Ung Thư Xương Sườn / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Gãy Xương Sườn Và Cách Điều Trị

Gãy xương sườn và cách điều trị gãy xương sườn bạn cần biết để xử lý kịp thời khi chẳng may gặp phải chấn thương này. Triệu chứng gãy xương sườn như thế nào, sơ cứu gãy xương sườn ra sao và cách chữa trị. Một vài thông tin hữu ích sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Rạn xương sườn hay gãy xương sườn là một chấn thương thường gặp trong tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông hay do té ngã, chơi thể thao,… khi có vật va đập trực tiếp vào lồng ngực hay phần thân trên. Ngoài ra, bệnh lý loãng xương hay ung thư xương có thể khiến xương sườn dễ bị gãy ngay khi ho hoặc cử động mạnh.

Sơ cứu khi gãy xương sườn

Có thể chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương sườn hay không thông qua những dấu hiệu như: cảm giác đau đớn tại khu vực xương bị gãy đặc biệt khi thở sâu; cảm nhận được âm thanh khi xương gãy; đau khi ho,…Trước khi đợi đưa bệnh nhân cấp cứu, công việc cần làm đó là sơ cứu. Các bước sơ cứu gãy xương sườn đóng vai trò quan trọng giúp tránh các biến chứng nguy hiểm nhất là sốc do đau, có thể nguy hại đến tính mạng.

Gãy xương sườn

Là tổn thương gãy xương, nhưng khác với các loại gãy xương khác như: gãy xương đòn, gay xuong dui, gãy xương cẳng tay,…. thường được sơ cứu bằng cách bất động, cầm máu và dùng thuốc. Gãy xương sườn do tính chất của lồng ngực là di động bởi vậy không nên cố định xương gãy bằng băng dính quanh ngực như một số trường hợp sai lầm mắc phải, mà chủ yếu là thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau trong trường hợp này có thể dùng: Paracetamol hoặc thuốc tê Xylocaine, Marcaine có tác dụng giảm đau tại chỗ bằng phong bế dây thần kinh liên sườn; thuốc gây tê vùng bằng Morphine.

Cách điều trị gãy xương sườn

Sau bước sơ cứu, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức để tránh các tổn thương đến phổi, gan, lá lách hay gây ra biến chứng viêm phổi. Sau khi chụp X-quang ngực, chụp CT, MRI và siêu âm chẩn đoán đánh giá tình trạng vết thương ở xương sườn, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm nếu tình trạng chưa thuyên giảm.

Điều trị gãy xương sườn thường sử dụng thuốc

Hầu hết những người bị gãy xương sườn đều không cần phẫu thuật mà chỉ cần chăm sóc đúng cách tại nhà chúng sẽ tự lành. Trong quá trình điều trị bạn cần: Nghỉ ngơi, tránh các vận động mạnh; Ngủ ở tư thế nằm thẳng trên lưng hoặc phần thân hơi dựng đứng trên một chiếc ghế nghiêng để tránh áp lực lên xương sườn; Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là canxi, magie, vitamin D, K, photpho; Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích bởi chúng có thể làm chậm quá trình liền xương,…

Gãy Xương Sườn Bao Lâu Thì Lành Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Gãy xương sườn là một trấn thương khá nặng trong thể thao cũng như va đập. Vậy điều trị gãy xương sườn như thế nào và gãy xương sường bao lâu thì khỏi.

Cách điều trị gãy xương sường hiệu quả

Gãy xương sườn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì không để lại biến chứng hay nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu gãy xương sườn dù nặng hay nhẹ cũng nên đến các cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất. Với các trường hợp gãy xương sườn ở mức độ nhẹ thì có một số phương pháp hỗ trợ điều trị đơn giản tại nhà như sau:

Dùng một túi đá, một gói chất gel đông lạnh hay túi hạt đậu mới lấy ra từ tủ lạnh để chườm vào chỗ chấn thương 20 phút mỗi giờ trong 2 ngày đầu, sau đó giảm xuống 10 – 20 phút và làm 3 lần mỗi ngày tùy nhu cầu để giảm đau và sưng. Đá lạnh khiến các mạch máu co lại, từ đó giảm sưng, đồng thời đá cũng làm tê các mạch máu xung quanh. Liệu pháp chườm lạnh phù hợp cho tất cả các trường hợp xương sườn gãy, và về cơ bản áp dụng được cho bất kì chấn thương cơ xương nào.

– Tư thế ngủ cũng rất quan trọng với người bị gãy xương sườn:

Xương sườn gãy thường gây khó chịu vào ban đêm lúc ngủ, đặc biệt khi bạn nằm sấp, nằm nghiêng hay thường xuyên trở mình. Tư thế ngủ tốt nhất cho người cớ xương sườn bị gãy là nằm ngửa, thẳng, vì nó gây ít áp lực nhất lên xương sườn.

Khi bị gãy xương sường nói riêng và chấn thương nói chung thì cơ thể cần có đủ lượng chất dinh dưỡng để chỗ xương gãy có thể nhanh lành lại, do đó điều quan trọng là phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể là ăn các loại nông sản tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, sản phẩm làm từ sữa và uống nhiều nước tinh khiết.

Gãy xương sườn bao lâu thì lành hẳn?

Để trả lời câu hỏi gãy xương sườn bao lâu thì lành hẳn này khá khó. Tùy tình trạng bệnh, tùy thể trạng và tùy vào việc bạn tuân thủ các chỉ định của bác sỹ như thế nào mà mỗi người sẽ có thời gian bình phục nhanh hay chậm. Trung bình gãy xương sườn sẽ lành sau khoảng 1,5 – 2 tháng với những người không bị loãng xương, tiểu đường, béo phì hay hút thuốc. Người cao tuổi sẽ có thời gian lành lâu hơn.

Để giúp xương mau lành, mọi người nên có thời gian ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh, uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị và tái khám đúng hẹn để kiểm tra độ phục hồi của xương và thực hiện các bện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà trên.

Động Lực khuyên bạn một lần nữa là nên đến các cơ sở y tế để bác sỹ đưa ra biện pháp điều trị hợp lý nhất cho bạn, tránh những thương tổn không đáng có.

Gãy Xương Sườn Bao Lâu Lành Và Những Lưu Ý Trong Khi Điều Trị

Trong thời gian điều trị gãy xương sườn người bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau nếu muốn vết thương nhanh lành:

Tránh vận động mạnh, trong thời gian đầu điều trị người bệnh cần giữ cho vết thương bất động. Bất kỳ một xáo trộn nào vào thời điểm này đều rất nguy hiểm, vì vết gãy mới được bác sĩ ghép vào chưa hề có sự liền lại nên rất có thể khi cử động sẽ làm lệch vị trí ghép.

Tránh lo âu, buồn phiền: Bệnh nhân lúc này cần được sự động viên tinh thần từ những người thân quen. Tình trạng bệnh nhân căng thẳng, stress sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn.

Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau vì thế không thể so sánh được phác đồ điều trị của người này với người khác. Nếu như không tuân theo phác đồ có thể dẫn đến những tình trạng và biến chứng nguy hiểm khó lường.

Cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đặc biệt là canxi từ nhiều nguồn khác nhau vào trong cơ thể người bệnh. Kết hợp với những cách thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi sẽ khiến thời gian hồi phục của bệnh nhân được giảm đi đáng kể.

Gãy xương sườn bao lâu lành

Câu trả lời cho câu hỏi này chắc chắn bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn là người sẽ nắm rõ nhất. Vì đây là phần xương quan trọng trong cơ thể, khi gãy sẽ rất khó hồi phục được nhanh chóng. Trung bình thời gian hồi phục của bệnh nhân là khoảng 6 tháng đến 2 năm tùy vào mức độ nghiêm trọng.

Căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân trong từng giai đoạn mà bác sĩ có thể phán đoán được khả năng phục hồi còn bao lâu. Việc gãy xương sườn bao lâu lành phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Khả năng hồi phục của từng bệnh nhân: Hay nói cách khác là do cơ địa mỗi người, thông thường với những người khỏe mạnh ở độ tuổi thanh niên hoặc thiếu niên thì sẽ hồi phục rất nhanh.

Có bị sự cố hoặc kháng thuốc trong quá trình điều trị hay không? Nếu trong quá trình điều trị người bệnh nhân có những biểu hiện bất thường hoặc mẫn cảm với những thành phần của thuốc đều sẽ làm kéo dài thời gian lành lại của vết thương.

Những yếu tố khác: Như tôi đã đề cập trong phần lưu ý ở trên, những yếu tố về tâm lý, tâm tư, tình cảm, chế độ dinh dưỡng, tuân thủ phác đồ điều trị đều sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với khả năng hồi phục của bệnh nhân.

Do tuổi tác: Những người trung niên hoặc người cao tuổi có khả năng hồi phục chậm hơn khá nhiều so với ở những người trẻ tuổi. Một phần do xương khớp của những người có tuổi thường sẽ bị lão hóa khiến xương yếu đi.

Tôi xin được kết thúc bài viết ở đây, hy vọng qua những thông tin mà tôi vừa mới cung cấp các bạn đã hiểu thêm về tình trạng gãy xương sườn cần có những chú ý gì trong quá trình chữa trị. Quan trọng hơn tôi đã giải đáp được thắc mắc gãy xương sườn bao lâu lành của bạn.

“”” Gãy xương bàn tay bao lâu thì khỏi Các bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Xử Lý Khi Bị Gãy Xương Sườn Và Những Điều Cần Chú Ý Trong Quá Trình Điều Trị

Xương sườn là một các xương chính tạo khung xương của cơ thể người. Nó đóng vai trò quan trọng giúp nâng đỡ trọng lượng cơ thể, bảo vệ lồng ngực và các cơ quan nội tạng xung quanh. Gãy xương sườn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động cơ thể, do đó cần được điều trị kịp thời và đúng hướng.

Những nguyên nhân chủ yếu nào gây ra tình trạng gãy xương sườn?

Gãy xương sườn là hiện tượng khung xương sườn bị va chạm hoặc chịu tổn thương dẫn đến rạn nứt hoặc bị vỡ, bị gãy. Đây là loại chấn thương phổ biến là thường gặp ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương khi tham gia điều khiển các phương tiện giao thông, tai nạn trong lao động hoặc do chơi thể thao. Các chấn thương lặp đi lặp lại khi chơi golf, chèo thuyền hoặc ho nặng kéo dài cũng làm tăng nguy cơ gãy xương.

– Đau nhức tại chỗ xương bị gãy hoặc lồng ngực.

– Có thể xuất hiện vết bầm tím ở vùng chấn thương.

– Thở, hô hấp bị khó khăn; lồng ngực trở nên căng tức hay cảm thấy thiếu hơi.

– Có thể nghe được tiếng răng rắc của xương bị gãy.

– Có thể kèm theo các biến chứng tiềm tàng như: Tràn khí màng phổi, viêm phổi.

1. Phương pháp điều trị hiệu quả khi bị chấn thương xương sườn

Hầu hết những bệnh nhân bị gãy xương sườn đều không cần phải phẫu thuật, trừ trường hợp vết thương nghiêm trọng. Xương sườn bị gãy có thể tự phục hồi sau một khoảng thời gian nhất định. Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phán đoán về khả năng và thời gian phục hồi.

Giảm đau là điều cần thực hiện trước tiên đối với người bị gãy xương. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc tê,… kết hợp với chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân tập thở để giúp thở sâu hơn vì khi thở nông dễ gây nguy cơ viêm phổi. Bệnh nhân cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để quá trình phục hồi được diễn ra nhanh hơn.

2. Những lưu ý trong quá trình điều trị

Để vết thương nhanh lành và hạn chế biến chứng xảy ra thì bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

+ Chườm đá lên vùng bị thương: Giúp giảm đau mạnh và giảm bớt sưng nóng.

+ Hạn chế cử động mạnh: Bệnh nhân cần giữ cho vết thương bất động, bất kỳ sự vận động nào vào lúc này đều rất nguy hiểm, làm chậm quá trình liền xương và có thể gây ra biến chứng về sau.

+ Tránh lo âu, muộn phiền: Bệnh nhân cần phải giữ được tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi và thư giãn. Tình trạng căng thẳng, stress có thể khiến bệnh trở nên tệ hơn.

+ Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, giàu khoáng chất như canxi, kali, magie và các loại vitamin. Người bệnh ăn nhiều rau, củ, quả, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa và uống nhiều nước tinh khiết mỗi ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình liền xương.

+ Tránh sử dụng các loại chất có nguy cơ gây viêm nhiễm và đau như: Chất béo bão hòa, chất béo no, thức ăn cay, mặn,…

+ Chú ý trong tư thế ngủ hay nghỉ ngơi: Xương sườn gãy thường gây khó chịu vào ban đêm lúc ngủ, đặc biệt khi bạn nằm sấp, nằm nghiêng hay thường xuyên trở mình. Tư thế ngủ tốt nhất khi có xương sườn bị gãy là nằm thẳng trên lưng, vì nó ít gây áp lực lên xương sườn.

+ Theo dõi bệnh thường xuyên để kịp thời phát hiện những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TP HCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn/

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng (8h – 12h) – Chiều (15h – 19h30)

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.