Ung Thư Xương Vai / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Vai Trò Của Ghi Hình (Xạ Hình) Xương Trong Phát Hiện Ung Thư Thư Di Căn Xương

Vai trò của ghi hình (xạ hình) xương trong phát hiện ung thư thư di căn xương

10. Xạ hình xương

Hình ảnh tổn thương xương đa ổ dọc theo các đốt sống, xương chậu và xương sườn hai bên nghĩ tới tổn thương thứ phát.

Hình 2. Hình ảnh xạ hình xương

11. Cộng hưởng từ sọ não

Hình ảnh nhồi máu não thùy trán trái, thùy đỉnh phải và bán cầu tiểu não hai bên.

 Hình 3. Hình ảnh cộng hưởng từ sọ nãoCHẨN ĐOÁN

Ung thư phổi di căn màng phổi, màng tim, xương T1cN2M1b, giai đoạn IVa/ theo dõi Bệnh tim thiếu máu cục bộ – Nhồi máu não.

DIỄN BIẾN ĐIỀU TRỊ-      Thở oxy kính 3-5 lít/phút

-      Kháng sinh: Rocephin 1g x 2 lọ/ngày pha truyền với NaCl 0,9%. Truyền tĩnh mạch chia 2 lần cách 12 giờ.

-      Chống đông: Lovenox 0,4ml x 2 bơm/ ngày cách 12 giờ. Tiêm dưới da.

-      Giảm đau: Ultracet 375mg x 2 viên/ ngày.

-      Tiếp tục dẫn lưu dịch màng tim: 220ml dịch màu đỏ sẫm.

-      Chọc hút dịch màng phổi phải: 300ml dịch màu vàng chanh.

TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI-      Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.

-      Khó thở khi gắng sức, không đau ngực, ho khạc đờm trắng.

-      Đã rút dẫn lưu dịch màng tim.

-      Huyết áp: 120/70 mmHg, nhiệt độ 370, nhịp thở: 22 lần/phút, SP02: 95-98%.

-      Tim đều T1 T2 rõ tần số 80 chu kì/phút, phổi rì rào phế nang giảm ở đáy phổi 2 bên.

-      Không liệt thần kinh khu trú.

KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ

Bệnh nhân cần được làm thêm các xét nghiệm để đánh giá giai đoạn và khẳng định chẩn đoán.

-      Nội soi phế quản, sinh thiết khối u phổi, chụp PET/CT đánh giá giai đoạn.

-      Xét nghiệm gen EGFR.

Thuốc:

-      Aspirin 100mg x 1 viên/ ngày. Uống sau ăn sáng.

-      Pantoprazol 40mg x 1 viên/ ngày uống trước ăn 30 phút.

-      Zestril 5mg x 1 viên/ ngày uống vào 8 giờ sáng.

-      Thuốc chống hủy xương: acid zolendronic.

 ungthubachmai.vn

U Xương Bả Vai: Một Vài Điều Cần Biết

 

U của xương bả vai khá ít gặp so với u xương của các xương khác, trong 1 thống kê 1853 bệnh nhân bị u xương thì tỷ lệ u xương bả vai khoảng 3,6% (66 bệnh nhân). Vị trí xương bả vai tuy nằm nông, thậm chí với người gầy có thể sờ thấy gần toàn bộ chu vi xương tuy nhiên xương được bao phủ bởi rất nhiều cơ xung quanh do đó nguy cơ phát hiện khối u thường bị muộn. Do được bao phủ xung quanh bởi phần mềm nên đôi khi các u nguyên phát của xương hoặc thứ phát do di căn hoặc u phần mềm xâm lấn tại chỗ khó phân định được, nhất là việc sinh thiết u không hề dễ dàng và nhiều nguy cơ. Nhiều nghiên cứu cho thấy đối với các khối u nguyên phát của xương bả vai có thiên hướng ác tính hơn là lành tính với 3 loại u ác tính có tần suất gặp nhiều là: osteosarcoma, chondrosarcoma và sarcoma Ewing. Điểm trên y văn, có lẽ báo cáo có số lượng lớn nhất về u xương bả vai là của 1 trung tâm về u xương ở Anh với 418 trường hợp u xương bả vai được chẩn đoán trong vòng 30 năm (1995-2015) trong đó 132 tổn thương xuất phát từ mô mềm và 286 tổ thương xuất phát từ xương. 58% (241 bệnh nhân) là tổn thương ác tính, trong số đó 47% (113 bệnh nhân) là ung thư nguyên phát (sarcoma). Tổn thương thường gặp nhất là ung thư xương (bone sarcoma) có 96 bệnh nhân, tiếp theo là các di căn, 88 bệnh nhân. Tổn thương ung thư sụn (chondrosarcoma) nguyên phát thường gặp nhất chiếm 45%.

Báo cáo thứ 2 của nhóm Nghiên cứu Ung thư xương và mô mềm Đông Á (Eastern Asian Musculoskeletal Oncology Group) hồi cứu thu thập được 33 ca u xương bả vai được phẫu thuật khu vực châu Á trong đó chủ yếu từ Trung quốc và Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á có 7 ca từ Malaysia và 2 ca từ Thailand, với thời gian theo dõi bệnh nhân tối thiểu 1 năm trong thời gian 16 năm (1993-2009) trong đó 16 ca là chondrosarcoma, 6 ca sarcoma Ewing, 3 ca osteosarcoma, 2 ca do di căn còn lại là các loại u khác (liposarcoma, fibrosarcoma, angiosarcoma,…). Điểm thú vị là chỉ có 10 bệnh nhân được tạo hình lại xương bả vai trong đó 9 ca sử dụng xương bả vai nhân tạo được tạo hình bằng hợp kim titan và 1 ca được sử dụng chính xương bả vai đó được xử lý bằng công nghệ nitrogen lỏng (recycled tumor bearing bone with liquid nitrogen procedure).

PGS. TS Trần Trung Dũng

Ca Phẫu Thuật Đầu Tiên Tại Việt Nam, Thay Xương Bả Vai Nhân Tạo Cho Cô Giáo Mắc Ung Thư Xương Hiếm Gặp

Ca phẫu thuật đầu tiên tại Việt Nam, thay xương bả vai nhân tạo cho cô giáo mắc ung thư xương hiếm gặp

BVK – Vừa qua các bác sĩ khoa Ngoại bụng II, Bệnh viện K đã phối hợp cùng ekip phẫu thuật Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn phẫu thuật thành công thay xương bả vai nhân tạo cho cô giáo mắc ung thư xương hiếm gặp. Đây là ca phẫu thuật đầu tiên tại Việt Nam, trên thế giới hiện giờ cũng không nhiều nơi thực hiện kỹ thuật này.

Theo lời kể của gia đình, cách đây 5 năm chị Lương Thị Th, 43 tuổi, quê tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, là giáo viên công tác tại Trường Tiểu học Quyết Thắng vẫn đến lớp giảng dạy hàng ngày. Thỉnh thoảng chị Th. thấy đau nhói ở tay phải, sau cơn đau lan dần lên phía ngực và ra phía sau kèm theo triệu chứng đau đầu âm ỉ. Chủ quan thấy cơn đau không gây khó khăm trong cuộc sông hàng ngày, vẫn vận động được nên chị Th.chỉ thăm khám sức khỏe bình thường ở một số cơ sở y tế gần nhà, nhưng rồi không phát hiện ra bệnh.

Đến năm 2018, chị Th. Đến khám tại Bệnh viện Việt Đức, kết quả cho thấy, cô có một khối u tại vị trí xương bả vai phải, xâm lấn phần mềm xung quanh. Bác sĩ kết luận cô Th bị bệnh u xương bả vai phải đã xâm lấn ra phần mềm xung quanh. Mọi dự định, ước mơ, cuộc sống của cô giáo Th.đảo lộn sau kết quả chẩn đoán đó, nhất là khi cô Th.biết bệnh của mình là trường hợp rất hiếm gặp và rất khó can thiệp vì xương bả vai là vùng rất nguy hiểm, là nơi mạch máu và thần kinh từ thân mình đi xuống tay, phẫu thuật rất dễ chạm vào thần kinh gây liệt, chạm vào mạch gây tổn thương mạch máu.

Nhiều câu hỏi đặt ra khiến chị Th.hoang mang lo lắng, nếu lấy bỏ khối u đồng nghĩa với việc lấy toàn bộ xương bả vai, lấy gì để thay thế xương đó? Ở Việt Nam chưa từng có người nào được phẫu thuật thay xương bả vai.

Ca bệnh rất khó để thực hiện phẫu thuật, càng ngày tay cô giáo càng nặng hơn, cử động khó khăn hơn và cô không thể tự đi xe từ nhà đến trường mặc dù trường cô dạy chỉ cách nhà có 500m, cô giáo Th.đi khám khắp các bệnh viện lớn nhỏ, tư vấn cả bác sỹ nước ngoài, nhưng tất cả đều lắc đầu nói với cô là bệnh này chưa chữa được ở Việt Nam.

Khối xương bả vai ung thư lấy ra trong phẫu thuật và xương bả vai nhân tạo.

Đến đầu tháng 9/2019, khi cô Th đã gần như hết hi vọng, thì đến khám Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Theo PGS.TS Trần Trung Dũng – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, sau khi đọc kết quả và thăm khám kỹ lại, bác sĩ hẹn bệnh nhân sẽ liên hệ với các chuyên gia nước ngoài để có được xương bả vai nhân tạo hay không, vì đó là hy vọng để giúp bệnh nhân có một cuộc sống bình thường.

Sau khi nghiên cứu và tham vấn, các bác sĩ đưa ra 2 phương án đó là cắt lẩy bỏ toàn bộ xương bả vai và khối u, sau đó chỉ khâu lại phần mềm. Cách thứ hai là vẫn cắt bỏ toàn bộ xương bả vai và khổi u, đồng thời tiến hành phẫu thuật thay toàn bộ xương bả vai phải – chính khối xương bị ung thư; cách này kết hợp điều trị thuốc nội khoa đơn thuần, kết hợp xạ trị và hóa chất.

Hình ảnh Xquang xương bả vai sau phẫu thuật cho bệnh nhân Th. 

Sau khi trao đổi cô giáo Th, đã quyết định chọn phương án phẫu thuật. Tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, cô Th đã đã làm đầy đủ các xét nghiệm trước mổ được bác sỹ BV đa khoa Xanh pôn liên hệ để chuẩn bị xương bả vai tương thích với kích thước của bệnh nhân.

Sau gần 2 tháng chuẩn bị kỹ lưỡng, đến ngày 28/12 vừa qua, cô Th đã được ekip các bác sỹ khoa Ngoại bụng II, Bệnh viện K là BS Hoàng Minh Sâm và BS Trần Đức Thanh và các bác sỹ BVĐK Xanh pôn gồm PGS Trần Trung Dũng, BS. Trần Quyết, BS. Phạm Sơn Tùng và BS Nguyễn Minh Toàn tiến hành cắt toàn bộ khối u xương và xương bả vai phải, đồng thời thay thế xương bả vai nhân tạo.

Ca phẫu thuật được thực hiện trong vòng 3 tiếng liên tục và thành công hơn cả  mong đợi của kíp mổ.

Theo PGS Trần Trung Dũng đây là ca phẫu thuật đầu tiên tại Việt Nam, trên thế giới hiện giờ cũng không nhiều nơi thực hiện kỹ thuật này, số ca phẫu thuật thay xương bả vai cả châu Á cũng chỉ dưới vài chục ca, điều đó cho thấy cô Th phải thực sự quyết tâm thì mới thực hiện phẫu thuật khó này.

Sau ca mổ, PGS Dũng chia sẻ: “Khối u xương đã làm cho xương bả vai to và nặng gần gấp đôi xương thật của bệnh nhân, khối u đó đã lan rộng ra xung quanh, chèn ép vào một số nhánh dây thần kinh trên vai của bệnh nhân. Thật may mắn vì chúng tôi đã bóc được hết u và không để biến chứng gì xảy ra, phẫu thuật thay xương bả vai nhân tạo rất thuận lợi”.

Qua 5 ngày điều trị, hiện tại cô Th đã hoàn toàn khỏe mạnh, đã cử động được phần cẳng tay và bàn tay bình thường, vết mổ hoàn toàn khô, không có dịch, chụp Xquang kiểm tra thấy xương bả vai nhân tạo hoàn toàn đúng vị trí giải phẫu, chưa phát hiện các biến chứng nghiêm trọng nào, cô Th hoàn toàn hài lòng với ca phẫu thuật.

Cô Th chia sẻ: “Tôi không ngờ bệnh của mình vẫn còn phương pháp điều trị, vẫn còn cách để cứu lấy cánh tay cầm phấn viết bảng của tôi, chưa biết kết quả sau này sẽ ra sao, nhưng tôi đã có cơ hội thì tôi sẽ quyết tâm điều trị tới cùng. Hiện giờ tôi đang mong chờ hồi phục hoàn toàn để có thể quay trở lại bục giảng”.

Tổng hợp thông tin, hình ảnh báo SKĐS

Vai Trò Của Sinh Thiết Trong Chẩn Đoán Ung Thư Da

Tư vấn bởi: Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng, Bác sĩ Da Liễu, Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Sinh thiết da là thủ thuật lấy một mảnh da có kích thước khoảng từ 2 đến 5mm để xét nghiệm mô bệnh học. Đây là một trong những biện pháp được sử dụng để chẩn đoán và xác minh bệnh ung thư da.

Sinh thiết da là thủ thuật lấy một mảnh da có kích thước khoảng từ 2 đến 5mm để xét nghiệm mô bệnh học.

Sinh thiết da là một kỹ thuật dễ thực hiện và nhanh chóng.

Mẫu bệnh phẩm có hình trụ chỉ từ bề mặt da đến lớp mỡ dưới da.

Thực hiện sinh thiết da bằng punch biopsy là an toàn và chính xác, giúp chẩn đoán loại trừ các khối u ác tính trước khi điều trị bằng phương pháp đốt tia Laser.

Do kỹ thuật này chưa phổ biến nên chi phí thực hiện cao hơn so với việc sinh thiết bằng dao.

Bước 1: Chuẩn bị người bệnh

Lựa chọn vùng bị tổn thương để tiến hành cắt sinh thiết.

Tư thế người bệnh phải thoải mái, tạo thuận lợi để tiến hành thủ thuật.

Nơi sinh thiết da phải bộc lộ đủ rộng .

Bước 2: Tiến hành thủ thuật

Sát khuẩn vùng da để sinh thiết.

Gây tê tại chỗ.

Bước 3: Tiến hành

Dùng punch biopsy để khoan xuống vùng cần sinh thiết da.

Lấy mẫu bệnh phẩm bao gồm cả lớp bì và lớp mỡ.

Khâu da bằng 1 hoặc 2 mũi chỉ rời.

Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ dạng bút nhỏ có kích thước là 2mm, 3mm, 4mm để bấm lấy một mẫu sinh thiết trên da và sau đó khâu lại bằng một mũi khâu. Kết quả sinh thiết da giúp chẩn đoán xác định các bệnh về da, cụ thể là ung thư da.

Phương pháp này phổ biến tại nhiều nước phát triển tuy nhiên lại chưa thông dụng ở Việt Nam.

Những bệnh nhân bị tổn thương ở da và niêm mạc có thể được chỉ định thực hiện sinh thiết da để xác minh có bị ung thư da hay không, sau khi đã được khám lâm sàng.

Là bệnh viện thứ 7 thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2018, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất cùng trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới, hỗ trợ hiệu quả cho việc chẩn đoán và điều trị, phục vụ công tác khám và chữa bệnh.

XEM THÊM:

Tại đây, một trong những dịch vụ được cung cấp là xét nghiệm mô bệnh học. Người bệnh nếu nghi ngờ bị ung thư da có thể đặt lịch hẹn đến thăm khám. Căn cứ trên những dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện sinh thiết da để xác minh và đánh giá mức độ cũng như tình trạng loại bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Với môi trường vô khuẩn, đảm bảo việc thực hiện kỹ thuật sinh thiết da là an toàn cho người bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ thực hiện thủ thuật – Bác sĩ Lê Thị Thu Hằng có kinh nghiệm và trình độ cao, đã được đào tạo tại Pháp.

Quý Khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về kỹ thuật sinh thiết da tại Vinmec Hải Phòng có thể liên hệ theo hotline: 0225 7309 888 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY