Ung Thư Xương Wikipedia / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Nguyễn Phú Trọng — Wikipedia Republished

What we do. Every page goes through several hundred of perfecting techniques; in live mode. Quite the same Wikipedia. Just better.

General Secretary of the Communist Party and President of Vietnam

Nguyễn, but is often simplified to Nguyen in English-language text. In accordance with Vietnamese custom, this person should be referred to by the Trọng.

In this Vietnamese name , the surname is, but is often simplified toin English-language text. In accordance with Vietnamese custom, this person should be referred to by the given name

He was Chairman of the National Assembly from 2006 to 2011, representing Hanoi, was elected General Secretary of the Communist Party of Vietnam at the party’s 11th National Congress in 2011[7][8][9][10] and re-elected twice at the 12th National Congress in 2016 and the 13th National Congress in 2021.[11]

On October 3, 2018, the Central Committee of the Communist Party of Vietnam formally nominated Trọng to be the next President of Vietnam to be voted on the next session of the National Assembly where the party holds an overwhelming majority, making him the third person to simultaneously head the party and the state after Ho Chi Minh (in North Vietnam only) and Trường Chinh. On October 23, 2018, he was elected as the 9th President of Vietnam in a meeting of the sixth session of the National Assembly. Trọng stepped down as President in 2021 but remained as General Secretary of the Communist Party.

Early life and career

Nguyễn Phú Trọng was born in Đông Hội Commune, Đông Anh District, Hanoi. His official biography gives his family background only as “average peasant”.[12] He studied philology and earned a Ph.D. in philosophy at Vietnam National University, Hanoi from 1963 to 1968 and received a Ph.D. in Law Degree in University of Ho Chi Minh and also received a Master in Diplomat at Ho Chi Minh University. Trọng officially became a member of the Communist Party of Vietnam in December 1968. He worked for the Tạp chí Cộng Sản (Communist Review), the theoretical and political agency of the Communist Party of Vietnam (formerly the Labor Party) in the periods of 1968–1973, 1976–1981 and 1983–1996. From 1991 to 1996, he served as the editor-in-chief of the Tạp chí Cộng Sản. Trọng went to the Soviet Union in 1981 to study at the Academy of Sciences and received a Candidate of Sciences degree in history in 1983.[13] In 1998, Trọng entered the party section devoted to political work, making him one of the most prominent Vietnamese political theoreticians, heading the party Central Committee’s Theoretical Council in charge of the party’s theoretical work from 2001 to 2006.

Trọng is a Marxist theoretician, and has long railed against some party members’ loss of “Marxist-Leninist virtue”.[14]

Trọng has been member of the party’s Central Committee since January 1994, member of the party’s Political Bureau since December 1997 and deputy to the National Assembly since May 2002. From January 2000 to June 2006, Trọng was secretary of the party’s Executive Committee of Hanoi, the de facto head of the city authority. On June 26, 2006, Trọng was elected as the Chairman of the National Assembly.[15] During this period, he was elected secretary of the party organization in the National Assembly and member of the Council for Defence and Security. On October 23, 2018, Trọng was elected as the 9th President of the Socialist Republic of Vietnam in a seasonal meeting of National Assembly.

Leader of Vietnam

First term as General Secretary

Trọng was elected General Secretary of the Communist Party of Vietnam in 2011. The 5th plenum of the 11th Central Committee decided to take the Central Steering Committee for Anti-Corruption away from the Prime Minister’s control and Trọng was elected its head.[21][22]

On July 6, 2015, General Secretary Trọng arrived in the United States to begin his United States visit to July 10, 2015. This visit coincided with the milestone of twenty years since the United States and Vietnam normalized diplomatic relations. The talks with President Barack Obama were about human rights, security and defense and the Trans-Pacific Partnership.[23][24]

Reelection as General Secretary

On January 27, 2016, Trọng was re-elected as General Secretary of the 12th Central Committee of the Communist Party of Vietnam at the first conference of the committee.[25] At 72 years old, he was the 12th Committee’s oldest member. For this term, Trong is ranked number one in the Politburo, marking a return to normality.

Trọng hopes, under a one-party rule, to strengthen Vietnam’s position in the world, turning it into an industrial country rather than a country that produces on primary products.[26] “A country without discipline would be chaotic and unstable […]. [W]e need to balance democracy and law and order”, he said at the close of a meeting to choose the country’s leadership for the next five years. “I very much hope the new faces in the politburo will push with reforms and bring the country forward, but I don’t know whether they can do that”, said Tran Thi Tram. “They will also have to really tackle the corruption problem, otherwise the people would be the ones to suffer most”.[26]

On January 31, 2021, Trong was re-elected as General Secretary for a third five-year term at the 13th National Congress.[11][27]

On February 1, 2021, Trong attended a press conference. Trong said I am not in great health […] I am old and I want to rest, but the Congress has elected me so I will comply with my duty to serve as a party member..[28]

Presidency

On October 3, 2018, Trọng was chosen by the Central Committee of the Communist Party of Vietnam with 100% support to become the party nominee for the position of the President of Vietnam, becoming the official successor of Trần Đại Quang.[29][30]

Then-U.S. Vice President Joe Biden shakes hands with General Secretary Nguyen Phu Trong at a luncheon at the U.S. Department of State in Washington, D.C. on July 7, 2015

Russian president Putin and Trong in Sochi, September 6, 2018

The National Assembly elected Trọng as state president on October 23, 2018 with 99.79% percent of the vote. His swearing-in ceremony took place at the Grand Hall and was broadcast live on the afternoon on state radio and television systems.[31]

The National Assembly on April 2, 2021 voted to relieve Trọng’s presidency with 91,25% of the vote. Trọng remains de facto top leader in the country, serving as the General Secretary of the Communist Party.[32]

Published works

Books

Nguyen Phu Trong (2004). Viet Nam on The Path of Renewal. Hanoi: Thế giới Publishers. 351 p.[33]

Nguyen Phu Trong (2015). Renewal in Việt Nam: Theory and Reality. Hanoi: Thế giới Publishers. 397 p.[34]

Nguyen Phu Trong; Tran Dinh Nghiem; Vu Hien (1995). Vietnam from 1986. Hanoi: Thế giới Publishers. 116 p.[35]

Awards

References

This page was last edited on 18 July 2021, at 12:03

Ung Thư Xương: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Chữa Khỏi Ung Thư Xương

Ung thư xương là gì? Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương có lây không. Triệu chứng dấu hiệu bệnh ung thư xương. Các giai đoạn ung thư xương di căn sống được bao lâu. Phương pháp điều trị chữa khỏi ung thư xương. Chi phí khám chữa ung thư xương ở đâu. Hình ảnh ung thư xương. Cách chăm sóc bệnh ung thư xương ăn uống gì.

Ung thư xương là căn bệnh hiếm gặp, chiếm khoảng 0,5% trong toàn bộ ung thư. Bệnh ung thư xương thường xuất hiện ở các vị trí như gần gối, xa khuỷu. Bệnh thường xảy ra ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).

Ung thư xương là loại ung thư do xuất hiện những tế bào phát triển bất thường trong xương. Các khối u có thể xuất hiện ở bất cứ xương nào trong cơ thể, song thường thấy nhất ở các đốt xương dài như xương tay, xương chân. Khi khối u xuất hiện, xương sẽ yếu đi nhanh chóng, các khớp sưng tấy, có thể dẫn tới gãy xương bệnh lý, sốt, mệt mỏi, thiếu máu, sút cân nhanh…

Dựa trên các loại tế bào khối u – Nơi ung thư hình thành, bệnh ung thư xương được làm 3 loại riêng biệt:

– U xương ác tính (Sarcoma xương):

Đây là loại ung thư xương khởi phát ngay trong các tế bào xương. Trẻ em và trẻ vị thành niên là đối tượng dễ mắc ung thư xương loại này nhất. Khi qua tuổi dậy thì cấu trúc cơ xương, khớp phát triển mạnh là thời điểm dễ xảy ra các bất thường dẫn đến ung thư xương. Loại ung thư này thường xảy ra ở đầu gối và cánh tay.

– U sụn (Sarcoma sụn):

Loại ung thư này được tìm thấy trong các tế bào ở đầu các khớp xương. Khác với u xương ác tính, loại ung thư này thường xuất hiện ở nhóm người lớn tuổi (từ 40 tuổi trở lên). Loại này xuất hiện ở xương chậu, đùi và vai.

– U mô mềm (Ewing Sarcoma – ESFTs):

Dạng ung thư này có thể khởi phát từ mô thần kinh trong xương. U mô mềm là loại thường khó xác định chính xác nơi khối u bắt đầu. Các loại mô mềm ở đây có thể là cơ, mô mỡ, mô sợi, mạch máu, hay mô nâng đỡ khác. Đối tượng mắc bệnh của loại này cũng là trẻ em và trẻ vị thành niên.

Loại này thường xuất hiện ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.

Bệnh ung thư xương rất nguy hiểm và hiếm gặp lại khó phát hiện. Nếu giả định trên thế giới có 20% số người mắc ung thư được chẩn đoán là ung thư xương thì chỉ có 1,5 % số người mắc ung thư xương được chữa khỏi. Bệnh ung thư xương có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng liệu trình.

Đây là một căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất bởi khả năng lây lăn và di căn của các khối u. Chúng xâm lấn thường xuyên và liên tục để tiêu diệt các cơ quan xung quanh và có thể di căn đi cư trú ở rất xa. Nếu so với khối ung thư khác thì ung thư xương có tốc độ di căn nhanh gấp 3 – 4 lần.

Ung thư xương xảy ra ở phần xương mềm và tủy bên trong. Tủy xương là vị trí tạo máu cho nên các tế bào khối u dễ dàng theo dòng máu đi khắp nơi trong cơ thể. Nó có thể đi được một đoạn đường rất xa trước khi chúng ta tìm ra bệnh.

Bệnh ung thư xương có khả năng sống cao hơn khi khối u chưa di căn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bệnh K di căn rất nhanh, nhanh đến mức khi chúng ta phát hiện bệnh thì các khối u ung thư đã di căn đến gần nửa cơ thể.

Nếu chăm sóc tốt và điều trị bệnh kiên trì, người bệnh có thể sống được từ 5 – 6 năm tính từ sau khi bị gãy tay, gãy chân do ung thư xương. Khi bị K xương, người bệnh có thể phải chặt tay, chặt chân để khối u không lây lan sang các bộ phận khác.

Nguyên nhân gây ung thư xương

Có những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh ung thư xương? Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ biết được bệnh ung thư này có lây hay không?

– Hội chứng Li – Fraumeni:

Hội chứng này có đặc điểm là làm tăng nguy cơ mắc ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau gồm sarcom xương, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư máu…

– Hội chứng Rothmund – Thomson:

Gây ra tình trạng vóc dáng thấp bé, biến đổi xương, phát ban và làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương.

– Bệnh u nguyên bào võng mạc di truyền:

– Những bệnh nhân ung thư xương thường có chồi xương sụn mọc tại vị trí nối bản sụn với đầu xương dài và đây được coi là bệnh di truyền. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự rối loạn gene ức chế ung thư P53 là nguyên nhân khiến cơ thể không kiểm soát được sự phân chia và tạo thành tế bào ung thư của các tế bào mang gene biến dị.

Bức xạ ion hóa là khi các tác nhân vật lý từ bên ngoài tác động vào có thể làm biến đổi các cấu trúc cơ thể dẫn tới ung thư.

Phơi nhiễm bức xạ liều cao như tiến hành xạ trị để điều trị một bệnh ung thư có thể làm tăng nguy cơ ung thư xương.

Các khoáng chất phóng xạ như radium hay stronti được tích tụ trong xương lâu dần có thể gây bệnh ung thư xương nguyên phát. Theo thống kê ở Mỹ, có tới 18% bệnh nhân mắc ung thư xương do tia xạ.

Ung thư xương xuất hiện nhiều ở nhóm đối tượng là trẻ em và trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên, nên nguyên nhân của bệnh có mối liên hệ khá tương thích với những sự thay đổi về cấu trúc xương của cơ thể khi trưởng thành.

Khi đến tuổi dậy thì, hệ thống cơ bắp, xương khớp của cơ thể có những biến đổi đáng kể. Một số trường hợp chỉ cao 1,4m khi 14 tuổi, song chiều cao đã tăng lên đến 1,6m khi 16 tuổi. Điều này cho thấy tốc độ phát triển và sự thay đổi cực lớn trong cấu trúc xương. Chính ở giai đoạn này dễ xảy ra các bất thường trong cấu trúc xương của cơ thể và dẫn đến ung thư xương.

Ung thư xương được chia làm 2 nhóm:

Ung thư xương nguyên phát: Chưa có nguyên nhân rõ ràng.

Ung thư xương thứ phát: Nguyên nhân do chấn thương xương mãn tính.

Chấn thương xương là những va đập mạnh từ bên ngoài xương. Ví dụ như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương do hoạt động thể thao… Tuy nhiên, lý do vì sao các trường hợp này lại được coi là tác nhân gây ung thư xương thì chưa thực sự được lý giải.

Trên thực tế, có một số loại ung thư xương phát triển ở vùng xương bị tổn thương, nhưng những chấn thương này là do ngẫu nhiên hay do các khối u trong xương phát triển khiến xương giòn, dễ gãy…

Tóm lại, bệnh ung thư xương xuất hiện do 2 nguyên nhân chính:

Chấn thương xương;

Thay đổi cấu trúc xương.

Từ những nguyên nhân nêu trên, có thể khẳng định bệnh ung thư xương không lây. Không có chứng minh về việc trong một gia đình, bố hoặc mẹ mắc ung thư xương khiến con gái cũng mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương

Các triệu chứng chính của các khối u xương phát sinh sớm, bệnh ban đầu chỉ đau nhẹ, không liên tục. Cùng với sự tiến triển của bệnh, cơn đau có thể tăng dần lên. Sự phát triển của những cơn đau thường cố định.

Bệnh nhân đau nhiều hơn vào ban đêm, sự đau đớn diễn ra mơ hồ, bạn gần như không biết đau từ đâu.

Ở thời kỳ đầu, khối u có thể xuất hiện, khi sờ thấy có sự biến dạng xương. Khi sưng nhiều hơn các mô xương sẽ nhô ra ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường. Sưng to ở khu vực có khối u, ấm hơn những nơi khác do khối u làm tăng sinh mạch máu và tăng tuần hoàn máu dưới da.

Khi bệnh nhân bị ung thư xương nặng vào giai đoạn muộn, bạn sẽ có cảm giác đau đớn, sưng và khó hoạt động. Có thể xuất hiện những triệu chứng teo cơ xương.

Biến dạng cơ thể là dấu hiệu cho biết bạn mắc ung thư xương

Khi các khối u phát triển mạnh lên, chúng sẽ làm ảnh hưởng lên hệ xương chi, gây ra các triệu chứng dị tật, cơ thể biến dạng, chi dưới thay đổi bất thường so với trước đó.

Một số triệu chứng khác của bệnh:

Tê liệt thần kinh, ảnh hưởng đến tiết niệu nếu khối u phát triển gần cột sống.

Xẹt đốt sống, ép tủy, chèn ép dây thần kinh cột sống làm suy yếu, tê nhói chân tay.

Các giai đoạn của bệnh ung thư xương

Theo các chuyên gia ung thư nghiên cứu, việc phân chia các giai đoạn của bệnh ung thư xương được căn cứ trên sự phát triển của khối u và tình hình di căn của các tế bào ung thư. Bệnh K xương có thể chia làm 4 giai đoạn hoặc 2 giai đoạn (giai đoạn đầu gồm giai đoạn 1 và 2, giai đoạn sau gồm giai đoạn 3 và 4).

Ở giai đoạn này, ung thư chỉ giới hạn ở tại xương và không lan ra các vùng khác của cơ thể. Tế bào ung thư ở giai đoạn này ít gây hại hơn và chưa cạnh tranh với những tế bào bình thường.

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu phát triển mạnh hơn trước, nhưng vẫn giới hạn tại xương.

Khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn 1, 2, tỷ lệ sống trên 5 năm ở bệnh nhân ung thư này chiếm 90%. Phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị chính ở giai đoạn này. Ngoài ra, xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng kèm theo để tăng hiệu quả điều trị.

Ung thư xuất hiện từ hai đến ba vị trí ở cùng một vị trí trên xương. Khối u giai đoạn này có thể biệt hóa thấp hoặc cao tùy thuộc và cơ thể người bệnh và cấu trúc xương.

Ung thư di căn từ xương đến các nơi khác trong cơ thể. Ví dụ như xương khác hay cơ quan khác như gan, phổi… Lúc này tế bào ung thư tăng trưởng rất mạnh và có ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.

Ung thư xương di căn có nguy hiểm không?

Ung thư xương sẽ di căn khi đến giai đoạn cuối (giai đoạn 4). Loại ung thư này di căn rất nhanh, chúng di chuyển theo đường máu ở tủy, do đó chúng sẽ di căn đến gan, phổi, não…

Ung thư xương di căn đến đâu sẽ gây hậu quả ở đó. Mỗi bộ phận chúng di căn đến sẽ gây những triệu chứng không giống nhau.

Bệnh K xương có thể di căn tới những vị trí/bộ phận sau:

Ung thư xương di căn phổi;

Ung thư xương di căn gan;

Ung thư xương di căn não;

Ung thư xương di căn mắt;

Ung thư xương di căn tim.

Ung thư xương khi đã di căn hết sức nguy hiểm, khả năng chữa khỏi ở giai đoạn di căn này có tỷ lệ cực thấp. Người bệnh thường khi điều trị tốt sẽ sống được khoảng 3 – 5 tháng.

Những ai dễ mắc bệnh ung thư xương

Ung thư xương là căn bệnh thường gặp phải ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Những người ở trong trong giai đoạn xương và sụn phát triển. Trong những người mắc bệnh K xương có đến khoảng 75% nằm trong độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi. Và nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với nữ giới.

Bệnh ung thư xương phổ biến nhất là ung thư xương cẳng chân ở nam giới trong giai đoạn dậy thì. Đặc biệt, những người có chiều cao vượt qua chiều cao ở mức trung bình.

Cách điều trị ung thư xương hiệu quả

Trước khi điều trị bệnh K xương hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu về nguyên tắc điều trị ung thư xương. Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh ung thư xương sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét về vấn đề: Tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, vị trí, kích thước, sự lan tỏa của khối u và loại ung thư xương (loại u mềm, u sụn hay u xương).

Để điều trị căn bệnh này, không chỉ dùng một phương pháp điều trị mà có thể dùng kết hợp nhiều phương pháp.

Những phương pháp Tây y phổi biến hiện này là:

Phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư xương

Theo các nghiên cứu, ung thư xương có thể tái phát ở gần vị trí ung thư ban đầu nên các bác sĩ phẫu thuật thường cắt bỏ cả khối u và những mô lành xung quanh khối u.

Phần xương mất đi có thể được thay thế bằng một công cụ bằng kim loại đặc biệt. Ở trẻ em, sau phẫu thuật ung thư xương, các bác sĩ sẽ liên tục thay thế dụng cụ bằng kim loại mỗi lần xương phát triển lớn – dài hơn.

Cách phẫu thuật này nhằm bảo tồn các chi để bệnh nhân có thể phối hợp vận động tốt với các chi nhân tạo.

Phương pháp phẫu thuật bảo tồn chi chỉ có thể áp dụng với khối u nhỏ, chưa phát triển ra bên ngoài và chưa lan ra những mô, tế bào hay hạch bạch huyết xung quanh. Nghĩa là phương pháp phẫu thuật chỉ được dùng cho ung thư xương giai đoạn đầu.

Hóa trị điều trị ung thư xương

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để giết chết tế bào ung thư. Các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm vào cơ thể (có thể là phần xương bị u) một thuốc hóa học để tiêu diệt tế bào ung thư. Ba loại thuốc sẽ được phối hợp cùng lúc tiêm vào cơ hay mạch máu hoặc uống để thuốc đi theo đường máu lan khắp cơ thể.

Với phương pháp này, các bác sĩ thường tiến hành làm nhiều đợt. Sau một đợt điều trị lại có một thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Khi cơ thể người bệnh đã bình phục lại sẽ tiếp tục tuân theo chu trình này.

Các bác sĩ thường kết hợp hóa trị với xạ trị để tăng khả năng các khối u không tái phát lại.

Phương pháp xạ trị trong điều trị K xương

Bác sĩ sẽ sử dụng nguồn năng lượng cao để tác động làm tổn thương các tế bào ung thư. Đôi khi, xạ trị được dùng để thu nhỏ kích thước khối u xương.

Sử dụng xạ trị thay cho phẫu thuật để phá hủy khối u và những tế bào ung thư còn sót lại sau khi quá trình phẫu thuật được tiến hành.

Ngoài ra, điều trị ung thư xương có có một số phương pháp như: điều trị bằng hóa chất, dùng hơi nước…

Phương pháp mới điều trị ung thư xương

Các chuyên gia cũng đang nghiên cứu tính khả thi của phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư xương kết hợp với liệu pháp điều trị phóng xạ. Theo họ, phương pháp này điều trị ung thư bằng cách tiêm virus vào cơ thể đã được áp dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước. Phương pháp này đã cứu sống hàng nghìn bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên phương pháp “lấy độc trị độc” này có hiệu quả tuyệt đối với một bệnh nhân có các tế bào ung thư phát triển nhanh.

Có một dạng ung thư của các tế bào huyết tương trong tủy xương, gây ra các khối u xương và u mô mềm là bệnh đau tủy. Các nhà khoa học Mexico tuyên bố có thể chữa dứt điểm căn bệnh này bằng cách đưa hơi nước nóng trực tiếp vào vùng xương bị bệnh. Việc này nhằm đốt cháy các tế bào ung thư.

Doxorubicin và Ifosfamide

– Doxorubicin:

Là một loại kháng sinh thuộc nhóm Anthracyclin chuyên gây độc tế bào.

Thuốc Doxorubicin thường được chỉ định điều trị u xương ác tính (sarcoma xương) và ung thư xương liên kết Ewing.

Thuốc Doxorubicin không được dùng cho những người có biểu hiện suy giảm chức năng tủy xương, người bị suy tim, loét miệng hay quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ như: Rụng tóc, buồn nôn, chèn ép tủy xương, tiêu chảy, tiểu ra máu, rối loạn tiểu tiện…

Người lớn: Liều lượng sử dụng phổ biến nhất của Doxorubicin là 40 – 60mg/m2 mỗi 21 – 28 ngày.

Trẻ em: 35 – 75mg/m2 lặp đi lặp lại mỗi 21 ngày, hoặc 20 – 30mg/m2 một lần mỗi tuần, hoặc 60 – 90mg/m2 truyền liên tục hơn 96 giờ mỗi 3 – 4 tuần.

Doxorubicin có những dạng và hàm lượng sau:

Dung dịch, thuốc tiêm: 2mg/mL (5ml, 10ml, 25ml, 100ml).

Dung dịch đã tái tạo, thuốc tiêm: 10mg, 20mg, 50mg.

– Ifosfamide:

Là loại thuốc có tác dụng cản trở và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Dùng để chữa u ác tính không thể mổ và nhạy cảm với Ifosfamide.

Loại thuốc này cũng có thể sử dụng kết hợp với một số thuốc chống ung thư khác.

Áp dụng cho những bệnh nhân mắc sarcoma xương.

Thuốc Ifosfamide có dạng dung dịch tiêm: 50mg/ml.

Methotrexate và Vincristine

– Methotrexate:

Là loại thuốc kháng acid folic có tác dụng chống ung thư.

Chỉ định để điều trị một số bệnh như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư vùng đầu cổ, sarcoma xương, sarcoma sụn và sarcoma sợi…

Liều dùng đối với người lớn: Tiêm truyền tĩnh mạch 12g/m2 trong 4 giờ (kết hợp với các thuốc hóa trị liệu khác). Nếu liều dùng này không đủ để đạt được nồng độ đỉnh 1000 micromol trong huyết thanh vào giai đoạn cuối của quá trình truyền dịch, có thể tăng lên 15g/m2

Methotrexate có những dạng và hàm lượng sau:

Viên nén: 2,5mg.

Viên nén bao phim: 5mg; 7,5mg; 10mg; 15mg.

Dung dịch, đường tiêm: 25mg/ml.

Thuốc này không dùng cho những người:

Bị suy dinh dưỡng;

Suy thận nặng;

Rối loạn chức năng gan;

Người có hội chứng suy giảm miễn dịch;

Người bị rối loạn tạo máu trước như giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu;

Phụ nữ có thai và cho con bú…

Những phản ứng phụ khi sử dụng thuốc Methotrexate:

– Vincristine:

Loại thuốc chống ung thư được chiết xuất từ cây dừa cạn với tác dụng kích ứng mạnh các mô.

Có thể kết hợp với những loại thuốc khác để điều trị bệnh hodgkin, leukemia, sarcoma Ewing, sarcoma cơ vân, sarcoma mô mềm, ung thư xương, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư trực tràng, ung thư tuyến giáp…

Vincristine Sulfate có những dạng và hàm lượng sau: Thuốc tiêm 5mg / 31ml.

Bên cạnh các phương pháp điều trị tân tiến từ Tây y, người bệnh có thể tham khảo cách điều trị từ Đông y. Trong dân gian có nhiều loại thảo dược có khả năng chữa ung thư cực tốt.

Bài thuốc 1 chữa bệnh K xương

– Nguyên liệu:

Bạch thược: 50g;

Đan bì: 30g;

Sa sâm: 30g;

Bạch hoa xà thiệt thảo: 80g;

Sinh địa: 20g;

Thục địa: 20g;

Sinh nam tinh: 20g;

Phục linh: 20g;

Trạch tả: 20g;

Miết giáp: 16g;

Do nhục: 15g;

Trần bì: 15g

Bán liên: 15g;

Hài nhi sâm: 15g.

– Cách làm:

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào niêu, cho thêm 3 bát nước sạch, đậy vung và để nhỏ lửa. Đun sôi sắc đến khi nào còn 1 bát nước thì tắt bếp. Mỗi ngày phải uống hết 1 thang. Sau nước đầu tiên thì có thể cho thêm nước vào sắc lại, lần này chỉ cần để nước sôi khoảng 30 phút là dùng được.

– Công dụng của thuốc:

Bài thuốc giúp triệt tiêu các khối u phát triển trên tay, chân, làm giảm các cơn đau nhức do bệnh gây ra và giúp cho người bệnh khỏe mạnh hơn.

Bài thuốc Nam số 2 điều trị ung thư xương

– Nguyên liệu:

Xuyên sơn giáp chu: 30g;

Toàn yết: 20g;

Xạ hương: 3g;

Tam thất: 40g;

Con ngô công: 20g;

Nhân sâm: 20g.

– Cách làm:

Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, phơi khô rồi nghiền nát, nặn thành 60 viên thuốc thật đều nhau. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên để giúp điều trị các cơn đau nhức do bệnh ung thư xương gây ra.

Bài thuốc số 3 chữa ung thư xương

– Nguyên liệu:

– Cách làm:

Đem trứng vịt ngâm với nước muối 7 ngày rồi vớt ra. Dùng que nhọn nhỏ đâm thủng một lỗ nhỏ trên vỏ trứng và cho bớt lòng trắng ra ngoài.

Thiên ma đem rửa sạch, nghiền nát rồi tán thành bột cho thật mịn rồi cho vào trong quả trứng. Tiếp theo, thêm bột mì trộn với nước để tạo thành hỗn hợp đặc quánh rồi cho quả trứng đã nhồi bột thiên ma. Đem trứng hầm cho thật chín.

Người bệnh ung thư xương nên ăn một quả trứng như vậy vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Phòng tránh bệnh ung thư xương như thế nào?

Có nhiều cách để phòng bệnh ung thư này, tuy nhiên cách phòng bệnh tốt nhất là thay đổi thói quen. Thói quen đó có thể là thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, thói quen vận động.

Boldsky đã liệt kê ra một vài biện pháp khắc phục để điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư xương hiệu quả từ những thực phẩm hàng ngày.

Nha đam tốt cho xương như thế nào?

Hợp chất trong nha đam có đặc tính chống ung thư. Nha đam có chứa các chất:

Antiproliferative (Có chứa Anthraquinone v.v);

Miễn dịch (Chứa Acemannan, Polysaccharide mannose);

Chất chống oxy hóa, kháng sinh, diệt khuẩn, virus và các thành phần khác.

Nghiên cứu đã chỉ ra Acemannan có thể kích thích các tế bào miễn dịch ở chuột để tạo ra các Cytokine (Một loại protein giết chết ung thư).

Trà xanh hỗ trợ phòng ngừa bệnh về xương

Trà xanh giàu hàm lượng EGCG – một hoạt chất chống oxy hóa. Chất này có tác dụng chống lại sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó phòng bệnh ung thư hiệu quả.

Khả năng chống oxy hóa của hoạt chất EGCG cao gấp 100 lần so với vitamin C và gấp 25 lần so với vitamin E.

Trà xanh giúp diệt trừ vi khuẩn, virus, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư xương.

Cỏ ba lá đỏ tiêu diệt tế bào K xương hiệu quả

Với ung thư xương, cỏ ba lá đỏ phòng bệnh nhờ chứa chất chống oxy hóa Tocopherol có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.

Vitamin A – Chất tốt cho hệ xương và đẩy lùi bệnh ung thư

Vitamin A là nguyên liệu quan trọng chống lại ung thư xương. Bạn nên tăng cường các loại trái cây và rau quả để cung cấp, bổ sung vitamin A cho cơ thể.

Hoa quả tươi ngăn ngừa ung thư xương

Các loại hoa quả như cam, bưởi, dâu tây, quả lựu, đu đủ, xoài, việt quất… rất giàu chất chống oxy hóa, có hàm lượng cao chất xơ. Vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại các tế bào ung thư. Ngoài ra, beta-carotene có trong mơ, xoài, quả anh đào… có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư xương.

Các tia UV của ánh nắng mặt trời giúp sản xuất vitamin D. Từ đó ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Các loại thảo mộc như:

Gừng;

Bupleurum;

Đậu ván dại;

Nấm maitake;

Các thảo mộc này có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư xương cực tốt.

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư xương

Mỗi ngày bạn phải bổ sung cho cơ thể bệnh nhân khoảng 1.885 – 2.175 đơn vị calo.

– Bổ sung chất đạm:

Đối với bệnh nhân, khẩu phần đạm cần tăng so với bình thường để cung cấp đầy đủ các loại acid amin. Nên cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.

Thịt giàu đạm nhưng nếu khẩu phần ăn quá nhiều thịt sẽ là điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển. Bạn chỉ nên sử dụng thịt trắng như thịt gia cầm, bổ sung thêm sắt, kẽm từ thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc…

– Thực phẩm giàu chất xơ:

Các loại thực phẩm như:

Sữa bò;

Lòng đỏ trứng gà;

Rau ngót, rau đay, bắp cải, rau dền…

Khoai lang, cà chua, dưa leo…

Các dạng thực phẩm này sẽ bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư…

– 1 tô phở bò.

– 1 ly sữa đậu nành nguyên chất.

– 3 lát cam tươi

– 2 bát cơm trắng vừa.

– Thịt ức gà xé nhỏ rang nhạt.

– Canh rau dền.

– Tôm hấp bia sả.

– 1 hộp sữa chua nha đam ít đường.

– 1 củ khoai lang luộc.

– 1 ly nước trà xanh tươi mát.

– 1 quả dưa leo.

– 2 bát cơm trắng nhỏ.

– Bắp cải luộc.

– Thịt lợn nạc rang nhạt.

– Cá hồi sốt tiêu đen.

– 1 ly sữa bò không đường.

Ngoài những thực phẩm, trái cây cần thiết cho người bệnh ung thư xương, bạn cần tránh những thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Bệnh ung thư xương không nên dùng rượu, café

Các chất kích thích như bia, rượu, cafe gây cản trở cho quá trình liền và tái tạo xương. Rượu bia làm rối loạn hoạt động của những tế bào xương và làm chúng nhanh chóng phát triển, di căn, thoái hóa xương. Café thì lại làm giảm lượng canxi mà cơ thể hấp thụ được khiến xương yếu đi và dễ bị tổn thương.

Trà đặc, nước ngọt có ga, thực phẩm nhiều dầu mỡ

Những chất béo có trong thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể kết hợp với canxi để tạo thành một chất bọt mà cơ thể không hấp thụ được. Vì vậy, bệnh nhân ung thư xương không nên ăn quá 20% chất béo trong thực đơn mỗi ngày. Nếu muốn thì nên bổ sung từ các loại thực phẩm lành mạnh: Cá, bơ thực vật, các loại hạt và dầu thực vật.

Thịt chế biến sẵn không tốt cho bệnh nhân ung thư xương

Khi thịt được nấu chín ở nhiệt độ cao hoặc được xử lý bằng các chất như nitrat ảnh hưởng tới xương. Vậy nên, bạn cần ăn dưới 200g thịt đỏ mỗi ngày, hạn chế đến mức thấp nhất xúc xích, đồ hộp, thịt muối, cà muối, cá muối…

Đường và đồ ngọt tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh K xương

Đường là loại thực phẩm mà tế bào ung thư rất ưa thích. Đây là món ăn chính của chúng. Đường giúp các tế bào ung thư liên tục phân chia, phát triển và di căn. Do đó, bạn cần hạn chế đường, đồ ngọt, bánh mứt kẹo, chocolate, nước ngọt…

Thực phẩm chế biến bằng cách nướng

Nem nướng, xúc xích nướng… là những thực phẩm nên hạn chế vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và thúc đẩy tế bào ung thư phát triển. Trong quá trình nướng thức ăn sẽ sản sinh ra formol – một hóa chất gây ung thư.

Những người từng phẫu thuật ung thư xương

Không nên ăn những thực phẩm có thể gây kích thích vết mổ:

Thực phẩm chua, cay, nóng (chanh, cam, quýt, giấm, me, tiêu, ớt, bộ cari).

Những thức ăn nhiều dầu mỡ: Món xào, chiên, rán…

– Bệnh nhân K xương cần có tâm lý vững vàng và lạc quan.

Người nhà bệnh nhân cần làm công tác tâm lý thật tốt để bệnh nhân không rơi vào tuyệt vọng. Có thể mở những bản nhạc hay những bộ phim hay nhằm tác động tâm thức.

Các thành viên trong gia đình cần tránh mẫu thuẫn, bất hòa. Vì điều này sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán nản và chấn động tâm lý.

Người thân, bạn bè cần tránh thái độ buồng xuôi, buồn bã hay kỳ thị người bệnh.

– Nấu những thực phẩm bổ dưỡng và đúng sở thích người bệnh.

Bệnh ung thư xương thường gây ra hiện tượng giảm chức năng tạo máu. Cho nên người thân nên dùng các thực phẩm giàu đạm, kích thích sinh tủy khi nấu thức ăn cho người bệnh.

Không nên nấu món ăn quá nhiều dầu mỡ, mặn, cay nóng. Người nhà bệnh nhân nên chế biến món ăn thanh đạm, bổ sung canxi, vitamin và tốt cho máu.

– Rèn luyện thể chất, hòa nhập cuộc sống.

Hầu hết các bệnh nhân ung thư đều bi quan và tìm đến cái chết. Một là để kết thúc sự đau đớn hiện tại. Hai là để không biến mình thành gánh nặng cho gia đình và có cảm giác vô dụng. Do đó, người nhà bệnh nhân cần gần gũi, an ủi và thực hiện nhiều hoạt động ngoại khóa cho cả gia đình.

Hãy sắm ngay chiếc xe lăn hoặc đôi lạng cho bệnh nhân. Nhờ đó, họ có thể tự đi lại, thấy bản thân có ích hơn, không gây phiền đến ai. Tổ chức trò chơi đơn giản, vận động ít nhưng giúp cơ thể bệnh nhân bớt thụ động hơn.

Bệnh Ung Thư Xương Và Cách Điều Trị Ung Thư Xương Hiệu Quả

Là bộ phận nâng đỡ toàn bộ cơ thể con người, vì vậy mà xương nắm giữ vai trò rất quan trọng. Tuy rất hiếm gặp nhưng ung thư xương lại là bệnh nguy hiểm nhất trong tất cả các bệnh của xương và thường thấy ở trẻ em hơn là người lớn.

Bệnh ung thư xương có rất nhiều thể, phổ biến nhất là bưới ác tính, sarcoma xương, Ewing’s sarcoma, Sarcoma sụn và Leukemia. Ung thư xương thường gặp ở phần đầu dưới xương quay, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương đùi hay đầu trên xương chày. Nguyên nhân gây ung thư xương có rất nhiều, tuy nhiên hay gặp nhất là rối loạn di truyền.

Đau là triệu chứng khởi đầu thường gặp nhất khi bệnh mới khởi phát. Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác đau mơ hồ bên trong xương, sau đó những cơn đau bắt đầu rõ hơn, biểu hiện thành từng đợt ngắn rất khó chịu. Ngoài ra, người bị bệnh ung thư xương cũng thường phải trải qua những triệu chứng như căng thẳng, mệt mỏi, không còn sức để học tập và làm việc, toát mồ hôi bất thường và sút cân nhanh. Tuy nhiên, những triệu chứng ban đầu như trên của bệnh ung thư xương rất dễ bị nhầm với những bệnh lý thông thường. Do đó, đến các cơ sở y tế để khám khi thấy những triệu chứng trên là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

– Sàng lọc ung thư xương: Với những người có nguy cơ cao mắc bệnh như đã từng cấy ghép kim loại để điều trị gãy xương, bị dị tật xương di truyền, xạ trị, hóa trị,… thì phương pháp này rất được khuyến khích. Với phương pháp này, bệnh sẽ được phát hiện sớm và nhờ vậy mà hiệu quả điều trị cũng cao hơn.

– Thay đổi lối sống tích cực: Tập thói quen không hút thuốc lá. Tránh stress, căng thẳng, giữ cho tinh thần luôn thoải mái và duy trì trọng lượng cơ thể là điều mà bạn nên làm.

– Chế độ ăn uống hợp lý: Kiểm soát lượng calo, hạn chế thực phẩm chứa chất béo.

– Các biện pháp thảo dược: Sử dụng trà xanh, nhân sâm và đặc biệt là nghệ là cách giúp phòng chống ung thư hiệu quả.

– Nhận thức về vấn đề di truyền: Nguy cơ ung thư xương cao hơn ở những người có người thân mắc bệnh. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa tốt nhất là xét nghiệm gen bất thường.

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng cần tránh những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như: người có cấy ghép kim loại chèn vào trong cơ thể để điều trị gãy xương, người có khiếm khuyết xương di truyền, sử dụng thuốc hóa trị để điều trị các bệnh ung thư khác hoặc từng tiếp xúc với bức xạ.

Cách điều trị bệnh ung thư xương

Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng liệu trình thì bệnh ung thư xương vẫn có thể chữa được. Biện pháp phổ biến được áp dụng trong điều trị ung thư xương là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

– Để ngăn ngừa nguy cơ tái phát hoặc di căn với những khối u lớn hơn, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ hoàn toàn chi mang khối u.

– Cùng với phẫu thuật, hóa trị được sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u hoặc tiêu diệt tế bào ung thư và phòng ngừa bệnh tái phát.

– Xạ trị được áp dụng thay cho phẫu thuật trong một số trường hợp để phá hủy khối u và những tế bào ung thư.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được áp dụng điều trị kết hợp cả ba phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để giảm nhẹ triệu chứng và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Tóm lại, là bệnh hiếm gặp và nguy hiểm nhưng ung thư xương vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và tầm soát bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Thu Thủy

Ung Thư Xương Nguyên Phát

Ung thư xương nguyên phát

ĐẠI CƯƠNG

Ung thư xương bao gồm hai loại nguyên phát và thứ phát, do một ung thư khác di căn vào xương. Trong bài này chúng tôi chỉ đề cập tới ung thư xương nguyên phát (UTXNP). Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Năm 2019, tại Mỹ ước tính  có khoảng 3.500 trường hợp mới mắc và khoảng 1.660 ca tử vong. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc UTXNP chiếm 0,8-1,5% các bệnh ung thư. Bệnh tiến triển nhanh, di căn sớm chủ yếu vào phổi. UTXNP có các thể chính: ung thư xương (osteosarcoma), sarcome Ewing, sarcome sụn (chondrosarcoma) và các loại khác (u tế bào khổng lồ ác tính, sarcoma nội mô mạch máu, u tế bào ngoại mạch ác tính…).

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

Đau: chiếm 85%-95% các trường hợp. Lúc đầu có thể đau ít sau đau tăng dần liên tục.

Khối u xương thường có dạng hình cầu, hình thoi cứng chắc ranh giới rõ, không di động, u ở sâu, hay gặp nhất là đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương cánh tay, đầu trên xương đùi. Các xương dẹt hay gặp là xương chậu và  xương  bả vai.

Có thể gãy xương bệnh lý do va chạm hoặc tiến triển tự nhiên của bệnh.

Các tổn thương phần mềm: teo cơ, sưng nề.

Hạn chế vận động.

Cận lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp Xquang thường quy: u có hình ảnh tạo xương, tiêu xương hoặc hỗn hợp, hình cỏ cháy, bong màng xương, xâm lấn tổ chức phần mền xung quanh.

Chụp CT scan: hình ảnh u phá hủy xương hoặc đặc xương, xâm lấn tổ chức xung quanh. Có thể phát hiện được các tổn thương ung thư xương di căn ở phổi (hình ảnh thả bóng)…

MRI: đánh giá chính xác  xâm lấn của u vào  tổ chức phần mềm,  mạch máu  thần kinh.

Xạ hình xương bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-MDP để đánh giá tổn thương xương nguyên phát và di căn xương, chẩn đoán giai đoạn bệnh trước điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn.

Xạ hình thận chức năng bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-DTPA để đánh giá chức năng thận trước điều trị và sau điều trị.

Chụp PET/CT toàn thân với 18F-FDG trước điều trị để chẩn đoán u nguyên phát, chẩn đoán giai đoạn bệnh; chụp sau điều trị để theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn; mô phỏng lập kế hoạch xạ trị.

Chụp PET/CT toàn thân với 18F-NaF trước điều trị để đánh giá tổn thương di căn xương, chẩn đoán giai đoạn bệnh, sau điều trị để theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn.

Sinh thiết mở hoặc sinh thiết kim dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT

Giúp chẩn đoán xác định mô bệnh học trước điều trị.

Xét nghiệm sinh học phân tử

Giải trình tự nhiều gen.

Chẩn đoán phân biệt

Với các khối u xương lành tính: chồi xương, u tế bào khổng lồ lành tính (độ I, II, III).

Với các khối u phần mềm xung quanh xâm lấn xương: sarcom bao hoạt dịch, sarcom cơ vân, u thần kinh ngoài vi ác tính.

Các ung thư di căn vào xương.

Các tổn thương không phải u: lao xương, viêm xương.

Chẩn đoán giai đoạn

Theo Ủy ban phòng chống ung thư Mỹ AJCC lần thứ 8 năm 2017.

T: U nguyên phát

Xương chi, xương thân, xương sọ và xương mặt

Tx Không đánh giá được u nguyên phát

T0 Không có bằng chứng về u nguyên phát

T1 U có kích thước lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 8cm

T2 U có kích thước lớn nhất lớn hơn 8cm

T3 Các khối u không liên tục ở vị trí xương nguyên phát

Xương cột sống

Tx Không đánh giá được u nguyên phát

T0 Không có bằng chứng về u nguyên phát

T1 U giới hạn ở một đốt sống hoặc 2 đốt sống liên tục

T2 U giới hạn ở 3 đốt sống liên tục

T3 U giới hạn ở ít nhất 4 đốt sống liên tục hoặc ở các đốt sống rời nhau

T4 U phát triển vào ống sống hay mạch máu lớn

T4a U phát triển vào ống sống

T4b U phát triển vào mạch máu lớn hoặc có huyết khối ở mạch máu lớn

Xương chậu

Tx Không đánh giá được u nguyên phát

T0 Không có bằng chứng về u nguyên phát

T1 U còn khu trú trong một xương của xương chậu và không có phần mở rộng

T1a U có kích thước lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 8cm

T1b U có kích thước lớn nhất lớn hơn 8cm

T2 U còn khu trú trong một xương của xương chậu và có phần mở rộng

T2a U có kích thước lớn nhấtnhỏ hơn hoặc bằng 8cm

T2b U có kích thước lớn nhất lớn hơn 8cm

T3 U lan rộng ở 2 xương của xương chậu và có phần mở rộng

T3a U có kích thước lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 8cm

T3b U có kích thước lớn nhất lớn hơn 8cm

T4 U lan ra cả 3 xương của xương chậu hoặc vượt qua khớp cùng chậu

T4a U vùng khớp cùng chậu và lan vào giữa đến lỗ tiếp hợp

T4b U xâm lấn mạch chậu ngoài hoặc có huyết khối ở mạch máu lớn vùng chậu.

N: Hạch vùng

Nx Không đánh giá được hạch vùng

N0 Chưa di căn hạch vùng

N1 Di căn hạch vùng

M: Di căn xa

Mx Không đánh giá được di căn xa

M0 Chưa di căn xa

M1  Có di căn xa

M1a: Di căn phổi

M1b: Di căn các vị trí khác

G: Độ mô học G

Gx Không đánh giá được độ mô học

G1 Biệt hóa cao – độ ác tính thấp

G2   Biệt hóa vừa – độ ác tính thấp

G3 Kém biệt hóa – độ ác tính cao

Xếp loại giai đoạn theo AJCC lần thứ 8 năm 2017

Giai đoạn

U nguyên phát

Hạch vùng

Di căn xa

Độ mô học

IA

T1

N0

M0

G1hoặc Gx

IB

T2 hoặcT3

N0

M0

G1 hoặc Gx

IIA

T1

N0

M0

G2 hoặcG3

IIB

T2

N0

M0

G2 hoặc G3

III

T3

N0

M0

G2 hoặc G3

IVA

Tbất kỳ

N0

M1a

Gbất kỳ

IVB

Tbất kỳ

N1

Mbất kỳ

Gbất kỳ

Tbất kỳ

Nbất kỳ

M1b

Gbất kỳ

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc chung

Có chẩn đoán chính xác bằng mô bệnh học

Đánh giá giai đoạn bệnh chính xác

Điều trị đa mô thức: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị

Căn cứ tình trạng bệnh nhân cụ thể, cân nhắc các biến chứng có thể xảy ra.

Các phương pháp điều trị

Phẫu thuật

Là phương pháp cơ bản điều trị ung thư xương nguyên phát.

Phẫu thuật cắt u cục bộ rộng: Phẫu thuật cắt rộng loại bỏ ung thư, cũng như một phần của các mô khỏe mạnh xung quanh khối u. Song vẫn giữ được chức năng hình thể cơ bản của chi. Có thể chỉ cần tạo hình đơn giản với vật liệu kinh điển như: xương tự thân, xương đồng loại, xi măng sinh học, đinh nẹp vít.

Phẫu thuật cắt chi tối thiểu: là phẫu thuật cắt đoạn chi có chứa u, thường cách rìa u xương lớn 3cm. Sau đó tạo hình lại khuyết hổng phần xương và phần mềm. Vật liệu tạo hình xương khớp: Khớp nhân tạo bằng hợp kim, xương đồng loại, xương tự thân và vật liệu y sinh học… Tạo hình phần mềm bằng chuyển vạt cân cơ có cuống mạch, xoay vạt cân cơ tại chỗ, chuyển vạt vi phẫu… Tùy từng tổn thương khác nhau đưa ra phương án tạo hình cụ thể.

Tại các cơ sở phát triển, đoạn xương có chứa u sau khi cắt được đưa ra ngoài xử lý: xạ trị; nitơ lỏng: thanh trùng… và tái ghép. Phương pháp này cung cấp một mảnh ghép xương lớn phù hợp chính xác với yêu cầu của khuyết hổng xương. Đặc biệt chi phí thấp.

Phẫu thuật xoay vòng cổ chân: Phẫu thuật viên sẽ loại bỏ  khối ung thư và khớp gối. Sau đó, phẫu thuật gắn cổ chân với phần còn lại của chân và tạo ra khớp gối mới. Bàn chân sẽ hướng về phía sau và khớp cổ chân sẽ hoạt động như khớp gối với khả năng có một bộ phận giả được gắn vào bàn chân.

Xạ trị

Xạ trị chiếu ngoài

Chỉ định: Chỉ định xạ trị triệt căn phối hợp với hoá trị cho một số trường hợp không đồng ý mổ hoặc không mổ được.

Xạ trị đóng vai trò bổ trợ sau phẫu thuật.

Liều xạ: Liều xạ 60Gy với u độ thấp; 66Gy với u độ cao; phân liều 2Gy/ngày hoặc có thể xạ trị triệu chứng giảm đau chống chèn ép, liều 3Gy/ngày x 10 ngày hoặc 4,25Gy/ngày x 4 ngày.

Mô phỏng: Chụp mô phỏng bằng CT, MRI hoặc tốt nhất bằng PET/CT, PET/MRI. Ứng dụng kỹ thuật PET/CT mô phỏng xạ trị giúp đánh giá chính xác tổn thương, tăng cường hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ do tia xạ.

Kỹ thuật: Có thể dùng các kỹ thuật thường quy 3D, hoặc các kỹ thuật xạ trị tiên tiến giúp tăng hiệu quả, độ chính xác và giảm thiểu tác dụng phụ như xạ trị điều biến liều (IMRT), xạ trị điều biến thể tích (VMAT), xạ trị hạt nặng (Proton therapy, heavy ion).

Xạ phẫu: xạ phẫu có thể bằng dao gamma cổ điển, dao gamma quay (Rotating Gamma Knife), CyberKnife…

Nguyên lý: Liều bức xạ hội tụ tại tiêu điểm khối u với liều rất cao gây hoại tử hoặc bất hoạt tế bào u, đồng thời liều xạ tại các mô lành ở mức tối thiểu, rất ít gây tác dụng phụ cho cơ quan lành xung quanh.

Xạ phẫu được chỉ định cho các trường hợp di căn một vài ổ (Oligometastasis) đặc biệt các trường hợp di căn não.

Xạ trị định vị thân (Stereotactic Body Radiation Therapy: SBRT)

Xạ trị áp sát: cấy hạt phóng xạ vào khối u hoặc diện u trong các trường hợp không phẫu thuật triệt căn hoặc bệnh lý kèm theo không thể phẫu thuật hay bệnh nhân nhất định từ chối phẫu thuật.

Xạ trị trong mổ (Intraoperative Radiation Therapy: IORT)

IORT là một kỹ thuật đặc biệt có thể cung cấp một liều xạ trị duy nhất, tập trung cao liều bức xạ tại nền khối u sau phẫu thuật hoặc phần còn lại của khối u không thể phẫu thuật được, các khối u tái phát, di căn.

IORT có nhiều loại kích thước của đầu phát tia bức xạ (applicator) khác nhau tùy thuộc vào diện cắt và hình dạng khối u, hơn nữa diện tích xạ trị hạn chế nên hầu như không ảnh hưởng các cấu trúc bình thường xung quanh vùng chiếu xạ.

Hóa trị

Nếu không điều trị hóa chất, 80% bệnh nhân UTXNP chết do di căn xa mặc dù đã được điều trị phẫu thuật triệt để tại chỗ. Kết quả sống thêm sau điều trị cải thiện rất nhiều trong vòng 30 năm qua nhờ  những  tiến  bộ  trong  hóa  trị  liệu.  Khoảng  70-90% osteosarcoma ở chi có thể điều trị bằng phẫu thuật bảo tồn kết hợp với hóa trị mang lại 65% sống thêm sau 5 năm. Điều trị bằng hóa chất động mạch có thể làm tăng độ tập trung của hóa chất vào khối u nhưng không tăng tỷ lệ đáp ứng.

Điều trị đích: Đang được bắt đầu nghiên cứu ứng dụng ức chế yếu tố phát triển biểu bì EGFR, ức chế con đường dẫn truyền mTOR.

Một nghiên cứu sử dụng imatinib trên 56 bệnh nhân chordoma giai đoạn tiến triển, 70% bệnh nhân ổn định, thời gian sống thêm bệnh không tiến triển là 9 tháng.

Erlotinib và lapatinib được sử dụng có hiệu quả ở bệnh nhân chordomas kháng với imatinib với tỷ lệ đáp ứng một phần và bệnh không tiến triển tương ứng là 33% và 39%.

Một số thuốc đích khác có hiệu quả như sunitinib, dasatinib٭, denosumab٭…

Điều trị miễn dịch

Điều trị miễn dịch đang nở rộ mang lại nhiều hứa hẹn cho bệnh nhân ung thư nói chung, trong đó có ung thư xương. Các thử nghiệm lâm sàng với pembrolizumab, nivolumab٭, atezolizumab đang được tiến hành.

Điều trị cụ thể

Osteosarcoma

Giai đoạn khu trú

Điều trị triệt căn cho Osteosarcoma đòi hỏi phải kết hợp giữa phẫu thuật và hóa trị. So với phẫu thuật đơn thuần, điều trị đa mô thức cho Osteosarcoma có độ ác tính cao làm tăng tỷ lệ sống thêm không bệnh từ 10-20% lên tới trên 60%.

Mục đích của phẫu thuật là lấy bỏ khối u triệt căn đồng thời bảo tồn chi tối đa có thể. Hầu hết bệnh nhân nếu được phối hợp với hóa trị có thể bảo tồn chi. Doxorubicin, cisplatin, methotrexate liều cao và ifosfamide là những thuốc cho tỷ lệ đáp ứng cao  nhất. Phác đồ phối hợp doxorubicin – cisplatin là phác đồ cơ bản thường dùng nhất. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phác đồ này thêm với methotrexate và/hoặc ifosfamide mang lại đáp ứng cao hơn. Tuy có nhiều phác đồ tiền phẫu, hậu phẫu được ứng dụng trong lâm sàng nhưng chưa phác đồ nào được cho là tốt nhất. Hóa chất tiền phẫu làm tăng tỷ lệ bảo tồn chi, tuy nhiên không kéo dài thời gian sống thêm so với hóa trị hậu phẫu đơn thuần. Các thử nghiệm gần đây khuyến cáo lên thay đổi phác đồ hóa chất hậu phẫu nếu như phác đồ đó cho đáp ứng kém khi điều trị tiền phẫu.

Đối với Osteosarcoma độ ác tính thấp, có thể được điều  trị bằng  phẫu  thuật  đơn thuần.

Giai đoạn di căn xa hoặc bệnh tái phát

Osteosarcoma giai đoạn di căn xa có thể được điều trị với mục đích triệt căn như giai đoạn chưa di căn xa. Có khoảng 30% osteosarcoma xuất hiện di căn xa ngay từ ban đầu, trong số này hơn 40%, những trường hợp có thể phẫu thuật cắt bỏ các khối di căn xa, có thể được điều trị với mục đích triệt căn, sống thêm lâu dài.

Đối với osteosarcoma tái phát cần được đánh giá thời gian tái phát di căn, số lượng và vị trí ổ di căn. Tiên lượng bệnh xấu, khả năng chữa khỏi khoảng 20%. Phẫu thuật đóng vai trò cơ bản, trong đó phẫu thuật lấy triệt để nhân di căn luôn được cân nhắc kể cả với trường hợp di căn đa ổ. Hóa trị lần 2 ít hiệu quả hơn và hiện nay chưa có phác đồ chuẩn. Các tác nhân có hiệu quả bao gồm: Ifosfamide +/- etoposide +/- carboplatin.

Ewing sarcoma

Giai đoạn khu trú

Với phẫu thuật hoặc xạ trị đơn thuần, sống thêm 5 năm chỉ đạt dưới 10%. Tuy nhiên, khi kết hợp với hóa trị thì tỷ lệ sống thêm đạt 60-70% ở giai đoạn khu trú, 20-40% ở giai đoạn bệnh di căn xa.

Hầu hết các nghiên cứu đưa ra phác đồ hóa trị tân bổ trợ 3-6 đợt, điều trị tại chỗ, tiếp theo củng cố thêm 6-10 hóa trị khác nữa. Thời gian điều trị 10-12 tháng. Các tác nhân có hiệu quả nhất là doxorubicin, cyclophosphamide, ifosfamide, vincristine, dactinomycin٭ và etoposide. Hóa chất liều cao phối hợp với ghép tủy đang được nghiên cứu với Ewing sarcoma độ ác tính cao.

Giai đoạn di căn xa

Bệnh ở giai đoạn này được điều trị như giai đoạn khu trú tuy nhiên có tiên lượng xấu hơn, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm chỉ còn 20%. Phác đồ hóa chất liều cao kết hợp với ghép tủy đang được nghiên cứu hứa hẹn mang lại kết quả khả quan hơn.

Với bệnh tái phát, tiên lượng phụ thuộc vào thời gian tái phát, thời gian tái phát sau 2 năm có tiên lượng tốt hơn. Chưa có phác đồ hóa chất chuẩn cho giai đoạn này. Các phác đồ thường dùng là sự kết hợp giữa nhóm alkyl hóa (Cycophosphamide, ifosfamide liều cao) với nhóm ức chế men topoisomerase (Etoposide, topotecan) hoặc irinotecan với temozolomide.

Chondrosarcoma

Điều trị phụ thuộc vào độ mô học

Độ mô học thấp: chỉ cần phẫu thuật đơn thuần lấy bỏ hết tổn thương, không cần điều trị bổ trợ.

Độ mô học cao: phẫu thuật lấy u với rìa cắt rộng rãi. Nếu không bảo tồn được phải cắt cụt chi. Xạ trị được chỉ định cho những trường hợp phẫu thuật không lấy bỏ hết được tổn thương. Hóa trị được sử dụng như osteosarcoma, tuy nhiên độ nhạy cảm thấp hơn nhiều.

Một số phác đồ hóa trị

Một số phác đồ hóa trị điều trị osteosarcoma

Phác đồ T-10

Tiền phẫu:

Methotrexate 8-12g/m2, truyền tĩnh mạch, hàng tuần x 4 tuần

Calcium leucovorin 15mg/m2, truyền tĩnh mạch, hoặc uống 6 giờ/lần x 10 lần, bắt đầu 24 giờ sau khi dùng methotrexate.

Hậu phẫu (BCD):

Bleomycin 15U/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 2

Cyclophosphamide 600mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 2

Dactinomycin٭ 600µg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 2

Sau đó:

Methotrexate 8-12g/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1 vào tuần 9, 10, 14, 15

Calcium leucovorin 15mg/m2, truyền tĩnh mạch hoặc uống 6 giờ/lần x 10 lần, bắt đầu 24 giờ sau khi dùng methotrexate

Doxorubicin 30mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 2 tuần 11.

Duy trì (3 tuần sau):

Độ 1-2

Doxorubicin 30mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 22

Cisplatin 120mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 22

BCD (như phần trên) ngày 42.

Nhắc lại mỗi vòng duy trì với tổng số 3 đợt

Độ 3-4

Bleomycin 15U/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 2

Cyclophosphamide 600mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 2

Dactinomycin ٭600µg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 2.

Sau đó:

Methotrexate 8-12g/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1 vào tuần 9, 10, 14, 15

Calcium leucovorin 15mg/m2, truyền tĩnh mạch, 6 giờ sau dùng methotrexate.

Doxorubicin 30mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 2 tuần 11.

Điều trị duy trì trong 4 đợt.

Phác đồ dùng hàng tuần liều cao methotrexate và doxorubicin (HDMTX):

Vincristine 2mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1

Methotrexate 7.500mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1 (30 phút sau vincristine)

Calcium leucovorin 15mg/m2, truyền tĩnh mạch, 3 giờ/lần x 8 lần (2 giờ sau MTX) sau đó 15mg/m2, uống 6 giờ/lần x 8 lần

HDMTX-DOX

Doxorubicin 75mg/m2, ngày 6

HDMTX hàng tuần x 4, sau HDMTX-Dox hàng 3 tuần x 6, sau HDMTX hàng tuần x 4, sau HDMTX-Dox hàng 3 tuần x 6, sau HDMTX hàng tuần x 4.

Phác đồ EOI (European Osteosarcoma Intergroup)

Doxorubicin 25mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1-3

Cisplatin 100mg/m2, truyền tĩnh mạch, (truyền liên tục) ngày 1

Nhắc lại mỗi đợt sau 3 tuần (3 đợt tiền phẫu, phẫu thuật vào ngày thứ 63 sau đó bổ sung 3 đợt hẫu phẫu).

Phác đồ IE: dùng với trường hợp thất bại với hoá trị methotrexate liều cao

Ifosfamide 3.000mg/m2, truyền tĩnh mạch, (truyền 3 giờ), ngày 1-4, mesna hỗ trợ Etoposide 75mg/m2, truyền tĩnh mạch (truyền 1 giờ) ngày 1-4

Nhắc lại mỗi đợt sau 3-4 tuần (điều trị 02 đợt).

Phác đồ IE: chỉ định với trường hợp di căn vào thời điểm chẩn đoán

Ifosfamide 3.500mg/m2, truyền tĩnh mạch, (truyền 3 giờ), ngày 1-5, mesna hỗ trợ

Etoposide 100mg/m2, truyền tĩnh mạch (truyền 1 giờ) ngày 1-5

Dùng thuốc kích thích tăng bạch cầu (G-CSF) từ ngày thứ 6. Phác đồ này độc tính cao với tuỷ xương, nguy cơ suy tuỷ, cân nhắc khi áp dụng.

Nhắc lại mỗi đợt sau 3 tuần.

Phác đồ hóa trị điều trị sarcom Ewing

Phác đồ IESS-MD1

Pha 1 (tuần 1-8)

Vincristine 1,5mg/m2 da (tối đa 2mg), truyền tĩnh mạch, ngày 1, 8, 15, 22, 29, 36.

Cyclophosphamide 500mg/m2 da, truyền tĩnh mạch ngày 1, 8, 15, 22, 29, 36.

Doxorubicin 60mg/m2 da, truyền tĩnh mạch ngày 36.

Pha 2 (tuần 9-68) tiếp theo xạ trị

Dacinomycin 0,015mg/kg, truyền tĩnh mạch ngày 1-5.

Vincristine 1,5mg/m2 da (tối đa 2mg), truyền tĩnh mạch ngày 15, 22, 29, 36, 43.

Cyclophosphamide 1.200mg/m2 da, truyền tĩnh mạch ngày 15, 22, 29, 36, 43.

Doxorubicin 60mg/m2 da, truyền tĩnh mạch ngày 43.

Pha 3 (tuần 69-98)

Dacinomycin 0,015mg/kg, truyền tĩnh mạch ngày 1-5

Vincristine 1,5mg/m2 da (tối đa 2mg), truyền tĩnh mạch ngày 15, 22, 29, 36, 43

Cyclophosphamide 500mg/m2 da, truyền tĩnh mạch ngày 15, 22, 29, 36, 43

Phác đồ EICESS (European Intergroup Cooperative Ewings Sarcoma Studies) Vincristine 1,5mg/m2 da (tối đa 2mg), truyền tĩnh mạch, ngày 1

Cyclophosphamide 500mg/m2 da, truyền tĩnh mạch ngày 1

Dacinomycin 0,5mg/m2 da, truyền tĩnh mạch ngày 3 (Dacinomycin xen kẽ với doxorubicin)

Doxorubicin 30mg/m2 da, truyền tĩnh mạch ngày 2

Chu kỳ 21 ngày.

PHÒNG BỆNH

Tuyên truyền có lối sống khỏe mạnh, tránh các chất độc hại có nguy cơ gây ung thư, khi có dấu hiệu bất thường cần được khám sàng lọc phát hiện sớm chữa trị đúng phác đồ.

TIÊN LƯỢNG

Tiên lượng bệnh còn nặng nề, bệnh tiến triển nhanh, di căn sớm chủ yếu vào phổi.

Điều trị bệnh ở giai đoạn sớm có kết quả tốt.

THEO DÕI

Khi bệnh ổn định có thể theo dõi bệnh nhân định kỳ.

Năm đầu 3 tháng 1 lần, từ năm thứ hai trở đi: 6 tháng 1 lần.

Các xét nghiệm cận lâm sàng: Công thức máu, sinh hóa máu, chụp tim phổi, siêu âm bụng, chụp cộng hưởng từ nơi tổn thương… phát hiện tái phát và di căn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai (2010). Điều trị nội khoa bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học.

Nguyễn Chấn Hùng (2004). Ung bướu học nội khoa. Nhà xuất bản Y học.

Mai Trọng Khoa (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu. Nhà xuất bản Y học.

Trần Văn Thuấn, Lê Văn Quảng, Nguyễn Tiến Quang (2019). Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh ung thư thường gặp. Nhà xuất bản Y học.

Bùi Diệu và cs (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư thường gặp. Nhà xuất bản Y học.

Nguyễn Văn Hiếu (2010). Điều trị phẫu thuật bệnh ung thư. Nhà xuất bản  Y học.

Mai Trọng Khoa (2013). Ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong ung thư. Nhà xuất bản Y học.

Mai Trọng Khoa, Nguyễn Xuân Kử (2012). Một số tiến bộ về kỹ thuật xạ trị ung thư và ứng dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản Y học.

Mai Trọng Khoa và cộng sự (2012). Y học hạt nhân (Sách dùng cho sau đại học). Nhà xuất bản Y học.

Daniel G. Haller, Lawrence D, Kevin A, William J (2013). Cancer Management: A Multidisciplinary Approach, Bone Sarcoma, UBM Medica, LLC, a UBM company.

Devita, Hellman & Rosenberg’s (2014). Cancer: Principles & Practice of Oncology, 10th Edition, Bone Sarcoma, Lippincott Williams & Wilkins.

Hagop M. Kantarjian, Robert A. Wolff, Charles A. Koller (2010). The MD Anderson Manual of Medical Oncology, Soft tissue and bone sarcomas. MD Anderson Centre, Texas.

National Comprehensive Cancer Network (2019). Bone Cancer, version 1.2020. NCCN Clinical Practice Guideline in Oncology.