Vaccin Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Vaccin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Cho tôi hỏi ngoài vaccin Gardasil có loại vaccin nào ngừa ung thư cổ tử cung dùng cho phụ nữ trên 26 tuổi khộng bán ở đâu, giá như thế nao? Xin cảm ơn!

Đây là loại vắc-xin tái tổ hợp phòng ung thư cổ tử cung có dạng bào chế dung dịch tiêm bắp, số đăng ký QLVX-H07-09, do Cty Merk&co.,inC (Wesst Point, PA 19486 USA) sản xuất.

Tại buổi họp báo tổ chức tại TPHCM vào 21/9, Cty MSD Việt Nam cho biết Bộ Y tế vừa cấp phép lưu hành vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (UTCTC) có tên Gardasil tại Việt Nam. Đây là vắc xin UTCTC đầu tiên trên thế giới đã có mặt tại nước ta.

Theo bà Kha Mỹ Linh- Tổng GĐ và Trưởng đại diện Cty MSD Việt Nam, vắc xin trên được chỉ định cho đối tượng là nữ từ 26 tuổi trở xuống. Vắc xin này tiêm định kỳ 3 liều trong thời gian 1 năm và có khả năng phòng ngừa UTCTC trong vòng 30 năm.

Hiện vắc xin trên đã được đưa vào sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện phụ sản, Trung tâm Y tế dự phòng ở Hà Nội và Viện Pasteur TPHCM. Một liều có giá 100USD.

Theo bà Linh, Cty đã thử nghiệm lâm sàng vắc xin này trên 25.000 đối tượng trên toàn thế giới. Kết quả cho thấy: Gardasil ngừa được 99% tổn thương tiền UTCTC và 95% trường hợp loạn sản CTC mức độ thấp…Báo cáo tại buổi công bố vắc xin trên, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng- Nguyên GĐ Bệnh viện Từ Dũ cho biết: Trên thế giới UTCT gây tử vong hang thứ 2 ở phụ nữ, khoảng 650 phụ nữ tử vong mỗi ngày. Tại VN số liệu thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy mỗi ngày có 9 người chết vì căn bệnh này.

Tuy nhiên việc phòng ngừa, sang lọc vẫn chưa được quan tâm. Tại TPHCM có hơn 3 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhưng mỗi năm tại BV Từ Dũ, Hùng Vương và các bệnh viện sản tư nhân khác chỉ làm sang lọc cho khoảng 300.000 người, ở các tỉnh khác tỷ lệ càng thấp hơn.

Theo bác sĩ Phượng, cứ 1 triệu người nhiễm vi rút HPV gây UTCTC thì có 100.000 người bị tiền UTCTC và 1.600 người bị UTCTC xâm nhiễm.

Về MSD

Merck Sharp & Dohme (hay “Merck & Co., Inc.” Hoa Kỳ- có trụ sở chính tại Whitehouse Station, N.J., U.S.A.) là công ty Dược phẩm toàn cầu chuyên về nghiên cứu, ưu tiên đặt bệnh nhân lên hàng đầu. Thành lập vào năm 1891, MSD hiện đang khám phá, phát triển, sản xuất và tiếp thị các loại vắc xin và thuốc nhằm giải quyết các nhu cầu y tế chưa đáp ứng.

MSD Việt nam dành hết mọi nỗ lực vào các chương trình và những dự án cộng tác nhằm cải thiện kiến thức và mở rộng khả năng tiếp cận dược phẩm. Những chương trình chung sức của tổng công ty MSD tại Việt nam là cung cấp vắc xin GARDASIL cho tổ chức phi lợi nhuận PATH trong dự án về vắc xin HPV; trao tặng sản phẩm với lượng lớn cho trẻ em có nhu cầu; tặng 50.000 Mỹ kim cho chương trình chung sức giảm hậu quả của cơn bão Lekima, và tặng sách hướng dẫn thực hành Y khoa ( Merck Manual) cho nhân viên y tế tại Việt nam. Muốn biết thêm thông tin về các chương trình chung sức của tổng công ty MSD toàn cầu, xin xem trang web chúng tôi Theo (TPO)

Bạn có thể liên hệ với các bệnh viện phụ sản, Trung tâm Y tế dự phòng ở Hà Nội và Viện Pasteur TPHCM.

Những Lưu Ý Khi Tiêm Vaccine Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Ung thư cổ tử cung đang là một căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến với phụ nữ trên toàn thế giới. Bệnh thường khó phát hiện sớm, và tỷ lệ tử vong ở giai đoạn muộn của bệnh rất cao. Đây là căn bệnh đã và đang gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều chị em phụ nữ.

Tiêm phòng là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất

Ung thư cổ tử cung là bệnh mà tế bào ung thư xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, được xếp vào một trong những bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ.

Mỗi năm, trên thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có khoảng 250.000 ca rơi vào tử vong. Ở Việt Nam, căn bệnh này cũng được cảnh báo là vô cùng nguy hiểm. Mỗi ngày, ở nước ta có thêm 14 ca mắc mới, trong đó có khoảng 7 ca tử vong.

Trong hội thảo “Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và hiệu lực cộng đồng” do Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur chúng tôi tổ chức ngày 18/3/2018, các chuyên gia, bác sĩ đã đưa ra những ý kiến về căn bệnh này.

Theo đó, cách phòng ngừa đơn giản và hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine ngăn ngừa virus HPV. Vì thế, con gái nên chú ý hơn đến vấn đề này.

Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, tiêm phòng Vaccine là một phương pháp được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ những thông tin về điều này.

Bạn biết gì về tiêm Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

Nói đến phòng phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV), hầu hết mọi người đều đặt ra câu hỏi: Có những loại Vaccine nào? Tiêm Vaccine như thế nào để phòng ngừa bệnh?

Có thể nói hiện nay mới chỉ có Vaccine phòng lây nhiễm virus HPV. Bởi theo nhiều nghiên cứu khoa học, có đến 99% người bệnh mắc ung thư cổ tử cung đều có sự hiện diện của virus HPV này.

Có 2 loại Vaccine phòng ngừa lây nhiễm virus HPV thuộc những type có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao. Số mũi tiêm cần đủ cho việc phòng ngừa HPV là 3 mũi. Và chưa có khuyến cáo về việc tiêm nhắc lại sau khi đã tiêm đủ 3 mũi theo lịch trình.

Vaccine Cervarix: phòng ngừa virus HPV type 16 và type 18. Đây là 2 type chiếm 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm lần lượt là 0 – 1 – 6 tháng.

Vaccine Gardasil: phòng ngừa virus HPV type 6 và type 11 (gây bệnh sùi mào gà); phòng ngừa HPV type 16 và type 18 gây ung thư cổ tử cung. Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm lần lượt là 0 – 2 – 6 tháng.

Vậy với lịch trình tiêm của Vaccine ngừa HPV như vậy, người được tiêm phòng HPV sẽ cần phải chú ý những gì trong thời gian tiêm?

Những lưu ý khi tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm sẽ đạt hiệu quả càng cao.

Thời điểm thích hợp để tiêm Vaccine ngừa HPV được khuyến cáo cho nữ giới từ 10 – 25 tuổi, chưa có quan hệ tình dục lần đầu và chưa có con. Đây là thời điểm mà hiệu lực của Vaccine đạt cao nhất.

Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của Vaccine sẽ không đạt được như mong muốn.

Vaccine này không có tác dụng đối với những người bệnh đã mắc ung thư cổ tử cung.

Không nên tiêm Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung trong thời gian mang thai và cho con bú. Trường hợp đang trong thời gian tiêm mà phát hiện có thai, cần dừng tiêm. Và sau khi sinh con xong mới tiêm mũi tiếp theo, nhưng thời gian hoàn tất cả 3 mũi tiêm không được quá 2 năm.

Trước khi tiêm phòng HPV, bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước.

Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung đủ 3 mũi, và nên tiêm theo đúng lịch trình để đảm bảo hiệu lực của thuốc.

Nếu muộn so với lịch tiêm, bổ sung ngay mũi tiếp theo sớm nhất có thể. Không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.

Việc tiêm phòng HPV không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh. Vì thế chị em cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn để giúp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

Sau khi tiêm Vaccine ngừa HPV, có thể gặp một số phản ứng phụ như sưng, đau tại chỗ tiêm hoặc bị sốt nhẹ. Các phản ứng này chỉ thoáng qua và nhanh biến mất.

Sau khi tiêm phòng HPV, chị em vẫn cần duy trì việc khám sức khỏe và kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ. Để có thể sớm phát hiện và phòng ngừa các triệu chứng sớm của mọi loại bệnh phụ khoa, bao gồm cả ung thư cổ tử cung.

Tiêm vaccine xong thì khi nào nên có thai?

Trong thời gian tiêm ngừa, bác sĩ khuyến cáo không được có hoạt động quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm HPV khi cơ thể chưa tạo được hệ miễn dịch bảo vệ đầy đủ.

Chỉ nên có thai sau mũi tiêm thứ 3 ít nhất là 1 tháng.

Bên cạnh việc tiêm vaccine, chúng ta cũng cần lưu ý một số điểm để phòng phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả hơn như có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên vận động, tập luyện, khám sức khoẻ định kỳ….

10 Lưu Ý Cho Bạn Gái Khi Tiêm Vaccin Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Ung thư cổ tử cung đang là một căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến với phụ nữ trên toàn thế giới. Bệnh thường khó phát hiện sớm, và tỷ lệ tử vong ở giai đoạn muộn của bệnh rất cao. Đây là căn bệnh đã và đang gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều chị em phụ nữ.

Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, tiêm phòng vaccin là một phương pháp được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ những thông tin về điều này.

Bạn biết gì về tiêm vaccin ngừa ung thư cổ tử cung?

Nói đến vaccin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV), hầu hết mọi người đều đặt ra câu hỏi: Có những loại vaccin nào? Tiêm vaccin như thế nào để phòng ngừa bệnh?

Có thể nói hiện nay mới chỉ có vaccin phòng lây nhiễm virus HPV. Bởi theo nhiều nghiên cứu khoa học, có đến 99% người bệnh mắc ung thư cổ tử cung đều có sự hiện diện của virus HPV này.

Có 2 loại vaccin phòng ngừa lây nhiễm virus HPV thuộc những type có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao. Số mũi tiêm cần đủ cho việc phòng ngừa HPV là 3 mũi. Và chưa có khuyến cáo về việc tiêm nhắc lại sau khi đã tiêm đủ 3 mũi theo lịch trình.

Vaccin Cervarix: phòng ngừa virus HPV type 16 và type 18. Đây là 2 type chiếm 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm lần lượt là 0 – 1 – 6 tháng.

Vaccin Gardasil: phòng ngừa virus HPV type 6 và type 11 (gây bệnh sùi mào gà); phòng ngừa HPV type 16 và type 18 gây ung thư cổ tử cung. Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm lần lượt là 0 – 2 – 6 tháng.

Vậy với lịch trình tiêm của vaccin ngừa HPV như vậy, người được tiêm phòng HPV sẽ cần phải chú ý những gì trong thời gian tiêm?

10 lưu ý cần biết khi tiêm vaccin phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Thời điểm thích hợp để tiêm vaccin ngừa HPV được khuyến cáo cho nữ giới từ 10 – 25 tuổi, chưa có quan hệ tình dục lần đầu và chưa có con. Đây là thời điểm mà hiệu lực của vaccin đạt cao nhất.

Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vaccin sẽ không đạt được như mong muốn.

Vaccin này không có tác dụng đối với những người bệnh đã mắc ung thư cổ tử cung.

Không nên tiêm vaccin ngừa ung thư cổ tử cung trong thời gian mang thai và cho con bú. Trường hợp đang trong thời gian tiêm mà phát hiện có thai, cần dừng tiêm. Và sau khi sinh con xong mới tiêm mũi tiếp theo, nhưng thời gian hoàn tất cả 3 mũi tiêm không được quá 2 năm.

Trước khi tiêm phòng HPV, bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước.

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung đủ 3 mũi, và nên tiêm theo đúng lịch trình để đảm bảo hiệu lực của thuốc.

Nếu muộn so với lịch tiêm, bổ sung ngay mũi tiếp theo sớm nhất có thể. Không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.

Sau khi tiêm vaccin ngừa HPV, có thể gặp một số phản ứng phụ như sưng, đau tại chỗ tiêm hoặc bị sốt nhẹ. Các phản ứng này chỉ thoáng qua và nhanh biến mất.

Việc tiêm phòng HPV không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh. Vì thế chị em cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn để giúp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

Sau khi tiêm phòng HPV, chị em vẫn cần duy trì việc khám sức khỏe và kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ. Để có thể sớm phát hiện và phòng ngừa các triệu chứng sớm của mọi loại bệnh phụ khoa, bao gồm cả ung thư cổ tử cung.

Tiêm Vaccin Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung: Cơ Hội Nâng Cao Sức Khỏe Phụ Nữ

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, chúng tôi khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư đứng thứ nhì trong số các ung thư thường gặp ở phụ nữ trên toàn thế giới và là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư ở phụ nữ các nước đang phát triển.

HPV – thủ phạm gây ung thư cổ tử cung

Tiêm vaccin – Biện pháp phòng tránh UTCTC hiệu quả cao

– Bất cứ ai có hoạt động tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV.

– Trên 99% UTCTC là do HPV gây ra.

– UTCTC và ung thư vú là hai bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam.

– UTCTC là bệnh có thể phòng tránh được.

– Chẩn đoán bị UTCTC không phải là bản án tử hình, đặc biệt nếu bệnh được phát hiện sớm bằng sàng lọc.

– Hiện nay đã có vaccin phòng bệnh UTCTC trên thị trường thế giới và sẽ phòng được cho hàng triệu trường hợp khỏi UTCTC trong tương lai.

– Các em gái Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận với loại vaccin này.

Bệnh UTCTC có thể phòng tránh được theo hai cách: Phòng tránh viêm nhiễm từ đầu hoặc phát hiện yếu tố tiền UTCTC và được điều trị sớm. Phương pháp đầu tiên là phương pháp dự phòng cấp 1, có thể thực hiện được bằng cách tránh phơi nhiễm với virut nhờ kiêng quan hệ tình dục hoặc chung thủy 1 vợ 1 chồng và trước đó cả hai người đều không bị nhiễm HPV. Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su cũng chỉ bảo vệ được 70% các trường hợp.

Tháng 6/2006, loại vaccin chống nhiễm HPV đầu tiên – merck’s gardasil đã được cấp phép và đưa ra thị trường và tính đến tháng 4/2007, loại vaccin này đã được đăng ký tại trên 70 quốc gia. Gardasil phòng chống lây nhiễm hai trong số những loại HPV gây ung thư phổ biến nhất là HPV-16 và HPV-18. Loại vaccin này được tiêm bắp 3 liều 0,5ml trong vòng 6 tháng, trong đó liều thứ hai được tiêm sau liều thứ nhất 2 tháng và liều thứ ba được tiêm cách liều thứ nhất khoảng 6 tháng.

Loại vaccin thứ hai, glaxosmthkline’s cervarix cũng giúp phòng chống nhiễm hai trong số những loại HPV gây ra ung thư phổ biến nhất là loại 16 và 18 và cũng được tiêm thành 3 mũi với liều lượng 0,5ml. Trong trường hợp này, liều thứ hai được tiêm sau liều thứ nhất một tháng và liều thứ ba được tiêm sau liều thứ nhất 6 tháng.

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy cả hai loại vaccin này có hiệu quả ít nhất đạt 95% phòng chống các viêm nhiễm tái phát của HPV-16 và 18 và có hiệu quả 100% trong việc phòng chống các tổn thương cổ tử cung đặc thù của từng loại virut khi được dùng cho các em gái trước khi có quan hệ tình dục hoặc cho các phụ nữ không có tiền sử nhiễm các loại HPV này. Việc sử dụng rộng rãi vaccin đơn thuần có khả năng giúp giảm 50% các ca tử vong do UTCTC trong vài thập kỷ và ước tính có thể đạt tỷ lệ phòng chống lên tới 71% tùy thuộc vào tỷ lệ tiêm vaccin. Ở những quốc gia có điều kiện thực hiện tiêm phòng, việc tiêm phòng cho vị thành niên kết hợp với chương trình khám sàng lọc hướng vào những phụ nữ trên 30 tuổi sẽ cho hiệu quả phòng UTCTC cao nhất.

(Theo SKDS)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết Tiêm vaccin phòng ung thư cổ tử cung: Cơ hội nâng cao sức khỏe phụ nữ ( https://www.meo.vn/tiem-vaccin-phong-ung-thu-co-tu-cung-co-hoi-nang-cao-suc-khoe-phu-nu.html ) được sưu tầm bởi Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Xin vui lòng giữ nguồn khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.