Ung Thư Xương Sống / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Bệnh Ung Thư Xương Cột Sống

Thông thường, các khối u ung thư ở cột sống có thể xuất phát từ đốt sống của bệnh nhân hoặc là từ trong các ống cột sống. Căn bệnh này gây ra tình trạng đau thắt lưng kèm theo các triệu chứng thần kinh cho người bệnh.

Có thể phát hiện ra bệnh ung thư xương cột sống chủ yếu nhờ vào phương pháp chụp x – quang. Trong trường hợp người bệnh không có thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên thì chỉ phát hiện ra bệnh khi các triệu chứng đã quá rõ và bệnh đã quá nặng.

Biểu hiện của bệnh ung thư xương cột sống

Đa số người bệnh mắc phải căn bệnh ung thư xương cột sống là do bị di căn từ các bộ phận khác trong cơ thể như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phế quản…đến. Biểu hiện của bệnh là gây ra đau nhức nơi cột sống có tế bào ung thư, mức độ đau nhức phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thường đau đớn nhiều hơn về ban đêm.

Cách điều trị bệnh ung thư xương cột sống

Về lâm sàng, những bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư xương cột sống sẽ tùy vào tình trạng sức khỏe của bản thân và tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau.

Thông thường, khi phát hiện ra bệnh ung thư xương cột sống, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị sớm tại các cơ sở chuyên khoa ung bướu. Trong trường hợp bị xẹp đốt sống sẽ được phẫu thuật để cố định lại cột sống.

Cách phương pháp điều trị bệnh ung thư xương cột sống sẽ được tiến hành theo từng bước cụ thể. Do đó, việc chẩn đoán sớm khối u chính là tiền đề quan trọng để có thể xử lý bệnh kịp thời và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ung thư xương cột sống là căn bệnh chuyên khoa nguy hiểm. Chính vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết xung quanh căn bệnh này để hiểu đúng về bệnh và có cách phòng ngừa hiệu quả.

Hải Yến – Ytevietnam.edu.vn

Bệnh Ung Thư Xương Sống Được Bao Lâu?

Cơ thể người có khoảng hơn 200 chiếc xương. Chúng là những bộ phận quan trọng cấu trúc nên cơ thể người. Những chiếc xương đều có kích thước hình dạng khác nhau. Xương có tác dụng nâng đỡ cả cơ thể đó nếu xương có bất cứ vấn đề gì thì cơ thể sẽ khó hoạt động được. Trong đó bệnh ung thư xương là căn bệnh đáng sợ nhất của xương mà bất cứ ai mắc phải đều khó tránh khỏi sự lo lắng. Vậy bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Ung thư xương có nguy hiểm không?

Nếu như gan, dạ dày, ruột còn có u lành tính thì xương lại rất ít và hầu như không có u lành tính. Chính vì vậy khi cơ thể có dấu hiệu xương mà đã mọc u lên thì gần như đó là ung thư xương. Tuy nhiên, bạn cũng nên quan tâm đó là phải là u xương chứ không phải là gai xương. Do đó, trong các bệnh của xương, ung thư xương là căn bệnh nguy hiểm nhất. Nó có thể gây ra tử vong chẳng bao lâu từ khi phát hiện bệnh, trong khi bị các bệnh khác như viêm xương tủy xương người bệnh có thể sống rất lâu. Vậy bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Hình ảnh xương khi bị bệnh ung thư

Ung thư xương là bệnh phát sinh do tình trạng xuất hiện khối u ác tính trong xương, khối u này liên tục phát triển rất nhanh trong xương. Chúng nhanh chóng xâm lấn và tiêu diệt các tế bào sống trong xương. Một trong những vấn để rất đáng lo ngại đối với ung thư xương chính là các khối u ác tính lại có khả năng di căn rất nhanh. Chính vì vậy loại ung thư khác thì ung thư xương có tốc độ di căn gấp 3 – 4 lần.

Nhiều người thường lầm tưởng ung thư xương là chúng ta bị ung thư ở mảnh xương bên ngoài cùng cứng như đá. Tuy nhiên trên thực tế, ung thư xương chính là khối u tấn công các phần xương mềm và tủy bên trong. Tủy xương là vị trí tạo máu cho nên nó dễ dàng theo dòng máu đi khắp nơi trong cơ thể. Nó có thể đi được một đoạn đường rất xa trước khi chúng ta tìm ra bệnh. Do đó, ung thư xương là hết sức nguy hiểm. Bệnh ung thư xương sống được bao lâu luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Ung thư xương là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên lại rất khó phát hiện hơn tất cả các loại bệnh ung thư khác. Do đó, hầu hết các bệnh nhân phát hiện bệnh ung thư xương đều giai đoạn cuối cùng cho nên câu trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư xương sống được bao lâu là thời gian sống hầu như rất ngắn.

Có những giai đoạn khác nhau trong ung thư xương thứ cấp và sự sống của một người phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư. Nếu người mắc bệnh ung thư xương đang ở trong giai đoạn thứ ba hoặc thứ tư sau đó người bệnh sẽ nhanh chóng mất mạng. Việc điều trị cũng phụ thuộc vào điều kiện của bệnh ung thư và trong đó một phần của cơ thể nó đã thực sự phát triển.

Phẫu thuật điều trị ung thư xương

Điều trị ung thư xương như thế nào?

Bệnh ung thư xương sống được bao lâu còn tùy thuộc nhiều vào phương pháp điều trị của bạn. Một trong pháp đồ điều trị giúp bệnh nhân kéo dài sự sống là việc duy trì chế độ cuộc sống chất lượng, đảm bảo các chất dinh dưỡng và tăng cường chống đỡ cho xương

Thông thường, sau khi điều trị bệnh ung thư xương bằng phẫu thuật người bệnh thường là mất một chân. Việc thiếu hụt một chân gây ra đi lại vô cùng khó khăn. Trong chăm sóc người bệnh ung thư xương, bạn cũng cần hết sức chú ý những thực phẩm bổ máu. Vì ung thư xương là bệnh nguy hiểm và thường gây ra hiện tượng giảm chức năng tạo máu. Chính vì vậy, việc sử dụng các thực phẩm giàu đạm, kích thích sinh tủy là tâm điểm trong chiến lược điều trị và chăm sóc tại gia.

Bệnh ung thư xương sống được bao lâu? Nếu chăm sóc tốt, bệnh nhân ung thư xương có thể có cuộc sống rất gần với bình thường và có thể sống được tới 5 – 6 năm sau tính từ khi bị… gãy chân do ung thư xương.

DS: Ngần/doisongbiz.com

Bệnh Nhân Ung Thư Xương Sống Được Bao Lâu?

Những tìm hiểu ban đầu về ung thư xương

Ung thư xương là tình trạng khối u ác tính hình thành và phát triển trong xương, kìm hãm cũng như tiêu diệt các tế bào xương trong cơ thể. Thông thường, ung thư xương xuất hiện nhiều ở gần gối, xa khuỷu, phần đầu xương chày, xương đùi hoặc xương cánh tay,… Người mắc bệnh ung thư xương có tốc độ di căn rất nhanh, nhanh hơn gấp 3-4 lần so với những loại ung thư khác.

Bệnh có biểu hiện khá mờ nhạt khiến người bệnh rất khó phát hiện, hầu hết các bệnh nhân khi đến các cơ sở điều trị đều mắc ung thư xương trong giai đoạn cuối. Nhìn chung khi mắc ung thư xương, người bệnh thường có những biểu hiện như đau xương, đi lại rất khó khăn, hay cảm thấy nhức mỏi tay chân, các chi yếu dần đi hoặc nhiều lúc thấy nhói đau do các khối u phát triển chèn ép lên rễ dây thần kinh tuỷ sống. Sau một thời mắc bệnh, người bệnh xuất hiện những biểu hiện rõ ràng hơn. Lúc này, cơ thể bắt đầu thấy mệt mỏi,luôn trong tình trạng kiệt sức, bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên chán ăn, buồn nôn vì thế mà da xanh xao, tái nhợt, dễ bị xuất huyết dưới da.

Ung thư xương là căn bệnh rất hiếm gặp, thường xuất hiện ở những người mắc các bệnh ung thư khác và di căn phát triển thành ung thư xương. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có khả năng di truyền, rất có thể trong gia đình bạn đã có tiền sử mắc căn bệnh này thì việc bạn mắc ung thư xương là nguyên nhân không thể bỏ qua. Một số người do phải làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc nhiều với các bức xạ năng lượng cao ngay từ khi còn trẻ, không thể loại trừ nguy cơ mắc ung thư xương khi đến tuổi.

Bệnh nhân ung thư xương sống được bao lâu?

Thật khó để có câu trả lời chính xác bệnh nhân ung thư xương sống được bao lâu vì thời gian này còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như giai đoạn phát hiện ra bệnh, cách thức điều trị cũng như việc chăm sóc người bệnh như thế nào.

Theo một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, với những bệnh nhân mắc ung thư xương ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ người bệnh sống được trên 5 năm chiếm tới 80%. Lúc này, các tế bào ung thư xương mới chỉ ở trạng thái khu trú chứ chưa hề lây lan gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Tuy nhiên, nếu phát hiện ung thư xương ở giai đoạn muộn hơn, khi mà tế bào ung thư đã có kích thước lớn thì tỷ lệ sống sót trên 5 năm lúc này chỉ còn khoảng 70%.

Bệnh nhân ung thư xương khi được chữa trị ở giai đoạn 3 thì tỷ lệ sống trên 5 năm tối đa chỉ là 60%. Sự xâm lấn các hạch bạch huyết xung quanh khiến tỷ lệ này giảm đi nhiều trông thấy. Đối với nhiều người bệnh kém may mắn hơn, do không phát hiện ung thư xương một cách kịp thời khiến các tế bào ung thư xương di căn đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Sự ảnh hưởng và suy giảm đồng loạt chức năng các cơ quan trong cơ thể khiến tỷ lệ sống của bệnh nhân chỉ còn khoảng 20-40%. Đây là một con số rất đáng lo ngại và hầu như không khiến người bệnh cảm thấy tốt hơn chút nào.

Một số thống kê gần đây cho biết, có tới 40% bệnh nhân mắc ung thư xương nằm trong độ tuổi tiểu học. Vì vậy, việc phát hiện ung thư xương ngay trong những giai đoạn đầu sẽ giúp gia tăng cơ hội sống rất lớn cho các em.

Một số phương pháp điều trị ung thư xương

Hiện nay các phương pháp điều trị ung thư xương chỉ có tác dụng ngăn cản sự phát triển của khối u chứ không có khả năng điều trị tận gốc. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra những lời khuyên tích cực về phương pháp chữa trị cho bệnh nhân. Có thể kể đến một số phương pháp như:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên sử dụng hàng đầu khi ung thư xương mới phát triển ở giai đoạn đầu. Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính trong xương và một phần mô xung quanh tế bào này.

Hoá trị

Việc ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư xương bằng phương pháp hoá trị rất hiệu quả. Chúng sẽ tiêu diệt và giết chết tế bào ung thư đang phân chia. Hoá trị đem lại tác dụng rất tích cực trong việc thu nhỏ khối u, hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật.

Xạ trị

Sử dụng tia xạ năng lượng cao giúp tạo ra những tổn thương tế bào ung thư và ngăn chặn chúng phát triển rộng. Bệnh nhân cần đến bệnh viện thường xuyên để thực hiện xạ trị và kéo dài từ 5-8 tuần liên tục.

Tiên Lượng Sống Của Bệnh Nhân Ung Thư Xương Di Căn

Bước sang giai đoạn di căn cũng đồng nghĩa với việc ung thư xương đã bước vào giai đoạn phát triển cuối của bệnh. Vậy tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư xương di căn là như thế nào?

Ung thư xương và ung thư xương di căn có thể sống được bao lâu là câu hỏi nhức nhối của nhiều bệnh nhân và người thân trong gia đình.

1. Ung thư xương là gì?

– Ung thư xương là tình trạng xuất hiện khối u ác tính phát triển rất nhanh trong xương, liên tục xâm lấn và tiêu diệt các tế bào sống. Bệnh di căn rất nhanh, so với các loại ung thư khác thì ung thư xương có tốc độ di căn gấp 3 – 4 lần.

– Ung thư xương rất khó phát hiện hơn so với tất cả các loại bệnh ung thư khác. Chính vì vậy đa số bệnh nhân phát hiện ung thư xương đều giai đoạn cuối cho nên thời gian sống không còn bao lâu.

– Có những giai đoạn khác nhau trong ung thư xương và sự sống của người bệnh phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư. Việc điều trị cũng phụ thuộc vào điều kiện của ung thư và tình trạng phát triển của bệnh.

– Ở mỗi giai đoạn, bệnh thường có những biểu hiện khác nhau. Với giai đoạn đầu, các tế bào ung thư sẽ trú ngụ trong xương. Do vậy việc điều trị giai đoạn này sẽ dễ dàng và tỉ lệ thành công cao. Với cấp độ nặng, ung thư xương giai đọan cuối không chỉ xuất hiện trong 1 vị trí mà có thể lan ra bề mặt của xương, có khả năng xâm lấn đến các hạch bạch huyết và di căn đến những bộ phận khác như phổi, gan, não…

2. Tiên lượng sống của ung thư xương khi chưa di căn

Tiên lượng sống của bệnh ung thư xương đại diện cho cơ hội sống, sau khi chẩn đoán và nó phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh ung thư xương cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Giai đoạn ung thư tiến triển, ung thư xương di căn hay không, chất lượng điều trị sẵn có cùng với sức khỏe tổng thể, yếu tố di truyền và mức độ căng thẳng… chính là những yếu tố có khả năng quyết định tới thời gian sống còn lại của bệnh nhân ung thư xương.

Trong những nghiên cứu gần đây, có kết luận chung là tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư xương có thể đạt tới 80% sống được trên 5 năm nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất, khi ung thư vẫn còn khu trú ở nơi xuất hiện và chưa lây lan đến những mô xung quanh.

Ở giai đoạn thứ 2, khi kích thước khối u tăng lên nhưng vẫn chưa xâm lấn đến các cơ quan hay những hạch bạch huyết xung quanh thì tỉ lệ sống trên 5 năm đạt 70%.

2. Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư xương di căn

Nếu như tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư xương ở giai đoạn đầu và thứ 2 khi tế bào ung thư chưa xâm lấn tới các cơ quan khác là trên 70%, thì với giai đoạn thứ 3, khi ung thư xương di căn, xâm lấn các hạch bạch huyết xung quanh thì tối đa chỉ có 60% bệnh nhân sống được quá 5 năm.

Khi bước đến giai đoạn cuối, bệnh nhân hầu như không đáp ứng với các phương pháp điều trị và ung thư xương di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể thì chỉ có 20 – 50% bệnh nhân ung thư xương sống được trên 5 năm.

Điều đáng lưu ý là có khoảng 40% trường hợp mắc bệnh ung thư xương được chẩn đoán sớm ngay khi bệnh nhân đang học tiểu học, nên nếu được chẩn đoán kịp và điều trị tích cực, bệnh nhân ung thư xương có cơ hội sống trong nhiều năm mà vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường.

Loại ung thư xương khác nhau cũng ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân. Những người mắc Chondrosarcoma có thể sống trên 5 năm với tỉ lệ là 80%, trong khi đó u xương Ewing và u xương ác tính thì đạt khoảng dưới 70%.

Với một số bệnh nhân bị ung thư xương di căn có tiên lượng xấu thì cần phải điều trị kết hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.