Về Ung Thư Lưỡi / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Nhận Biết Về Ung Thư Lưỡi

Lưỡi là cơ quan vị giác nằm ở khoang miệng của chúng ta. Do vậy, khi lưỡi bị tổn thương và dẫn đến ung thư, các cơ quan gần đó cũng dễ dàng bị tế bào ung thư tấn công. Nam giới thường là đối tượng mắc bệnh ung thư lưỡi nhiều hơn và bệnh tập trung ở người từ 60 tuổi trở lên.

1.Nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn đầu:

Giai đoạn đầu bệnh thường có những biểu hiện rất dễ bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như dị vật gì đó cắm vào lưỡi nhưng lại qua nhanh tình trạng này. Một số trường hợp khác, lưỡi bị phồng lên và màu sắc cũng thay đổi. Bệnh nhân còn thấy xuất hiện màu trắng ở niêm mạc lưới, lưỡi bị xơ hóa hoặc có vết loét nhỏ. Các triệu chứng này dễ bị nhầm với bệnh nhiệt miệng hoặc viêm lợi nên nhiều người không nghi ngờ gì dẫn đến bệnh ngày càng nghiêm trọng.

2.Nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn muộn:

Khi đến giai đoạn phát bệnh, những triệu chứng xuất hiện rất rõ ràng và dễ nhận biết như:

– Bị đau ở lưỡi rất nhiều khi ăn uống

– Khi nói sẽ thấy rất khó khăn và gây nên những cơn đau

– Sốt do nhiễm trùng, không ăn được hoặc chán ăn

– Cơ thể gầy yếu, giảm cânnhanh

– Cơn đau tăng lên khi nhai hoặc khi ăn đồ cay nóng

– Cơn đau lan lên tai

– Tiết nước bọt tăng lên

– Nhổ nước bọt ra máu

– Hơi thở hôi thối

– Có ổ loét ở lưỡi và dễ chảy máu, có mủ

– Lưỡi bị hạn chế di động hoặc không di động được…

Nguyên nhân

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm: yếu tố về vật lý, yếu tố về hóa học và yếu tố về sinh vật.

Bắt nguồn từ những tổn thương ở răng, những ma sát của lưỡi gây lở loét không thể hồi phục, vệ sinh răng miệng kém, viêm nhiễm mãn tính ở vùng khoang miệng… Bên cạnh đó, nếu lưỡi có những u cục hoặc do ảnh hưởng từ tia xạ do bệnh nhân từng điều trị bệnh khác thì cũng góp phần tăng khả năng mắc bệnh này.

2.Nguyên nhân gây ung thư lưỡi do yếu tố hóa học:

Những thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu là những yếu tố hóa học gây hại cho lưỡi. Bản chất của rượu bia không gây nên bệnh ung thư nhưng men rượu là chất kích thích ung thư phát triển. Vì thế, nam giới thường bị bệnh ung thư ở lưỡi nhiều hơn nữ là như vậy.

3.Nguyên nhân gây ung thư lưỡi do yếu tố sinh vật:

Các virus tấn công vào niêm mạc lưỡi còn xuất phát từ việc ăn uống không hợp lý: ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ… sẽ làm quá trình trao đổi chất gặp khó khăn. Mặt khác, bệnh nhân có thể do nhiễm phải virus gây u nhú ở người như HPV sẽ gây nên tình trạng hủy hoại cấu trúc tế bào lưỡi và dẫn đến ung thư

Điều trị như thế nào?

Phẫu thuật ung thư lưỡi sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi của người bệnh, phụ thuộc vào kích thước khối u và vị trí mà khối u phát triển. Sau đó, xạ trị sẽ được dùng kết hợp nhằm tăng cường hiệu quả, ngăn chặn ung thư tái phát. Hạn chế của phương pháp điều trị này là gây tác dụng phụ cho bệnh nhân, làm người bệnh mất vị giác ở lưỡi và nôn ói, không ăn được hoặc phải ăn bằng ống dẫn…

Một khi để ung thư di căn sang những cơ quang như phổi, tim, gan… hóa chất được dùng để tiêu diệt tế bào ung thư nhưng phạm vi tác dụng lại ở trên toàn bộ cơ thể người bệnh. Vì thế, bệnh nhân phải chịu các tác dụng phụ do nhiều tế bào khỏe mạnh bị tổn thương, sức đề kháng suy giảm, mệt mỏi…

Rating: 0.0/ 5 (0 votes cast)

Bạn Biết Gì Về Bệnh Ung Thư Lưỡi?

Ung thư lưỡi là một loại ung thư miệng rất nguy hiểm, nhưng có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi có thể giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư miệng nguy hiểm và phổ biến nhất. Nếu ung thư phát triển ở bắt đầu từ hai phần ba của lưỡi, nó được xác định là một loại ung thư miệng, nhưng nếu nó được hình thành từ cổ họng trở về sau thì được phân loại là ung thư hầu họng. Nam giới có nhiều khả năng bị ung thư miệng hơn phụ nữ.

Ung thư lưỡi có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu nó được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Vậy làm thế nào để phát hiện ung thư lưỡi sớm?

Các triệu chứng cảnh báo ung thư lưỡi

Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư lưỡi là bị lạnh hoặc đau miệng dai dẳng. Các triệu chứng khác bao gồm:

– Đau ở xương hàm hoặc lưỡi lâu không khỏi – Hình thành của một khối hoặc vùng da bên trong miệng dày lên – Xuất hiện mảng da màu đỏ hoặc trắng trên amiđan, lợi, niêm mạc miệng hoặc lưỡi – Đau họng hoặc cảm giác có vật mắc kẹt trong cổ họng – Gặp khó khăn trong khi nhai hoặc nuốt – Gặp khó khăn trong việc di chuyển lưỡi hoặc hàm – Tê dai dẳng trong miệng – Chảy máu lưỡi – Đau tai

Nguyên nhân nào gây ung thư lưỡi?

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ung thư lưỡi vẫn còn chưa biết, nhưng một số yếu tố được xem là nguy cơ gây bệnh. Trong đó, lây nhiễm virus HPV qua đường tình dục là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất tại các nước phương Tây. Ngoài ra, lạm dụng rượu và hút thuốc lá nhiều cũng là những yếu tố nguy cơ quan trọng khác. Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao hơn là nam giới trên 40 tuổi.

Chẩn đoán ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi thường được chẩn đoán qua sinh thiết. Đây là một thủ tục đơn giản, trong đó một mẫu tế bào lưỡi được chụp và quan sát dưới kính hiển vi để xem có chứa tế bào ung thư không. Sau khi chẩn đoán ung thư, các xét nghiệm khác như chụp CT, MRI có thể được sử dụng để xác định mức độ lây lan của ung thư (gọi là giai đoạn).

Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi 1. Phẫu thuật

Nếu khối u nhỏ, phương pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật loại bỏ khối u. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và nuốt của bệnh nhân.

2. Tia xạ

Nếu khối u có kích thước lớn hơn, xạ trị sẽ hỗ trợ phẫu thuật. Ngoài các khối u trên mặt lưỡi, các hạch bạch huyết ở 2 bên cổ cũng sẽ được loại bỏ để đảm bảo ung thư không tái phát. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chiếu xạ nhằm loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại.

3. Hóa trị

Hóa trị rất cần thiết trong trường hợp ung thư lưỡi đã di căn đến các hạch bạch huyết lân cận ở cổ. Hóa trị thường được thực hiện cùng với xạ trị để có được kết quả tốt nhất.

4. Điều trị nhắm mục tiêu

Phương pháp này thường kết hợp với xạ trị để mang lại kết quả tốt nhất. Để tìm hiểu thêm về bệnh ung thư lưỡi, hoặc đặt lịch tư vấn và điều trị với đội ngũ bác sĩ Singapore, bạn vui lòng liên hệ 0902 223 864 để được hỗ trợ.

Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư Lưỡi Giai Đoạn Đầu

1. Ung thư lưỡi là gì?

Giống như các loại ung thư khác, ung thư lưỡi xảy ra khi các tế bào phân chia ra khỏi tầm kiểm soát và phát triển, tạo thành khối u.

Có hai loại ung thư lưỡi. Một loại được gọi là ung thư lưỡi miệng vì nó ảnh hưởng đến phần có thể bám lấy. Loại khác xảy ra ở phần cuối lưỡi – phần kết nối lưỡi với cổ họng. Loại này thường được chẩn đoán sau khi đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ.

Ung thư lưỡi là ít phổ biến hơn các loại ung thư khác. Hầu hết bệnh được chẩn đoán ở người cao tuổi, hiếm gặp ở trẻ em.

Ung thư lưỡi được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn toàn phát và giai đoạn cuối.

2. Nguyên nhân gây ung thư lưỡi giai đoạn đầu

Ung thư lưỡi thường gặp ở những người có độ tuổi ngoài 50, tuy nhiên hiện nay độ tuổi ung thư lưỡi cũng đang dần trẻ hóa. Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân của ung thư lưỡi. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là nguy cơ của ung thư lưỡi như sau::

– Hút thuốc lá: Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư trong đó có ung thư lưỡi, đây là lý do ung thư lưỡi chủ yếu gặp ở nam giới, những người thường xuyên hút thuốc.

– Sử dụng rượu bia thuốc kích thích: Theo thống kê có đến 80% các trường hợp mắc bệnh ung thư lưỡi có thói quen sử dụng rượu bia.

– Do vi rút: Trong các loại vi rút HPV thì có 1 loại có khả năng gây nên bệnh ung thư lưỡi. Do vậy bạn nên tiêm phòng HPV để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

– Chế độ ăn uống không phù hợp: Theo nghiên cứu những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học trong thời gian dài, không bổ sung đầy đủ chất xơ và các vitamin như A, D, E… cũng có nguy cơ bị ung thư lưỡi.

3. Biểu hiện của ung thư lưỡi giai đoạn đầu Xuất hiện các mảng trắng ở lưỡi

Đây là dấu hiệu phổ biến của ung thư lưỡi giai đoạn đầu nhưng thường dễ bị bỏ qua nhất. Tình trạng này sẽ gây khó chịu cho bệnh nhân nhất là khi ăn uống. Ngoài ra vùng lưỡi cũng dễ bị tổn thương hơn, dễ chảy máu.

Đau lưỡi

Nếu bạn đột nhiên bị đau lưỡi không rõ nguyên nhân, có các triệu chứng tương tự như bị nhiệt miệng nhưng kéo dài và không khỏi thì cần đề phòng và đi kiểm tra ngay vì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi giai đoạn đầu.

Lở loét vùng lưỡi

Bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn đầu cũng có thể gặp phải tình trạng lở loét vùng lưỡi khiến cho việc ăn uống khó khăn.

Đau họng

Ung thư lưỡi cũng gây ra tình trạng đau họng tuy nhiên dễ nhầm lẫn với bệnh lý đường hô hấp. Nếu bạn bị đau họng quá dai dẳng lâu ngày không khỏi thì cũng cần đề phòng bệnh ung thư lưỡi.

Ngoài các biểu hiện trên thì bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu còn có 1 số biểu hiện như thay đổi giọng nói, đau tai, tê đầu lưỡi hôi miệng mà bạn cần chú ý để đi kiểm tra sớm.

4. Phương pháp chẩn đoán

Ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường được chẩn đoán qua sinh thiết. Đây là một thủ tục đơn giản, trong đó một mẫu tế bào lưỡi được chụp và quan sát dưới kính hiển vi để xem có chứa tế bào ung thư không. Sau khi chẩn đoán ung thư, các xét nghiệm khác như chụp CT, MRI có thể được sử dụng để xác định mức độ lây lan của ung thư (gọi là giai đoạn).

5. Cách điều trị ung thư lưỡi giai đoạn đầu

Ung thư lưỡi nguy hiểm tuy nhiên khi phát hiện bệnh sớm, bệnh mới ở giai đoạn đầu thì cơ hội điều trị cao hơn. Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi giai đoạn đầu bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị… Tuy nhiên thực tế còn tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định thích hợp nhất.

– Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp thường được áp dụng khi ung thư ở giai đoạn sớm được coi là giải pháp điều trị triệt để ung thư lưỡi và có thể được kết hợp với xạ trị hoặc hóa trị.

– Xạ trị: Là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể sử dụng đơn thuần ở giai đoạn muộn hoặc sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt nốt những tế bào ung thư còn lại hoặc xạ trị triệt căn ở giai đoạn sớm của bệnh.

– Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng hóa chất để điều trị ung thư có thể dùng đường toàn thân hoặc thông qua động mạch lưỡi. Phương pháp hóa trị thường được sử dụng sau phẫu thuật hoặc sử dụng trước phẫu thuật để làm giảm thể tích khối u.

6. Ung thư lưỡi có lây không?

Hiện nay nhiều người vẫn nghĩ bệnh ung thư lưỡi lây. Lý do vì sợ một khi ung thư đã di căn thì khối u đã ăn sang các bộ phận khác, ai tiếp xúc gần sẽ bị lây truyền bệnh. Tuy nhiên, bệnh ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng hoàn toàn không lây qua đường tiếp xúc, dù là ung thư đường hô hấp. Vì thế, bệnh được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm.

Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh thì những thành viên khác có nguy cơ ung thư lưỡi cao hơn người bình thường. Lý do là bởi đột biến gen di truyền trong gia đình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Bệnh Ung Thư Lưỡi

Ung thư lưỡi trước đây là một căn bệnh hiếm gặp, tuy nhiên với thói quen sống kém lành mạnh và một số yếu tố khác thì hiện nay, ung thư lưỡi đang trở thành một mối đe dọa đối với rất nhiều người.

Ung thư lưỡi là gì, các triệu chứng của bệnh như thế nào, cách điều trị ra sao… luôn là những vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm và muốn tìm hiểu. Nếu bạn đã và đang có nhu cầu tìm lời giải đáp chính xác cho những câu hỏi này, hãy tham khảo ngay bài viết sau.

1. Ung thư lưỡi là gì, bắt nguồn từ đâu?

Ung thư lưỡi là tình trạng bệnh lý các tế bào ung thư phát triển quá mức, mất kiểm soát ở lưỡi. Đây là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm được Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ xếp thứ 6 trong số các bệnh ung thư hiện nay.

Ung thư lưỡi có thể được phân chia ở 2 nhóm: ung thư khoang miệng hoặc ung thư họng miệng. Trong đó, nếu ung thư bắt đầu ở phần lưỡi mà chúng ta thấy và có thể di chuyển được gọi là ung thư khoang miệng.

Ngược lại, nếu tế bào ung thư phát triển ở khu vực sâu hơn, tức vị trí đáy của lưỡi hay còn gọi là gốc lưỡi thì được gọi là ung thư họng miệng. Phần lưỡi này gắn chặt với các mô và không thể di chuyển tự do. Nó ở sâu trong cổ họng, bởi vậy chúng ta không thể nhìn thấy hay quan sát được.

Tương tự như các bệnh ung thư khác, ung thư lưỡi được phân loại dựa theo loại mô kỳ đầu tức nơi mà nó bắt nguồn. Trong đó có các tế bào vảy như tế bào dài, phẳng, bề mặt bao phủ mặt lưỡi.

Ung thư phát sinh từ mô tế bào vảy được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Phần lớn các ca bệnh ung thư lưỡi được phát hiện chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào vảy. Tuy nhiên, vẫn có những loại ung thư lưỡi khác, nhưng tỷ lệ của chúng thường khá thấp và hiếm gặp. Chúng được đặt tên theo loại mô hoặc cấu trúc bắt đầu.

Một số người có thói quen ăn uống không lành mạnh, nhiễm virus HPV, yếu tố di truyền…đều có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao hơn những người khác.

2. Lưỡi có mảng đỏ hoặc trắng có phải dấu hiệu ung thư lưỡi không?

– Đúng

Thực tế cho thấy, không ít người mắc ung thư lưỡi nhưng lại cho rằng đó chỉ là triệu chứng của đau răng, đau miệng hay nhiệt miệng. Thường gặp nhất là sự biến đổi màu sắc của lưỡi. Các dấu hiệu nguy hiểm nếu không được phát hiện nhanh chóng kịp thời, ung thư lưỡi sẽ phát triển nặng và khó điều trị hơn rất nhiều.

Hiện tượng lưỡi có mảng đỏ hoặc trắng bất thường là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh ung thư lưỡi. Đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đều gặp dấu hiệu này.

Ngoài ra một số dấu hiệu khác có thể gặp trên người bệnh như:

– Gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc nói

– Có cảm giác vướng víu như có vật nào đó trong cổ họng của bạn

– Viêm họng

– Có cảm giác tê trong miệng

– Lưỡi chảy máu nhưng không rõ nguyên nhân

– Đau tai (hiếm gặp)

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu trên cũng như không giải thích được tại sao chúng lại xuất hiện bạn nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán sớm. Đừng quên, khám nha khoa, hàm mặt định kỳ 6 tháng /lần. Vì các bác sĩ là người có khả năng phát hiện những bất thường ở miệng, lưỡi hay vòm họng của bạn.

3. Tôi có thể bị ung thư lưỡi do nhiễm virus HPV không?

Thực tế là có. Chúng ta đều biết rằng ung thư là do các tế bào phát triển bất thường với tốc độ lớn hình thành nên. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi. Trong đó bao gồm:

– Thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích

– Nhiễm trùng papillomavirus ở người do quan hệ tình dục (HPV), bao gồm tình dục qua đường miệng.

– Giới tính. Thông thường nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới

– Tuổi tác

– Một số dạng di truyền của thiếu máu

– Một tình trạng đặc biệt do cấy ghép tế bào gốc

4. Có phải cứ nhiễm HPV là sẽ bị ung thư?

– Chưa chính xác

Nhiễm trùng Papillomavirus ở người hay còn được gọi là HPV. Đây là loại virus phát triển và sinh sôi ở những người bị ung thư cổ tử cung hay ung thư lưỡi và amidan. Con đường lây lan của chúng là qua quan hệ tình dục bao gồm qua quan hệ tình dục bằng miệng.

Thông thường, ung thư lưỡi khá hiếm gặp ở những người dưới 55 tuổi. Tuy nhiên, tình hình này đang dần thay đổi. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã cảnh báo về vấn đề gia tăng số lượng người mắc ung thư ung thư họng miệng, ung thư lưỡi ở người trẻ tuổi do virus HPV gây nên đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, nhiễm trùng HPV không phải lúc nào cũng trở thành ung thư. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Để phòng nguy cơ nhiễm virus HPV, cần tiêm phòng vắc Xin HPV trước khi có hoạt động quan hệ tình dục. Khoa học hiện nay vẫn chưa chứng minh được việc tiêm vắc-xin HPV có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư lưỡi và cổ họng. Nhưng nhiều người vẫn tin rằng nó vẫn có tác dụng nào đó phòng ngừa.

5. Tôi có thể phát hiện ung thư lưỡi bằng cách nào?

– Tầm soát thường xuyên, đi khám tại bệnh viện

Tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện 1 hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Có thể, họ sẽ dụng ống soi thanh quản sợi quang để đưa sâu vào khoang miệng nhằm kiểm tra các hạch bạch huyết ở khu vực này. Nhờ công nghệ này, bác sĩ có thể kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường ở lưỡi, đặc biệt là phần gốc lưỡi mà mắt thường không thể nhì thấy hay quan sát bên ngoài được.

Hoặc bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà (cách này không hoàn toàn hiệu quả vì đa số các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu đều hiếm có biểu hiện ra bên ngoài).

6. Tôi có thể sống sót nếu như mắc ung thư lưỡi không?

– Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh và kết quả sau điều trị

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư lưỡi phổ biến. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả điều trị bệnh tối ưu, các bác sĩ thường kết hợp chúng với nhau.

Đối với những người bệnh ở giai đoạn đầu, chỉ cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Trong khi, những người bị ung thư lưỡi giai đoạn nặng hơn cần kết hợp 2 hoặc 3 loại.

Ba loại điều trị ung thư lưỡi bao gồm:

– Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp này giúp loại bỏ khối u ung thư cũng như phần mô xung quanh

– Xạ trị: Đây là cách sử dụng nguyên tố phóng xạ có năng lượng cao nhằm loại bỏ và tiêu diệt tế bào ung thư vẫn còn sót lại sau phẫu thuật

– Hóa trị: Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các loại thuốc diệt các tế bào và mô ung thư để ngăn chặn sự phát triển, cũng như sinh sôi của chúng.

Với những thông tin hữu ích và chi tiết được cung cấp trong bài viết trên chắc hẳn bạn đã tự mình giải đáp được những câu hỏi về ung thư lưỡi rồi phải không? Ung thư lưỡi tuy là căn bệnh nguy hiểm và có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng nếu biết cách phòng ngừa, nguy cơ mắc bệnh có thể giảm đáng kể.