Ung Thư Yết Hầu / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Đau Vùng Yết Hầu, Có Phải Ung Thư Vòm Họng?

Chào em,

Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính, hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt ở người không có tiền căn hút thuốc lá hay gia đình bị ung thư vòm họng. Hơn nữa, bệnh ung thư thường diễn tiến kéo dài, nặng dần lên nếu không điều trị. Có rất nhiều bệnh lý cho triệu chứng giống giống với ung thư vòm hòng.

Giả dụ như viêm họng mạn cũng gây đau họng, khó chịu thành sau họng kéo dài, có trường hợp còn nuốt vướng, nổi hạch, sụt cân do ăn uống kém và lo lắng giống với ung thư vòm họng vậy, nhưng khác với ung thư là bệnh kéo dài hàng nhiều năm vẫn không xâm lấn hay di căn các cơ quan khác.

Cho nên, dựa vào triệu chứng thì không thể đoán là có hay không có ung thư vòm họng vì khả năng đoán sai là cực kỳ cao.

Đau vùng yết hầu chưa đủ cơ sở xác định ung thư vòm họng.

Cách đơn giản để chẩn đoán bệnh chắc chắn, loại trừ lo lắng mắc bệnh ác tính là em đến khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng và soi vùng hầu họng, nếu có tổn thương nghi ngờ ác tính thì bác sĩ sẽ xét nghiệm tế bào, sinh thiết để định bệnh và điều trị thích hợp cho em. Nếu chỉ là viêm họng mạn hay có hạch viêm ở vùng đó thì bác sĩ cũng đánh giá mức độ và nguyên nhân để điều trị.

Song song đó, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.

Thân mến.

Tổng Quan Ung Thư Vòm Hầu (Ung Thư Mũi Hầu)

23-12-2011

I. Giải phẫu: Khoang mũi hầu (vòm hầu) có hình khối lập phương. Thành bên có vòi Eustache và hố Rosenmuller. Phần nóc hơi nghiêng xuống từ trước ra sau, có ranh giới là tuyến yên vùng hầu, amidan hầu, và túi hầu (pharyngeal bursa) với đáy sọ ở trên. Phía trước khoang mũi hầu tiếp xúc với cuốn mũi dưới và khoang mũi, phía sau giáp với các cơ của thành hầu sau. Phía dưới, khoang mũi hầu kết thúc bằng một đường ngang tưởng tượng tạo thành bởi mặt trên của khẩu cái mềm và thành hầu sau.

Ung thư vòm hầu (mũi hầu) có thể phát sinh khi có các yếu tố thuận lợi sau:

– Tổ tiên là người Hoa hoặc người Châu Á.

– Hút thuốc

– Nhiễm virus Epstein-Barr (EBV).

– Uống nhiều rượu.

– Nhiều hạch cổ sưng lớn không đau (gặp ở 75% bệnh nhân, thường ở 2 bên và về phía sau).

– Nghẹt mũi.

– Chảy máu cam.

– Giảm thị lực.

– Ù tai.

– Viêm tai giữa tái phát.

– Rối loạn chức năng các thần kinh sọ (thường là TK II-VI hoặc IX-XII).

– Đau họng.

– Nhức đầu.

Ở những bệnh nhân chỉ có hạch cổ đơn thuần, việc tìm được các mẫu gen của EBV ở mô sau khi khuếch đại DNA bằng phản ứng chuỗi PCR sẽ là bằng chứng mạnh mẽ về sự hiện diện của một khối u vòm hầu (mũi hầu) nguyên phát. Cần tập trung phối hợp tìm kiếm ở vùng này.

– Chẩn đoán dựa trên sinh thiết khối u vùng mũi hầu. Các xét nghiệm bổ sung bao gồm:

Quan sát thật kỹ lưỡng bằng nội soi ống mềm.

Đánh giá kích thước, vị trí của khối u và các hạch.

Đánh giá chức năng của các thần kinh sọ, bao gồm thị lực và thính lực.

CT scan hoặc PET-CT scan.

Chụp MRI để đánh giá sự xâm lấn xuống nền sọ.

Huyết đồ.

Các xét nghiệm sinh hóa.

Hiệu giá (titers) virus Epstein-Barr.

– Tất cả các gợi ý lâm sàng hoặc xét nghiệm về di căn xa cần được đánh giá ngay. Chăm sóc tốt vệ sinh răng miệng rất quan trọng trước khi tiến hành xạ trị. MRI thường có giá trị hơn CT scan trong phát hiện xem tổn thương có lan đến đáy sọ hay chưa và đánh giá độ lan tỏa của khối u.

Nội soi phát hiện u vòm hầu (mũi hầu)

U vòm hầu trên phim MRI

V. Tiên lượng

– Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị:

U kích thước lớn.

U có giai đoạn (T) muộn.

Có hạch di căn ở cổ.

– Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sống còn bao gồm:

Tuổi.

Phân giai đoạn I theo World Health Organization (WHO).

Khoảng cách thời gian giữa sinh thiết và bắt đầu xạ trị dài.

Suy giảm chức năng miễn dịch vào thời điểm chẩn đoán.

Không phẫu thuất loại bỏ triệt để các hạch di căn.

Thai nghén trong lúc điều trị.

Tái phát tại chỗ.

Một số kiểu mẫu hiệu giá kháng thể EBV (EBV antibody titer patterns).

– Các ung thư nhỏ ở vùng mũi hầu có tỷ lệ xạ trị khỏi khá cao, tỷ lệ sống sót có thể đạt đến 80% to 90%.

– Các thương tổn đã tiến triển vừa phải, chưa có bằng chứng di căn hạch, thường được trị khỏi, tỷ lệ sống còn có thể đạt đến 50% – 70%.

– Việc theo dõi dựa trên:

Định kỳ quan sát vị trí ban đầu của khối u và các hạch cổ.

CT hoặc PET-CT scan.

MRI scan.

Xét nghiệm máu.

Hiệu giá EBV.

– Việc quản lý người bệnh cần bao gồm:

Theo dõi chức năng của tuyến giáp và tuyến yên.

Vệ sinh răng miệng.

Luyện tập động tác nhai để tránh co cứng khớp hàm.

Đánh giá các than phiền có tính hệ thống để phát hiện di căn xa.

– Mặc dù đa số trường hợp tái phát thường xảy ra 5 năm sau chẩn đoán, vẫn có những trường hợp tái phát muộn hơn. Tái phát thường xảy ra với tỷ lệ thấp hơn so với các ung thư đầu cổ khác.

– Tiên lượng xấu hơn trong các trường hợp:

+ Ung thư tế bào vảy biệt hóa kém kết hợp với sự hiện diện của kháng thể EBV,

+ Hiệu giá kháng thể cao đối với kháng nguyên capsid của virus và kháng nguyên sớm, đặc biệt là loại IgA cao, hoặc

+ Hiệu giá cao tiếp diễn sau điều trị.

VII. Phân loại tế bào học ung thư mũi hầu

– Mặc dù rất nhiều loại u ác tính có thể xuất hiện ở vùng mũi hầu, trong bài viết này xin chỉ đề cập đến loại carcinom tế bào vảy, do việc xử trí các thể ung thư khác thay đổi tùy thuộc vào typ mô học.

Phân nhóm carcinom tế bào vảy:

– Phân loại giải phẫu bệnh của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) mô tả 3 typ ung thư vòm hầu (mũi hầu) như sau:

Carcinom tế bào vảy sừng hóa (keratinizing squamous cell carcinoma).

Carcinom tế bào vảy không sừng hóa (nonkeratinizing squamous cell carcinoma).

Carcinom không biệt hóa (undifferentiated carcinoma): thường gặp nhất.

– Các phân nhóm carcinom mũi hầu trước đây bao gồm cả các u biểu bì lympho (lymphoepithelioma), nay được WHO phân loại vào grade III do đặc tính thâm nhiễm giống- lympho của chúng (lymphoid infiltrate).

– Typ ung thư grade I của WHO kết hợp với việc uống rượu và hút thuốc lá chiếm 20% các trường hợp ở Mỹ. Grade II và III theo phân loại của WHO là dạng ung thư có yếu tố lưu hành dịch tễ ở miền nam Trung Hoa.

– Sự hiện diện của keratin đi kèm với giảm khả năng kiểm soát khối u tại chỗ, tiên lượng sống còn kém.VIII. Phân giai đoạn ung thư vòm hầu (mũi hầu)

AJCC (The American Joint Committee on Cancer) đã đưa ra phân loại TNM về ung thư vòm hầu như sau.

Bảng 4. Giai đoạn giải phẫu/Nhóm tiên lượng

– Điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân ung thư vòm hầu bao gồm:

Xạ trị đơn độc.

Thực hiện cùng lúc hóa và xạ trị, tiếp theo sau là hóa trị bổ sung.

Phẫu thuật nạo hạch tồn lưu.

Hóa trị đơn độc cho các trường hợp đã di căn.

– Xạ trị liều cao kết hợp với hóa trị là trị liệu bước đầu cho ung thư vòm hầu, ở cả vị trí ung thư nguyên phát lẫn vùng cổ.

– Khi có thể thực hiện được, phẫu thuật thường chỉ áp dụng để nạo những hạch không thoái triển sau xạ trị hoặc hạch tái phát sau khi có đáp ứng lâm sàng hoàn toàn.

– Liều lượng, khu vực xạ trị tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u nguyên phát và các hạch.

– Mặc dù đa số u đều được chủ yếu xạ trị bằng tia ngoài (external-beam radiation therapy=EBRT), trong một số trường hợp có thể tăng cường thêm bằng implant phóng xạ đặt trong các hốc hoặc kẽ. Có thể tiến hành phẫu xạ trị định hình không gian 3 chiều (stereotactic radiosurgery) nếu đủ điều kiện và phù hợp về giải phẫu.

– Xạ trị với cường độ điều biến (Intensity-modulated radiation therapy=IMRT) ít gây khô miệng (xerostomia) và giúp cải thiện chất lượng sống hơn so với xạ trị 3 chiều hoặc 2 chiều quy ước.

* C-Ung thư vòm hầu giai đoạn III

– Cần thực hiện xét nghiệm chức năng tuyến giáp trước và sau khi xạ trị để đánh giá, theo dõi.

* D-Ung thư vòm hầu giai đoạn IV

– Chọn lựa điều trị chuẩn: Xạ trị liều cao ở vị trí ban đầu của khối u và xạ trị phòng ngừa ở vùng hạch dẫn lưu.

* E-Ung thư vòm hầu tái phát

– Chọn lựa điều trị chuẩn:

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Premier

Hóa xạ trị, tiếp theo sau bởi hóa xạ trị bổ sung,

Xạ trị liều cao ở vị trí ban đầu của khối u và xạ trị phòng ngừa ở vùng hạch dẫn lưu.

– Chọn lựa điều trị chuẩn:

Hóa xạ trị phối hợp.

Hóa xạ trị phối hợp, tiếp theo sau bởi hóa trị bổ sung,

Xạ trị phân đoạn biến đổi (altered fractionation radiation therapy).

Phẫu thuật nạo hạch ở những trường hợp hạch dai dẳng hoặc tái phát, khi khối u nguyên phát đã được khống chế tốt.

Chọn lựa điều trị chuẩn:

Hóa xạ trị, tiếp theo sau bởi hóa xạ trị bổ sung,

Xạ trị phân đoạn biến đổi bao gồm cả xạ trị siêu phân đoạn (hyperfractionation).

Phẫu thuật cổ chỉ nên dành cho những trường hợp hạch dai dẳng hoặc tái phát

Hóa trị cho những bệnh nhân ở giai đoạn IVC.

Chọn lựa điều trị chuẩn:

Những bệnh nhân đã chọn lọc có tái phát tại chỗ có thể được điều trị lại bằng xạ trị tia ngoài với cường độ vừa phải dùng phương pháp xạ trị với cường độ điều biến (IMRT), xạ trị định hình không gian 3 chiều (stereotactic radiation therapy), hoặc xạ trị trong hốc (intracavitary) hoặc xạ trị kẽ (interstitial radiation) ở vị trí tái phát.

Đối với những bệnh nhân đã được chọn lọc kỹ, có thể xem xét phẫu thuật cắt bỏ tổn thương tái phát tại chỗ.

Nên xem xét hóa trị liệu ở những bệnh nhân có di căn xa hoặc tái phát tại chỗ đã quá chỉ định phẫu thuật hay xạ trị.

Tham khảo tài liệu của: cancer.gov, emedicine.medscape, chúng tôi chúng tôi .mayoclinic.com

Cách Điều Trị Ung Thư Vòm Hầu

Cách điều trị ung thư vòm hầu là gì? Xác định giai đoạn ung thư để lựa chọn cách điều trị ung thư vòm hầu phù hợp. Có 5 cách điều trị ung thư vòm hầu: Tia xạ, hóa chất, hóa trị kết hợp với xạ trị, phẫu thuật, dùng thuốc đặc trị. Điều trị ung thư vòm hầu ở đâu uy tín?

Cách điều trị ung thư vòm hầu , vòm họng sẽ tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà các bệnh viện lớn ở Việt Nam sẽ chọn. Y học hiện đại có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm hầu cho bệnh nhân. Lựa chọn phương pháp điều trị và địa chỉ uy tín chữa ung thư vòm hầu phù hợp sẽ tăng khả năng chữa bệnh dứt điểm.

Cách điều trị ung thư vòm hầu

Có 5 cách điều trị ung thư vòm hầu: Tia xạ, hóa chất, hóa trị kết hợp với xạ trị, phẫu thuật, dùng thuốc đặc trị. Từng phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn khác nhau. Nên khám tại các địa chỉ Y tế uy tín để xác định giai đoạn bệnh và cách chữa trị phù hợp.

Với bệnh ung thư vòm hầu, xạ trị là phương pháp điều trị quan trọng nhất. Bác sĩ sẽ chiếu tia nguyên cả khối u và hạch cổ nếu có. Nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, các bác sĩ có thể xác định chính xác trường chiếu tia. Việc dựa vào các hình ảnh không gian ba chiều giúp tăng tối đa tác dụng tia xạ trên khối u. Đồng thời điều này sẽ hạn chế làm tổn thương mô lành.

Trước đây cách điều trị ung thư vòm hầu bằng hóa chất áp dụng cho ung thư di căn xa. Hoặc sử dụng trong trường hợp điều trị tia xạ thất bại. Tuy nhiên xu hướng hiện nay là điều trị tia xạ kết hợp với hóa chất ngay từ đầu. Phương pháp này giúp tăng hiệu quả điều trị triệt để khối u.

Khi hai cách điều trị ung thư vòm hầu được kết hợp, hóa trị giúp tăng cường hiệu quả của xạ trị. Điều này được gọi là điều trị kết hợp đồng thời hoặc chemoradiation. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hóa trị được thêm vào các tác dụng phụ của xạ trị. Nhược điểm của phương pháp này khiến người bệnh khó có thể chịu đựng để điều trị thêm

Vòm hầu nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp và sâu. Vì thế trước đây phẫu thuật không có vai trò quan trọng trong điều trị triệt để. Khi ấy phương pháp này chỉ có ích trong việc lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh. Ngày nay sự tiến bộ của phẫu thuật nền sọ và nội soi đã mở ra nhiều cơ hội mới. Phương pháp trên áp dụng cho những bệnh nhân kém đáp ứng với hóa trị và xạ trị. Ngoài ra phẫu thuật có thể loại bỏ các hạch di căn vùng cổ giai đoạn còn khu trú.

Có rất nhiều cách điều trị ung thư vòm hầu. Tuy nhiên, dù sử dụng biện pháp nào đi nữa thì vẫn có những mặt hạn chế nhất định. Ví dụ phương pháp hóa trị sẽ gây mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe người bệnh. Hoặc phương pháp xạ trị là dùng tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư Nhưng không thể tiêu diệt tất cả các khối u. Chúng vẫn có thể phát triển và di căn… Hiện nay có một số nghiên cứu về thuốc đặc trị tại nước ngoài. Tuy nhiên hiệu quả vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm.

Ngoài các cách điều trị ung thư vòm hầu cơ bản như trên, các nhà khoa học hiện nay đang nỗ lực nghiên cứu các phương pháp điều trị mới. Các phương pháp mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học… Bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị tích cực của những phương pháp trên. Tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư. Ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ. Ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.

Cách điều trị ung thư vòm họng tại nhà? Những phương pháp điều trị ung thư vòm họng hiện nay?

Điều trị ung thư vòm hầu ở đâu uy tín?

Bệnh nhân nên chọn các địa chỉ Y tế uy tín, có kiểm định chất lượng để khám bệnh. Tham khảo một số địa chỉ sau để điều trị ung thư vòm hầu hiệu quả.

Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống ung thư. Bệnh viện thành lập dựa trên cơ sở của Viện Radium Đông Dương. Đây vốn là đơn vị phòng chống ung thư lâu đời nhất trong khu vực. Hiện nay Bệnh viện K là bệnh viện có bề dày truyền thống và kinh nghiệm nhất về nghiên cứu và phòng chống ung thư.

Địa chỉ: Số 43 Quán Sứ , Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành phố Hà Nội. Bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân Ung thư trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận từ miền Trung trở ra.

Bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân ung bướu. Bao gồm bệnh nhân có thẻ bảo hiểm Y tế như một bệnh viện tuyến cuối trong lĩnh vực điều trị ung thư. Điều này góp phần giảm tải cho tuyến trên. Bệnh viện không ngừng đầu tư mua sắm và nâng cấp trang thiết bị hiện đại thông qua các nguồn vốn ngân sách Nhà nước cũng như xã hội hóa Y tế.

Địa chỉ: Số 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Cách ngăn ngừa ung thư vòm họng hiệu quả bằng 7 cách cơ bản

Ung Thư Mũi Hầu: Các Loại Điều Trị

TRONG BÀI VIẾT NÀY: Bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp điều trị khác nhau mà các bác sĩ chỉ định điều trị ung thư mũi hầu (Nasopharyngeal cancer – NPC).

Phần này giải thích các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho việc chăm sóc bệnh nhân ung thư mũi hầu. Điều trị tiêu chuẩn có nghĩa là các phương pháp điều trị tốt nhất được biết đến. Khi đưa ra quyết định về kế hoạch điều trị, bạn có thể sẽ được khuyến khích với một lựa chọn khác là tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng nếu bạn có thể. Một thử nghiệm lâm sàng là một nghiên cứu thử nghiệm một phương pháp điều trị mới. Các bác sĩ muốn tìm hiểu liệu phương pháp điều trị mới này có an toàn, hiệu quả và có thể tốt hơn phương pháp điều trị tiêu chuẩn hay không. Các thử nghiệm lâm sàng cũng có thể thử nghiệm một loại thuốc mới, sự kết hợp mới của các phương pháp điều trị tiêu chuẩn khác nhau hoặc chỉ định các liều điều trị khác nhau của thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác. Các thử nghiệm lâm sàng là một lựa chọn nên được cân nhắc trong điều trị và chăm sóc cho tất cả các giai đoạn của ung thư. Bác sĩ là người có thể giúp bạn xem xét tất cả các phương pháp điều trị phù hợp.

Tổng quan về điều trị

Trong điều trị ung thư, các bác sĩ đến từ các chuyên khoa khác nhau thường làm việc cùng nhau để đưa ra một phác đồ điều trị tổng thể cho một bệnh nhân, bằng cách kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau. Đây được gọi là một nhóm các bác sĩ đa chuyên khoa. Nhóm này có thể bao gồm:

Bác sĩ ung thư nội khoa: Một bác sĩ điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc các loại thuốc khác.

Bác sĩ ung thư xạ trị: Một bác sĩ chuyên điều trị ung thư bằng xạ trị.

Bác sĩ ung thư ngoại khoa: Một bác sĩ điều trị ung thư bằng phẫu thuật.

Bác sĩ tai mũi họng: Một bác sĩ điều trị các vấn đề về tai, mũi và họng.

Bác sĩ chỉnh hình hàm mặt: Một chuyên gia thực hiện phẫu thuật phục hồi ở vùng đầu và cổ.

Nha sĩ ung thư hoặc bác sĩ ung thư miệng: Các nha sĩ có kinh nghiệm trong việc chăm sóc những người bị ung thư đầu và cổ.

Chuyên gia vật lý trị liệu: Một chuyên gia chăm sóc sức khỏe giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe thể chất và khả năng di chuyển.

Chuyên gia bệnh học về ngôn ngữ – lời nói: Chuyên về rối loạn giao tiếp và nuốt. Một nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ nói giúp bệnh nhân lấy lại khả năng nói, nuốt và vận động miệng sau khi điều trị ung thư ảnh hưởng đến đầu, miệng và cổ.

Các nhóm chăm sóc ung thư bao gồm nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác, chẳng hạn trợ lý bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành ung thư, nhân viên xã hội, dược sĩ, cố vấn, chuyên gia dinh dưỡng và một số chuyên gia khác.

Phương pháp điều trị chính cho ung thư mũi hầu là xạ trị và thường kết hợp với hóa trị, theo nhiều cách khác nhau. Phẫu thuật trong ung thư mũi hầu được chỉ định trong một số trường hợp, chủ yếu để loại bỏ các hạch bạch huyết sau khi hóa trị hoặc để điều trị ung thư mũi hầu tái phát sau khi điều trị ban đầu.

Mặc dù chữa khỏi ung thư là mục tiêu chính của điều trị, việc bảo tồn chức năng của các cơ quan và mô gần đó cũng rất quan trọng. Một khi lên kế hoạch điều trị, các bác sĩ sẽ đánh giá xem kế hoạch đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như thế nào, bao gồm cả những vấn đề thể chất và tinh thần, cảm xúc.

Xạ trị là sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Một phác đồ xạ trị, hay còn gọi là kế hoạch xạ trị, thường bao gồm một số phương pháp xạ trị cụ thể được đưa ra trong một khoảng thời gian định sẵn.

Có nhiều loại xạ trị khác nhau mà bác sĩ có thể khuyên dùng cho ung thư mũi hầu.

Xạ trị chùm tia ngoài: Đây là phương pháp xạ trị phổ biến nhất được chỉ định để điều trị NPC khi chùm tia bức xạ được đưa vào từ một máy bên ngoài cơ thể. Kỹ thuật xạ trị điều chỉnh cường độ (IMRT) là một kỹ thuật xạ trị tiên tiến cho phép chỉ định liều xạ trị hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh và gây ra ít độc tính hơn.

Liệu pháp proton: Cũng là một phương pháp xạ trị chùm tia ngoài nhưng bằng năng lượng proton chứ không phải là tia X. Ở năng lượng cao, proton có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp proton có ưu thế chỉ định điều trị cho các khối u ở đáy sọ để giảm liều bức xạ cho các cấu trúc gần đó, chẳng hạn như các dây thần kinh thị giác và thân não; đồng thời cũng là một lựa chọn cho NPC giai đoạn muộn khi khối u xâm lấn nằm ở hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống.

Xạ trị định vị: Là phương pháp xạ trị định vị chính xác vào khối u, chỉ định điều trị các khối u tiên phát hoặc tái phát ở đáy sọ não hoặc ở trong hộp sọ não.

Xạ trị áp sát (xạ trị trong): Là phương pháp đưa nguồn xạ vào gần hoặc trong khối u bằng cách cấy ghép các hạt hoặc đặt kim. Bệnh nhân sẽ nằm lại bệnh viện trong những ngày làm thủ thuật. Xạ trị áp sát chủ yếu điều trị cho ung thư mũi hầu tái phát tuy nhiên cũng có chỉ định nâng liều xạ khi điều trị cho các khối u nguyên phát.

Trước khi bắt đầu xạ trị ung thư đầu cổ, tất cả bệnh nhân cần được kiểm tra răng miệng kỹ lưỡng. Nha sĩ ung thư, một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng cho những người bị ung thư, sẽ đánh giá và chỉ định điều trị dự phòng sâu răng bằng các phương pháp thích hợp bao gồm cả nhổ răng.

Các tác dụng phụ khác của xạ trị lên vùng đầu – cổ bao gồm đỏ hoặc kích ứng da ở vùng được điều trị, khô miệng hoặc nước bọt đặc do tổn thương tuyến nước bọt, đau xương, buồn nôn, mệt mỏi, lở miệng, đau họng, đau hoặc khó nuốt, sưng, phù bạch huyết, mất cảm giác ngon miệng vì thay đổi khẩu vị, mất thính giác do chất lỏng tích tụ trong tai giữa và tích tụ ráy tai do tác dụng của xạ trị trên ống tai.

Xạ trị cũng có thể gây suy giáp (giảm chức năng tuyến giáp). Tình trạng suy giáp khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và có thể gây tăng cân. Do đó, bệnh nhân cần được kiểm tra tuyến giáp thường xuyên.

Là liệu pháp toàn thân, chỉ định dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các thuốc này được cung cấp qua đường máu để đến các tế bào ung thư trên toàn cơ thể. Phương pháp điều trị toàn thân này thường được chỉ định bởi bác sĩ ung thư nội khoa.

Hóa trị có thể là một phác đồ đơn độc hoặc kết hợp đồng thời với một liệu pháp toàn thân khác. Hóa trị cũng có thể kết hợp với phẫu thuật và/hoặc xạ trị như là một phần của kế hoạch điều trị đa mô thức.

Những đường dùng phổ biến cho hóa trị liệu bao gồm: đường truyền tĩnh mạch, đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, và đường uống.

Một phác đồ hóa trị, hay lịch trình, sẽ bao gồm một số chu kỳ điều trị cụ thể được đưa ra trong một khoảng thời gian định sẵn. Sự kết hợp đồng thời giữa hóa trị và xạ trị thường được chỉ định để điều trị ung thư mũi hầu. Trong một số trường hợp, hóa trị được chỉ định trước khi xạ trị.

Ngoài ra, hóa trị cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và gây ra vết loét trong miệng, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hơn nữa, hóa trị kết hợp với xạ trị làm tăng các tác dụng phụ này. Bệnh nhân cần được tư vấn và hỗ trợ dinh dưỡng phù hợp.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể được kê đơn thêm nhiều loại thuốc khác, kể cả các loại thảo mộc, thuốc bổ sung,… chúng cũng có những tác dụng phụ tiềm ẩn hoặc tương tác với thuốc hóa trị. Bệnh nhân cần được tư vấn kỹ trước khi dùng.

Phẫu thuật là thủ thuật cắt bỏ khối u và kèm theo đó là một ít mô lành xung quanh khối u. Đối với ung thư mũi hầu, phẫu thuật không phải là lựa chọn điều trị phổ biến vì khu vực này khó tiếp cận và nằm gần các dây thần kinh sọ và mạch máu.

Phẫu thuật chủ yếu trong ung thư mũi hầu là bóc tách hoặc nạo vét hạch bạch huyết vùng cổ.

Bóc tách cổ có thể gây tê tai, yếu khi nâng cánh tay lên trên đầu và yếu môi dưới. Những tác dụng phụ này là do tổn thương dây thần kinh trong khu vực. Tùy thuộc vào loại bóc tách cổ, các tác dụng phụ tại môi dưới và cánh tay có thể biến mất sau một vài tháng. Tuy nhiên, có thể tác dụng phụ sẽ là vĩnh viễn nếu một dây thần kinh bị cắt bỏ hoặc bị tổn thương như là một phần của việc mổ xẻ. Sưng phù bạch huyết cũng có thể xảy ra. Biến dạng khuôn mặt có thể cần được giải quyết bằng phẫu thuật tái tạo hoặc phẫu thuật thẩm mỹ. Tương tự như đối với xạ trị và hóa trị, trước khi phẫu thuật bệnh nhân cần được tư vấn kỹ về tất cả các tác dụng không mong muốn và cách xử trí.

Ảnh hưởng về thể chất, cảm xúc và xã hội của bệnh ung thư

Ung thư và phương pháp điều trị ung thư gây ra các triệu chứng thực thể và tác dụng phụ, cũng như ảnh hưởng về cảm xúc, xã hội và tài chính. Quản lý tất cả các hiệu ứng này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ, là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể nhằm làm chậm, ngăn chặn hoặc loại bỏ ung thư.

Chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào việc cải thiện cảm giác của bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng cách quản lý các triệu chứng và hỗ trợ bệnh nhân và gia đình họ với các nhu cầu ngoài y tế khác. Bất kỳ người nào, bất kể tuổi tác hay loại và giai đoạn ung thư, đều có thể được chăm sóc giảm nhẹ. Và chăm sóc giảm nhẹ đạt được hiệu quả tốt nhất khi được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán ung thư. Những người được chăm sóc giảm nhẹ song hành cùng với điều trị ung thư thường có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn và hài lòng hơn với việc điều trị.

Phương pháp điều trị giảm nhẹ rất khác nhau và thường bao gồm thuốc, liệu pháp dinh dưỡng, kỹ thuật thư giãn, hỗ trợ cảm xúc và tinh thần, và các liệu pháp khác.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần báo cho nhóm chăm sóc sức khỏe biết về các triệu chứng và tác dụng phụ mà mình đang chịu đựng để được xử trí kịp thời và hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng trong tương lai.

Ung thư mũi hầu di căn

Ung thư di căn là loại ung thư lan sang một bộ phận khác trong cơ thể từ cơ quan ban đầu. Điều trị ung thư di căn rất khó khăn và sẽ có nhiều ý kiến khác nhau để lựa chọn một phương pháp điều trị tốt nhất, bao gồm cả tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng phù hợp.

Nói chung điều trị ung thư mũi hầu di căn cũng là sự lựa chọn các phương pháp điều trị kể trên, quan trọng là chọn lựa phương pháp ưu tiên trong từng trường hợp cụ thể. Chăm sóc giảm nhẹ là quan trọng nhất.

Lui bệnh và nguy cơ tái phát

Lui bệnh là khi ung thư không còn được phát hiện trong cơ thể và bệnh nhân không còn triệu chứng. Đó là tình trạng khi không còn bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ung thư còn đang tồn tại trong cơ thể.

Lui bệnh có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sự không chắc chắn này khiến nhiều người lo lắng rằng ung thư sẽ quay trở lại. Mặc dù trong đa số trường hợp là lui bệnh hẳn, nhưng nguy cơ tái phát là có thật. Bệnh nhân cũng nên tư vấn với bác sĩ để có thể chuẩn bị tốt hơn nếu ung thư quay trở lại.

Chọn lựa điều trị tái phát cũng khó khăn không kém so với điều trị ung thư di căn, và cũng bao gồm các phương pháp kể trên, dùng đơn độc hoặc kết hợp. Và cho dù chọn lựa phương pháp nào, chăm sóc giảm nhẹ vẫn cần được coi trọng nhất.

Nếu điều trị không hiệu quả

Không có gì đảm bảo được rằng bệnh ung thư sẽ biến mất hoàn toàn. Nếu ung thư không thể được chữa khỏi hoặc kiểm soát, thì đó là loại ung thư tiến triển hoặc giai đoạn cuối.

Những bệnh nhân bị ung thư tiến triển và dự kiến ​​sống dưới 6 tháng có thể muốn xem xét chăm sóc an dưỡng cuối đời. Kế hoạch chăm sóc an dưỡng cuối đời được thiết kế làm cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Các chăm sóc cuối đời bao gồm chăm sóc tại nhà, trung tâm an dưỡng đặc biệt hoặc các địa điểm chăm sóc sức khỏe khác. Chăm sóc điều dưỡng tại nhà là một lựa chọn khả thi cho nhiều gia đình.

Sau cái chết của một người thân yêu, nhiều người cần sự hỗ trợ để giúp họ đối mặt với sự mất mát.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/nasopharyngeal-cancer/types-treatment