Ung Thư Xương Ở Trẻ / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ung Thư Xương Ở Trẻ Em

Ung thư xương ở trẻ em, là bệnh rất nguy hiểm và khó chữa trị. Bác sĩ Trần Chánh Khương (BV Ung Bướu) nói về vấn đề này như sau:

Xin BS cho biết nguyên nhân gây ra bệnh ung thư xương ở trẻ em?

Trẻ từ 13-15 tuổi là thời kỳ cơ thể con người đang phát triển và hoàn thiện các cơ quan, nên đối với bộ xương – ở các tế bào sinh xương của sụn tiếp hợp ở các đầu xương dài (xương tay, xương chân…), phần sẽ tăng trưởng làm xương dài thêm – chính là nơi hay xảy ra khối u ung thư xương. Sarcôm xương là dạng ung thư xương thường gặp nhất, chiếm 5% tổng số ca ung thư trẻ em, thường thấy ở bé trai (gấp đôi bé gái), 80% ở gần vị trí khớp (gần khớp gối, gần khớp vai). Lứa tuổi thường mắc bệnh: thiếu niên (13-15), thanh niên (20-25). Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, một số bệnh di truyền do sai lệch gen AND (hội chứng Lifraumeni, bệnh bướu nguyên bào võng mạc mắt) hay tình trạng phơi nhiễm, tiếp xúc với tia phóng xạ… làm tăng nguy cơ bị sarcôm xương ở trẻ em.

Triệu chứng của bệnh?

Đầu tiên, bệnh nhân cảm thấy đau, sưng vùng gần khớp. Đặc biệt, quanh khớp gối, gần khớp vai. Ít lâu sau, đau nhiều hơn khi đi lại, cử động hoặc về đêm, kèm theo khối u sưng to, đau ngày càng tăng. Trẻ đi khập khiễng hoặc đôi khi bị gãy xương sau khi va chạm, chấn thương nhẹ.

Ở cơ sở y tế, sau khi thăm khám tại chỗ: khối u sưng đau và hạn chế cử động ở vùng quanh khớp gối, khớp vai. Một số kỹ thuật chẩn đoán khác cần được thực hiện: Chụp X quang chỗ khối u sưng, đau, X quang phổi để xem có di căn phổi hay không. Scan khối u hay chụp RMI để xác định vị trí, kích thước, tính chất khối u (xâm lấn cơ quan lân cận, nội tủy…).

Mổ sinh thiết để xác định mô bệnh học khối học.

Công tác chẩn đoán cần được thực hiện kỹ lưỡng, để xácđịnh độ ác tính (thấp, vừa, cao) và giai đoạn bệnh (khu trú hay đã di căn phổi, gan, xương khác…) của bệnh sacôm xương.

Cách điều trị căn bệnh nguy hiểm này như thế nào?

Có nhiều cách điều trị:

Phẫu trị: đoạn chi có khối u ung thư.

Hóa trị: dùng nhiều thuốc tiêm truyền để ngăn ngừa và điều trị tổn thương di căn xa (chủ yếu di căn phổi, màng phổi).

20% sarcôm xương trẻ em thuộc nhóm ác tính cao, dễ bị di căn phổi sau khi đoạn chi.Kết quả: 60-80% bệnh nhân sống thêm 5 năm đối với sarcôm xương trẻ em tại chỗ, chưa di căn xa.

Hiện nay, việc điều trị sarcôm xương trẻ em có nhiều tiến bộ.

Hoá trị dẫn đầu thực hiện trước mổ nhằm ngăn ngừa và tiêu diệt tổn thương di căn âm thầm.

Cố gắng bảo tồn – không đoạn chi bằng kỹ thuật cắt nạo khối u, ghép xương. Kết hợp hóa trị trước và sau khi mổ.

Thử nghiệm thuốc đặc hiệu mới, hiệu quả hơn với mục đích gia tăng kết quả điều trị

Ở trẻ không may bị ung thư xương phải đoạn chi, và trị khỏi, vấn đề lắp tay, chân giả để trẻ hoà nhập xã hội cũng cần được quan tâm.

Lời khuyên quan trọng nhất là nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh kịp thời khi phát hiện một trong những triệu chứng kể trên.

Nhận Biết Căn Bệnh Ung Thư Xương Ở Trẻ

Con trẻ chạy nhảy, nghịch ngợm dẫn đến đau chân tay, mình mẩy… khiến bố mẹ la rầy, trách mắng. Tuy nhiên có trường hợp con thường xuyên bị đau chân nhưng mẹ không biết bệnh gì lại đổ lỗi do hiếu động, chơi nhiều mà không biết đó là dấu hiệu của ung thư xương.

Thực trạng

TS Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết ung thư xương nguyên phát là loại ung thư xuất phát từ các thành phần của xương, được xác định từ thời cổ đại cách đây 5000 năm.

Tại Việt Nam, ung thư xương nguyên phát có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 1,7/ 100.000, đứng thứ 16 trong tổng số các ung thư ở cả 2 giới.

Nên cho trẻ đi khám nếu trẻ thường xuyên kêu nhức mỏi chân tay Các dấu hiệu của bệnh ung thư xương

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh ung thư xương là đau tại chỗ, triệu chứng đau chiếm tới 87,5%. Lúc đầu đau ngắt quãng sau đó đau liên tục và kéo dài, đau nhói kiểu gãy vụn xương.

Ngoài đau xương, người bệnh bị ung thư xương còn thấy toàn thân mệt mỏi, mất ngủ. Vận động giảm ở giai đoạn muộn và tổn thương ở nhiều vị trí như xương chậu, xương bả vai. Nhìn bằng mắt thường thấy có khối u hình thoi hoặc hình cầu, cứng, có ranh giới rõ ràng. Da ở vùng nổi u nóng hơn các phần da lành. Khối u thường đau, vị trí u thường gặp ở trên xương chày, đầu dưới xương đùi, xương dài.

Teo cơ, sưng ở phần mềm, có khả năng có u máu ngoài da. Có khả năng bị gãy xương tự nhiên (gặp từ 1,1 – 5% các trường hợp)

Trách nhầm con

Chị Trần Thị Lễ – 45 tuổi (Hiệp Hoà, Bắc Giang) vẫn không thể nào quên được cái chết của cô con gái 15 tuổi sau 3 năm chống chọi với bệnh ung thư xương.

Chị chia sẻ từ nhỏ con đã hiếu động, thích các trò chơi của các bạn nam như đá bóng, cầu lông, bơi sông, chèo thuyền…Có lúc, chị thường trách con sao con gái mà chẳng nữ tính chút nào.

Đến năm học lớp 7, khi 12 tuổi con thường xuyên kêu đau một bên đầu gối chân chị Lễ đã mắng con ham chơi đá bóng, bị đá vào chân gây đau nên lấy rượu ngâm mã tiền để xoa bóp cho con mà không để ý gì đến bệnh. Có điều lạ là cứ xoa bóp thì cháu hết đau nên cả nhà yên tâm.

Đến khi bé đi học tập thể dục về kêu đau chân, chân như gãy ra và ôm đầu gối khóc, khóc đến mất ngủ thì hàng xóm láng giềng đến hỏi thăm khuyên chị nên cho con đi kiểm tra tại bệnh viện. Hai mẹ con lên Bệnh viện Nhi trung ương khám. Lúc đầu, bác sĩ chẩn đoán tràn dịch khớp gối tuy nhiên tình trạng không đỡ và chụp xquang phát hiện đó là ung thư xương giai đoạn tiến triển.

Nghe đến hai từ ung thư xương, chị Lễ như ngã quỵ bởi vì cháu còn quá trẻ. Trong tâm trí của chị hai chữ này chưa bao giờ hiện hữu nên chị đã chủ quan không đưa con đi khám bệnh. Giá như đưa con đi khám ngay sẽ cứu được con.

Sau đó cháu được truyền hoá chất nhiều đợt nhưng không đỡ nên phải cắt bỏ chân. Cuối cùng ung thư vẫn tấn công di căn và gây gãy xương ở vùng cổ xương đùi. Mọi nỗ lực của vợ chồng chị đã lụi tắt khi cháu bị di căn vào phổi và mọi biện pháp kéo dài cuộc sống của cháu đều không đáp ứng.

Nhìn đứa con thân yêu rời xa mình vĩnh viễn người mẹ đau khổ tự trách bản thân nếu như đừng trách con ham chơi gây đau chân hãy nghĩ con đau thực sự thì có thể bé đã không bị phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn như thế.

Phát hiện và điều trị ung thư xương sớm sẽ có kết quả tốt Khuyến cáo của chuyên gia

Ung thư xương là tình trạng xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương. Khối u này có đặc điểm phát triển rất nhanh, phát triển liên tục, xâm lấn tiêu diệt các cơ quan xung quanh và có thể di căn đi cư trú ở rất xa.

Một điều cực kỳ tệ hại của ung thư xương đó là sự di căn thường rất nhanh. Nếu so với khối ung thư khác thì có thể thấy tốc độ di căn của ung thư xương nhanh gấp từ 3 – 4 lần trong khi điều trị ung thư xương ở giai đoạn sớm có thể chỉ là phẫu thuật bảo tồn và hóa chất đối.

Qua đó các chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy con thường xuyên kêu đau mỏi chân, tay nên đưa con đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

Thu Trang

3 Triệu Chứng Ung Thư Xương Ở Trẻ Em Thường Mắc Phải

Tỷ lệ mắc ung thư xương ở trẻ em chiếm hơn 60% trong tổng số người bị bệnh này chính vì vậy nó là một vấn đề sức khỏe hết sức nghiêm trọng đối với trẻ em. Trẻ bị ung thư xương đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, nếu chữa khỏi, việc vận động sau này của trẻ cũng sẽ rất khó khăn. Do vậy việc phát hiện sớm triệu chứng ung thư xương là rất quan trọng.

1. Triệu chứng ung thư xương ở trẻ em

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư xương ở trẻ em là rất cao. Chỉ riêng vài năm trở lại đây, các ca ung thư xương đùi, xương chân dưới hay xương chân… của người nằm trong độ tuổi từ 10-18 chiếm đến 60% tổng số bệnh nhân. Vậy làm cách nào để phát hiện sớm ung thư xương ở trẻ nhỏ. Bởi căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con em mà còn tác động không nhỏ đến cuộc sống tương lai.

Dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em dễ nhận biết và phát hiện nhất chính là các cơn đau nhức. Những cơn đau này thường đi kèm hiện tượng sưng tấy. Chúng thường xuất hiện chủ yếu ở các khu vực như xương khớp chân hay cánh tay, gối.

Cơn đau này xuất hiện và biến mất một cách đột ngột, ngẫu nhiên mà không cần bất cứ biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, đây chỉ là cơn đau ở giai đoạn đầu, khi bệnh mới bắt đầu. Do đó, nếu không được điều trị, bệnh tiến triển nặng và nghiêm trọng hơn, cơn đau cũng do đó mà xuất hiện với tần suất và cường độ cao hơn nhiều.

Khi các tế bào ung thư phát triển mạnh, chúng sẽ xâm lấn vào khu vực mô mềm. Đồng thời tế bào này sẽ phá vỡ cấu trúc da gây nên tình trạng chảy máu. Đặc biệt, ở trẻ em, do ý thức chưa được cao nên việc bết thương viêm nhiễm là rất lớn. Điều này khiến người bệnh phải chịu đựng sự mệt mỏi và đau đớn.

Bên cạnh đó, ở một số trẻ sẽ xuất hiện thêm dấu hiệu ung thư xương như căng cứng cơ, khớp. Nó cũng gây ra cảm giác đau đớn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại ở trẻ. Thêm vào đó, cơn đau cũng thường xuyên xuất hiện khi trẻ nghỉ ngơi, ngủ dẫn đến tình trạng mất ngủ, kiệt sức.

Thời gian đầu, những khối u do ung thư xương gây ra sẽ có dạng cứng chắc và bề mặt nhẵn bóng. Khi chạm vào, chúng không hề gây ra cảm giác đau đớn.

Tuy nhiên, khi bệnh nặng hơn, khối u cũng lớn hơn và sẽ dần biến dạng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức phần mềm và mạch máu nằm dưới da. Chính vì vậy, lúc này vùng da nổi khối u sẽ có màu hồng và ấm, lộ mạch máu nhỏ so với các khu vực khác. Điều này là do da bị căng do máu bị tụ.

Ngoài hai dấu hiệu điển hình kể trên, ung thư xương còn có nhiều dấu hiệu khác nữa. Tùy tình trạng thể lực, giai đoạn bệnh, kích thước và khu vực phát triển u xương ác tính ở trẻ mà các biểu hiện này có thể xuất hiện hoặc không. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe của con em. Cụ thể như sau:

– Trẻ đi lại, vận động khó khăn, có dấu hiệu đi không vững, tập tễnh

– Khả năng vận động, chạy nhảy kém

– Chân tay hay các khu vực khác trên cơ thể xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân

– Dễ bị đau, tổn thương khi bị ngã hay va chạm nhẹ

– Cơ thể mệt mỏi, lười vận động

– Sốt cao, kén ăn, sụt cân không rõ lý do

– Trẻ không còn năng động, ưa chạy nhảy, vui đùa như trước

Những triệu chứng này không phải luôn luôn gây ra bởi xương. Trên thực tế, chúng thường được gây ra bởi một tình trạng ít nghiêm trọng hơn.

2. Các giai đoạn của bệnh ung thư xương

Ung thư có hai nhóm giai đoạn chính, giai đoạn đầu và giai đoạn sau.

Giai đoạn đầu tiên của ung thư xương gồm giai đoạn I và giai đoạn II.

– Giai đoạn I: ung thư phát triển chỉ trong xương, chưa lan sang các khu vực khác của cơ thể. Sau khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết, xác định ung thư xương giai đoạn I thuộc cấp độ nhẹ, không quá nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị đúng cách.

– Giai đoạn II: cấp độ trung bình, ung thư phát triển giới hạn ở trong xương, chưa lan ra hạch bạch huyết xung quanh hay các vị trí khác của cơ thể. Ở giai đoạn II, bệnh ung thư xương vẫn có tiên lượng tương đối tốt.

– Giai đoạn III: ung thư xương xuất hiện ở 2 hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cùng một xương và đã lan ra bề mặt của xương nhưng chưa phát triển hay xâm lấn vào các hạch bạch huyết xung quanh xương hoặc các mô lân cận.

– Giai đoạn IV: ung thư đã lan rộng từ xương ra các hạch bạch huyết, mạch máu lớn để di căn đến gan, não, phổi,…

3. ĐIều trị bệnh ung thư xương

Phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên nhất để chữa trị ung thư bởi nó có thể giải quyết tận gốc khối u, mang lại sự sống mới cho người bệnh, vậy nên ung thư xương không phải là ngoại lệ.

Có thể nói phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất với ung thư xương. Vì căn bệnh này có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp lấy bỏ khối ung thư một niềm mô lành xung quanh nó.

Nếu ung xương xảy ra ở một cánh tay hay chân, bác sĩ sẽ lấy u và một vùng mô lành xung quanh u.

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc điều trị ung thư xương để giết chết tế bào ung thư đang phân chia. Thuốc có thể uống hoặc tiêm vào cơ hay mạch máu, và thường được kết hợp với những phương pháp điều trị bệnh ung thư khác để tăng hiệu quả điều trị.

Hóa trị có thể được dùng để thu nhỏ khối u hỗ trợ cho việc phẫu thuật, hoặc được dùng để tiêu diệt những tế bào còn sót lại hậu phẫu thuật và phòng ngừa tái phát trở lại.

3.3. Xạ trị

Các bác sĩ sẽ dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Trong vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hay dưỡng đường mỗi ngày để xạ trị. Thời gian điều trị thường kéo dài 5 ngày một tuần, trong vòng 5 đến 8 tuần. Xạ trị ít hiệu quả với điều trị ung thư xương nên chỉ là giải pháp phối hợp trong điều trị ung thư xương trẻ em.

4. Phòng ngừa bệnh ung thư xương tái phát và mắc mới ung thư

Ung thư xương là một căn bệnh nguy hiểm khi mà nó có thể dễ dàng lấy đi một bộ phận trên cơ thể bạn cho dù có thể điều trị kịp thời và chữa khỏi bệnh. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh một cách chủ động là giải pháp tối ưu để bảo vệ cơ thể.

Việc phòng ngừa tái phát và mắc mới ung thư xương có những điểm chung như sau:

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Khẩu phần bổ sung canxi, magie và stronti; giảm lượng chất béo, tăng cường trái cây, rau xanh, ăn nhiều cá..

– Duy trì lối sống khỏe mạnh: tránh xa khói thuốc, thường xuyên giải tỏa căng thẳng..

– Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

– Tập thể dục thể thao thường xuyên làm tăng khả năng miễn dịch, giúp xương luôn chắc khỏe.

– Tránh tiếp xúc với hóa chất

– Cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh như dấu hiệu, tiền sử bệnh gia đình.

Ở độ độ tuổi này, trẻ không thể tự mình ý thức hay nhận biết được những vấn đề nghiêm trọng mà mình sẽ phải đối diện. Bởi vậy, các bậc phụ huynh, cha mẹ, ông bà cần phải nắm rõ triệu chứng ung thư xương ở trẻ để phát hiện kịp thời. Hãy tìm hiểu và trò chuyện với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ.

Trẻ Bị Ung Thư Xương Có Sao Không?

Trẻ bị ung thư xương có nguy hiểm không? Trẻ bị ung thư xương là gì?

Ung thư xương là loại ung thư liên kết từ 3 tế bào. Chúng bao gồm tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh ung thư hiếm gặp này được hình thành do xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương. Những khối u này thường phát triển rất mạnh và cạnh tranh với những mô xương lành, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Ung thư xương có thể là nguyên phát hoặc thứ phát (di căn từ nơi khác đến). Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư đều là ung thư thứ phát, vì bệnh thường biểu hiện rõ trong giai đoạn cuối; chỉ một vài trường hợp là ung thư nguyên phát.

Ung thư xương thường xuất hiện chủ yếu ở các vị trí như xương chày, xương đùi, đầu dưới xương quay và đầu trên xương cánh tay.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ung thư xương

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến ung thư xương, bao gồm:

Bức xạ ion hóa: khi tiếp xúc nhiều với các tia ion hóa trong quá trình xạ trị sẽ dẫn tới sự biến đổi của các tế bào, gây ra tình trạng ung thư xương.

Chấn thương: ung thư xương cũng có thể xảy ra nếu bị va chạm mạnh hoặc ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài trong một thời gian nhất định.

Dấu hiệu trẻ bị ung thư xương

Bệnh ung thư xương bao gồm 3 cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu và biểu hiện bệnh khác nhau. Thường ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra bệnh, vì các triệu chứng đều biểu hiện mờ nhạt, không rõ ràng. Ở cấp độ nặng, các triệu chứng sẽ bộc lộ rõ rệt hơn, và người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm:

1. Đau đớn

Đây là dấu hiệu đầu tiên có thể báo hiệu trẻ đang có nguy cơ bị ung thư xương. Trong giai đoạn đầu sẽ chỉ đau nhẹ, các cơn đau không liên tục. Khi bệnh phát triển ngày một nặng, tần suất các cơn đau sẽ tăng dần và thường xuyên hơn. Hầu hết, các cơn đau thường ập đến vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, rất khó có thể xác định được vị trí chính xác của cơn đau, vì nó xảy ra rất mơ hồ.

2. Trẻ bị ung thư xương bị sưng hoặc nổi cục u

Trong giai đoạn đầu khi khối u xuất hiện, sờ sẽ thấy xương bị biến dạng và sưng lên. Khi tình trạng sưng ngày một nặng lên sẽ làm cho mô xương nhô ra ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường. Những khối u này sẽ gây ra cảm giác đau nhức và bứt rứt ở trong xương. Vùng da ở khối u có màu hồng và ấm hơn những vùng khác.

3. Rối loạn chức năng xương

Tình trạng sưng và những cơn đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng xương, gây ra các triệu chứng teo cơ tương ứng kèm theo.

4. Cơ thể bị biến dạng

Khối u phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ xương chi, gây ra dị tật, biến dạng cơ thể, các chi dưới thay đổi bất thường.

5. Trẻ bị ung thư xương sẽ có triệu chứng bị chèn ép

Khối u phát triển trong khoang sọ và khoang mũi có thể gây chèn ép vào não và mũi, dẫn tới triệu chứng áp lực não chậm chạp và phát sinh một số vấn đề về hô hấp. Khối u ở vùng chậu đè nén vào trực tràng, bàng quang và ruột sẽ gây khó tiểu; khối u trong tủy đè nén vào cột sống có thể gây tê liệt.

6. Đau nhức toàn thân

Trẻ xuất hiện những dấu hiệu như khó ngủ, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân đột ngột,…

Khả năng sống sót cho trẻ bị ung thư xương

Giai đoạn I: 80%

Giai đoạn II: 70%

Giai đoạn III: 60%

Giai đoạn IV: 20 – 50%

Xạ hình xương là phương pháp phát hiện sớm những tổn thương do ung thư xương nguyên phát gây ra. Từ đó làm cơ sở tiến hành sinh thiết và phát hiện sớm khối u ác tính trong xương.

Điều trị cho trẻ bị ung thư xương Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp triệt căn, giúp loại bỏ các khối u gây ung thư. Đối với ung thư xương, phẫu thuật không chỉ cắt bỏ những khối u mà còn bao gồm cả những mô khỏe mạnh xung quanh nó. Kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ rộng đã làm giảm số lần cắt cụt chi được thực hiện cho những người bị ung thư xương. Những ca phẫu thuật bảo tồn này thường đòi hỏi phải phục hình bằng tấm kim loại hoặc xương từ các bộ phận khác của cơ thể.

Tuy nhiên, đối với những người bị ung thư ở những nơi không thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thì cắt cụt chi có thể là phương án điều trị tốt nhất.

Sử dụng thuốc cho trẻ bị ung thư xương

Đây là liệu pháp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng thuốc. Một số hình thức sử dụng thuốc bao gồm tiêm tĩnh mạch, dạng uống (viên nang). Các loại trị liệu toàn thân được sử dụng cho ung thư xương có thể bao gồm:

Hóa trị

Liệu pháp nhắm trúng đích: ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư đồng thời hạn chế thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh.

Liệu pháp miễn dịch: được gọi là liệu pháp sinh học, được thiết kế để tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại ung thư.

Xạ trị

Là biện pháp sử dụng tia xạ để làm tổn thương các tế bào ung thư, và ngăn chúng phát triển. Tuy nhiên, đối với ung thư xương, liệu pháp này không khả quan và không đáp ứng được mục tiêu điều trị. Chỉ có thể xạ trị những triệu chứng chống đau và chống gãy xương.

Hóa trị

Là phương pháp sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, giữ cho các tế bào ung thư không phát triển, phân chia và tạo ra nhiều tế bào hơn.

Lời kết

Trẻ bị ung thư xương tuy rất nguy hiểm nhưng không là bệnh nan y. Trong 2 giai đoạn đầu tỷ lệ trẻ mắc được chữa khỏi khá cao. Vì vậy, bố mẹ không nên quá lo lắng. Hãy cho để ý nếu trẻ có các dấu hiệu đau nhức xương khớp. Quan trọng hơn, hãy cho trẻ khám sức khỏe tổng quát mỗi 3 năm. Đây là cách phòng bệnh đơn giản và rất hiệu quả. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Tham khảo