Vắc Xin “Chặn” Ung Thư Vú Và Ung Thư Buồng Trứng?

Hiệu quả của vắc xin ngăn chặn các khối u ác tính ở ngực và ung thư buồng trứng hiện đang được thử nghiệm, các nhà nghiên cứu Mỹ thận trọng thông báo.

Vắc xin “chặn” ung thư vú và ung thư buồng trứng?

“Thử nghiệm này nằm trong chương trình thử nghiệm mới được khởi động. Thử nghiệm đầu tiên gồm có 30 phụ nữ mắc ung thư buồng trứng tham gia”, TS Coukos thông báo tại Hội thảo Liệu pháp Gien ung thư Thư Alliance.

Vắc xin này chỉ dùng cho những trường hợp đã phát hiện khối u ác tính với thành phần chính là các tế bào hình cây được cấy vào cơ thể người bệnh. Các tế bào hình cây sẽ có nhiệm vụ tạo ra sự hưởng ứng của hệ miễn dịch. “Sự “cải tạo” hệ miễn dịch của các tế bào hình cây khi đưa chúng vào cơ thể người bệnh cần mất một khoảng thời gian là 3 năm. Trong cơ thể, những tế bào này sẽ thực hiện kế hoạch tấn công các tế bào ung thư.

Trong thử nghiệm này, 2 loại thuốc mới dùng trong hóa trị ung thư là DCVax-L và DCVax-L primed – cũng được dùng để hỗ trợ sự tăng trưởng của các tế bào miễn dịch mới. Thử nghiệm cũng cho biết hiệu quả của 2 loại thuốc này tới đâu.

Trong khi đó, tại một hội thảo khác, TS Leisha A. Emens, chuyên gia ung thư học của trường ĐH Johns Hopkins cũng đã trình bày cách chữa ung thư vú bằng vắc xin.

Emens cũng phát hiện ra rằng việc kết hợp vắc xin hóa trị liệu như chất cyclophosphamide và doxorubicin cũng là tăng hiệu quả điều trị bằng vắc xin. Trong thực nghiệm mới đây nhất, những phụ nữ mắc ung thư vú đã được kết hợp cả điều trị bằng hóa trị và vắc xin này.

Emens cho biết bà cũng đang nghiên cứu loại vắc xin mà khi kết hợp với hóa trị sẽ ngăn chặn các dòng máu tới nuôi các khối u ác tính, khiến chúng bị bỏ đói và bị tiêu diệt.

Dantri

Vắc Xin Phòng Tránh Ung Thư Vú Sắp Được Thử Nghiệm

Vắc xin phòng tránh ung thư vú sắp được thử nghiệm

Nếu thử nghiệm này thành công, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể mời chào sản phẩm này đến những phụ nữ trung niên, đây là lứa tuổi có nguy cơ ung thư vú cao hơn cả.

Loại vắc xin này được cho là có khả năng tiêu diệt tới 70% căn bệnh ung thư vú.

Tiến sĩ Vincent Tuohy (Viện Cleveland, Ohio, Mỹ) nói: “Chúng tôi tin loại vắc xin phòng, chống căn bệnh ung thư vú này sẽ rất hữu ích và có thể tạo ra một sự bảo vệ đáng kể. Quan điểm của chúng tôi, ung thư vú là căn bệnh hoàn toàn phòng tránh được”.

Vắc xin này dựa trên một loại protein được gọi là “alpha-lactalbumin”. Loại protein này luôn xuất hiện trong hầu hết các u ung thư vú.

Tiến sĩ Vincent cho biết thêm, có thể thử nghiệm loại thuốc này trên phụ nữ lần đầu tiên vào năm tới. Thử nghiệm sẽ tập trung xem loại thuốc này an toàn đến mức nào. Phải có những nghiên cứu dài hơn và trên số phụ nữ nghiên cứu lớn hơn, điều này có nghĩa cần ít nhất là 10 năm trước khi loại thuốc này tiến vào thị trường.

Các nhà khoa học nói rằng: “Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm thế nào chúng ta có thể phòng ngừa căn bệnh ung thư vú trong tương lai”.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang trông đợi kết quả của cuộc thử nghiệm y tế có quy mô lớn để kết luận xem loại vắc xin này có thực sự an toàn và hiệu quả với người hay không?

Vắc Xin Thử Nghiệm Loại Bỏ Ung Thư Vú Trong 7 Tháng

Ánh Dương

Lee Mercker đang hồi phục tốt nhờ một loại vắc xin khi tham gia thử nghiệm điều trị ung thư vú tại trung tâm y tế Mayo Clinic ở Mỹ, Women’s Health ngày 10/11 đưa tin.

Lee Mercker ở Florida đang hồi phục tốt chỉ 7 tháng sau khi trải qua việc điều trị bằng một loại vắc xin thử nghiệm mới cho bệnh ung thư vú tại Mayo Clinic.

Trước đó, Mercker bị chẩn đoán mắc ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (ductal carcinoma in situ – DCIS) hay ung thư vú giai đoạn 0, giai đoạn rất sớm, vào tháng 3/2023.

Mercker đã được điều trị tại Mayo Clinic và chọn tham gia một thử nghiệm lâm sàng mới cho một loại vắc xin nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Là đối tượng thử nghiệm đầu tiên, cô đã được tiêm vắc-xin nhiều lần trong khoảng thời gian 12 tuần.

Thật kỳ diệu, vắc xin đã có hiệu quả . Khối u của Mercker bị thu hẹp và hệ thống miễn dịch của cô bắt đầu tiêu diệt các tế bào ung thư. Cô cũng trải qua một cuộc phẫu thuật cắt bỏ vú để đảm bảo rằng ung thư đã biến mất vì vắc xin chỉ là một thử nghiệm.

Mô bị loại bỏ của cô sẽ được nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của vắc xin. 7 tháng sau khi được chẩn đoán lần đầu tiên, cô khỏe mạnh trở lại.

Bác sĩ của cô, nhà nghiên cứu Keith L. Knutson của Mayo Clinic, cho biết loại thuốc này vẫn còn một chặng đường dài để chính thức được sử dụng, nhưng kết quả rất hứa hẹn. Theo ông, có thể trong vòng 8 năm nữa, loại vắc xin này sẽ có mặt trên thị trường.

Vắc xin thử nghiệm tiêu diệt ung thư vú thế nào?

Pravin Kaumaya, nhà nghiên cứu vắc-xin ung thư tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio, giả thích, đó là một hình thức điều trị ung thư được gọi là liệu pháp miễn dịch. Vắc xin điều trị đặc biệt kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Hiện tại loại vắc xin này được thiết kế để sử dụng cho những người đã bị ung thư, nhưng trong tương lai chúng có thể sẽ được phát triển để ngăn ngừa ung thư.

Theo ông Kaumaya, có nhiều loại vắc xin chữa ung thư đang được phát triển trên khắp nước Mỹ, nhắm vào nhiều loại ung thư.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/vac-xin-thu-nghiem-loai-bo-ung-thu-vu-trong-7-thang-141397.html

Vắc Xin Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung

Nguồn gốc

Merck Sharp and Dohm (Mỹ)

Chỉ định

Gardasil được chỉ định cho trẻ em và vị thành niên trong độ tuổi từ 9-17 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV.

Do đó Gardasil được dùng để ngừa các bệnh sau đây:

Ung thư cổ tử cung và âm hộ, âm đạo gây ra bởi HPV tuýp 16 và 18.

Mụn cóc sinh dục (mào gà sinh dục) gây ra bởi HPV tuýp 6 và 11.

Nhiễm và bị các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản gây ra bởi HPV tuýp 6, 11, 16 và 18.

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2/3 và ung thư biểu mô tuyến tử cung tại chỗ.

Tân sinh biểu mô cổ tử cung độ 1.

Tân sinh trong biểu mô âm hộ độ 2 và 3.

Tân sinh trong biểu mô âm đạo độ 2 và 3.

Tân sinh trong biểu mô âm hộ và tân sinh trong biểu mô âm đạo độ 1.

Lịch tiêm chủng

Gồm 3 mũi

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau liều đầu tiên.

Khi cần điều chỉnh lịch tiêm thì mũi 2 phải cách mũi 1 tối thiểu là 1 tháng và mũi 3 phải cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Đường dùng

Tiêm bắp với liều 0.5ml vào vùng cơ Delta vào phần trên cánh tay hoặc phần trước bên của phía trên đùi.

Không được tiêm tĩnh mạch. Chưa có nghiên cứu về đường tiêm trong da hoặc dưới da nên không có khuyến cáo tiêm theo hai đường tiêm này

Chống chỉ định

Người mẫn cảm với các thành phần có trong vaccine.

Không được tiếp tục dùng Gardasil nếu có phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước

Thận trọng khi sử dụng

* Trên phụ nữ có thai:

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc tiêm vaccine Gardasil trên phụ nữ có thai vì vậy tránh mang thai trong thời kỳ tiêm chủng Gardasil. Nếu có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành 3 mũi tiêm thì cần hoãn tiêm chủng để giải quyết xong thai kỳ.

Chưa có bằng chứng nào gợi ý cho việc sử dung Gardasil làm ảnh hưởng gây hại đến khả năng sinh sản, tình trạng mang thai hoặc gây hậu quả cho trẻ sơ sinh.

* Trên phụ nữ cho con bú:

Có thể sử dụng Gardasil cho đối tượng này. Vẫn chưa rõ kháng nguyên của vaccine và kháng thể từ mẹ có bài tiết qua sữa được không

Tác dụng không mong muốn

Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng đau, có ban đỏ, hay gặp bầm tím và ngứa.

Rất hiếm gặp: co thắt khí quản nghiêm trọng

Tương tác thuốc

Có thể dùng Gardasil cùng thời điểm với các vaccine khác như: vaccine viêm gan B tái tổ hợp, vaccine liên hợp não mô cầu nhóm A, C, D; vaccine bạch hầu- ho gà- uốn ván nhưng phải tiêm ở các vị trí khác nhau.

Đã có những thử nghiệm lâm sàng khi dùng Gardasil cùng với các thuốc: kháng sinh, nội tiết ngừa thai, các steroid; kết quả cho thấy các thuốc trên không làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với Gardasil

Bảo quản

Vaccine được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-80C, không được đông băng và tránh ánh sáng.

Khi đưa ra khỏi tủ bảo quản nên sử dụng vaccine ngay nhưng cũng có thể để ngoài nhiệt độ phòng < 250C trong thời gian 3 ngày mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng vaccine. Sau 3 ngày vaccine cần được loại bỏ.

Nguồn: mims.com

Tiêm Vắc Xin Ung Thư Buồng Trứng

Chào bác sĩ, tôi nghe nói bệnh ung thư buồng trứng rất dễ gặp ở nữ giới mãn kinh. Mong bác sĩ giải đáp giúp trong các cách phòng ngừa ung thư buồng trứng có tiêm vắc xin ung thư buồng trứng không? Cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Hà Phương (30 tuổi, Quảng Ninh)

Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Về thắc mắc trong các cách phòng bệnh ung thư buồng trứng có tiêm vắc xin ung thư buồng trứng không của chị chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư phụ khoa có tỷ lệ mắc và tử vong cao tại Việt Nam. Trên toàn thế giới, ung thư buồng trứng xếp ở vị trí thứ 9 trong các bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu. Ung thư buồng trứng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, phổ biến hơn ở nữ giới mãn kinh. Tuy nhiên, độ tuổi mắc ung thư buồng trứng đang ngày càng trẻ hóa và trường hợp nữ giới chỉ mới 25 tuổi đã phát hiện mắc căn bệnh ác tính này không phải là ít.

Trong các cách phòng ung thư buồng trứng có tiêm vắc xin ung thư buồng trứng không? Thực tế, chưa có thông tin nào về tiêm vắc xin ung thư buồng trứng mà chỉ có vắc xin HPV phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Để phòng bệnh ung thư buồng trứng, chị cần chú ý một số điều sau đây:

Duy trì cân nặng hợp lý: béo phì là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng khi nhiều nghiên cứu chỉ ra, nữ giới thừa cân có khả năng mắc ung thư buồng trứng cao hơn 10% so với nữ giới duy trì cân nặng hợp lý.

Cho con bú sữa mẹ đầy đủ: nhiều nghiên cứu chỉ ra, nữ giới có thời gian cho con bú sữa mẹ ít hơn 7 tháng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn khoảng 3 lần so với những người bình thường.

Giữ tinh thần thoải mái, ăn uống, sinh hoạt khoa học điều độ, tích cực luyện tập thể dục thể thao. Một số loại thực phẩm được đánh giá cao trong phòng bệnh ung thư buồng trứng là bông cải xanh, gừng, trà xanh, đậu nành, cà rốt, khoai lang…

Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư định kì: rất cần thiết cho nữ giới, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng.

Hiện tại, Bệnh viện Thu Cúc có xây dựng các gói khám khác nhau, trong đó có gói tầm soát ung thư buồng trứng với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất, giúp phát hiện bệnh ngay khi ung thư chưa có biểu hiện. (Chi tiết: gói tầm soát ung thư buồng trứng).

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc về tiêm vắc xin ung thư buồng trứng của chị.

Chúc chị sức khỏe!