Vắc Xin Phòng Ung Thư Tử Cung / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Vắc Xin Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung

Nguồn gốc

Merck Sharp and Dohm (Mỹ)

Chỉ định

Gardasil được chỉ định cho trẻ em và vị thành niên trong độ tuổi từ 9-17 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV.

Do đó Gardasil được dùng để ngừa các bệnh sau đây:

Ung thư cổ tử cung và âm hộ, âm đạo gây ra bởi HPV tuýp 16 và 18.

Mụn cóc sinh dục (mào gà sinh dục) gây ra bởi HPV tuýp 6 và 11.

Nhiễm và bị các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản gây ra bởi HPV tuýp 6, 11, 16 và 18.

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2/3 và ung thư biểu mô tuyến tử cung tại chỗ.

Tân sinh biểu mô cổ tử cung độ 1.

Tân sinh trong biểu mô âm hộ độ 2 và 3.

Tân sinh trong biểu mô âm đạo độ 2 và 3.

Tân sinh trong biểu mô âm hộ và tân sinh trong biểu mô âm đạo độ 1.

Lịch tiêm chủng

Gồm 3 mũi

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau liều đầu tiên.

Khi cần điều chỉnh lịch tiêm thì mũi 2 phải cách mũi 1 tối thiểu là 1 tháng và mũi 3 phải cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Đường dùng

Tiêm bắp với liều 0.5ml vào vùng cơ Delta vào phần trên cánh tay hoặc phần trước bên của phía trên đùi.

Không được tiêm tĩnh mạch. Chưa có nghiên cứu về đường tiêm trong da hoặc dưới da nên không có khuyến cáo tiêm theo hai đường tiêm này

Chống chỉ định

Người mẫn cảm với các thành phần có trong vaccine.

Không được tiếp tục dùng Gardasil nếu có phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước

Thận trọng khi sử dụng

* Trên phụ nữ có thai:

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc tiêm vaccine Gardasil trên phụ nữ có thai vì vậy tránh mang thai trong thời kỳ tiêm chủng Gardasil. Nếu có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành 3 mũi tiêm thì cần hoãn tiêm chủng để giải quyết xong thai kỳ.

Chưa có bằng chứng nào gợi ý cho việc sử dung Gardasil làm ảnh hưởng gây hại đến khả năng sinh sản, tình trạng mang thai hoặc gây hậu quả cho trẻ sơ sinh.

* Trên phụ nữ cho con bú:

Có thể sử dụng Gardasil cho đối tượng này. Vẫn chưa rõ kháng nguyên của vaccine và kháng thể từ mẹ có bài tiết qua sữa được không

Tác dụng không mong muốn

Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng đau, có ban đỏ, hay gặp bầm tím và ngứa.

Rất hiếm gặp: co thắt khí quản nghiêm trọng

Tương tác thuốc

Có thể dùng Gardasil cùng thời điểm với các vaccine khác như: vaccine viêm gan B tái tổ hợp, vaccine liên hợp não mô cầu nhóm A, C, D; vaccine bạch hầu- ho gà- uốn ván nhưng phải tiêm ở các vị trí khác nhau.

Đã có những thử nghiệm lâm sàng khi dùng Gardasil cùng với các thuốc: kháng sinh, nội tiết ngừa thai, các steroid; kết quả cho thấy các thuốc trên không làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với Gardasil

Bảo quản

Vaccine được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-80C, không được đông băng và tránh ánh sáng.

Khi đưa ra khỏi tủ bảo quản nên sử dụng vaccine ngay nhưng cũng có thể để ngoài nhiệt độ phòng < 250C trong thời gian 3 ngày mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng vaccine. Sau 3 ngày vaccine cần được loại bỏ.

Nguồn: mims.com

Vắc Xin Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung Cho Người Lớn

Phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi bất kể đã quan hệ tình dục hay chưa cần tiêm ngay vắc xin ung thư cổ tử cung để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Vũ Thị Toàn, bác sĩ Trưởng Trung tâm tiêm chủng VNVC Trường Chinh. Trung tâm tiêm chủng VNVC có đầy đủ vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, để đặt lịch tiêm và tư vấn về vắc xin, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 028.7300.6595 hoặc inbox cho fanpage Phụ nữ ở độ tuổi nào cũng có thể mắc ung thư cổ tử cung VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng trẻ hóa. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), có khoảng 79 triệu người Mỹ, hầu hết là ở độ tuổi 20 thậm chí cả tuổi teen đang bị nhiễm virus HPV. Tại Việt Nam, đã có nữ sinh 14 tuổi mắc ung thư cổ tử cung, đây là trường hợp chưa từng được ghi nhận trong y văn và là hồi chuông cảnh tỉnh: Bệnh ung thư cổ tử cung trẻ hóa thần tốc, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, bất luận đã quan hệ tình dục hay chưa.

Ung thư cổ tử cung gây ra do virus HPV (Human papillomavirus), HPV là nhóm gồm hơn 150 loại virus cùng họ, trong đó hơn 140 tuýp được phát hiện ở người. Virus HPV lây qua tiếp xúc da kề da, khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người có virus. CDC Hoa Kỳ nhấn mạnh: Một sự thật ít biết là có đến 80% phụ nữ bị nhiễm virus HPV một lần trong đời.

Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng trong hầu hết các trường hợp, virus HPV sẽ biến mất mà không có bất kỳ dấu hiệu nào và không dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Khi HPV không biến mất, nó có thể gây ra sùi mào gà và ung thư. Có đến 25% nam giới và 20% phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 59 nhiễm các chủng virus HPV gây ung thư – CDC Hoa Kỳ khẳng định.

Cổ tử cung của được bao phủ bởi một lớp mô mỏng, lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

“Hai tuýp HPV 16 và 18 được cho là nguy hiểm nhất vì chiếm đến 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Khoảng 90% trường hợp mụn cóc (sùi mào gà) ở cơ quan sinh dục, đặc biệt là nam giới gây ra bởi virus HPV 2 tuýp 6 và 11. Các loại virus HPV khác có thể gây ung thư ở dương vật và ung thư cuống họng” – bác sĩ Vũ Thị Toàn nhấn mạnh.

Video: Đã quan hệ tình dục có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung diễn ra âm thầm và kéo dài từ 5 – 20 năm. Triệu chứng của bệnh lại không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác khiến nhiều người chủ quan bỏ qua. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh muộn, bệnh nhân đã phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, mất đi khả năng làm mẹ. Trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn cuối có thể dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Vũ Thị Toàn cho biết, ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không gây ra triệu chứng đáng nghi ngờ nào, trong khi đó việc tìm ra ung thư ở giai đoạn sớm rất quan trọng, cơ hội sống giai đoạn đầu lên tới 94%. Một khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn, tỷ lệ sống của người phụ nữ là rất thấp. Vì vậy, để phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả, chị em phụ nữ nên tiêm ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung và sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap và HPV định kỳ. Nếu xét nghiệm Pap phát hiện ra các tế bào bất thường, hoặc tiền ung thư, người bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.

(*) Vắc xin Cervarix thường xuyên khan hiếm, liên hệ VNVC để được tư vấn cụ thể

Theo CDC Hoa Kỳ, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung cung cấp tác dụng bảo vệ gần 100% chống lại tiền ung thư cổ tử cung và sùi mào gà. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm virus HPV và tiền ung thư cổ tử cung đã giảm đáng kể kể từ khi vắc xin phòng ung thư cổ tử cung được đưa vào sử dụng. Theo đó, tỷ lệ ung thư và sùi mào gà do HPV giảm 61% tại Mỹ.

Ngoài vắc xin, việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên. Việc điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh, vì vậy phụ nữ trong độ từ 40-70 tuổi nên khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm và làm các xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm. Ngoài ra việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung cho lứa tuổi 9-26 tuổi là cần thiết để phòng ngừa bệnh.

Tiêm Vắc Xin Hpv Là Cách Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung, do Tạp chí Y học Thực hành thuộc Bộ Y tế bình chọn. Hàng năm, có hơn 6.000 phụ nữ phát hiện mắc bệnh và mỗi ngày có 9 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Nguyên nhân của ung thư cổ tử cung đến từ virus HPV.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là gì?

Vi rút HPV (viết tắt của human papilloma virus) là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Virus này thường lây nhiễm ở nam và nữ có hoạt động tình dục. Hơn 50% phụ nữ có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm HPV vào thời điểm nào đó của cuộc đời, nguy cơ nhiễm HPV trong suốt cuộc đời có thể lên tới 80%.

Các chuyên gia nghiên cứu về ung thư cho biết, không có biểu hiện cụ thể, không gây đau đớn nên khó để phát hiện và phòng ngừa ung thư cổ tử cung cũng như điều trị. Ngoài lây truyền qua đường tình dục, virus HPV có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp trong những trường hợp dùng chung quần áo, dụng cụ thăm khám sản phụ khoa… khiến virus này dễ lây nhiễm hơn cả HIV.

UTCTC sẽ phát triển qua từng gia đoạn một, nó sẽ gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài khoảng 10-15 năm. Trong giai đoạn tiền ung thư, người phụ nữ hầu như không có triệu chứng gì đặc biệt, do đó không thể nhận biết đã mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa.

Tiêm vacxin ngừa HPV là cách phòng chống ung thư cổ tử cung?

Vào năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có những hướng dẫn cụ thể về việc phòng chống UTCTC, bao gồm những điểm chính như: không quan hệ tình dục sớm; khám sàng lọc UTCTC bằng xét nghiệm HPV và tiêm phòng vacxin ngừa HPV.

Vắc xin HPV ra đời chính là ánh sáng cho căn bệnh hiểm nghèo này, nó có ý nghĩa to lớn với các chị em phụ nữ. Tiêm vacxin ngừa HPV là cách tối ưu để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và chống nhiễm các chủng virus HPV gây ung thư phổ biết nhất. Cần tiêm đủ 3 mũi vacxin trong vòng 6 tháng cho nữ giới trong độ tuổi 9-26, kể cả đã có quan hệ tình dục.

Tất cả các chị em phụ nữ của hơn 50 quốc gia trên thế giới đã được bảo vệ khỏi nguy cơ UTCTC với vacxin ngừa HPV. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng đã chứng minh vacxin ngừa HPV an toàn, hiệu quả và được khuyến khích tiêm chủng rộng rãi để phòng ngừa UTCTC tại Mỹ.

Năm 2023, Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada và những nghiên cứu trước đó tại các nước như: Australia, Đan Mạch, Iceland, Nauy, Thụy Điển… cho thấy tiêm vacxin ngừa HPV mang lại hiệu quả cao trong việc làm giảm tỷ lệ nhiễm virus HPV, giảm tỷ lệ mắc mụn móc sinh dục (mào gà sinh dục), giảm các tổn thương bất thường ở tế bào cổ tử cung, đặc biệt là chống lại các tổn thương có tiềm năng trở thành ung thư sau này.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung ngay khi chưa có những dấu hiệu chính là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất cho chính bản thân chị em phụ nữ.

Nguồn

http://news.zing.vn/phong-chong-ung-thu-co-tu-cung-bang-vacxin-ngua-hpv-post675937.html

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Hạnh Nguyễn

Từ khóa: Các giai đoạn ung thư cổ tử cung, Khám ung thư cổ tử cung, Tầm soát ung thư cổ tử cung

Vắc Xin Ngăn Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Có An Toàn Không?

Đã có những báo cáo đầu tiên về nguy cơ phản ứng sau tiêm vắc-xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên việc cảnh báo các nguy cơ này chưa được đánh giá đúng mức tại Việt Nam gây nên nhiều lo lắng, hoang mang cho người dân.

Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào? Tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có an toàn không? Đối tượng nào nên tiêm? Và tác dụng phụ sau tiêm có thể là gì? Chúng ta cùng xem xét vấn đề này.

Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo và buồng trứng). Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn.

U lành tính (không phải là ung thư) là khối u không lan rộng và thường không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan và phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV).

Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu khi bắt đầu sinh hoạt tình dục. Trên thực tế, những loại virus này sẽ bị loại ra khỏi cơ thể trong vòng 12 – 24 tháng. Những phụ nữ không thể loại bỏ được chúng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung sau này.

Loại virus này lây lan từ nữ sang nam và ngược lại. Có hơn 100 chủng HPV khác nhau, chiếm 70% trong số đó là HPV chủng 16, 18, 31 và 45. 4 chủng này tiềm tàng đến 99% bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em. Ở phần sau, chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về tác dụng của vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trên 2 chủng gây ung thư chính là tuýp 16 và 18.

Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào?

Hiện nay, ung thư cổ tử cung là loại ung thư sinh dục nữ thường gặp và gây tử vong nhiều ở các nước đang phát triển. Trên thế giới, có khoảng 1.400 phụ nữ mới mắc ung thư cổ tử cung; 750 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, có thêm khoảng 500.000 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung; 270.000 ca chết vì ung thư cổ tử cung (80% ở các nước đang phát triển)

Mỗi ngày, tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung (theo thống kê của HPV Information Centre). Tỷ lệ này đã giảm sau khi người dân được tuyên truyền về HPV và lợi ích của vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Lứa tuổi thường mắc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ đã có gia đình và đã sinh con. Sau 30 tuổi, các yếu tố nội tiết tố nữ suy giảm cùng viêm nhiễm kéo dài với chủng HPV gây tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

– Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung từ 30 – 59.

– Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 48 – 52 tuổi.

Vắc xin Ung thư cổ tử cung là gì?

Trước tiên cần hiểu đúng về chế phẩm sinh học Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) và cơ chế tạo miễn dịch cho cơ thể:

Hiểu về vắc xin

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể.

Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp).

Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.

Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung dùng cho đối tượng nào

Tại Việt Nam, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến cáo tiên cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, tốt nhất nên tiêm vắc-xin này trước khi quan hệ tình dục để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu lực kéo dài đến 30 năm.

Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?

Thật may, tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) không cần xét nghiệm trước. Điều kiện đủ để tiêm được vắc xin là bạn trong độ tuổi tiêm phòng (9-26 tuổi), chưa có thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin và không mắc các bệnh cấp tính.Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, test trên da thử phản ứng dị ứng là cần thiết trước khi tiêm. Tất cả chị em cũng nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm.

Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Trên thực tế, HPV là virus dễ tái nhiễm. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đỉ để phòng tái nhiễm với chủng virus này. Tiêm vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả để hỗ trợ phòng ngừa tái nhiễm và nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, HPV gồm nhiều chủng khác nhau. Người bị nhiễm HPV chưa chắc đã là những chủng nguy hiểm như tuýp 16,18. Do vậy, việc tiêm vắc xin vẫn là cần thiết.

Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung có những loại nào

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung gồm: Vắc xin Cervarix và Vắc xin Gardasil

Số chủng phòng ngừa

Phòng 4 tuýp HPV (6, 11, 16 và 18)

Phòng 2 tuýp HPV (16 và 18)

Đối tượng tiêm

Tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi

Tiêm cho nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi.

Lịch tiêm

Gồm 3 mũi:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Giá: 1.390.000đ/mũi

Gồm 3 mũi:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Giá: 1.050.000đ/mũi

Tác dụng

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Đánh giá hiệu quả

Ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo: do trong thành phần có 2 type 16 và 18.

Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà sinh dục): do trong thành phần có 2 type 6 và 11

Bảo vệ 100% đối với 2 chủng HPV tuyp 16,18

Tạo miễn dịch chéo bảo vệ các type HPV nguy cơ cao khác với tổng hiệu lực lên đến 93%

Lưu ý

Nếu cần thiết phải thay đổi lịch tiêm chủng:

Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng,

Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Cần lắc kỹ lọ trước khi tiêm. Sau khi lắc Gardasil sẽ là dịch đục màu trắng. Trước khi dùng nếu quan sát thấy vật lạ hoặc dấu hiệu vật lý bất thường thì cần phải loại bỏ, không được tiêm vắc xin

Nếu cần thiết phải thay đổi lịch tiêm chủng:

Mũi thứ 2 có thể được tiêm vào thời điểm từ 1 đến 2,5 tháng sau mũi thứ nhất

Mũi thứ 3 tiêm vào thời điểm từ 5 đến 12 tháng sau mũi thứ nhất.

Nguy cơ phản ứng phụ khi tiêm vắc-xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Ông Trịnh Quân Huấn – nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế – cho biết:

Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở Mỹ

Thống kê từ năm 2006 – 2013 đã có 57 triệu mũi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được sử dụng. Trong số này, có 22.000 người (chủ yếu là thanh thiếu niên 10 – 25 tuổi) gặp các phản ứng phụ sau tiêm như: đau đầu, buồn nôn và nôn, sưng chỗ tiêm.

Tỉ lệ gặp phản ứng nhẹ như vừa kể ở mức 92%, số còn lại là các phản ứng nặng hơn như liệt không hồi phục.

Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản

Các báo cáo cho thấy ngày 24 – 8, gia đình của tám nạn nhân bị tai biến sau tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung Cervarix và Gadasil đã đến trao bản kiến nghị Chính phủ Nhật ngưng sử dụng các vắc xin này trong chương trình tiêm chủng.

Các nạn nhân tai biến đều từ 14 – 18 tuổi, một nửa trong số họ phải dùng xe lăn do liệt một phần. Họ cũng gặp các triệu chứng như đau đầu, đau toàn thân, co giật cơ… sau tiêm vắc xin này.

Thống kê cho thấy đã có gần 2.000 người gặp phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung trong số trên ba triệu người đã tiêm ngừa tại Nhật Bản.

Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Việt Nam

Chưa ghi nhận các phản ứng nặng như liệt ở Nhật Bản và Mỹ. Các phản ứng nhẹ như sưng chỗ tiêm, đau vết tiêm… tỷ lệ thấp. Về cơ bản, tại Việt Nam, vắc xin ung thư cổ tử cung được đánh giá là tương đối an toàn

Những lưu ý khi tiêm vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Thông tin về nguy cơ của Cervarix và Gadasil đã được nêu ra tại cuộc họp có đông đủ đại diện Bộ Y tế VN, Tổ chức Y tế thế giới tại VN tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thống kê nào về nguy cơ hoặc số lượng các trường hợp đã sử dụng Gadasil, Cervarix từ khi vắc xin này vào thị trường, cũng như các trường hợp có phản ứng phụ sau tiêm (kể cả phản ứng nhẹ).

Phòng bệnh bằng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng bệnh rẻ và hữu hiệu nhất. Tỷ lệ ung thư cổ tử cung lại dẫn đầu trong các loại ung thư ở nữ giới tại chúng tôi thì càng nên thận trọng để hiệu quả tiêm ngừa không tăng cùng với số lượng tai biến sau tiêm.

Với những lợi ích mà vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung mang lại, hãy đi tiêm phòng sớm nhất có thể, tốt nhất là trước khi quan hệ tình dục.

Trên lợi ích phòng ngừa ung thư cổ tử cung, 2 loại vắc xin hiện có trên thị trường hiện nay có tác dụng gần như tương đương nhau. Dựa trên điều kiện tài chính, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại vắc xin phù hợp với mình.