, chụp mạch vành. Ung thư tim có thể gây ra những vấn đề như: Tắc nghẽn lưu lượng máu qua tim, tăng cứng cơ tim (tim xơ), gây hư hại các van tim.

Các khối u lành tính ở tim có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật; nhưng nếu đó là khối u ác tính thì cần xạ trị hoặc hóa trị vì chúng không thể bị loại bỏ bằng phẫu thuật. Đôi khi người ta tiêm thuốc vào vùng màng ngoài tim để làm chậm sự phát triển của khối u. Khả năng hồi phục khá hiếm.