Triệu Chứng Của Ung Thư Xương.

Hầu hết các khối u xương là lành tính, không có triệu chứng và thường được phát hiện sau một chấn thương. Các khối u xương ác tính nguyên phát (ung thư xương) không phổ biến nhưng là một nguyên nhân đáng kể gây tử vong, đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Việc phát hiện các dấu hiệu ung thư xương đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị, tăng khả năng bảo tồn chi, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Khi nghi ngờ có khối u xương, mục tiêu là chẩn đoán mô bệnh học, đánh giá mức độ bệnh và tính khả thi của phẫu thuật cắt bỏ dựa trên các nguyên tắc của phẫu thuật cắt cụt chi. Các dấu hiệu ung thư xương chủ yếu xảy ra tại chỗ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lành tính khác của xương. Vì vậy cần phải kết hợp các triệu chứng lâm làng và cận lâm sàng để chẩn đoán xác định.

1.1. Triệu chứng lâm sàng.

–Đau tại chỗ: là dấu hiệu đầu tiên, triệu chứng đau chiếm 87,5% các sarcom xương. Đặc điểm đau ban đầu ít ngắt quãng sau đó đau liên tục và kéo dai, đau nhói kiểu gãy vụn xương. Vận động giảm ở giai đoạn muộn hoặc tổn thương xương nhiều vị trí.

-Biểu hiện toàn thân: Bệnh nhân ung thư xương biểu hiện mệt mỏi, mất ngủ do đau. Các biểu hiện như sốt thường ít gặp.

-Sờ thấy khổi u: Khổi u ở sâu, hình thoi hoặc hình cầu, cứng chắc, có ranh giới rõ. Da trên u nóng hơn phần da lành, đôi khi thấy các đám tĩnh mạch nổi tại chỗ. Khối u thường xuất hiện ở đầu các xương dài, ở hành xương. Thường gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, ít gặp hơn là đầu trên xương cánh tay, đầu trên xương đùi. Các xương dẹt hay bị tổn thương là xương châụ, xương bả vai.

-Teo cơ, sưng nề ở phần mềm hoặc u máu ở ngoài da cũng là một triệu chứng giúp chẩn đoán ung thư xương.

-Gãy xương tự nhiên gặp từ 1,1% đến 5% trường hợp.

1.2. Các triệu chứng cận lâm sàng.

-Chụp Xquang quy ước. Xquang quy ước đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các khối u xương. Phim Xquang cung cấp nhiều thông tin qua trọng cho chẩn đoán. Cho biết số lượng, vị trí, ranh giới tổn thương, sự xâm lấn phần mềm. Hình ảnh tạo xương, tiêu xương hoặc hỗn hợp.

-Chụp cắt lớp vi tính. Đánh giá mức độ lan rộng của các tổn thương trong xương, trong tuỷ xương và ngoài xương. Phát hiện sự tiêu huỷ xương dưới vỏ và các gãy xương khó thấy.

-Chụp cộng hưởng từ (MRI). Đánh giá sự lan rộng của khối u trong tuỷ xương và mô mềm, xâm lấn mạch máu, thần kinh. MRI còn giúp đánh giá mức độ nhậy cảm với hoá trị dựa vào việc đo tỷ lệ hoại tử của mô u.

-Chụp xạ hình xương. Chụp xạ hình xương có thể xác định được giới hạn, cho phép theo dõi tiến triển của các tổn thương xương. Đánh giá hiệu quả của hoá trị, giúp tìm ra các ổ di căn, đặc biệt là di căn xương.

-Chụp PET/CT. Có thể dựa vào PET/CT để phát hiện các tổn thương xương, vi di căn xa mà các phương pháp khác không xác định được.

-Các xét nghiệm sinh hoá. Phosphatase kiềm có giá trị bình thường ở độ tuổi 1- 12 tuôi là 50= 140 U/l. Ở người trưởng thành là 20- 40 U/l. Chỉ số này không có giá trị nhiều trong chẩn đoán ung thư xương. Nhưng có giá trị cao trong việc theo dõi sau điều trị cắt bỏ chi hoặc sau hoá trị tiền phẫu. Nếu sau điều trị Photphastase kiềm tăng trở lại thì nghĩ nhiều đến tái phát hoặc di căn.

-Mô bệnh học: Là xét nghiệm có giá trị quyết định chẩn đoán, xác định loại mô bệnh học để có cách điều trị thích hợp.

2. Phân biệt ung thư xương với các bệnh dễ nhầm khác.

-Viêm tuỷ xương cấp di vi khuẩn sinh mủ.

Nguyên nhân chủ yếu do tụ cấu chiếm 75%, sau đó là liên cầu tan huyết nhóm A. Khởi phát bệnh ở người lớn thường không rầm rộ như trẻ em. Tăng cảm giác đau tại chỗ, sau đó có thể sưng đau phần mềm. Trên phim chụp X quang giai đoạn sớm thường không có gì đặc biệt. Giai đoạn sau có thể có hình ảnh mất ranh giới các mô, mất chất khoáng xương, thay đổi cấu trúc màng xương và viêm màng xương. Cần xét nghiệm chọc hút tuỷ xương và màng xương để cấy vi khuẩn giúp chẩn đoán.

Tuy viêm tuỷ xương bán cấp có triệu chứng trên phim Xquang và xạ hình xương giống với ung thư xương. Tuy nhiên trên lâm sàng thường kèm theo sốt, tốc độ máu lắng tăng. Chọc hút khối u có thể có mủ, có thể nuôi cấy mủ tìm vi khuẩn.

Đặc biệt những khối u phần mềm ở chi phát triển mạnh, kích thước lớn gây biến dạng tại chỗ, làm lệch sự đối xứng của chi. Khi khối u hoại tử, xâm lấn vào xương có thể gây đau nhiều, gãy xương bệnh lý. Chụp Xquang thường có dày màng xương, tiêu xương, gãy xương. Chụp MRI thấy hình ảnh các khối u phần mềm xâm lấn vào xương. Cần làm xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.

Các triệu chứng thường gặp là đau, tổn thương thần kinh, gãy xương bệnh lý, khối u xương. Đôi khi phát hiện có tăng canxi máu. Các bệnh thường di căn xương là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường tiêu hoá trên, ung thư thận.

Triệu Chứng Nhận Biết Ung Thư Xương

Tuy không phổ biến như các bệnh lý về ung thư khác nhưng ung thư xương cũng là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cao. Vì vậy, việc hiểu rõ các triệu chứng nhận biết ung thư xương sẽ giúp bạn có kế hoạch thăm khám và điều trị sớm nhất.

1. Triệu chứng lâm sàng

– Đau: tại vị trí u, thành từng đợt, tiến triển.

– Da trên vùng u ấm, do tăng sinh mạch máu khối u. Có thể xuất hiện sưng, chắc, kèm theo mất khả năng vận động ở khớp gần đó.

– Gãy xương bệnh lý hiếm gặp và thường chỉ thấy ở thể tiêu xương.

– Biểu hiện toàn thân: thể trạng suy sụp, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân nhiều và nhanh, có thể thiếu máu.

Thông thường ung thư xương tiến triển nhanh. Di căn chủ yếu theo đường máu đến phổi, sau đó di căn tới xương. Di căn đến các cơ quan nội tạng và hạch bạch huyết vùng hiếm gặp.2. Triệu chứng cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu

Tăng phosphatase kiềm máu, tăng canxi máu khi có sự hủy xương nhiều.

– Chẩn đoán hình ảnh

+ X-quang quy ước: rất đặc hiệu, tuy nhiên hình ảnh tổn thương trên X-quang xuất hiện chậm hơn nhiều tuần hoặc nhiều tháng so với lâm sàng. X-quang chỉ phát hiện được những tổn thương trên 1cm. Thông thường phải chụp cả phim thẳng và nghiêng, chụp đối bên để so sánh sẽ giúp chẩn đoán tốt hơn.

Đặc điểm hình ảnh ung thư di căn xương trên X-quang là: tiêu xương, đặc xương và thể hỗn hợp. Trong 64% các trường hợp, X-quang cho phép gợi ý sarcom xương.

Sarcom kinh điển có các hình ảnh khác nhau, tùy theo sự biệt hóa của tế bào ung thư: có thể chiếm ưu thế tăng sinh xương, sụn hay nguyên bào sợi, kết hợp với sự hình thành xương nhiều hay ít.

+ Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) rất có giá trị trong việc đánh giá những tổn thương còn ở trong tủy xương, từ đó hướng dẫn sinh thiết tổn thương nhằm phát hiện ung thư xương sớm.

Tương tự như các bệnh lý về ung thư khác, ung thư xương cũng khá khó nhận biết ở những giai đoạn đầu nếu không có sự can thiệp của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Do vậy, khám sức khỏe định kỳ luôn là một trong những việc làm được các chuyên gia khuyến khích thực hiện sớm và thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

Ung Thư Xương Có Triệu Chứng Gì ?

Ung thư xương rất nguy hiểm nếu bệnh tiến triển nặng mà không có phương pháp cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tàn phế suốt đời.

Ung thư xương là ung thư liên kết (sacôm) xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương. Ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu, nghĩa là hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).

Ung thư xương nguyên phát cần phải phân biệt với ung thư ở vị trí khác di căn tới xương.

Phân biệt các loại ung thư xương:

Sarcoma xương: loại ung thư này xuất hiện ở mô dạng xương. Loại ung thư này thường xảy ra ở đầu gối và cánh tay.

Sarcoma sụn: ung thư ở mô sụn.

Ung thư có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): ung thư thường hiện diện ở xương, cũng có thể ở mô mềm (cơ, mô mỡ, mô sợi, mạch máu, hay mô nâng đỡ khác). Loại này thường xuất hiện ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.

Ung thư xương đa phần là ung thư thứ phát do các tế bào ung thư của các cơ quan khác trong cơ thể di căn tới, chỉ có một số trường hợp là ung thư xương nguyên phát.

Ung thư xương thứ phát: Đa số ung thư xương là ung thư thứ phát do di căn từ vị trí khác của cơ thể (vú, phổi, tuyến giáp…)

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân đích xác gây bệnh ung thư xương nguyên phát, tất cả đều chỉ là những yếu tố nguy cơ. Một số người mắc bệnh Paget xương – một tổn thương có sự phát triển bất thường của những tế bào xương mới làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương.

Ngoài ra, ung thư xương cũng có thể do yếu tố di truyền:

Mắc hội chứng Li -Fraumeni

Mắc hội chứng Rothmund – Thomson

U nguyên bào võng mạc di truyền

Cùng với đó, người thường xuyên tiếp xúc với bức xạ năng lượng cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương, nhất là những người tiếp xúc từ khi còn trẻ.

Ngoài ra, những người bị rối loạn gene ức chế ung thư P53 hoặc bị chấn thương mãn tính ở đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.

Biểu hiện ung thư xương phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Ung thư xương giai đoạn đầu

Triệu chứng mơ hồ, nếu không chú ý sẽ dễ bị bỏ qua

Ung thư xương giai đoạn tiến triển

Bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút cân không rõ nguyên nhân, có thể sốt nhẹ

Đau xương tăng dần, cảm giác xương yếu đi rõ rệt. Đau liên tục, dùng thuốc giảm đau không đỡ.

Vị trí xương bị bệnh có thể sưng to lên.

Có thể gãy xương không do chấn thương

Nổi hạch ngoại vi rắn chắc, di động hạn chế

Vị trí hay gặp ung thư xương

Thường gặp ở “gần gối, xa khuỷu” (đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay)

Ung thư xương chủ yếu gặp ở xương dài, một số ở xương dẹt như xương chậu, xương bả vai.

Ung thư có hai nhóm giai đoạn chính, giai đoạn đầu và giai đoạn sau.

Ung thư xương giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu tiên của ung thư xương gồm giai đoạn I và giai đoạn II.

Giai đoạn I: ung thư phát triển chỉ trong xương, chưa lan sang các khu vực khác của cơ thể. Sau khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết, xác định ung thư xương giai đoạn I thuộc cấp độ nhẹ, không quá nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị đúng cách.

Giai đoạn II: cấp độ trung bình, ung thư phát triển giới hạn ở trong xương, chưa lan ra hạch bạch huyết xung quanh hay các vị trí khác của cơ thể. Ở giai đoạn II, bệnh ung thư xương vẫn có tiên lượng tương đối tốt.

Ung thư xương giai đoạn sau

Giai đoạn III: ung thư xương xuất hiện ở 2 hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cùng một xương và đã lan ra bề mặt của xương nhưng chưa phát triển hay xâm lấn vào các hạch bạch huyết xung quanh xương hoặc các mô lân cận.

Giai đoạn IV: ung thư đã lan rộng từ xương ra các hạch bạch huyết, mạch máu lớn để di căn đến gan, não, phổi,…

Các yếu tố nguy cơ của ung thư xương nguyên phát bao gồm:

Di truyền: Có người thân trong gia đình mắc các hội chứng Li-Fraumeni, Rothmund-Thomson, u nguyên bào võng mạc…

Bệnh Paget xương: do rối loạn tạo xương và hủy xương dẫn đến hình thành một tổ chức xương mới có cấu trúc bất thường.

Tiền sử phơi nhiễm phóng xạ

Chẩn đoán ung thư xương dựa vào các cận lâm sàng sau:

Chụp X-quang xương thẳng nghiêng: xác định số lượng, vị trí, ranh giới tổn thương và đánh giá sự xâm lấn phần mềm

Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương trong xương, trong tủy xương hay ngoài xương.

Chụp cộng hưởng từ MRI: đánh giá sự lan rộng của tổn thương trong xương, trong tủy xương, mô mềm, xâm lấn thần kinh, mạch máu

Chụp xạ hình xương: xác định giới hạn tổn thương, theo dõi tiến triển và đánh giá kết quả điều trị

Chụp PET/CT: phát hiện và theo dõi sarcoma phần mềm, sarcoma xương tái phát, di căn xa. Phân biệt các tổn thương ác tính và lành tính.

Sinh thiết: Sinh thiết mở hoặc sinh thiết kim lớn giúp chẩn đoán, phân loại và xác định độ ác tính của tổn thương.

Các xét nghiệm khác: Siêu âm ổ bụng, chụp X quang phổi giúp xác định tình trạng di căn

Có những phương pháp điều trị ung thư xương chính: Phẫu thuật, hóa chất và xạ trị.

Phẫu thuật: Hóa chất: Xạ trị:

Ung thư xương là một căn bệnh nguy hiểm khi mà nó có thể dễ dàng lấy đi một bộ phận trên cơ thể bạn cho dù có thể điều trị kịp thời và chữa khỏi bệnh. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh một cách chủ động là giải pháp tối ưu để bảo vệ cơ thể.

Việc phòng ngừa tái phát và mắc mới ung thư xương có những điểm chung như sau:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Khẩu phần bổ sung canxi, magie và stronti; giảm lượng chất béo, tăng cường trái cây, rau xanh, ăn nhiều cá..

Duy trì lối sống khỏe mạnh: tránh xa khói thuốc, thường xuyên giải tỏa căng thẳng..

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Tập thể dục thể thao thường xuyên làm tăng khả năng miễn dịch, giúp xương luôn chắc khỏe.

Tránh tiếp xúc với hóa trị và xạ trị.

Cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh như dấu hiệu, tiền sử bệnh gia đình.

Cùng với các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu tại Mỹ, trong đó có nghiên cứu sinh của Việt Nam đó là B.sĩ, Th.sĩ Phan Đăng Bình đã nghiên cứu và tìm ra một loại sản phẩm tương tác lên bệnh lý của sụn khớp một cách hiệu quả đó là sản phẩm ” Bổ xương khớp Bi-JCare” phòng ngừa bệnh ung thư xương . Bi-Jcare phòng ngừa ung thư xương, phòng ngừa tái phát,được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên,tiêu diệt tế bào ung thư từ trong trứng nước và tăng cường khả năng miễn dịch.

Bi-Jcare là một công thức đặc biệt đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống và chữa trị các bệnh lý xương khớp ngày càng gia tăng. Sản phẩm đã nhiều năm nghiên cứu và kiểm nghiệm thành công và được cục quản lý dược, bộ y tế FDA Hoa Kỳ chứng nhận và công bố sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được lưu hành trên thị trường Mỹ nhiều năm nay.

Triệu Chứng Bệnh Ung Thư Xương Khớp

– Tuy đây là triệu chứng thường gặp ở các bệnh xương khớp nhưng những cơn đau ở xương thường là triệu chứng phổ biến và dễ thấy nhất khi mắc ung thư xương. Thông thường cơn đau có thể diễn ra bất kì lúc nào, không cố định thời gian và tồi tệ hơn vào ban đêm. Cơn đau thường rất tồi tệ khiến bạn đi lại khó khăn theo thời gian.

– U khởi đầu chỉ là một đám sưng, nổi gồ mặt da, bờ không rõ, nắn không đau. Càng về sau u càng sưng to hơn và gây biến dạng. Khối u nằm ở các khớp sẽ khiến bạn khó cử động, khối u nằm ở chân khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn, u nằm ở tay gây nên cảm giác đau nhói và khó cầm nắm mọi vật. Ung thư xương cũng thường gây nổi hạch ở mặt sau của cổ họng và có thể dẫn đến khó thở hoặc khó nuốt khi ăn uống.

– Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân: khi sút cân nhanh cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương ở giai đoạn sớm. Nếu cảm thấy trọng lượng cơ thể giảm xuống đáng kể mà không rõ nguyên nhân bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra. Bệnh nhân mắc ung thư xương cũng thường cảm thấy mất cân bằng và mệt mỏi, không thể tập trung vào làm việc, học tập như người bình thường.

Sốt cao kéo dài mà cơ thể không thấy bị thương tổn ở đâu nhưng đây cũng có thể là dấu hiêu báo hiệu bệnh ung thư xương sớm mà bạn nên cảnh giác.

Một số dấu hiệu khác mà bạn có thể nhận biết bệnh ung thư xương khớp như: dấu hiệu tê nhức chân tay hoặc việc gãy xương thường xuyên dù không hoạt động mạn. Vì có thể đây là triệu chứng của ung thư xương. Các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương rất dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh bình thường. Vì vậy, khi phát hiện những triệu chứng tương tự như trên và kéo dài một thời gian mà không rõ nguyên nhân thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ càng.

Các Triệu Chứng Ung Thư Xương Hàm

hàm luôn khiến mọi người không thoải mái vì nó cản trở thói quen ăn uống bình thường. Các ung thư tăng dần gây nên sự suy giảm của . Những người bị ung thư hàm không thể nhai thức ăn đúng cách. Đau cấp tính trong xương hàm khi uống rượu hoặc ăn là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư xương hàm. 2. Khối u: Các có thể gây đau đớn và thường tạo thành dưới răng, trên . Các khối u trên đường viền hàm dưới cũng có thể gây . 3. Sưng hàm: Sự phát triển của khối trong các hàm không chỉ gây đau đớn cùng cực mà còn dẫn đến sưng hàm.4. Răng lung lay: Khi ung thư phát triển, nướu không còn có thể giữ răng thật chặt. Do đó, bệnh nhân có xu hướng bị răng lung lay. Vì vậy, răng có xu hướng di chuyển khi chạm vào. 5. Mặt sưng: Nếu khối u phát triển ở bên ngoài xương hàm, hiện tượng sưng mặt có thể được nhận thấy. Tuy nhiên, trong trường hợp sự phát triển ung thư xảy ra bên trong xương hàm, nó có thể làm phiền các liên kết bình thường của xương hàm. 6. Tê hoặc ngứa ran trong hàm: Bệnh nhân bị ung thư hàm thường có cảm giác ngứa ran như kim châm, dọc theo đường viền hàm dưới. Điều này cho thấy khối u đang gây áp lực quá nhiều vào các dây thần kinh cảm giác của khoang miệng. 7. khi thấy các hạch bạch huyết bên dưới xương hàm (trong ), dưới đường viền hàm dưới có nghĩa là ung thư đã lan ra từ vị trí ban đầu. Khi các tế bào ung thư nhân rộng có thể nhận thấy hạch bạch huyết cũng mở rộng. Sưng hạch bạch huyết thường xảy ra từ từ. Mặt khác, sự mở rộng đột ngột của các hạch bạch huyết thường kết hợp với nhiễm trùng cổ họng. Tuy nhiên, cách tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các bài kiểm tra cần thiết để xác định nguyên nhân gây ra sưng hạch ở vùng cổ.