Ung Thư Xương Sụn / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Tổng Quan Về Ung Thư Sụn * Hello Bacsi

Ung thư sụn là gì?

Ung thư sụn, hay còn được biết đến qua tên gọi chondrosarcoma, là một loại ung thư xương phổ biến trong thời gian gần đây. Thông thường, loại ung thư này phát triển và di căn khá chậm. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh làm phẫu thuật để loại bỏ khối u sụn này.

Đúng như tên gọi, điểm khác biệt giữa ung thư sụn với các loại ung thư xương khác là mầm mống ung thư bắt đầu từ trong sụn, một cơ quan có nhiệm vụ liên kết các xương khớp trong cơ thể lại với nhau.

Phần lớn trường hợp ung thư sụn xuất hiện ở xương đùi, xương cánh tay trên, vai, xương sườn hoặc xương chậu. U xương sụn thường không phát bệnh, nhưng nó vẫn xuất hiện âm thầm trong cơ bắp, dây thần kinh và các phần mô mềm khác ở cánh tay và chân.

Các triệu chứng phổ biến của ung thư sụn

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sẽ phải đối mặt với:

Khối u tăng trưởng trên xương

Vấn đề tiểu tiện, nếu khối u nằm ở khung xương chậu

Cảm giác căng cứng, sưng tấy và đau đớn xung quanh khu vực phát triển khối u

Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư sụn

Người mắc bệnh ung thư sụn thường ở độ tuổi từ 40 trở lên. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến loại ung thư xương này. Thông thường, các mầm mống ung thư sẽ bắt đầu xuất hiện và phát triển trong phần sụn bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó cũng có thể di căn đến xương.

Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư sụn thường hay bị:

U nội sụn

Bạn cần lưu ý rằng u nội sụn là những khối u lành tính, nghĩa là chúng không phải ung thư. Chúng có thể tự xuất hiện hoặc do người bệnh trước đó mắc phải các bệnh lý như hội chứng Maffucci, một loại rối loạn ảnh hưởng đến hệ xương và da, hay bệnh Ollier – đa u sụn ở xương bàn tay.

Đa u xương sụn

Đa u xương sụn khiến phần sụn ở xương trở nên sưng tấy.

Ngoài ra, nếu bạn đã từng dùng liệu pháp xạ trị để chữa ung thư, nguy cơ mắc bệnh ung thư sụn của bạn cũng sẽ cao hơn những người khác.

Chẩn đoán ung thư sụn

Thực tế, rất khó có thể xác định một khối u phát triển ở xương là lành tính hay do ung thư sụn phát triển chậm. Ngoài ra, các triệu chứng đôi khi cũng có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề khác ở xương, chẳng hạn như nhiễm trùng. Do đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm hiểu vấn đề gì đang xảy ra.

Kiểm tra thể chất

Trước tiên, bác sĩ sẽ khám tổng quát cho bạn, sau đó họ đặt câu hỏi về bệnh sử cá nhân cũng như tiền sử bệnh án của các thành viên trong gia đình. Họ cũng sẽ hỏi kỹ về những triệu chứng mà bạn gặp.

Chẩn đoán hình ảnh

Bạn có thể sẽ thực hiện ít nhất một trong số các xét nghiệm sau:

Xạ hình xương

Đây là một phương pháp khám bệnh bằng nguyên tử. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào cơ thể để chẩn đoán nhiều chứng bệnh về xương. Kết quả của xạ hình xương chỉ ra mức độ tổn thương và khu vực mà ung thư đã lan rộng. Những khu vực đó sẽ có màu đen hoặc xám đen trên hình ảnh.

Chụp CT

Chụp CT là phương pháp sử dụng các tia X-quang tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể bạn. Chúng giúp bác sĩ phát hiện ung thư và xem liệu nó có di căn sang các khu vực khác hay không.

Chụp MRI

Phương pháp MRI sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của các cơ quan nội tạng và cấu trúc của chúng. Liệu pháp này còn có thể phác thảo một khối u.

Chụp PET

Phương pháp chụp PET sử dụng công cụ theo dõi phóng xạ để hiển thị không gian bên trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ tìm hiểu xem liệu khối u có phải là lành tính hay ác tính (ung thư). Họ cũng có thể nhận ra nếu khối u đã lan rộng và định vị được vị trí chính xác của nó.

Chụp X-quang

Kết quả chụp X-quang chỉ ra vị trí, hình dạng và kích thước của khối u.

Sinh thiết

Đây là phương pháp xét nghiệm mà bác sĩ sẽ dùng kim hoặc phẫu thuật để lấy mẫu từ khối u ra nhằm kiểm tra đây có phải là u do ung thư hay không.

Các giai đoạn ung thư sụn

Nắm rõ giai đoạn ung thư sẽ hỗ trợ bác sĩ có thể đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý và tốt nhất, cũng như ước đoán tiên lượng sắp tới của người bệnh.

Ung thư sụn thường bao gồm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, khối u thường phát triển chậm và người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Khả năng ung thư tái phát ở thời kì này khá thấp.

Giai đoạn 2

Khi bệnh tình tiến triển đến giai đoạn 2, khối u phát triển và nhanh chóng lây lan sang các khu vực lân cận. Lúc này, tỷ lệ thành công của quá trình điều trị ung thư vẫn cao nhưng tỷ lệ tái phát cũng tăng đáng kể so với giai đoạn 1.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 còn được gọi là ung thư thời kỳ cuối. Lúc này, các khối u phát triển và thậm chí di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể người bệnh với tốc độ nhanh nhất. Việc điều trị ở giai đoạn này gặp thách thức với tỷ lệ thành công thấp.

Phương pháp điều trị ung thư sụn

Bác sĩ sẽ dựa trên kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của khối u cũng như tuổi tác cùng kết quả khám sức khỏe tổng quát của bạn để đưa ra liệu trình điều trị hợp lý, tối ưu nhất.

Phẫu thuật

Trong đa số trường hợp ung thư, phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị chính. Bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u cùng với một số mô khỏe mạnh lân cận để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các mầm mống ung thư. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi một phần xương, sụn hay thậm chí là cơ bắp. Nếu vậy, bạn có thể cần thêm các liệu trình như cấy ghép hay nối xương bằng ốc vít nhằm hỗ trợ cho phần khung xương còn lại.

Nếu khu vực ung thư ở gần khớp, ví dụ như hông hoặc đầu gối, phần khớp đó có khả năng sẽ phải thay thế. Nếu khối u nằm ở tay hoặc chân, bác sĩ sẽ làm mọi cách để giữ lại tứ chi cho bạn. Tuy nhiên, phương án này không phải lúc nào cũng khả thi. Trong trường hợp xấu nhất, bạn sẽ được lắp bộ phận nhân tạo.

Phẫu thuật lạnh

Phẫu thuật lạnh là một phương pháp điều trị ung thư hữu hiệu. Để giảm tỷ lệ tái phát, bác sĩ có thể đặt nitơ lỏng vào khu vực có khối u, khiến toàn bộ các tế bào ung thư đều bị đóng băng và tiêu diệt.

Xạ trị

Liệu pháp này sẽ được áp dụng khi khối u đã phát triển nghiêm trọng và có xu hướng lây sang các khu vực lân cận. Liều lượng càng cao càng tăng tỷ lệ thành công của phương pháp này, tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe người bệnh.

Vật lý trị liệu

Để cơ thể có thể hoạt động như bình thường, người bệnh cần áp dụng phương thức vật lý trị liệu – một phần quan trọng của quá trình phục hồi. Thông thường, vật lý trị liệu cần một thời gian dài mới có thể phát huy công dụng tối đa.

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ung Thư Sụn (Chondrosarcoma) Là Gì? Thông Tin Cần Biết

Ung thư sụn là một loại ung thư xương hiếm gặp, thường phổ biến ở người trung niên và người lớn tuổi. Loại ung thư này thường phát triển ở xương hông, vai và xương chậu, tuy nhiên đôi khi các khối u có thể gây ảnh hưởng đến các mô ở gần xương.

Ung thư sụn là gì?

Ung thư sụn (Chondrosarcoma) là một loại ung thư nguyên phát gây biến đổi các tế bào tạo ra sụn, có tính phát triển và di căn chậm. Ung thư sụn thuộc họ sarcoma (thuật ngữ chỉ một nhóm các khối u ác tính ở xương và mô mềm), với tỷ lệ khoảng 30%. Khối u chondrosarcoma có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường phổ biến ở người trung niên và người lớn tuổi. Ngoài ra, khối u cũng có xu hướng ảnh hưởng đến bộ xương trục, thay vì xương tứ chi.

Loại ung thư này thường bắt đầu ở bên trong xương, nhưng đôi khi có thể xuất hiện ở các mô mềm ở gần xương. Các vị trí phổ biến của tình trạng này là ở xương chậu, hông và vai. Trong các trường hợp hiếm gặp, khối u này có thể gây ảnh hưởng đến hộp sọ.

Thông thường, khối u chondrosarcoma phát triển và lây lan chậm. Nếu được điều trị và loại bỏ hoàn toàn, khối u có nguy cơ di căn thấp xương các xương và mô khác. Tuy nhiên trong trường hợp khối u phát triển nhanh, nguy cơ di căn thường rất cao.

Ung thư sụn chondrosarcoma thường được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật kết hợp hóa trị và xạ trị để tăng hiệu quả điều trị.

Các giai đoạn của ung thư sụn

Ung thư sụn được phân loại theo tốc độ phát triển và khả năng lây lan của khối u. Xác định giai đoạn của ung thư có thể giúp bác sĩ có kế hoạch điều trị tốt nhất.

Cấp thấp (giai đoạn I): Đây là khối u phát triển chậm và thường có thể được điều trị phẫu thuật. Ngoài ra, khối u cấp thấp cũng ít có khả năng tái phát sau điều trị.

Cấp độ trung bình (giai đoạn 2): Trong giai đoạn này, khối u có thể phát triển và lây lan nhanh chóng hơn.

Cấp cao (giai đoạn 3): Trong giai đoạn này, tế bào ung thư lây lan nhanh chóng và có thể di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết ung thư sụn

Ung thư sụn chondrosarcoma không giống các khối u xương ác tính khác, cụ thể khối u không gây mệt mỏi và cảm giác bệnh tật. Thay vào đó, người bệnh có thể cảm nhận thấy các triệu chứng tại vị trí của khối u.

Đặc trưng phổ biến nhất của khối u này là gây đau xương ở khu vực có khối u. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi người bệnh nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, nghỉ ngơi không có hiệu quả cải thiện các cơn đau.

Nếu khối u lớn hoặc cơn đau xương nghiêm trọng, người bệnh có thể mất kiểm soát khu vực bị ảnh hưởng, chẳng hạn như bước đi khập khiễng nếu khối u gây ảnh hưởng đến chân.

Ngoài ra, đôi khi ung thư sụn có thể dẫn đến một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:

Sờ thấy khối u nếu khối u có kích thước lớn

Gặp các vấn đề khi về đường tiêu nếu khối u gây ảnh hưởng đến khung xương chậu

Sưng, cứng khớp hoặc cảm thấy áp lực xung quanh khối u

Yếu, tê hoặc cử động không tự chủ nếu khối u đè lên tủy sống

Nguyên nhân gây ung thư sụn

Ngoài ra, một số khối u chondrosarcoma có thể phát triển từ sự biến đổi các tổn thương sụn lành tính và phát triển thành ung thư.

Đối tượng nguy cơ:

Ung thư sụn chondrosarcoma phổ biến nhất ở người trên 40 tuổi, tuy nhiên bác sĩ thường không rõ nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, ung thư gây ảnh hưởng đến sụn, tuy nhiên đôi khi khối u cũng có thể gây tổn thương ở xương và các mô mềm xung quanh.

Ngoài ra, một số đối tượng có nguy cơ ung thư sụn cao nếu:

U nội sụn (Enchondromas): Đây là các khối u lành tính, không phải ung thư, phát triển ở sụn. Tuy nhiên, người bệnh có tiền sử u nội sụn thường có nguy cơ ung thư sụn cao hơn những người khác.

Hội chứng nhiều u sụn xương (Multiple exostoses syndrome): Hội chứng này khiến sụn phát triển thành nhiều vết sưng hoặc khối u nhỏ trên bề mặt xương. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Ngoài ra, người từng xạ trị liều cao để điều trị ung thư cũng có tỷ lệ ung thư sụn cao hơn những người khác.

Chẩn đoán ung thư sụn

Hầu hết các trường hợp khối u chondrosarcoma phát triển rất chậm và có thể không được chẩn đoán trong nhiều năm. Trong một số trường hợp, khối u có thể được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Rất khó để phân biệt khối u chondrosarcoma phát triển chậm và các khối u lành tính khác. Bên cạnh đó, các triệu chứng bệnh đôi khi giống như nhiễm trùng xương hoặc khớp. Do đó, để chẩn đoán xác định ung thư sụn, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như:

1. Kiểm tra sức khỏe

Bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể bằng trao đổi với người bệnh về các tiền sử bệnh lý cá nhân hoặc các bệnh lý trong gia đình để hỗ trợ chẩn đoán bệnh.

2. Xét nghiệm hình ảnh

Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán phân biệt ung thư xương và các khối u xương lành tính.

Xạ hình xương (Bone scans): Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định các tổn thương xương và khối u đã di căn. Người bệnh sẽ được uống một chất có lượng phóng xạ thấp và được các tế bào ung thư hấp thụ. Khu vực hấp thụ chất phóng xạ sẽ nóng lên và có màu xám đậm hoặc đen trên hình ảnh xét nghiệm.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xét nghiệm này sử dụng tia X mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể để giúp bác sĩ xác định các tế bào ung thư và sự di căn của tế bào ung thư.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh cấu trúc xương và các cơ quan.

Chụp cắt lớp phát xạ positron (Positron Emission Tomography – PET): Xét nghiệm này sử dụng chất phóng xạ để quan sát bên trong cơ thể và xác định các khối u có phải ung thư không. Xét nghiệm này cũng có thể xác định vị trí chính xác của khối u xương và các khối u đã di căn.

Chụp X- quang: Xét nghiệm này có thể xác định vị trí, hình dạng và kích thước của khối u.

3. Sinh thiết

Bác sĩ có thể xác định ung thư sụn chondrosarcoma bằng cách sinh thiết mô. Trong xét nghiệm này, bác sĩ có thể dùng kim tiêm hoặc dao mổ và lấy một mẫu mô tại khối u và kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định tế bào ung thư.

Sinh thiết cần được thực hiện thận trọng và đúng phương pháp để tránh gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật loại khối u (nếu cần).

Điều trị ung thư sụn

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí và khả năng di căn của khối u. Tuy nhiên, khối u chondrosarcoma tương đối hiếm gặp, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về hiệu quả và các rủi ro có thể xảy ra khi điều trị.

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp điều trị chính cho khối u chondrosarcoma và phụ thuộc vào vị trí, kích thước của khối u. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ khối u cùng với một số mô khỏe mạnh xung quanh để đảm bảo loại bỏ tất cả tế bào ung thư và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị mất một số sụn, xương và cơ. Do đó đôi khi bác sĩ có thể đề nghị cấy ghép xương hoặc sử dụng đinh vít để hỗ trợ xương. Nếu khối u ở gần khớp, người bệnh có thể cảm thấy bị đau khớp háng, đau đầu gối và cần thay khớp để cải thiện chức năng khớp.

Nếu khối u ở cánh tay hoặc chân, bác sĩ phẫu thuật bảo tồn chức năng tay, chân. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần cắt chi và phải lắp chi giả để phục hồi chức năng.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ ung thư tái phát, bác sĩ có thể áp dụng nitơ lỏng vào khu vực có khối u. Nitơ sẽ đóng băng và tiêu diệt các tế bào ung thư không được loại bỏ sau phẫu thuật.

2. Xạ trị

Nếu khối u xương ác tính ảnh hưởng đến đáy sọ hoặc các vị trí gây khó khăn cho việc loại bỏ tất cả các tế bào ung thư, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị trước khi phẫu thuật.

Xạ trị sử dụng bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư và thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư hoặc sau khi khối u đã di căn.

Xạ trị làm tổn thương tế bào ung thư bằng cách phá hủy vật liệu di truyền, kiểm soát tế bào ung thư phát triển và phân chia. Tuy nhiên, xạ trị cũng có thể gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh và dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Rụng tóc tại vị trí điều trị, đôi khi là vĩnh viễn, kích ứng da và mệt mỏi

Khô miệng, nước bọt đặc, khó nuốt, đau họng, thay đổi khẩu vị thức ăn, buồn nôn, lở miệng, sâu răng

Khó nuốt, ho hoặc thở gấp

Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy

Kích thích bàng quang, đi tiểu thường xuyên, rối loạn chức năng tình dục

Do đó trước khi tiến hành xạ trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về rủi ro và lợi ích để có sự chuẩn bị tốt nhất.

3. Hóa trị liệu

Chondrosarcoma là một khối u ác tính phát triển chậm, trong khi đó hóa trị nhắm vào các tế bào phát triển nhanh. Do đó, hóa trị liệu thường không được áp dụng để điều trị ung thư sụn.

Trong một số trường hợp khi khối u chondrosarcoma phát triển nhanh và có nguy cơ di căn cao, bác sĩ có thể đề nghị hóa trị liệu.

Hóa trị liệu sử dụng các hóa chất mạnh để tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh bất thường trong cơ thể. Mặc dù hóa trị có thể loại bỏ các tế bào ung thư hiệu quả, tuy nhiên, liệu pháp này có thể mang lại một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Một số tác dụng phụ có thể được phòng ngừa hoặc điều trị được. Do đó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để hướng dẫn cụ thể.

Tiên lượng cho bệnh ung thư sụn

Tiên lượng phụ thuộc vào thời gian phát hiện và điều trị ung thư. Đối với ung thư sụn giai đoạn đầu, tiên lượng thường tốt, khoảng 90% bệnh nhân sống sót sau hơn 5 năm điều trị. Đối với trường hợp khối u được phát hiện trong giai đoạn muộn, tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau 1 năm là 10%.

Ngoài ra các khối u ác tính có thể tái phát trong tương lai. Do đó, người bệnh cần chụp cắt lớp theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời nếu khối u tái phát.

Ngoài ra, sau khi điều trị khối u chondrosarcom, người bệnh nên thường xuyên vận động và thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, xây dựng lối sống khoa học và chế độ dinh dưỡng phù hợp để ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.

Thông tin thêm: Đa u tủy xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Các Phương Pháp Điều Trị Rách Sụn Chêm

chúng tôi Trần Văn Dương cho biết, tại khoa Y học Thể thao Bệnh viện Nhân Dân 115 đang áp dụng mổ nội soi để điều trị rách sụn chêm. Đây là phẫu thuật ít xâm lấn, phục hồi nhanh, đảm bảo tính thẩm mỹ, điều trị triệt để.

Do khớp gối là khớp lỏng lẻo nên rất hay bị chấn thương như: trật khớp, gãy xương, đứt dây chằng, tổn thương sụn… trong đó rách sụn chêm cũng là một tổn thương rất hay gặp.

Khớp gối chịu lực từ 4,5-6,2 lần trọng lượng cơ thể. Sụn chêm có cấu trúc nhỏ có tác dụng hấp thu và truyền lực đều từ lồi cầu đùi xuống mâm chày, giúp giữ vững gối, chống hư khớp.  Giải phẫu khớp gối

Giải phẫu khớp gối

Về mặt tính chất cấp máu của sụn chêm chia thành 3 vùng:

– Vùng 1/3 ngoài sát bao khớp (red-red): vùng này có nguồn máu nuôi dồi dào nên rách dễ lành.

– Vùng 1/3 giữa (red-white): vùng này còn máu nuôi nhưng ít, cơ hội lành là 50-50.

– Vùng 1/3 trong (white-white): không có máu nuôi lên rách không lành.  Phân vùng của sụn chêm

Phân vùng của sụn chêm

1- Nguyên nhân rách sụn chêm:

– Ở người trẻ rách sụn chêm có thể xảy ra sau một chấn thương đột ngột trong tình trạng gối gấp mà bàn chân giữ nguyên mà khớp gối bị vặn xoắn.

– Ở người già sụn chêm thường bị rách do thoái hóa.

2- Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán:

– Với các sụn chêm rách nhỏ có cảm giác đau nhẹ và sưng khớp gối, thường kéo dài từ 2-3 tuần.

– Với rách trung bình có thể là nguyên nhân gây đau ở khe khớp hoặc trung tâm khớp gối. Sưng xuất hiện muộn sau 2-3 ngày. Có thể dẫn đến cứng hoặc giới hạn vận động khớp gối khi gấp khớp gối. Bệnh nhân có thể xuầt hiện đau ở bề mặt khớp gối khi ngồi xổm. Triệu chứng này kéo dài từ 1-2 tuần nhưng có thể trở lại nếu bệnh nhân có các động tác vặn xoắn hoặc quá tải khớp gối. Triệu chứng đau có thể kéo dài nếu không được điều trị.

– Với rách lớn: miếng rách sụn chêm có thể di chuyển vào trong khe khớp, có thể là nguyên nhân gây kẹt khớp, khóa khớp làm cho bệnh nhân không thể duỗi thẳng khớp gối được. Xuất hiện sưng hoặc cứng khớp sau chấn thương từ 2-3 ngày.

Với những bệnh nhân lớn tuổi, sụn chêm rách có thể không biết. Bệnh nhân chỉ biết cảm giác đau khớp gối khi ngồi xổm hoặc khi gối vặn xoắn. Đau và sưng nhẹ khớp gối thường là triệu chứng duy nhất.

Với các triệu chứng trên các bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử chấn thương và các điều trị của bạn trước đó khi khớp gối bắt đầu đau. Các nghiệm pháp các bác sĩ thường làm để chẩn đoán rách sụn chêm nguyên nhân gây đau gối là Mc Murray và Appley.

Khi có các triệu chứng trên các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho chỉ định chụp Xquang và MRI khớp gối. Chụp Xquang có thể thấy hình ảnh hẹp khe khớp. Chụp cộng hưởng từ khớp gối ngoài giúp chẩn đoán rách sụn chêm còn giúp phát hiện các tổn thương kèm theo như dây chằng chéo trước, sụn khớp, dây chằng chéo sau, dây chằng bên… MRI rách sụn chêm

MRI rách sụn chêm

3- Điều trị:

Quyết định điều trị rách sụn chêm dựa vào một số yếu tố như: loại rách, vị trí rách và mức độ trầm trọng của rách. Tuổi tác và mức độ vận động của bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới quyết định điều trị. Phân loại rách sụn chêm

Phân loại rách sụn chêm

3.1- Điều trị bảo tồn:

áp dụng cho những loại rách nhỏ, ở vị trí 1/3 ngoài sát bao khớp máu nuôi dồi dào, bệnh nhân ít đau, gối còn vững

Điều trị chủ yếu bằng chườm đá, bất động khớp gối, hạn chế vận động, các thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề.

3.2- Điều trị phẫu thuật:

có thể mổ hở hoặc nội soi. Hiện nay tại khoa Y học Thể thao Bệnh viện Nhân Dân 115 chúng tôi chỉ áp dụng mổ nội soi để điều trị rách sụn chêm. Đây là phẫu thuật ít xâm lấn nhằm mục đích giúp cho bệnh nhân phục hồi nhanh sau phẫu thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ, điều trị triệt để.

3.2.1- Khâu sụn chêm rách:

+ Chỉ định:– Rách dọc– Vùng 1/3 ngoài sát bao khớp nơi có nguồn cấp máu dồi dào– Rách mới trước 4 tuần

+ Kỹ thuật: có thể áp dụng các kỹ thuật khâu inside-out, outside-in hoặc allinside tùy theo kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo của phẫu thuật viên và dụng cụ đang có. Kỹ thuật khâu sụn chêm inside-out

Kỹ thuật khâu sụn chêm inside-out

Kỹ thuật khâu sụn chêm outside-in

Kỹ thuật khâu sụn chêm outside-in

3.2.2- Cắt sụn chêm rách:

+ Chỉ định:– Rách cũ trên 6 tuần.– Vị trí rách ở vùng 2/3 trong, vùng máu nuôi nghèo nàn.

+ Kỹ thuật:– Cắt tiết kiệm vùng rách.– Chừa vùng nguyên giáp bao khớp nhằm giữ vững khớp và chịu lực.

3.2.3- Ghép sụn chêm:

hiện nay tại Việt Nam chưa áp dụng kỹ thuật này.

4- Phục hồi chức năng sau phẫu thuật cắt tạo hình sụn chêm:

– Ngày 1-2 tập gồng cơ tứ đầu đùi, tập gấp duỗi gối chủ động không đau.

– Ngày 3-7 tập sức cơ, gấp duỗi gối chủ động tăng dần, đi 2 nạng chịu lực tăng dần.

– Từ tuần thứ 2 – tuần thứ 5: tăng sức chịu đựng, sức cơ, tập thăng bằng.

– Từ tuần thứ 6 trở đi tập lại thể thao.

BS.CK2 Trần Văn Dương

Phụ trách khoa Y học thể thao – BV Nhân dân 115

Khớp gối là khớp bản lề, là một khớp yếu nhất của cơ thể. Khớp gối gồm 3 khớp là khớp chày-đùi, khớp chè-đùi và khớp chày-chè. Sự vững khớp gối được bảo đảm bởi các yếu tố cân cơ, dây chằng, bao khớp…Do khớp gối là khớp lỏng lẻo nên rất hay bị chấn thương như: trật khớp, gãy xương, đứt dây chằng, tổn thương sụn… trong đó rách sụn chêm cũng là một tổn thương rất hay gặp.Khớp gối chịu lực từ 4,5-6,2 lần trọng lượng cơ thể. Sụn chêm có cấu trúc nhỏ có tác dụng hấp thu và truyền lực đều từ lồi cầu đùi xuống mâm chày, giúp giữ vững gối, chống hư khớp.Về mặt tính chất cấp máu của sụn chêm chia thành 3 vùng:- Vùng 1/3 ngoài sát bao khớp (red-red): vùng này có nguồn máu nuôi dồi dào nên rách dễ lành.- Vùng 1/3 giữa (red-white): vùng này còn máu nuôi nhưng ít, cơ hội lành là 50-50.- Vùng 1/3 trong (white-white): không có máu nuôi lên rách không lành.- Ở người trẻ rách sụn chêm có thể xảy ra sau một chấn thương đột ngột trong tình trạng gối gấp mà bàn chân giữ nguyên mà khớp gối bị vặn xoắn.- Ở người già sụn chêm thường bị rách do thoái hóa.- Với các sụn chêm rách nhỏ có cảm giác đau nhẹ và sưng khớp gối, thường kéo dài từ 2-3 tuần.- Với rách trung bình có thể là nguyên nhân gây đau ở khe khớp hoặc trung tâm khớp gối. Sưng xuất hiện muộn sau 2-3 ngày. Có thể dẫn đến cứng hoặc giới hạn vận động khớp gối khi gấp khớp gối. Bệnh nhân có thể xuầt hiện đau ở bề mặt khớp gối khi ngồi xổm. Triệu chứng này kéo dài từ 1-2 tuần nhưng có thể trở lại nếu bệnh nhân có các động tác vặn xoắn hoặc quá tải khớp gối. Triệu chứng đau có thể kéo dài nếu không được điều trị.- Với rách lớn: miếng rách sụn chêm có thể di chuyển vào trong khe khớp, có thể là nguyên nhân gây kẹt khớp, khóa khớp làm cho bệnh nhân không thể duỗi thẳng khớp gối được. Xuất hiện sưng hoặc cứng khớp sau chấn thương từ 2-3 ngày.Với những bệnh nhân lớn tuổi, sụn chêm rách có thể không biết. Bệnh nhân chỉ biết cảm giác đau khớp gối khi ngồi xổm hoặc khi gối vặn xoắn. Đau và sưng nhẹ khớp gối thường là triệu chứng duy nhất.Với các triệu chứng trên các bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử chấn thương và các điều trị của bạn trước đó khi khớp gối bắt đầu đau. Các nghiệm pháp các bác sĩ thường làm để chẩn đoán rách sụn chêm nguyên nhân gây đau gối là Mc Murray và chúng tôi có các triệu chứng trên các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho chỉ định chụp Xquang và MRI khớp gối. Chụp Xquang có thể thấy hình ảnh hẹp khe khớp. Chụp cộng hưởng từ khớp gối ngoài giúp chẩn đoán rách sụn chêm còn giúp phát hiện các tổn thương kèm theo như dây chằng chéo trước, sụn khớp, dây chằng chéo sau, dây chằng bên…Quyết định điều trị rách sụn chêm dựa vào một số yếu tố như: loại rách, vị trí rách và mức độ trầm trọng của rách. Tuổi tác và mức độ vận động của bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới quyết định điều trị.áp dụng cho những loại rách nhỏ, ở vị trí 1/3 ngoài sát bao khớp máu nuôi dồi dào, bệnh nhân ít đau, gối còn vữngĐiều trị chủ yếu bằng chườm đá, bất động khớp gối, hạn chế vận động, các thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề.có thể mổ hở hoặc nội soi. Hiện nay tại khoa Y học Thể thao Bệnh viện Nhân Dân 115 chúng tôi chỉ áp dụng mổ nội soi để điều trị rách sụn chêm. Đây là phẫu thuật ít xâm lấn nhằm mục đích giúp cho bệnh nhân phục hồi nhanh sau phẫu thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ, điều trị triệt để.+ Chỉ định:- Rách dọc- Vùng 1/3 ngoài sát bao khớp nơi có nguồn cấp máu dồi dào- Rách mới trước 4 tuần+ Kỹ thuật: có thể áp dụng các kỹ thuật khâu inside-out, outside-in hoặc allinside tùy theo kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo của phẫu thuật viên và dụng cụ đang có.+ Chỉ định:- Rách cũ trên 6 tuần.- Vị trí rách ở vùng 2/3 trong, vùng máu nuôi nghèo nàn.+ Kỹ thuật:- Cắt tiết kiệm vùng rách.- Chừa vùng nguyên giáp bao khớp nhằm giữ vững khớp và chịu lực.hiện nay tại Việt Nam chưa áp dụng kỹ thuật này.4- Phục hồi chức năng sau phẫu thuật cắt tạo hình sụn chêm:- Ngày 1-2 tập gồng cơ tứ đầu đùi, tập gấp duỗi gối chủ động không đau.- Ngày 3-7 tập sức cơ, gấp duỗi gối chủ động tăng dần, đi 2 nạng chịu lực tăng dần.- Từ tuần thứ 2 – tuần thứ 5: tăng sức chịu đựng, sức cơ, tập thăng bằng.- Từ tuần thứ 6 trở đi tập lại thể thao.

Đau Nhức Xương Khớp Có Phải Ung Thư Xương?

Đây là một hiện tượng cần có sự cảnh giác do có thể là dấu hiệu ung thư xương. Những lý giải của bác sĩ sẽ giúp bạn biết thêm về điều này.

Đau nhức xương tay và chân, luôn mệt mỏi buồn ngủ

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Năm nay em 23 tuổi. Mấy năm trước em có bị nhức xương 1 bên chân nghi thấp khớp. Đi khám thì bác sĩ bảo thiếu canxi. Thời gian sau thời tiết thay đổi lại chuyển sang chân khác. Dạo gần đây em luôn mệt mỏi buồn ngủ, thi thoảng lại đau nhức xương ở tay. Liệu em có bị ung thư xương không ạ? Bệnh này có chữa được không?

Cảm ơn bác sĩ!

Triệu chứng đau nhức xương cũng có thể gặp trong bệnh ung thư xương nhưng ngoài ra còn gặp trong nhiều bệnh lý khác như: chấn thương xương khớp, viêm khớp, thấp khớp, loãng xương, thoái hóa xương khớp,… Ung thư xương có một số dấu hiệu sớm có thể thấy được trên phim chụp Xquang. Còn khi ung thư xương đã sờ được các khối u thì đã là giai đoạn muộn. Vì vậy, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra cho bạn. Bệnh ung thư xương cũng như các bệnh ung thư khác, hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa trị khỏi hoàn toàn được. Các biện pháp chữa trị chủ yếu là để kéo dài thời gian sống thêm.

bị đau và sưng chân trái, co duỗi rất khó khăn

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con 22 tuổi cách đây 1 tháng con bị đau và sưng chân trái. Co duỗi rất khó khăn. Con khám bệnh viện chấn thương chỉnh hình bác sĩ kêu con con bị viêm khớp và cho con uống thuốc nhưng không hết. Con đi bệnh viện Chợ Rẫy khám bác sĩ kêu con bị viêm khớp phản ứng và suy van tĩnh mạch 2 chi dưới. Bác sĩ cho con hỏi đây có phải là dấu hiệu của Ung thư xương không?

Cảm ơn bác sĩ.

Đây không phải là dấu hiệu của ung thư xương, vì ung thư xương trước hết là phải có khối u ở xương nổi lên trên mặt da, khối u to nhanh, bệnh nhân rất đau đớn. Bệnh của em chỉ là viêm khớp, bệnh viêm khớp triệu chứng bằng sưng nóng đỏ đau tại khớp, và thường hay đau nhức nhiều về ban đêm, sáng ngủ dậy hay có triệu chứng cứng khớp.

Điều trị viêm khớp, dùng các thuốc chóng viêm giảm đau nhóm Non-steroid. Bệnh của em chữa trị chưa khỏi được vì thứ nhất là em chưa uống đủ liều lượng thuốc, thông thường cần uống từ 6 đến 8 tuần, cho đến khi không còn triệu chứng viêm; thứ hai là em cần hạn chế đi lại trong thời gian chữa trị thì mới chữa trị hiệu quả.

Như vậy em nên tái khám để bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc cho đúng. Ngoài ra, em có thể chữa trị vật lý trị liệu sử dụng sóng ngắn có tác dụng chống viêm rất tốt.

Chúc em mạnh khỏe

Rát họng, ho, thỉnh thoảng đau nhức xương khớp tay chân có phải ung thư?

Câu hỏi bởi: tanpopo

Chào bác sĩ!

Em năm nay 25 tuổi. Nửa tháng gần đây em cảm thấy hơi rát họng, ho húng hắng vài tiếng, thỉnh thoảng đau nhức xương khớp tay chân, lúc đánh răng thường xuyên bị chảy máu chân răng. Cách đây 4 tháng em có đi kiểm tra sức khỏe và kết quả xét nghiệm máu bình thường. Liệu bây giờ em có bị ung thư máu không ạ?

Em cảm ơn nhiều!

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường gặp nhất là do viêm lợi, viêm quanh răng . Đó là tình trạng tổn thương mô nha chu khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, sung huyết nên dễ chảy máu khi có ảnh hưởng như đánh răng. Những thói quen như vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng, không lấy cao răng định kì, ăn uống thiếu chất dẫn đến viêm lợi và dễ chảy máu khi đánh răng. Ngoài ra một lí do có thể ít gặp hơn nhưng lại nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời đó là chảy máu khi đánh răng do xuất huyết giảm tiểu cầu. Nếu là do lí do này ngoài chảy máu khi đánh răng thường đi kèm với sốt và xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất khi làm căng da.

Đối với tình huống của bạn đã làm xét nghiệm máu cho thấy kết quả bình thường, như vậy bạn không nên quá lo lắng. Nếu chảy máu do lí do răng miệng đơn thuần do viêm lợi hoặc viêm quanh răng thì vấn đề không quá nguy hiểm có thể điều trị và phòng ngừa được. Để chữa trị chảy máu khi đánh răng lí do do viêm lợi cần đến các phòng khám Nha khoa lấy cao răng và làm sạch thân chân răng; sử dụng các thuốc chữa trị viêm lợi nếu cần; loại bỏ các thói quen xấu như đánh răng bằng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng…

Để dự phòng chảy máu chân răng cần thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh răng miệng; khám răng định kì 6 tháng một lần; đánh răng đúng cách 2 lần một ngày: sáng và tối trước khi đi ngủ; súc miệng sau khi ăn bằng nước súc miệng; nếu có điều kiện nên sử dụng chỉ tơ nha khoa. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin nhóm C.

Đau nhức đầu gối, tê và đau lưng, là bị bệnh gì?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Năm nay em 24 tuổi, em bị đau nhức đầu gối chân và nằm cảm thấy tê và đau lưng nay cũng được 3 tháng. Em có tới bệnh viện được xét nghiệm máu và sinh hoá máu thì bình thường. Bác sĩ cho em hỏi liệu em có bị ung thư xương hay bệnh gì khác không ạ?

Em xin cảm ơn bác sĩ.

Tình trạng đau nhức đầu gối của bạn có thể do rất nhiều lí do gây nên. Để loại trừ xem có phải ung thư xương hay không thì bạn cần phải chụp phim X-quang. Nếu là ung thư xương thì trên phim X-quang có một số dấu hiệu chỉ điểm gợi ý cho các bác sĩ lâm sàng ở ngay từ giai đoạn sớm. Khi bệnh đã tiến triển nặng, có thể sờ thấy các khối bất thường bằng việc thăm khám thông thường. Tuy nhiên, tình huống của bạn, ngoài đau chân còn kèm theo đau và tê lưng thì nghĩ nhiều tới lí do là bệnh lý cột sống. Các bệnh lý cột sống hay gặp như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống,… Xảy ra ở người trẻ thường là do chấn thương, làm việc sai tư thế,… Gây chèn ép vào các rễ thần kinh và gây đau ở những vùng mà dây thần kinh đó chi phối. Vì vậy, bạn cần đi khám chuyên khoa Xương Khớp để bác sĩ trực tiếp khám và kiểm tra cho bạn.

Chân đau không rõ nguyên nhân có phải do ung thư?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em năm nay 23 tuổi, là nam. 2 năm gần đây em thấy hai ống đồng có triệu chứng đau. Lúc đầu em tưởng là do đá bóng nhiều. Nhưng gần đây về đêm, nó cũng đau mà không bị va chạm hay chấn thương gì. Ngồi một lúc đứng dậy thì càng đau. Đây có phải biểu hiện ung thư xương không thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Trước hết cháu cần biết đôi điều về ung thư xương cẳng chân. Đây là dạng ung thư xương phổ biến nhất ở nam thiếu niên, thường xuất hiện trong giai đoạn dậy thì. Nam bị u xương ác tính nhiều gấp đôi nữ và thường thấy ở những người có chiều cao vượt trung bình.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do gene, hoặc là hậu quả của một dạng ung thư khác, ví dụ như retinoblastoma – u phát triển trong võng mạc có thể là tiền đề của bệnh u xương ác tính. Những thiếu niên được xạ trị để chữa loại ung thư khác thì nhiều khả năng sẽ bị u xương ác tính.

Những biểu hiện phổ biến nhất của u xương ác tính là đau và sưng ở một cánh tay hoặc cẳng chân, đôi khi đi kèm u bướu. Một số người bị đau về đêm hoặc khi tập thể dục. U xương ác tính thường xuất hiện ở các xương quanh đầu gối. Trong một số tình huống hiếm gặp, khối u có thể di căn từ xương tới các dây thần kinh và mạch máu ở chi. Di căn là thuật ngữ được dùng khi các tế bào của một khối u vượt ra khỏi vùng ung thư ban đầu và ‘du ngoạn’ tới các mô và tổ chức khác.

Trường hợp của cháu bị đau 2 xương cẳng chân, đau tăng khi vận động. Triệu chứng này có thể gặp ở ung thư xương nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác. Do đó để chẩn đoán chính xác cháu nên đi khám chụp X-quang và làm xét nghiệm để phát hiện sớm lí do gây đau.

Chúc cháu chóng khỏe!