Chào bạn Khánh thân mến.
Chúng tôi xin chia sẻ và cảm thông với bạn và gia đình bạn khi chị dâu của bạn phát hiện ra Ung thư xương quai hàm.
Tuy nhiên, đối với chị dâu của bạn sẽ rất hoang mang và tìm các phương pháp điều trị chưa theo chỉ định của bác sỹ như tia xạ, hóa chất… vì vậy chị dâu của bạn đã lựa chọn uống thuốc nam sau 3 tháng và nay muốn đến sinh thiết xem đã hết bệnh Ung thư hay không?
Còn bạn và gia đình bạn sẽ phải là người tìm hiểu các thông tin để giúp chị dâu được áp dụng phương pháp điều trị tối ưu nhất, đặc biệt các phương tiện y học hiện đại. Có vẻ bạn và gia đình bạn cũng đồng tình quan điểm cho chị dâu uống thuốc nam và mong muốn đến kiểm tra sẽ hết dấu hiệu Ung thư!
Thân ái,
Để bạn hiểu hơn về bệnh Ung thư xương quai hàm, chúng tôi xin bạn đọc bài viết sau:
Ung thư tấn công các mô của hàm được gọi là ung thư xương hàm. Trong loại ung thư này, tế bào ác tính hình thành trong xương hàm.
Triệu chứng;
1. Đau hàm: Những người bị ung thư hàm không thể nhai thức ăn đúng cách.
2. Khối u: Các khối u có thể gây đau đớn và thường tạo thành dưới răng, trên nướu răng. Các khối u phát triển trên đường viền hàm dưới cũng có thể gây đau răng.
3. Sưng hàm: Sự phát triển của khối u ác tính trong các hàm không chỉ gây đau đớn cùng cực mà còn dẫn đến sưng hàm.
4. Răng lung lay: Khi ung thư phát triển, nướu không còn có thể giữ răng thật chặt.
5. Mặt sưng: Nếu khối u phát triển ở bên ngoài xương hàm, hiện tượng sưng mặt có thể được nhận thấy.
6. Tê hoặc ngứa ran trong hàm: Bệnh nhân bị ung thư hàm thường có cảm giác ngứa ran như kim châm, dọc theo đường viền hàm dưới. Điều này cho thấy khối u đang gây áp lực quá nhiều vào các dây thần kinh cảm giác của khoang miệng.
7. Sưng hạch bạch huyết: khi thấy các hạch bạch huyết bên dưới xương hàm (trong vùng cổ), dưới đường viền hàm dưới có nghĩa là ung thư đã lan ra từ vị trí ban đầu. Khi các tế bào ung thư nhân rộng có thể nhận thấy hạch bạch huyết cũng mở rộng.
Xét nghiệm:
Chụp phim kiểm tra hoặc CT, sinh thiết để phát hiện chính xác. Phần lớn, các loại ung thư vùng hàm mặt, nếu bệnh nhân đến sớm , thì có thể mổ bảo tồn được xương hàm. Còn nếu đến trễ, để bướu lớn chiếm hơn 1/3 xương hàm (độ cao xương hàm) thì khó có thể mổ bảo tồn.
Đặc biệt, nếu UTHM xuất phát từ một ung thư nướu răng thì cần thận trọng. Bởi, ung thư nướu răng diễn tiến chậm, nếu để trễ thì không thể mổ được, chỉ có thể hóa trị, xạ trị nhưng hiệu quả cũng không cao.
Tái tạo xương hàm, cấy ghép implant
Đây là lựa chọn tối ưu cho các ca phẫu thuật điều trị . Bởi, phẫu thuật cắt xương hàm dù là xương hàm trên hay xương hàm dưới đều sẽ làm cho người bệnh bị mất xương gò má, móp cả mặt, ảnh hưởng chức năng nhai và thẩm mỹ.
Với trường hợp nhẹ, các BS tái tạo hàm mặt bằng cách đặt một cái nẹp kim loại, ngắn thì ghép xương tự do, lấy xương từ mào chân lên tạo hình các bộ phận đã bị cắt để khuôn mặt có được chức năng gần như bình thường. Cao cấp hơn thì làm vi phẫu, cấy ghép bằng xương mác. Sau đó, người bệnh sẽ được cấy ghép implant răng lên khung xương hàm đã được ghép.
Thông thường mỗi ca mổ tái tạo hàm mặt kéo dài khoảng sáu-bảy tiếng, sau ba tuần đến một tháng bệnh nhân sẽ được mở nẹp, xuất viện. Ba tháng sau mổ, các BS đánh giá lại hàm. Nếu tốt thì sẽ chỉ định cấy ghép răng lên hàm. Sau điều trị, song song với việc phải tập thích nghi từ từ với hàm và răng mới từ việc nhai, nuốt… thì người bệnh phải tập đi (sau lấy xương chân yếu, có thể tập cả tháng).