Vắc Xin Ngừa Ung Thư Tử Cung / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Vắc Xin Ngăn Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Có An Toàn Không?

Đã có những báo cáo đầu tiên về nguy cơ phản ứng sau tiêm vắc-xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên việc cảnh báo các nguy cơ này chưa được đánh giá đúng mức tại Việt Nam gây nên nhiều lo lắng, hoang mang cho người dân.

Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào? Tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có an toàn không? Đối tượng nào nên tiêm? Và tác dụng phụ sau tiêm có thể là gì? Chúng ta cùng xem xét vấn đề này.

Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo và buồng trứng). Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn.

U lành tính (không phải là ung thư) là khối u không lan rộng và thường không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan và phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV).

Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu khi bắt đầu sinh hoạt tình dục. Trên thực tế, những loại virus này sẽ bị loại ra khỏi cơ thể trong vòng 12 – 24 tháng. Những phụ nữ không thể loại bỏ được chúng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung sau này.

Loại virus này lây lan từ nữ sang nam và ngược lại. Có hơn 100 chủng HPV khác nhau, chiếm 70% trong số đó là HPV chủng 16, 18, 31 và 45. 4 chủng này tiềm tàng đến 99% bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em. Ở phần sau, chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về tác dụng của vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trên 2 chủng gây ung thư chính là tuýp 16 và 18.

Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào?

Hiện nay, ung thư cổ tử cung là loại ung thư sinh dục nữ thường gặp và gây tử vong nhiều ở các nước đang phát triển. Trên thế giới, có khoảng 1.400 phụ nữ mới mắc ung thư cổ tử cung; 750 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, có thêm khoảng 500.000 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung; 270.000 ca chết vì ung thư cổ tử cung (80% ở các nước đang phát triển)

Mỗi ngày, tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung (theo thống kê của HPV Information Centre). Tỷ lệ này đã giảm sau khi người dân được tuyên truyền về HPV và lợi ích của vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Lứa tuổi thường mắc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ đã có gia đình và đã sinh con. Sau 30 tuổi, các yếu tố nội tiết tố nữ suy giảm cùng viêm nhiễm kéo dài với chủng HPV gây tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

– Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung từ 30 – 59.

– Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 48 – 52 tuổi.

Vắc xin Ung thư cổ tử cung là gì?

Trước tiên cần hiểu đúng về chế phẩm sinh học Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) và cơ chế tạo miễn dịch cho cơ thể:

Hiểu về vắc xin

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể.

Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp).

Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.

Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung dùng cho đối tượng nào

Tại Việt Nam, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến cáo tiên cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, tốt nhất nên tiêm vắc-xin này trước khi quan hệ tình dục để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu lực kéo dài đến 30 năm.

Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?

Thật may, tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) không cần xét nghiệm trước. Điều kiện đủ để tiêm được vắc xin là bạn trong độ tuổi tiêm phòng (9-26 tuổi), chưa có thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin và không mắc các bệnh cấp tính.Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, test trên da thử phản ứng dị ứng là cần thiết trước khi tiêm. Tất cả chị em cũng nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm.

Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Trên thực tế, HPV là virus dễ tái nhiễm. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đỉ để phòng tái nhiễm với chủng virus này. Tiêm vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả để hỗ trợ phòng ngừa tái nhiễm và nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, HPV gồm nhiều chủng khác nhau. Người bị nhiễm HPV chưa chắc đã là những chủng nguy hiểm như tuýp 16,18. Do vậy, việc tiêm vắc xin vẫn là cần thiết.

Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung có những loại nào

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung gồm: Vắc xin Cervarix và Vắc xin Gardasil

Số chủng phòng ngừa

Phòng 4 tuýp HPV (6, 11, 16 và 18)

Phòng 2 tuýp HPV (16 và 18)

Đối tượng tiêm

Tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi

Tiêm cho nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi.

Lịch tiêm

Gồm 3 mũi:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Giá: 1.390.000đ/mũi

Gồm 3 mũi:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Giá: 1.050.000đ/mũi

Tác dụng

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Đánh giá hiệu quả

Ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo: do trong thành phần có 2 type 16 và 18.

Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà sinh dục): do trong thành phần có 2 type 6 và 11

Bảo vệ 100% đối với 2 chủng HPV tuyp 16,18

Tạo miễn dịch chéo bảo vệ các type HPV nguy cơ cao khác với tổng hiệu lực lên đến 93%

Lưu ý

Nếu cần thiết phải thay đổi lịch tiêm chủng:

Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng,

Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Cần lắc kỹ lọ trước khi tiêm. Sau khi lắc Gardasil sẽ là dịch đục màu trắng. Trước khi dùng nếu quan sát thấy vật lạ hoặc dấu hiệu vật lý bất thường thì cần phải loại bỏ, không được tiêm vắc xin

Nếu cần thiết phải thay đổi lịch tiêm chủng:

Mũi thứ 2 có thể được tiêm vào thời điểm từ 1 đến 2,5 tháng sau mũi thứ nhất

Mũi thứ 3 tiêm vào thời điểm từ 5 đến 12 tháng sau mũi thứ nhất.

Nguy cơ phản ứng phụ khi tiêm vắc-xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Ông Trịnh Quân Huấn – nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế – cho biết:

Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở Mỹ

Thống kê từ năm 2006 – 2013 đã có 57 triệu mũi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được sử dụng. Trong số này, có 22.000 người (chủ yếu là thanh thiếu niên 10 – 25 tuổi) gặp các phản ứng phụ sau tiêm như: đau đầu, buồn nôn và nôn, sưng chỗ tiêm.

Tỉ lệ gặp phản ứng nhẹ như vừa kể ở mức 92%, số còn lại là các phản ứng nặng hơn như liệt không hồi phục.

Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản

Các báo cáo cho thấy ngày 24 – 8, gia đình của tám nạn nhân bị tai biến sau tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung Cervarix và Gadasil đã đến trao bản kiến nghị Chính phủ Nhật ngưng sử dụng các vắc xin này trong chương trình tiêm chủng.

Các nạn nhân tai biến đều từ 14 – 18 tuổi, một nửa trong số họ phải dùng xe lăn do liệt một phần. Họ cũng gặp các triệu chứng như đau đầu, đau toàn thân, co giật cơ… sau tiêm vắc xin này.

Thống kê cho thấy đã có gần 2.000 người gặp phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung trong số trên ba triệu người đã tiêm ngừa tại Nhật Bản.

Sử dụng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại Việt Nam

Chưa ghi nhận các phản ứng nặng như liệt ở Nhật Bản và Mỹ. Các phản ứng nhẹ như sưng chỗ tiêm, đau vết tiêm… tỷ lệ thấp. Về cơ bản, tại Việt Nam, vắc xin ung thư cổ tử cung được đánh giá là tương đối an toàn

Những lưu ý khi tiêm vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Thông tin về nguy cơ của Cervarix và Gadasil đã được nêu ra tại cuộc họp có đông đủ đại diện Bộ Y tế VN, Tổ chức Y tế thế giới tại VN tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thống kê nào về nguy cơ hoặc số lượng các trường hợp đã sử dụng Gadasil, Cervarix từ khi vắc xin này vào thị trường, cũng như các trường hợp có phản ứng phụ sau tiêm (kể cả phản ứng nhẹ).

Phòng bệnh bằng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng bệnh rẻ và hữu hiệu nhất. Tỷ lệ ung thư cổ tử cung lại dẫn đầu trong các loại ung thư ở nữ giới tại chúng tôi thì càng nên thận trọng để hiệu quả tiêm ngừa không tăng cùng với số lượng tai biến sau tiêm.

Với những lợi ích mà vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung mang lại, hãy đi tiêm phòng sớm nhất có thể, tốt nhất là trước khi quan hệ tình dục.

Trên lợi ích phòng ngừa ung thư cổ tử cung, 2 loại vắc xin hiện có trên thị trường hiện nay có tác dụng gần như tương đương nhau. Dựa trên điều kiện tài chính, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại vắc xin phù hợp với mình.

Tiêm Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Nào?

Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, HPV là loại vi rút phổ biến đến nỗi phần lớn đàn ông và phụ nữ từng quan hệ tình dục sẽ nhiễm vào một thời điểm nào đó trong đời.

Bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh cho biết, nữ giới 9-26 tuổi có thể tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV, song thời điểm tốt nhất là 9-16 tuổi.

Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, HPV là loại vi rút phổ biến đến nỗi phần lớn đàn ông và phụ nữ từng quan hệ tình dục sẽ nhiễm vào một thời điểm nào đó trong đời. Vi rút gây ra mụn cóc sinh dục hoặc ung thư: cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, hầu họng.

Tính riêng ung thư cổ tử cung, mỗi năm Việt Nam có hơn 5.000 người mắc và 2.500 phụ nữ tử vong. Bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin ngừa HPV cũng như tầm soát, song nhiều phụ huynh lo sợ tác dụng phụ hoặc ngại giải thích kiến thức giới tính cho trẻ em gái, nên chần chừ không tiêm vắc xin ngừa HPV từ sớm.

“Tôi có nghe bạn bè nói nên cho con tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, nhưng nghĩ đến chuyện phải giải thích cho con kiến thức giới tính, lại sợ vẽ đường cho hươu chạy. Hơn nữa, con bé mới 9 tuổi, còn quá sớm để nghĩ đến ung thư”, chị T.T, một phụ huynh ở quận 3, TP HCM chia sẻ.

9-16 tuổi là độ tuổi lý tưởng nhất để cho con tiêm vắc xin ngừa HPV

Theo bác sĩ Ngọc Linh, có nhiều lý do khoa học để các nước tiên tiến trên thế giới khuyến cáo bố mẹ nên tiêm vắc xin sớm cho con gái. Thứ nhất, tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung ở người càng trẻ thì đáp ứng miễn dịch càng cao, do kháng thể được sản sinh ra nhiều hơn.

Thứ hai, trẻ có thể nhiễm vi rút HPV dù không quan hệ hoặc tiếp xúc tình dục. Nguy cơ lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với đồ lót, đồ bơi… Ngày nay, một số bé gái bắt đầu có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn và phụ huynh thường không dự đoán được. Do đó, chủng ngừa càng sớm thì càng tránh được nguy cơ trẻ đã phơi nhiễm và nhiễm HPV trước khi tiêm.

Thứ ba, vắc xin này có hiệu quả kéo dài đến 30 năm. Phụ huynh cũng không lo tiêm vắc xin sớm sẽ giảm hiệu quả lâu dài về sau. Chuyên gia khuyên, trẻ nên tiêm đủ ba mũi theo phát đồ 0-2-6 tháng và không cần làm xét nghiệm gì trước khi tiêm.

Suốt nhiều năm làm việc, bác sĩ Linh thường xuyên nhận được câu hỏi: “Nếu đã quan hệ tình dục thì tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung còn tác dụng không?”. Trên thực tế, chị em có thể nhiễm một hoặc vài chủng HPV sau khi gần gũi bạn đời. Việc tiêm vắc xin ngừa HPV sẽ giúp phòng chống các chủng nguy cơ cao chưa mắc phải.

Song song với việc tiêm vắc xin ngừa HPV, cần tầm soát ung thư định kỳ để phòng bệnh triệt để, đặc biệt với phụ nữ trung niên.

HPV dễ tái nhiễm, tức là sau khi cơ thể loại thải vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phòng được tái nhiễm nhưng vắc xin ngừa được vấn đề này. Song song với việc tiêm vắc xin ngừa HPV, phụ nữ vẫn cần tham gia tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.

Bác sĩ Linh dẫn báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ cho thấy, có hơn 205 triệu liều vắc xin ngừa HPV đã sử dụng trên thế giới. Vắc xin ngừa HPV cũng được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận tính an toàn. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào vì vắc xin này.

(Theo Vnexpress)

Vắc Xin Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung

Nguồn gốc

Merck Sharp and Dohm (Mỹ)

Chỉ định

Gardasil được chỉ định cho trẻ em và vị thành niên trong độ tuổi từ 9-17 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV.

Do đó Gardasil được dùng để ngừa các bệnh sau đây:

Ung thư cổ tử cung và âm hộ, âm đạo gây ra bởi HPV tuýp 16 và 18.

Mụn cóc sinh dục (mào gà sinh dục) gây ra bởi HPV tuýp 6 và 11.

Nhiễm và bị các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản gây ra bởi HPV tuýp 6, 11, 16 và 18.

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2/3 và ung thư biểu mô tuyến tử cung tại chỗ.

Tân sinh biểu mô cổ tử cung độ 1.

Tân sinh trong biểu mô âm hộ độ 2 và 3.

Tân sinh trong biểu mô âm đạo độ 2 và 3.

Tân sinh trong biểu mô âm hộ và tân sinh trong biểu mô âm đạo độ 1.

Lịch tiêm chủng

Gồm 3 mũi

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau liều đầu tiên.

Khi cần điều chỉnh lịch tiêm thì mũi 2 phải cách mũi 1 tối thiểu là 1 tháng và mũi 3 phải cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Đường dùng

Tiêm bắp với liều 0.5ml vào vùng cơ Delta vào phần trên cánh tay hoặc phần trước bên của phía trên đùi.

Không được tiêm tĩnh mạch. Chưa có nghiên cứu về đường tiêm trong da hoặc dưới da nên không có khuyến cáo tiêm theo hai đường tiêm này

Chống chỉ định

Người mẫn cảm với các thành phần có trong vaccine.

Không được tiếp tục dùng Gardasil nếu có phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước

Thận trọng khi sử dụng

* Trên phụ nữ có thai:

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc tiêm vaccine Gardasil trên phụ nữ có thai vì vậy tránh mang thai trong thời kỳ tiêm chủng Gardasil. Nếu có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành 3 mũi tiêm thì cần hoãn tiêm chủng để giải quyết xong thai kỳ.

Chưa có bằng chứng nào gợi ý cho việc sử dung Gardasil làm ảnh hưởng gây hại đến khả năng sinh sản, tình trạng mang thai hoặc gây hậu quả cho trẻ sơ sinh.

* Trên phụ nữ cho con bú:

Có thể sử dụng Gardasil cho đối tượng này. Vẫn chưa rõ kháng nguyên của vaccine và kháng thể từ mẹ có bài tiết qua sữa được không

Tác dụng không mong muốn

Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng đau, có ban đỏ, hay gặp bầm tím và ngứa.

Rất hiếm gặp: co thắt khí quản nghiêm trọng

Tương tác thuốc

Có thể dùng Gardasil cùng thời điểm với các vaccine khác như: vaccine viêm gan B tái tổ hợp, vaccine liên hợp não mô cầu nhóm A, C, D; vaccine bạch hầu- ho gà- uốn ván nhưng phải tiêm ở các vị trí khác nhau.

Đã có những thử nghiệm lâm sàng khi dùng Gardasil cùng với các thuốc: kháng sinh, nội tiết ngừa thai, các steroid; kết quả cho thấy các thuốc trên không làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với Gardasil

Bảo quản

Vaccine được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-80C, không được đông băng và tránh ánh sáng.

Khi đưa ra khỏi tủ bảo quản nên sử dụng vaccine ngay nhưng cũng có thể để ngoài nhiệt độ phòng < 250C trong thời gian 3 ngày mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng vaccine. Sau 3 ngày vaccine cần được loại bỏ.

Nguồn: mims.com

Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Cần Tiêm Mấy Mũi?

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ hiện nay và là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi ngày, tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung (theo thống kê của HPV Information Centre).

Tiêm vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung được tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là cách phòng bệnh bước đầu khuyến khích cho nữ giới 9 – 26 tuổi nhưng thực tế, tiêm vắc xin HPV bao nhiêu mũi còn tùy theo loại vắc xin được sử dụng và chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, có hai loại vắc xin được tổ chức Y tế Thế giới WHO chấp thuận sử dụng tại nhiều quốc gia là Gardasil và Cervarix. Vắc xin Gardasil có thể bảo vệ chống lại các loại HPV lây nhiễm là HPV 6, 11, 16 và 18 (giúp phòng ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn). Vắc xin Cervarix có thể giúp cơ thể chống lại 2 loại vắc xin là HPV 16 và HPV 18 (phòng chống ung thư cổ tử cung).

Theo khuyến cáo, phác đồ tiêm vắc xin HPV có thể là phác đồ 2 liều và phác đồ 3 liều hay tùy theo lời khuyên của bác sĩ. Với loại vắc xin Gardasil, phác đồ 2 liều cho nữ 9 – 13 tuổi có khoảng cách tiêm 6 tháng; phác đồ 3 liều là 0 – 2 và 6 tháng ở những người từ 9 – 26 tuổi.

Với loại vắc xin Cervarix, phác đồ 2 liều (0 – 6 tháng) cho trẻ gái 9 – 14 tuổi; phác đồ 3 liều ( 0 – 1 và 6 tháng) ở nữ giới 9 – 25 tuổi.

Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung đảm bảo tuyệt đối không mắc ung thư cổ tử cung?

Nhiều nữ giới nhầm tưởng rằng, cứ tiêm phòng HPV là sẽ yên tâm không bị mắc ung thư cổ tử cung nhưng thực tế không phải như vậy. HPV chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ung thư cổ tử cung và tiêm phòng vắc xin HPV chỉ hạn chế được một số loại tuýp HPV, trong khi thực tế có hơn 100 loại HPV khác nhau, trong đó có nhiều HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.

Ngoài tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, nữ giới cần chú ý duy trì lối sống sinh hoạt khoa học, tránh lạm dụng thuốc tránh thai, khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì. Tầm soát ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất để phát hiện những bất thường sớm, khi ung thư cổ tử cung mới chỉ ở giai đoạn loạn sản – tiền ung thư. Điều trị ung thư giai đoạn này ít xâm lấn, cho kết quả điều trị tốt.

Đồng hành cùng mọi chị em trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt đã xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV, siêu âm tử cung phần phụ qua đường âm đạo…

Có Mấy Loại Vắc Xin Hpv Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung?

Tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 đều được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) càng sớm càng tốt. thậm chí đã từng quan hệ tình dục hoặc đã nhiễm virus HPV.

HPV (Human Papilloma Virus) – nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung, là loại virus gây u ở người, lây nhiễm qua đường tiếp xúc, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con và có thể tồn tại trong cơ thể người thời gian rất lâu trước khi phát triển thành bệnh. Hiện có hơn 100 type HPV, trong đó, các type 16,18 có nguy cơ sinh ung thư cao nhất. Bệnh này hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên để giảm tỷ lệ mắc bệnh chỉ có một cách duy nhất đó là tiêm ngừa vacxin

Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng HPV được sử dụng tại Việt Nam: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Hai loại vắc xin này có một số điểm khác nhau cơ bản về số lượng chủng virus HPV có thể phòng ngừa, đối tượng tiêm, lịch tiêm cũng như tác dụng phòng ngừa.

Công dụng: Cervarix hay còn gọi là vắc xin nhị giá, là vắc-xin phòng ngừa các tổn thương tiền ung thư ác tính và ung thư cổ tử cung gây ra bởi một số type virus papilloma có khả năng gây ung thư ở người. Chủ yếu phòng 2 type HPV (16 và 18). Vắc-xin Cervarix không chỉ bảo vệ 100% đối với 2 type HPV có trong Vắc-xin mà còn tạo miễn dịch chéo bảo vệ các type HPV nguy cơ cao khác với tổng hiệu lực lên đến 93%. Điều này giúp cho nhiều phụ nữ được bảo vệ khỏi ung thư cổ tử cung hơn so với vắc-xin chỉ phòng ngừa được 2 type HPV 16 & 18.

Xuất xứ: Vắc xin Cervarix (GlaxoSmithKline – Bỉ)

Liều lượng: Liệu trình tiêm chủng cơ bản bao gồm 3 mũi tiêm. Gồm 3 mũi:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Nếu cần thiết phải thay đổi lịch tiêm chủng, mũi thứ 2 có thể được tiêm vào thời điểm từ 1 đến 2,5 tháng sau mũi thứ nhất và mũi thứ 3 tiêm vào thời điểm từ 5 đến 12 tháng sau mũi thứ nhất.

Hiện tại chưa có khuyến cáo phải tiêm nhắc lại

Cách sử dụng: Cervarix được dùng để tiêm bắp vào vùng cơ delta

Đối tượng sử dụng: Tiêm cho nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi.

Công dụng: Vắc xin Gardasil hay còn gọi là vắc xin tứ giá, để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo; và các tổn thương tiền ung thư, loạn sản; mụn cóc sinh dục…do HPV gây ra. Gardasil được dùng để phòng ngừa 2 bệnh chính sau:

Ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo: do trong thành phần có 2 type 16 và 18.

Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà sinh dục): do trong thành phần có 2 type 6 và 11

Xuất xứ: Vắc xin Gardasil (Merck Sharp & Dohme – Mỹ)

Liều lượng: Liệu trình tiêm chủng cơ bản bao gồm 3 mũi tiêm.Gồm 3 mũi:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Khi không tiêm được đúng lịch theo phác đồ, có thể áp dụng lịch tiêm linh động như sau: Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Cách sử dụng:

Vắc xin Gardasil được chỉ định tiêm bắp vùng cơ delta cánh tay hoặc vào vùng trước bên của phía trên đùi.

Vắc xin đơn liều 0,5ml được dùng nguyên dạng, không phải hoàn nguyên hoặc pha loãng vắc xin.

Cần lắc kỹ lọ trước khi tiêm. Sau khi lắc Gardasil sẽ là dịch đục màu trắng. Trước khi dùng nếu quan sát thấy vật lạ hoặc dấu hiệu vật lý bất thường thì cần phải loại bỏ, không được tiêm vắc xin.

Dùng bơm tiêm vô khuẩn lấy 0,5ml vắc xin từ lọ. Vắc xin cần được tiêm ngay sau khi lấy ra khỏi lọ.

Đối tượng sử dụng Vắc xin được chỉ định cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi

XEM THÊM: