Ung Thư Xương Và Cách Điều Trị / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Bệnh Ung Thư Xương Và Cách Điều Trị Ung Thư Xương Hiệu Quả

Là bộ phận nâng đỡ toàn bộ cơ thể con người, vì vậy mà xương nắm giữ vai trò rất quan trọng. Tuy rất hiếm gặp nhưng ung thư xương lại là bệnh nguy hiểm nhất trong tất cả các bệnh của xương và thường thấy ở trẻ em hơn là người lớn.

Bệnh ung thư xương có rất nhiều thể, phổ biến nhất là bưới ác tính, sarcoma xương, Ewing’s sarcoma, Sarcoma sụn và Leukemia. Ung thư xương thường gặp ở phần đầu dưới xương quay, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương đùi hay đầu trên xương chày. Nguyên nhân gây ung thư xương có rất nhiều, tuy nhiên hay gặp nhất là rối loạn di truyền.

Đau là triệu chứng khởi đầu thường gặp nhất khi bệnh mới khởi phát. Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác đau mơ hồ bên trong xương, sau đó những cơn đau bắt đầu rõ hơn, biểu hiện thành từng đợt ngắn rất khó chịu. Ngoài ra, người bị bệnh ung thư xương cũng thường phải trải qua những triệu chứng như căng thẳng, mệt mỏi, không còn sức để học tập và làm việc, toát mồ hôi bất thường và sút cân nhanh. Tuy nhiên, những triệu chứng ban đầu như trên của bệnh ung thư xương rất dễ bị nhầm với những bệnh lý thông thường. Do đó, đến các cơ sở y tế để khám khi thấy những triệu chứng trên là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

– Sàng lọc ung thư xương: Với những người có nguy cơ cao mắc bệnh như đã từng cấy ghép kim loại để điều trị gãy xương, bị dị tật xương di truyền, xạ trị, hóa trị,… thì phương pháp này rất được khuyến khích. Với phương pháp này, bệnh sẽ được phát hiện sớm và nhờ vậy mà hiệu quả điều trị cũng cao hơn.

– Thay đổi lối sống tích cực: Tập thói quen không hút thuốc lá. Tránh stress, căng thẳng, giữ cho tinh thần luôn thoải mái và duy trì trọng lượng cơ thể là điều mà bạn nên làm.

– Chế độ ăn uống hợp lý: Kiểm soát lượng calo, hạn chế thực phẩm chứa chất béo.

– Các biện pháp thảo dược: Sử dụng trà xanh, nhân sâm và đặc biệt là nghệ là cách giúp phòng chống ung thư hiệu quả.

– Nhận thức về vấn đề di truyền: Nguy cơ ung thư xương cao hơn ở những người có người thân mắc bệnh. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa tốt nhất là xét nghiệm gen bất thường.

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng cần tránh những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như: người có cấy ghép kim loại chèn vào trong cơ thể để điều trị gãy xương, người có khiếm khuyết xương di truyền, sử dụng thuốc hóa trị để điều trị các bệnh ung thư khác hoặc từng tiếp xúc với bức xạ.

Cách điều trị bệnh ung thư xương

Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng liệu trình thì bệnh ung thư xương vẫn có thể chữa được. Biện pháp phổ biến được áp dụng trong điều trị ung thư xương là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

– Để ngăn ngừa nguy cơ tái phát hoặc di căn với những khối u lớn hơn, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ hoàn toàn chi mang khối u.

– Cùng với phẫu thuật, hóa trị được sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u hoặc tiêu diệt tế bào ung thư và phòng ngừa bệnh tái phát.

– Xạ trị được áp dụng thay cho phẫu thuật trong một số trường hợp để phá hủy khối u và những tế bào ung thư.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được áp dụng điều trị kết hợp cả ba phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để giảm nhẹ triệu chứng và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Tóm lại, là bệnh hiếm gặp và nguy hiểm nhưng ung thư xương vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và tầm soát bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Thu Thủy

Gãy Xương Sườn Và Cách Điều Trị

Gãy xương sườn và cách điều trị gãy xương sườn bạn cần biết để xử lý kịp thời khi chẳng may gặp phải chấn thương này. Triệu chứng gãy xương sườn như thế nào, sơ cứu gãy xương sườn ra sao và cách chữa trị. Một vài thông tin hữu ích sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Rạn xương sườn hay gãy xương sườn là một chấn thương thường gặp trong tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông hay do té ngã, chơi thể thao,… khi có vật va đập trực tiếp vào lồng ngực hay phần thân trên. Ngoài ra, bệnh lý loãng xương hay ung thư xương có thể khiến xương sườn dễ bị gãy ngay khi ho hoặc cử động mạnh.

Sơ cứu khi gãy xương sườn

Có thể chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương sườn hay không thông qua những dấu hiệu như: cảm giác đau đớn tại khu vực xương bị gãy đặc biệt khi thở sâu; cảm nhận được âm thanh khi xương gãy; đau khi ho,…Trước khi đợi đưa bệnh nhân cấp cứu, công việc cần làm đó là sơ cứu. Các bước sơ cứu gãy xương sườn đóng vai trò quan trọng giúp tránh các biến chứng nguy hiểm nhất là sốc do đau, có thể nguy hại đến tính mạng.

Gãy xương sườn

Là tổn thương gãy xương, nhưng khác với các loại gãy xương khác như: gãy xương đòn, gay xuong dui, gãy xương cẳng tay,…. thường được sơ cứu bằng cách bất động, cầm máu và dùng thuốc. Gãy xương sườn do tính chất của lồng ngực là di động bởi vậy không nên cố định xương gãy bằng băng dính quanh ngực như một số trường hợp sai lầm mắc phải, mà chủ yếu là thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau trong trường hợp này có thể dùng: Paracetamol hoặc thuốc tê Xylocaine, Marcaine có tác dụng giảm đau tại chỗ bằng phong bế dây thần kinh liên sườn; thuốc gây tê vùng bằng Morphine.

Cách điều trị gãy xương sườn

Sau bước sơ cứu, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức để tránh các tổn thương đến phổi, gan, lá lách hay gây ra biến chứng viêm phổi. Sau khi chụp X-quang ngực, chụp CT, MRI và siêu âm chẩn đoán đánh giá tình trạng vết thương ở xương sườn, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm nếu tình trạng chưa thuyên giảm.

Điều trị gãy xương sườn thường sử dụng thuốc

Hầu hết những người bị gãy xương sườn đều không cần phẫu thuật mà chỉ cần chăm sóc đúng cách tại nhà chúng sẽ tự lành. Trong quá trình điều trị bạn cần: Nghỉ ngơi, tránh các vận động mạnh; Ngủ ở tư thế nằm thẳng trên lưng hoặc phần thân hơi dựng đứng trên một chiếc ghế nghiêng để tránh áp lực lên xương sườn; Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là canxi, magie, vitamin D, K, photpho; Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích bởi chúng có thể làm chậm quá trình liền xương,…

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Xương, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Xương

Ung thư xương là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư. Bệnh tiến triển từ từ, triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh thường đến viện ở giai đoạn muộn. Bệnh hay gặp ở thanh thiếu niên từ 15-25 tuổi, chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng lứa. Nam gặp nhiều hơn nữ.

Ung thư xương là ung thư liên kết từ 3 loại tế bào: tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh thường biểu hiện ở vị trí xương chày, xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay.

Ung thư xương có thể nguyên phát hoặc do di căn từ nơi khác đến (chủ yếu từ vú, phổi..)

Ung thư xương thứ phát: Đa số ung thư xương là ung thư thứ phát do di căn từ vị trí khác của cơ thể. (vú, phổi, tuyến giáp…)

Có những phương pháp điều trị ung thư xương chính: Phẫu thuật, hóa chất và xạ trị.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp điều trị triệt căn.

Nguyên tắc: lấy hết tổn thương ung thư và lấy rộng tổ chức cân cơ bị xâm lấn.

Trong trường hợp không thể bảo tồn phải cắt cụt chi.

Hóa chất:

Là phương pháp sử dụng thuốc đề tiêu diệt các tế bào ung thư.

Có thể điều trị trước phẫu thuật làm khối u ngừng phát triển và nhỏ lại

Có thể điều trị sau phẫu thuật làm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại cũng như ngăn chặn bệnh tái phát.

Xạ trị

Sử dụng tia xạ làm tế bào ung thư bị tổn thương và ngừng phát triển

Tuy nhiên hầu hết ung thư xương không đáp ứng với xạ trị trừ sarcoma Ewing tương đối nhạy cảm.

Có thể xạ trị triệu chứng chống đau, chống gãy xương.

Phòng ngừa bệnh Ung thư xương

Hiện tại chưa có phương pháp phòng ngừa ung thư xương đặc hiệu.

Một số biện pháp bao gồm:

Ăn uống hợp lý: ăn nhiều trái cây, rau xanh. Cung cấp đủ Canxi cho cơ thể. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo

Tập thể dục thể thao thường xuyên

Tránh tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời mạnh

Tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, các hóa chất độc hại

Nếu gia đình có người thân mắc ung thư xương cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư xương

Chẩn đoán ung thư xương dựa vào các cận lâm sàng sau:

Chụp Xquang xương thẳng nghiêng: xác định số lượng, vị trí, ranh giới tổn thương và đánh giá sự xâm lấn phần mềm

Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương trong xương, trong tủy xương hay ngoài xương.

Chụp cộng hưởng từ MRI: đánh giá sự lan rộng của tổn thương trong xương, trong tủy xương, mô mềm, xâm lấn thần kinh, mạch máu

Chụp xạ hình xương: xác định giới hạn tổn thương, theo dõi tiến triển và đánh giá kết quả điều trị

Chụp PET/CT: phát hiện và theo dõi sarcoma phần mềm, sarcoma xương tái phát, di căn xa. Phân biệt các tổn thương ác tính và lành tính.

Sinh thiết: Sinh thiết mở hoặc sinh thiết kim lớn giúp chẩn đoán, phân loại và xác định độ ác tính của tổn thương.

Các xét nghiệm khác: Siêu âm ổ bụng, chụp X quang phổi giúp xác định tình trạng di căn.

Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư xương

Các yếu tố nguy cơ của ung thư xương nguyên phát bao gồm:

Di truyền: Có người thân trong gia đình mắc các hội chứng Li-Fraumeni, Rothmund-Thomson, u nguyên bào võng mạc…

Bệnh Paget xương: do rối loạn tạo xương và hủy xương dẫn đến hình thành một tổ chức xương mới có cấu trúc bất thường.

Tiền sử phơi nhiễm phóng xạ

Triệu chứng bệnh Ung thư xương

Biểu hiện ung thư xương phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Ung thư xương giai đoạn đầu

Triệu chứng mơ hồ, nếu không chú ý sẽ dễ bị bỏ qua

Đau mỏi chân tay, đặc biệt người trẻ khoảng 30-40 tuổi.

Đau xương, cảm giác vùng xương nào đó ấm hơn.

Các chi yếu hơn, tê hoặc đau nhức mơ hồ

Dấu hiệu ung thư xương giai đoạn tiến triển:

Bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút cân không rõ nguyên nhân, có thể sốt nhẹ

Đau xương tăng dần, cảm giác xương yếu đi rõ rệt. Đau liên tục, dùng thuốc giảm đau không đỡ.

Vị trí xương bị bệnh có thể sưng to lên.

Có thể gãy xương không do chấn thương

Nổi hạch ngoại vi rắn chắc, di động hạn chế

Vị trí hay gặp ung thư xương:

Thường gặp ở “gần gối, xa khuỷu” (đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay)

Ung thư xương chủ yếu gặp ở xương dài, một số ở xương dẹt như xương chậu, xương bả vai.

Copyright © 2023 – Sitemap

Thuốc Nam Hỗ Trợ Và Điều Trị Ung Thư Xương

 

THUỐC NAM HỖ TRỢ VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ XƯƠNG

 

Dựa trên kinh nghiệm 40 năm, nhà thuốc đã nghiên cứu cho ra đời bài thuốc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư xương làm teo giảm kích thước u, chống biến chứng di căn, đưa bệnh nhân về thể trạng ổn định, kéo dài sự sống. Hiện tại Nhà thuốc Lý Văn Nguyên đã cho ra đời các dạng sản phẩm cho ung thư xương bao gồm:

– Cao

– Thuốc sắc truyền thống

– Thuốc được sản xuất trong túi lọc có thể hãm như các loại trà thông thường

– Thuốc đắp

– Thuốc cao dán

Dựa vào tình trạng bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh và kết quả bệnh án, bệnh nhân sẽ được tư vấn kết hợp với các loại dạng thuốc trên và thay đổi thành phần trong thang thuốc sắc, căn chỉnh đúng tình trạng bệnh.

 Sản phẩm THUỐC NAM HỖ TRỢ VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ XƯƠNG  này là sản phẩm thuốc nam dạng sắc truyền thống, thích hợp với đối tượng làm việc tại nhà, có nhiều thời gian sắc thuốc hơn, hoặc có thể sắc trước ở nhà và chắt lấy nước mang đi làm, uống thay nước

– Liệu trình 10 ngày/5 túi

– Thành phần: xạ đen, bạch hoa xà thiệt thảo, sài hồ và nhiều vị thuốc gia truyền khác

– Ăn kiêng: rau muống, thịt trâu, thịt bò, thịt chó, cà chua và một số thực phẩm không tốt cho người ung thư (sẽ có hướng dẫn sau)

– Cách sử dụng: Một thang sử dụng trong 2 ngày. Ngày 1: Cho một thang vào đun với 1,5 lít nước. Ngày thứ 2, lại đổ tiếp 1,5 lít nước vào bã thuốc của ngày 1. Đun sôi khoảng 5 phút là có thể dùng được.