Ung Thư Xương Ở Người Già / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ung Thư Xương Ở Người Già

Ung thư xương ở người già là tình trạng xuất hiện khối u ác tính ở trong xương. Khối u này sẽ phát triển liên tục, xâm lấn tiêu diệt các cơ quan xung quanh và có thể di căn rất nhanh. Nếu so với khối ung thư khác thì có thể thấy tốc độ di căn của ung thư xương nhanh gấp từ 3 – 4 lần. Ung thư xương xảy ra chủ yểu ở phần xương mềm và tủy bên trong. Tủy xương là vị trí tạo máu cho nên nó dễ dàng theo dòng máu đi khắp nơi trong cơ thể.

Về cơ bản, bệnh ung thư xương ở người già cũng có những triệu chứng giống như ở trẻ nhỏ. Đau là triệu chứng khởi đầu hay gặp nhất. Ban đầu là những cơn đau nhẹ, sau đó kéo dài và thường đau tăng về đêm và khi nghỉ ngơi. Xung quanh vùng xương bị ảnh hưởng có biểu hiện sưng tấy, tuy nhiên biểu hiện sẽ không rõ cho đến khi khối u phát triển tương đối to.

Đôi khi triệu chứng gãy xương là dấu hiệu ban đầu của ung thư xương. Gãy xương bệnh lý thường gặp hơn ở những bệnh nhân ung thư di căn xương có tổn thương tiêu xương. Trường hợp ung thư nằm ở gần khớp, khối u có thể làm khớp đó cử động khó khăn và do vậy ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn bộ chi này. Nếu ung thư nằm ở xương sống, nó sẽ tạo sức ép lên các dây chằng trong xương sống và làm các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói.

Nước ion kiềm tươi Watapy – Điều trị ung thư xương ở người già như thế nào?

Nguyên tắc điều trị ung thư xương ở người già là điều trị triệu chứng và quan trọng nhất là giảm đau, điều trị gãy xương, tăng canxi máu, nâng cao sức đề kháng, ngặn chặn hoặc làm giảm quá trình huỷ xương, làm chậm quá trình di căn xương và kết hợp với điều trị ung thư nguyên phát nếu có thể.

– Sử dụng một số loại thuốc giảm đau: Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị phối hợp từ 3 loại thuốc trở lên, thuốc có thể uống hay tiêm vào cơ hay mạch máu như Paracetamol, Paracetamol + codein hoặc tramadol, Morphin hoặc các dẫn xuất của Morphin, thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib… Ở những bệnh nhân có biểu hiện lo lắng hay trầm cảm nhiều có thể sử dụng thêm thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau thần kinh (pregabalin, gapentin).

– Thuốc điều trị ngăn chặn hoặc giảm huỷ xương, làm chậm quá trình tiến triển di căn xương và tiến triển của bệnh: Biphosphonate, thuốc kháng RANKL, thuốc kháng cathepsin K…

– Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất với ung thư xương. Vì bệnh có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp lấy bỏ khối ung thư và mô lành xung quanh nó. Nếu ung thư xương xảy ra ở một cánh tay hay chân, thì bác sĩ sẽ lấy u và một vùng mô lành xung quanh u.

– Hóa trị: Hóa trị là phương pháp dùng thuốc điều trị ung thư xương để giết chết tế bào ung thư đang phân chia nhanh. Hóa trị thường được kết hợp với phẫu thuật ung thư xương. Đôi lúc, hóa trị được dùng để thu nhỏ kích thước u trước khi phẫu thuật.

– Xạ trị: Các bác sĩ sẽ dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Trong một số trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Tại Nhật Bản, và Hàn Quốc, đã tìm thấy kết quả đáng khích lệ với phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư xương ở người già. Do đó, để điều trị ung thư xương ở người già một cách đơn giản và mang lại hiệu quả cao, nước ion kiềm tươi là điều không thể thiếu.

Với những thông tin trên cho thấy, ung thư xương ở người già là một căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Nếu còn băn khoăn về công dụng cũng như cách sử dụng nước ion kiềm tươi, hãy liên lạc với chúng tôi qua hotline: 0939 282 244 để được hỗ trợ chi tiết.

Ung Thư Ở Người Cao Tuổi, Người Già

Các vấn đề do ung thư đặt ra ở tuổi già không giống ở tuổi trẻ vì người già phản ứng với ung thư khác; hậu quả của bệnh đối với thời gian sống cũng khác; sự cân nhắc lựa chọn phương pháp xử trí cũng có những điềm riêng biệt.

1. Tỉ lệ mắc ung thư

Tăng lên với tuổi, số người bị ung thư trong một năm cho 100.000 dân là

Bảng 2. Tỉ lệ mắc ung thư trên 10 vạn dân trong 1 năm

Các tỉ lệ tăng không giống nhau, tùy theo vị trí ung thư. Lấy bệnh Hodg-kin, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phế quản, ung thư tuyến tiền liệt làm ví dụ, cũng theo các cuộc điều tra trên, thấy:

Bảng 3. Tỉ lệ mắc một số ung thư chính

Một số ung thư chỉ gặp ở người già. Một số ung thư khác có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi.

2. Phản ứng của cơ thể già đối với ung thư

Quan hệ vật chủ – ung thư theo nghĩa rộng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thực thể và tâm thần. Tình trạng hocmon của người bệnh đóng một vai trò quan trọng trong việc sinh một số ung thư, trong sự tiến triển của bệnh, và trong mức độ nhạy cảm với điều trị. Ung thư vú ít gặp ở nữ dưới 35 tuổi trong tình trạng mãn kinh do phẫu thuật hơn là ở nữ cùng lứa tuổi vẫn có kinh nguyệt bình thường. Điều trị ung thư vú bằng estrogen không kết quả trong thời gian từ 0 đến 5 năm sau mãn kinh, trong khi 35-40% có kết quả sau giới hạn đó.

Ung thư người già hay phát triển trên cơ địa đã có nhiều bệnh phối hợp. Loãng xương làm xương dễ xẹp, khi bị di căn trên xương. Suy thận làm tăng độ độc của một số hóa chất chống ung thư và lảm hạn chế khả năng sử dụng thuốc. Các bệnh tim mạch làm tăng thêm hậu quả di căn phổi, màng phổi, màng bụng. Như vậy không phải bản thân tuổi già làm cho ung thư có đặc điểm riêng biệt, mà là các bệnh phối hợp thường gặp ở tuổi già.

Thái độ tâm lí ở tuổi già cũng có ảnh hưởng. Phần lớn người già ít để ý đến những triệu chứng sớm và dễ coi thường, coi cũng như các biểu hiện khác, khi có tuổi, vì vậy chẩn đoán thường muộn, do đỏ việc điều trị cũng muộn. Chưa kể thái độ của bản thân thầy thuốc cũng có ảnh hưởng: thầy thuốc có tuổi thường bi quan trước ung thư người già hơn là thầy thuốc trẻ, do đó cũng ít tìm cách điều trị tích cực bằng phương pháp mới.

3. Ảnh hưởng của ung thư đối với thời gian sống còn lại

Vấn đề này thường đặt ra khi tiến hành điều trị ung thư ở người già. Ví dụ như ung thư tuyến tiền liệt, chưa có di căn: nên mổ cắt bỏ tuyến tiền liệt hay nên điều trị bằng hocmon? Điều trị bằng phẫu thuật thì triệt để hơn nhưng cũng có nguy hiểm trước mắt. Điều trị nội khoa bằng hocmon thì không nguy hiểm trước mắt, nhưng chỉ là điều trị tạm thời. Cho đến nay, ý kiến vẫn còn khác nhau giữa hai phương pháp đó.

Trong bệnh học người già cũng có những ung thư không ảnh hưởng gì lắm đối với đời sống cũng như thời gian sống còn lại của người bệnh. Ví dụ như bệnh bạch cầu mãn hoặc một sổ ung thư vú tiến triển chậm. Trong những trường hợp này, đa số tác giả chủ trương không nên can thiệp. Tuy nhiên, cũng cần nói là những trường hợp đó không nhiều, vả trong nhiều trường hợp phải tim cách điều trị ung thư cho người già.

Cảnh Giác Với Ung Thư Phổi Ở Người Già

Theo thống kê, trên thế giới có đến 2/3 bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư sau tuổi 65 và 1/3 trong số đó ngoài 75 tuổi. Cũng vậy, mỗi năm, số bệnh nhân ngoài 65 tuổi tử vong vì bệnh ung thư nói chung chiếm 70%. Và một phần không nhỏ trong số đó là ung thư phổi. Do vậy, có thể coi ung thư phổi như một dạng bệnh lí thường gặp ở tuổi già.

Nếu như đối với người trẻ, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi thường chủ yếu là do di truyền, ít gắn với thuốc lá và khói thuốc, thì ngược lại, các yếu tố gây ra căn bệnh nguy hiểm này ở người già lại là do thói quen hút thuốc lá lâu năm, thời gian phơi nhiễm với khói thuốc cùng các chất độc hại dài. Trong khi đó, cơ thể lão hóa, sức đề kháng suy yếu, khả năng chỉnh sửa các đột biến của tế bào ở người cao tuổi bị hạn chế đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển của các tế bào ung thư phổi. Các nghiên cứu cũng khẳng định, ung thư phổi thường phát hiện nhiều ở các cụ ông hơn là các cụ bà.

Khi mắc ung thư phổi, bệnh nhân thường có một số biểu hiện lâm sàng thường gặp như ho lâu ngày, ho có đờm kèm theo máu, đau tức, ngộp thở, thở khò khè, đau tức ngực khi hít thở sâu. Ở những giai đoạn muộn, triệu chứng của bệnh có thể rõ ràng hơn như cơ thể nhanh chóng gầy sút, suy yếu, người mệt mỏi, giọng khàn, khó thở do khối u chèn ép và có nguy cơ bị tràn dịch màng phổi.

2. Chẩn đoán, tiên lượng sống và cách điều trị ung thư phổi ở người cao tuổi

Ung thư phổi ở người già thường được phát hiện khá muộn, phần lớn đã bước vào giai đoạn cuối. Bệnh thường được chẩn đoán khi tiến hành chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, nội soi phế quản và sinh thiết khối u…

Nhìn chung, do bệnh được phát hiện trễ, sức khỏe người bệnh ít được đảm bảo, sức đề kháng yếu ớt…nên tiên lượng sống của những bệnh nhân cao tuổi bị ung thư phổi là rất thấp. Tuy nhiên, nếu tâm lí và sức khỏe của người bệnh luôn được điều chỉnh ở mức tích cực, kết hợp phương pháp điều trị hợp lí thì khả năng kéo dài tuổi thọ là hoàn toàn có thể xảy ra.

Thông thường, các bác sĩ sẽ căn cứ vào vị trí kích thước khối u, giai đoạn phát triển của bệnh, tình hính sức khỏe chung của bệnh nhân và mong muốn của họ để quyết định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm:

Phương pháp này được chỉ định áp dụng cho những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu, khi mới chỉ xuất hiện một khối u và các tế bào ung thư chưa có dấu hiệu di căn. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh nhân cao tuổi thường rất ngại phương pháp này. Nguyên nhân một phần là do tâm lí tuổi già sợ đau, sợ chết,sợ mất một phần thân thể. Mặt khác, phương pháp này cũng đòi hỏi bệnh nhân phải có sức khỏe tương đối tốt và khả năng chịu đựng đau đớn kéo dài vì thời gian lành vết thương sau phẫu thuật ở người già là rất chậm.

Đây là phương pháp điều trị phổ biến cho những bệnh nhân cao tuổi bị ung thư phổi giai đoạn muộn. Nhìn chung, phương pháp này không có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà chỉ giúp giảm các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh mà thôi. Đối với những người bệnh đã nhiều tuổi, sức khỏe suy yếu, việc điều trị bằng phương pháp xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc…

Phương pháp hóa trị có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với xạ trị để điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị cần lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc, đề phòng bội nhiễm hay tình trạng kém dinh dưỡng ở người bệnh…

3. Dự phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư phổi ở người cao tuổi

Để bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của bản thân, người cao tuổi nên thường xuyên rèn luyện thân thể, sống tích cực, thanh thản và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không uống rượu bia, hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc lá…

Bên cạnh đó, những người cao tuổi cần chú ý thăm khám sức khỏe định kì và nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường báo hiệu ung thư phổi, nhằm phát hiện và điều trị bệnh sớm, kịp thời nhất.

Bệnh Tiêu Hóa Ở Người Già

1. Đại cương

Tại chỗ: giảm khả năng tiêu hóa protein, thiếu máu do yếu tố nội tại.

ở ruột: kém hấp thụ sắt và canxi, tạp khuẩn đại tràng xâm nhập tiểu tràng. Tình trạng đó biểu hiện bằng hiện tượng ăn không ngon, chán ăn.

Tụy tạng nội tiết hay ngoại tiết bị thu teo. ở ruột có hiện tượng giảm khả năng hấp thu, giảm trương lực cơ của đại tràng, ngay từ 50 tuổi trở đi.

Răng bị hư hỏng, rụng dần, làm cho việc nhai thức ăn khó khăn vì nhai cần có đủ răng hàm và răng hàm nhỏ cả trên lẫn dưới tương xứng. Do nhai không tốt nên khó tiêu hóa các thức ăn cứng, vì vậy kích thích thực quản và dạ dày. Đào thải nhiều thức ăn khó nhai, đòng thời thiếu xeluloza, làm cho dễ bị táo bón, nhất là ở những người sống tĩnh tại ít vận động.

Một thống kê gần đây ở nước ngoài trên 3000 bệnh nhân già đến khám về tiêu hóa thấy 11% có ung thư, 10% có loét dạ dày tá tràng, 85 có bệnh gan mật, 3% có viêm túi thừa đại tràng và 8% có các bệnh khác. Tổng cộng là 40% có bệnh tiêu hỏa.

Cần lưu ý là các ung thư ở cơ quan tiêu hóa tiến triển rất khó lường trước. Vì vậy, cần phải cảnh giác, ở lứa tuổi thứ ba đối với các ung thư hay được che đậy dưới dạng rối loạn chức năng và phải tiến hành thăm dò kĩ lưỡng.

Bệnh lí tiêu hóa ở tuổi già, như vậy có hai đặc điểm cần nhấn mạnh: ung thư các loại và giảm tiết dịch, giảm vận động.

Về chỉ định phẫu thuật, cần hạn chế ở người già, nhất là về phương diện ung thư. Ngược lại, đối với xuất huyết cần mạnh dạn can thiệp, vì nguy cơ thiếu máu cục bộ rất lớn. Đối với tắc ruột do giải dính bệnh của đường mật chủ, thái độ xử trí cũng như vậy.

2. Thực quản

Dịch vị trào ngược qua khe hoành gây những triệu chứng thực quản; cảm giác bỏng nhất là ở tư thế nằm sấp. Viêm thực quản có thể dẫn đến loét tiêu hóa và hẹp do sẹo. Thoát vị lớn có thể đẩy tim và gây đau như cơn đau tim. Hay có xuất huyết âm ỉ, gây thiếu máu nặng, thể hồng cầu nhỏ.

Về điều trị nội khoa, thường dùng kem băng bó (phosphalugel, aluco- gel) nên uống ở tư thế nằm ban ngày, đêm lúc đi ngủ.

Khi có bỏng rát thực quản dùng Muthesa (huyền dịch 2%, một chất gây tê, oxethacainum trong một gel hydroxyt alumin) lảm giảm đau nhanh chóng. Nếu bệnh nhân có thói quen nằm ngửa, cần nghiêng giường để hạn chế dịch vị trào ngược ban đêm. Nếu cỏ thiếu máu, phải cho sắt, tốt nhất là tiêm.

Về ăn uống, nên tránh chất lỏng quá nóng, quá lạnh, nhiều gia vị, nhiều rượu. Hạn chế rau và quả, trừ trường hợp bệnh nhân nhai kĩ để tránh kích thích cơ giới.

Các kết quả phẫu thuật thường cũng không tốt lắm vì tổ chức cơ hoành đã hư tổn nhiều làm cho việc khâu khó bền chặt.

b. Khó nuốt

Là một triệu chứng đáng ngại và chẩn đoán nguyên nhân nhiều khi cũng khó, nhất là trường hợp không thấy tổn thương thực tế. Có thể là một dấu hiệu rối loạn tuần hoàn giả hành tủy hoặc do nguyên nhân tinh thần. Khó nuốt do máu thiếu sắt (trước gọi là hội chứng Plummer – Vin- son, nay gọi là hội chứng Kelly-Paterson) hay gặp ở phụ nữ.

Phải cho ăn bằng xông để dài ngày (ba tuần, một tháng). Trong các nguyên nhân thực thể tại chỗ, cần tìm: túi thừa Zenker, thoát vị gần thực quản, co thắt tâm vị. Tất nhiên, quan trọng nhất là phải nghĩ đến cacinom thực quản. Tất cả những người khó nuốt phải được chụp X-quang thực quản và soi thực quản, tốt nhất là với ống soi mềm.

3. Dạ dày

Tuổi càng cao, niêm mạc dạ dày càng dễ teo và giảm tiết dịch vị càng hay gặp. Làm sinh thiết niêm mạc dạ dày hàng loạt, thấy tổn thương thoái hóa các tuyến gặp trên một phần ba người già và teo rõ rệt trên 28% trường hợp. Ngoài ra, còn gặp tổn thương kẽ ở hai phần ba người già.

Nhìn chung ở lứa tuổi thứ ba, chỉ có 26% dạ dày bình thường về mặt tổ chức học và không được một nửa trong số đó còn tiết dịch vị. cần lưu ý là viêm dạ dày teo và đặc biệt loại gây thiếu máu Biermer thường được xem là giai đoạn tiền ung thư.

a. Ung thư dạ dày hay gặp ở người nhiều tuổi. Các triệu chứng của bệnh thường kín đáo hơn ở người đứng tuổi. Chỉ có những dấu hiệu mà bản thân bệnh nhân cũng ít quan tâm như: Ăn không ngon, chán thịt, da xanh. Vì vậy, chần đoán thường muộn và quá giai đoạn phẫu thuật.

Hiện nay có thể sinh thiết khi soi ống mềm, nên phát hiện được ung thư dạ dày sớm hơn. Vì vậy nên tiến hành sinh thiết khi nghi có tổn thương thực tế ở bờ cong nhỏ và ở vùng trước môn vị.

b. Loét dạ dày ở người già cũng có một số đặc điểm lâm sàng khác với người đứng tuổi. Tỉ lệ kinh điển: Ba loét tá tràng cho một loét dạ dày bị đảo ngược và quá nửa loét ở người già là ở bờ cong nhỏ. Khoảng một phần ba loét dạ dày và một phần mười loét hành tá tràng bắt đầu sau 60 tuổi. Khác với người đứng tuổi bệnh hay gặp ở nam; đối với người già, tỉ lệ nam và nữ có loét dạ dày tá tràng ngang nhau. Tính chất tiến triển theo chu kì cũng không còn rõ rệt nữa.

Loét dạ dày tá tràng thường gặp hơn so với người dưới 60 tuổi. 30% loét có xuất huyết. Với số lượng mất máu ngang nhau, xuất huyết ở người già nguy hiểm hơn vì các tổ chức già kém chịu đựng tình trạng thiếu máu. Mặt khác yếu tố mạch máu đặc biệt quan trọng trong cơ chế sinh loét ở người già.

Có một thể bệnh khá riêng biệt cho người già đó là loét do thiếu dinh dưỡng (rất hay gặp trong chiến tranh, do thiếu ăn), ổ loét khổng lồ ở phần đứng ngay ở góc bờ cong nhỏ, ít đau, gầy sút nhanh chóng. Loại loét này có thể điều trị nội khoa được bằng cách cho ăn nhiều protit, các thuốc làm đồng hóa. Không nên mổ.

Các thuốc chống loét dạ dày tá tràng rất ít kết quả. Hiện nay người ta chủ trương dùng các thuốc hạn chế tiết gastrin, hocmon kích thích sản xuất HCL. Quan trọng hơn cả, là chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng, chia làm 4-6 bữa, cần kiêng rượu, thuốc lá, cà phê lúc đói.

4. Ruột

a. Thường gặp trạng thái kém hấp thụ ở tiểu tràng do giảm tiết mật, tụy tạng, ruột, cần tính đến các yếu tố đó để tránh các rối loạn tiêu hóa, mặc dù nhỏ, như đầy bụng, buồn nôn, nhưng đều dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng. Hơn nữa, không phải chỉ có kém hấp thụ các thức ăn cung cấp năng lượng mà cả các chất khoáng (sắt, canxi) và các vitamin B 12 …

b. Hiện nay, người ta chú ý đến tình trạng thiếu lactoza nguyên nhân gây nên hiện tượng không dung nạp sữa.

c. Táo bón kinh diễn, rất hay gặp ở người già, do lối sống tĩnh tại, ít vận động và chế độ ăn giảm thể tích thức ăn, nhất lả rau quả… không nên dùng thuốc nhuận tràng làm cho đi đại tiện lỏng và đau bụng. Một số công trình gần đây thấy tỉ lệ ung thư tăng ở người lạm dụng thuốc nhuận tràng kéo dài. Có thể dùng các dẫn xuất của séné (pursennit) có tác dụng kích thích thể lệ cơ của đại tràng, có thể cho thuốc lợi mật (socbitol, agocholine) vì mật tác động trên ruột.

d. Viêm ruột thừa bán cấp ở người già là một bệnh biến diễn rất nhanh nhưng lúc đầu lại chỉ có những triệu chứng rất nghèo nàn.

e. Bệnh đại tràng kinh diễn chủ yếu chức năng, thường là hậu quả của chế độ ăn uống không hợp lí, dùng những thuốc không đúng. Tuy nhiên, trước các rối loạn có tính chất chức năng, không được chủ quan và phải chú ý tìm xem có phải là giai đoạn đầu của ung thư hay không.

f. Bệnh túi thừa đại tràng rất hay gặp. Khoảng một phần ba người trên 60 tuổi có bệnh này, nhất là ở các nước có kinh tế cao, dùng thức ăn gồm chủ yếu là bột và thịt, thiếu chất xơ (rau quả). Các túi thừa hay gặp ở kết tràng xích ma. Phần lớn, viêm túi thừa có thể điều trị nội khoa bằng chất dầu, sunfamit không tiêu, bitmut. Nhiều tác giả khuyên nên ăn cám. Khi cần có thể dùng phẫu thuật cắt bỏ kết tràng xích ma.

5. Gan

a. Vàng da cũng có những nguyên nhân như ở người đứng tuổi nặng, còn 3/4 trường hợp là do tắc mật, trong đó 1/3 là do sỏi (nam cũng như nữ tỉ lệ ngang nhau) ở 2/5 là do ung thư. số còn lại là do ứ mật trong gan do một số thuốc dùng quá lâu: phenothiazin, thuốc chống trầm cảm, chống thấp khớp…

b. U gan không phải hiếm, kèm theo vàng da, khi khối u bít một trong các đường mật chính. Chụp nhấp nháy, chụp cản quang động mạch thân tạng, có thể giúp cho chần đoán, u gan là một biến chứng kinh điển của xơ gan, nhất là ở Bắc Phi.

6. Túi mật

a. Sỏi rất hay gặp; một phần ba trường hợp mổ tử thi ở nữ có sỏi. bằng chụp X-quang, một nửa phụ nữ trên 70 tuổi và một phần ba nam giới trên 80 tuổi, có hình ảnh sỏi, ở đa số trường họp, sỏi không có triệu chứng gì.

Không phải tất cà các sỏi ở túi mật phát hiện được bằng X-quang đều có chỉ định mổ. Bệnh nhân lớn tuổi không nên mổ vì 67% người già có sỏi không có triệu chứng gì ứ mật. Mặt khác, sỏi mật hay đi cùng thoát vị hoành và bệnh túi thừa (tam chứng Saint). Hơn nữa, người già có sỏi mật hay có bệnh đái tháo đường và vữa xơ động mạch.

Chỉ nên mổ những người có cơn đau quặn gan, khi có viêm mật quản (tuổi càng cao càng hay gặp sỏi ống mật chủ) hoặc khi bệnh gây các rối loạn ở tim, kiểu mạch vành.

Hiện nay người ta đặt hy vọng nhiều ở các thuốc làm tan các sỏi mật: axit chemodesosycholic, chỉ tác dụng với sỏi cholesterol đơn thuần (sỏi không cản quang). Kết quả càng cao khi các viên sỏi càng nhỏ. Nhưng điều trị phải lâu dài, trong 6 tháng đến một năm. vẫn có một số bị tái phát.

b. Ung thư túi mật hiếm gặp. Nhiều phẫu thuật viên chủ trương cắt bỏ tất cả các túi mật có sỏi để đề phòng ung thư. Nhưng thường phẫu thuật làm muộn nên không cứu được người bệnh.

7. Tụy tạng

Tuổi càng cao, dịch tiết (nội tiết và ngoại tiết) của tụy tạng càng giảm. Việc giảm các enzim ngoại tiết đã ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Một số bệnh tụy tạng rất thường gặp ở người già là ung thư. Khi người trên 60 tuổi có vàng da đơn thuần tức là không có triệu chứng nào khác, thì phải hết sức cảnh giác.

Phẫu thuật thường làm là cắt bỏ tá tràng và tụy tạng, nếu tổn thương ở đầu tụy. Nhiều khi chỉ còn làm được dẫn lưu. Nếu khối u ở thận và đuôi tụy tạng, việc cắt bỏ bằng phẫu thuật dễ dàng hơn và kết quả cũng tổt hơn.