Ung Thư Xương Ngón Tay / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Điều Trị Gãy Xương Bàn Ngón Tay

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÀN NGÓN TAY

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÀN NGÓN TAY

I. ĐẠI CƯƠNG

Có 27 xương ở bàn tay và gãy xương bàn tay là một chấn thương phổ biến. Gãy xương nặng có thể gây ảnh hưởng đến dây chằng, dây thần kinh hoặc mạch máu. Nếu xương gãy chọc thủng da (gãy xương hở) thuốc kháng sinh sẽ là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng xương (viêm tủy xương).

Bàn tay có vai trò quan trọng đối với con người. Điều trị yêu cầu phục hồi chức năng (CN) tối đa cho bàn tay.

– Thứ tự ưu tiên trong điều trị bàn ngón tay là:

Ngón cái (đảm nhiệm 50% CN bàn tay) → ngón 2 (đảm nhiệm 20% CN bàn tay) → ngón út (nhờ ngón út mà cầm được các vật lớn) →ngón giữa (nhờ ngón giữa mà cầm được các vật nhỏ trong lòng bàn tay) → ngón 4.

– Tổn thương hay gặp trong sinh hoạt, tai nạn, chiến đấu…

– Chức năng: cầm, nắm, cầm tinh vi, phức tạp, xúc giác, nhận biết đồ vật bằng sờ mó tinh tế; 4 động tác chính của bàn tay là:

Cầm tinh vi (còn gọi là động tác nhón nhặt): Được thực hiện qua các đầu mút ngón tay: ví dụ như cầm kim.

Cầm và kẹp: Ví dụ như cầm chĩa khoá.

Cầm và bóp: Ví dụ như cầm cốc, cầm quả bóng.

Cầm và xách: Ví dụ như xách nước.

Đặc điểm: VT bàn tay dễ nhiễm khuẩn.

II. CHẤN ĐOÁN

1. Gãy nền xương bàn I: Có 2 loại gãy:

· Gãy ngoài khớp.

· Gãy Bennett: đường gãy thường chéo từ phần giữa diện khớp xuống dưới và vào trong do đó tách một mảnh nhỏ, mảnh nầy vẫn giữ nguyên vị trí ở gan tay. Xương bàn trật ra ngoài và mặt gãy trượt dọc bờ ngoài xương thang.

a. Chẩn đoán:

Triệu chứng lâm sàng:

· Sưng nề khớp thang-bàn.

· Nền xương bàn gồ ra ngoài.

· Đau chói nền xương bàn I.

· Dồn dọc trục ngón I đau tăng.

· Bệnh nhân không dạng tối đa ngón cái được.

Cận lâm sàng:

· Phim X-quang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết đường gãy, vị trí và di lệch.

Có thể điều trị bảo tồn hay phẫu thuật.

· Điều trị bảo tồn:

Nắn bó bột cẳng-bàn tay qua khớp bàn đốt, ngón I tư thế dạng và đối chiếu, giữ 6 tuần.

Thuốc: Kháng sinh(uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván (khi có Mổ bộc lộ ổ gãy, nắn lại cho chính xác rồi dùng kim kirschner xuyên vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

· Điều trị phẫu thuật:

· cố định vào xương thang.

· Có thể không mở ổ gãy, sau khi nắn xương để ngón cái dạng tối đa, xuyên 2 kim Kirschner vào nền xương bàn và xương thang.

· Có thể găm kim Kirschner từ xương bàn I qua xương bàn II để giữ khoảng cách cho ngón cái dang và đối chiếu. Kim Kirschner giữ 6 tuần.

Điều trị sau mỗ:

-Nẹp bột cố định tạm sau mỗ.

-Truyền dung dịch đẳng trương.

-Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn)

-Thuốc:

. Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3,4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.

. Giảm đau.

. Kháng viêm.

. Cầm máu.

2. Gãy nền các xương bàn II, III, IV, V: Chẩn đoán chính xác nhờ XQ bàn tay

Điều trị bảo tồn bằng nẹp bột, hoặc bó bột cẳng bàn tay, giữ 4 tuần.

Điều trị thuốc giống như điều trị gãy nền xương bàn 1.

3. Gãy thân và chỏm các xương bàn

· Lâm sàng:

. Dấu hiệu không chắt chắn: sưng, đau, bầm tím, mất cơ năng.

. Dấu hiệu chắt chắn: biến dạng, cử động bất thường, tiếng lạo xạo xương.

· Cận lâm sàng:

. Xquang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết đường gãy, vị trí và di lệch.

. Xét nghiệm cơ bản(trong trường hợp điều trị bảo tồn):

. Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn(18 thông số máu).

. Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.

. Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.

. Nước tiểu 10 thông số(máy).

. Xét nghiệm tiền phẫu(trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

Có thể điều trị bảo tồn hay phẫu thuật

· Ngón I: Nắn bó bột cẳng-bàn tay qua khớp bàn ngón.

· Ngón II, III, IV, V: Có thể làm nẹp bột hoặc bó bột cẳng bàn tay hoặc nẹp Iselin nẹp nầy gắn trong bột giữ 4 tuần.

· Thuốc : Kháng sinh(uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván(khi có vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

Chỉ mổ khi di lệch nhiều mà nắn không hiệu quả. Mổ :

· Dùng 2 cây kim Kirschner găm nội tủy để giữ trục.

· Dùng nẹp vít bản nhỏ để hết hợp xương.

Điều trị sau mỗ:

· Nẹp bột cố định tạm sau mỗ.

· Truyền dung dịch đẳng trương.

· Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).

· Thuốc:

. Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3, 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.

. Giảm đau.

. Kháng viêm.

. Cầm máu.

4. Gãy các xương ngón tay

· Lâm sàng:

. Dấu hiệu không chắt chắn: sưng, đau, bầm tím, mất cơ năng.

. Dấu hiệu chắt chắn: biến dạng, cử động bất thường, tiếng lạo xạo xương.

· Cận lâm sàng:

. Xquang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết đường gãy, vị trí và di lệch.

. Xét nghiệm cơ bản(trong trường hợp điều trị bảo tồn):

.Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn(18 thông số

máu).

. Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.

. Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.

. Nước tiểu 10 thông số(máy).

. Xét nghiệm tiền phẫu(trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

· Gãy đốt I:

* Điều trị bão tồn:

· Ngón cái: bó bột cẳng bàn tay qua khớp liên đốt.

· Ngón II, III, IV, V: bó bột cẳng – bàn tay + nẹp Iselin.

-Thuốc : Kháng sinh(uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván(khi có vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

* Điều trị phẫu thuật: Chỉ định mổ rộng rãi hơn gãy xương bàn vì có nhiều ưu điểm hơn bó bột do dễ di lệch thứ phát, làm hẹp bao gân gấp, làm gấp các ngón khó khăn.

Đường mổ ở mặt lưng ngón tay qua gân duỗi; dùng 2 cây kim Kirschner xuyên từ 2 bên chỏm lên. Nếu không vững bó bột tăng cường.

*Điều trị sau mỗ:

· Nẹp bột cố định tạm sau mỗ.

· Truyền dung dịch đẳng trương.

· Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).

· Thuốc:

. Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3, 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.

. Giảm đau.

. Kháng viêm.

. Cầm máu.

· Gãy đốt II: (chẩn đoán, cận lâm sàng, điều trị bằng thuốc trong điều trị bão tồn và phẫu thuật giống gãy xương đốt 1)

· Ngón I:

· Bảo tồn: bó bột cẳng-bàn tay qua khớp liên đốt, giữ 4 tuần.

· Phẫu thuật: chỉ mổ khi đứt chổ bám của gân

· Ngón II, III, IV, V:

· Bó bột cẳng-bàn tay+nẹp Iselin.

· Hoặc bó bột một ngón tay kiểu đuôi đạn từ đốt I đến đốt III, các khớp liên đốt gập khoảng 30 0

· Gãy đốt III:(chẩn đoán, cận lâm sàng, điều trị bằng thuốc trong điều trị bão tồn và phẫu thuật giống gãy xương đốt 1)

Điều trị:

· Gãy không di lệch: Gãy không di lệch chỉ cần quấn băng keo quanh đốt II và III, đốt gãy gập nhẹ 20-30 0 giữ 4-6 tuần.

· Gãy đứt chổ bám của gân duỗi:

+ Bó bột trong tư thế duỗi quá mức đốt III

+ Dùng kim Kirschner cố định duỗi đốt xa tối đa.

+ Có thể dùng chỉ thép nhỏ khâu vào gân và đưa ra ngoài búp ngón theo kiểu khâu gân Sterling-Bunnell.

· Trật khớp bàn – đốt I:

· Nắn theo kiểu Farabeuf: bẻ ưỡn thêm và đẩy nền đốt I về chỏm xương bàn nhằm đưa xương vừng ra trước, trước khi kéo thẳng đốt I và gập về phía lòng. Sau nắn bó bột cẳng-bàn tay đốt I ngón cái và giữ 3 tuần.

(Lượt đọc: 27563)

Cách Chữa Đau Khớp Ngón Tay

Biện pháp xử lý tức thời ngay tại nhà

Những cơn đau khớp ngón tay thường gây đau nhức và khó chịu cho người gặp phải. Tùy thuộc vào mức độ của cơn đau mà trị liệu. Trong trường hợp cơn đau vừa mới bắt đầu ở mức độ nhẹ, bạn có thể thực hiện những thao tác đơn giản tại nhà làm giảm cơn đau và ngăn tình trạng sưng phồng các khớp ngón.

Các biện pháp xử lý nhanh, giúp xoa dịu các cơn đau tại nhà là:

Chườm nóng/chườm lạnh

Chườm lạnh, chườm nóng là cách thức sử dụng nhiệt tác động vào các ngón tay đang bị đau để làm giảm tình trạng sưng phồng và đau nhức các khớp. Cụ thể:

Chườm lạnh: Với những cơn đau cấp tính, muốn giảm nhanh cảm giác đau đớn, hãy sử dụng túi chườm với đá bên trong rồi đặt lên các khớp ngón đang bị đau. Nhiệt độ thấp sẽ tác động vào phần khớp bị đau, làm tê các dây thần kinh, giảm tuần hoàn máu tại vùng bị đau, giảm chuyển hóa, giảm khả năng xuyên mạch của bạch cầu, giúp cải thiện tình trạng phù nề, hạn chế các cơn đau khớp ngón tay tức thời.

Chườm nóng: Ngược lại với chườm lạnh, việc tác động nhiệt độ cao lên các khớp ngón tay bị đau sẽ làm tăng tuần hoàn máu, giãn mao mạch, giảm cơn co thắt. Từ đó giảm các cơn đau khớp ngón tay, điều hòa các dây thần kinh… Chườm nóng cũng là một trong những phương pháp điều trị chuyên sâu các chứng đau nhức xương khớp rất hữu hiệu.

Sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ

Những loại thuốc giảm đau tại chỗ thường được kể đến là các loại gel bôi chứa tinh dầu như: Ammeltz Yoko Yoko, Bengay Ultra Strength, Ice Gel Therapy… Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi các loại dầu có chứa tinh dầu bạc hà hoặc các hoạt chất làm nóng để tác dụng vào các khớp ngón tay, giảm các cơn đau.

Băng nẹp các ngón tay đang bị thương

Băng nẹp các ngón tay sẽ giúp giữ cố định các ngón tay, không cho cử động, tránh trường hợp cơn đau nặng hơn hoặc gây ra tình trạng gãy xương. Việc cố định các ngón tay còn có tác dụng giúp các khớp xương không bị biến dạng nặng hơn. Tuy vậy, phương pháp này chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn, đề phòng tình trạng khớp tay bị cứng khớp.

Chữa đau khớp ngón tay bằng các bài thuốc dân gian

Chữa đau khớp ngón tay bằng ngải cứu

Ngải cứu là một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong dân gian để chữa nhiều bệnh. Trong ngải cứu có thành phần chất kháng viêm tự nhiên absinthin và anabsinthinem, giúp giảm các cơn đau khớp ngón tay, chống sưng phồng và nóng đỏ các khớp,

Cách thực hiện bài thuốc chữa khớp ngón tay từ ngải cứu:

Nước lá ngải cứu: Một bó ngải cứu tươi, nấu chung với nước sôi khoảng 20 phút. Sau đó lọc lấy nước uống trong ngày. Không nên để nước lá ngải cứu qua đêm sẽ bị thiu và nhiễm khuẩn.

Đắp ngải cứu: Lá ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát trộn thêm với ít giấm sao cho hỗn hợp không quá ướt. Làm nóng hỗn hợp rồi cho vào túi vải chườm vào các khớp ngón đang bị đau. Ngoài giấm ra, bạn có thể xào chung ngải cứu với muối hột cũng mang lại hiệu quả không kém.

Chữa đau khớp ngón tay bằng lá lốt

Bên cạnh ngải cứu, lá lốt cũng là một thần dược giúp chữa các bệnh đau nhức xương khớp cực kỳ hiệu quả. Trong lá lốt có chứa thành phần Flavonoid, có khả năng chống viêm tự nhiên, tăng cường sản sinh collagen và Alcaloid làm ức chế hệ thần kinh, giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện các bài thuốc trị đau khớp ngón tay:

Nước cốt lá lốt: Dùng khoảng 20g lá lốt tươi, rửa sạch và cho vào nồi, đổ 2 bát nước đun nhỏ lửa đến khi còn lại 1 bát nước cốt. Mỗi ngày uống 1 bát nước lá lốt đun vào sau bữa ăn tối 30 phút. Kiên trì uống trong 10 – 15 ngày cơn đau khớp ngón tay sẽ được giảm thiểu.

Rượu lá lốt: Lá lốt và thân cây rửa sạch, băm nhỏ ngâm với 1 lít rượu trong vòng 1 tháng. Sử dụng rượu lá lốt để xoa bóp lên các ngón tay khi bị đau nhức.

Điều trị đau khớp ngón tay bằng cây trinh nữ

Bài thuốc 1: Rễ trinh nữ, lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt. Hãm các nguyên liệu với nước sôi hoặc sắc uống mỗi ngày.

Bài thuốc 2: Rễ cây cỏ trinh nữ, cây xoan leo, cỏ xước; sả. Sao vàng các nguyên liệu, hạ thổ rồi sắc nước uống mỗi ngày.

Sử dụng mật ong điều trị đau khớp ngón tay

Mật ong được biết đến với công dụng kháng viêm, diệt khuẩn và các hoạt chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng giúp xoa dịu các cơn đau, giảm tình trạng sưng phồng các khớp ngón và làm chậm quá trình lão hóa xương khớp. Mật ong kết hợp với mù tạc có công dụng chữa trị chứng đau khớp ngón tay hiệu quả ngay từ lần đầu sử dụng. Cách thực hiện:

Mật ong trộn đều với mù tạc, nước và muối theo tỷ lệ 1:1:1:1.

Cho vào lọ thủy tinh để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Đắp hỗn hợp này lên chỗ khớp ngón bị đau trong vòng 20 phút.

Thời gian tốt nhất để đắp thuốc là trước khi đi ngủ. Vì lúc này các cơ sẽ được nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực trộn mật ong và bột quế đắp lên các vết sưng phồng khớp ngón tay cũng hiệu quả không kém.

Trị đau khớp ngón tay bằng dầu ô liu

Dầu ô liu là thực phẩm với nhiều công dụng như dưỡng da, trị rụng tóc, giảm cân, ngăn ngừa alzheimer, bảo vệ gan, điều trị các chứng viêm tụy… Ngoài ra, một công dụng khác của dầu ô liu chính là điều trị đau nhức xương khớp. Trong dầu ô liu chứa hoạt chất oleocanthal, có tác dụng giảm đau như cách hoạt động của ibuprofen. Cách thực hiện:

Trộn dầu ô liu chung với muối hột rồi bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần.

Thoa hỗn hợp dầu ô liu và muối sau khi tắm xong vào các khớp ngón tay hoặc vùng xương bị đau nhức.

Massage nhẹ nhàng các khớp ngón tay từ 115-20 phút rồi dùng khăn để lau sạch vùng da vừa massage.

Điều trị đau khớp ngón tay bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong các phương pháp cách chữa đau khớp ngón tay được ưa chuộng nhất hiện nay. Theo các chuyên gia về cơ xương khớp, vật lý trị liệu là cách chữa cần thiết do nó đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình điều trị và hỗ trợ phục hồi bệnh.

Với các bệnh lý về xương khớp, các bài tập vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, động tác kéo dãn… có tác dụng khôi phục hệ xương khớp bị tổn thương là cách điều trị không thể thiếu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các động tác tập luyện sau để giảm cơn đau khớp ngón tay tại nhà:

Động tác 1: Cách chữa bệnh đau khớp ngón tay này khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần nắm chặt bàn tay rồi nhẹ nhàng duỗi thẳng bàn tay, lặp lại như vậy 10 – 20 lần mỗi tay.

Động tác 2: Với động tác điều trị viêm khớp ngón tay này, bạn mua quả bóng tennis và để dưới bàn hoặc sàn nhà. Sau đó dùng tay 2 bàn tay úp lên nhau đặt vào quả bóng tennis, dùng lực ở bàn tay, phần thân trên di chuyển quả bóng tennis. Bài tập này được đánh giá là cách cách chữa đau khớp ngón tay tiết kiệm thời gian mà lành mạnh, hiệu quả.

Những động tác này sẽ giúp kéo giãn các cơ khớp của bàn tay, giúp bàn tay thêm linh hoạt hơn, cơn đau khớp cũng giảm thiểu hiệu quả hơn.

Chữa đau khớp ngón tay bằng Tây y

Sử dụng thuốc giảm đau chữa viêm khớp ngón tay là phương án đầu tiên mà hầu hết tất cả mọi người tìm đến. Khi gặp phải bất cứ cơn đau nào từ đau đầu đến đau bụng, đau nhức xương khớp… thuốc giảm đau sẽ được ưu tiên vì tác dụng giảm đau nhanh, tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Những loại thuốc Tây thường dùng để điều trị đau nhức khớp tay thường có công dụng giảm đau, điều trị các vùng sụn khớp bị tổn thương, kháng viêm, chống sưng phồng nóng đỏ. Khi bị đau khớp tay, bệnh nhân có thể được kê dùng các loại thuốc sau:

Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến nhất thường dùng để điều trị các cơn đau mới khởi phát hoặc đau nhẹ.

Thuốc kháng viêm không chứa steroid: Được dùng cho những cơn đau vừa hoặc nặng. Một số loại thuốc kháng viêm thường dùng là: Diclofenac, Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac, Meloxicam… Ngoài ra, đối với những cơn đau nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm trực tiếp vào các vùng bị đau như: Hyaluronic acid, Hydrocortisone,…

Thuốc khác: Bao gồm các loại thuốc có tác dụng phục hồi xương sụn, giảm bớt những tổn thương và phục hồi mô sụn, bồi bổ xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp như Chondroitin, Glucosamine, …

Lưu ý: Các loại thuốc tây không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm mà chỉ dừng lại ở mức điều trị triệu chứng, bệnh có thể tái phát sau một thời gian ngừng uống thuốc. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây phản ứng phụ, ảnh hưởng đến gan, thận, đặc biệt là dạ dày. Loại thuốc giảm đau chống viêm được khuyến cáo không dành cho bệnh nhân có tiền sử dạ dày bởi chắc chắn nó sẽ gây loét dạ dày, thủng dạ dày hay xuất huyết đường tiêu hóa nếu lạm dụng.

Chữa đau khớp ngón tay bằng Đông y

So với các phương pháp chữa đau khớp ngón tay, phương pháp Đông Y được đánh giá là an toàn, hiệu quả chuyên sâu, không tái phát mà an toàn, hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ. Theo quan điểm của Y học cổ truyền, đau khớp ngón tay là do chức ngũ tạng suy yếu, khí huyết ứ trễ, cơ thể bị các yếu tố Phong – Hàn – Thấp – Nhiệt tấn công mà sinh bệnh.

Để chữa bệnh cần sử dụng các thảo dược có khả năng tiêu viêm, giải độc, trừ tà, hoạt huyệt, bồi bổ chức năng ngũ tạng, giúp gân xương, sụn khớp được nuôi dưỡng tự nhiên. Từ đó mà đẩy lùi hiệu quả các chứng đau nhức trong khớp xương.

Một số bài thuốc Đông y tốt được lưu giữ trong sách y học cổ là:

Bài thuốc 1: cây xấu hổ, ngải diệp ,rễ cây gấc , bồ công anh , cẩu tích , ngũ gia bì, kê huyết đằng, rễ cây cúc tần.

Bài thuốc 2: lá lốt, hy thiêm, Hà thủ ô, đương quy, trần bì, Sinh địa, cam thảo, Mắc cỡ, Cỏ xước, Sinh địa, Quế chi, Thổ phục linh.

Bài thuốc 3: quất hồng, tam lăng, bạch cương tàm, ô dược, hậu phác, trầm hương, đan sâm thổ bối mẫu, nga truật, bạch giới , .

Tuy nhiên, phương pháp này thường thực hiện trong thời gian dài. Vì vậy bệnh nhân cần kiên nhẫn và điều trị theo đúng liệu trình để bệnh được chữa khỏi dứt điểm. Việc sắc thuốc bằng ấm cũng mất thời gian và tốn khá nhiều nhiên liệu cũng là một hạn chế của phương pháp điều trị bằng thuốc Đông Y.

Bài thuốc gia truyền chữa viêm đau khớp ngón tay của dòng họ Đỗ Minh đã khắc phục được toàn bộ các nhược điểm này. Với kinh nghiệm hơn 150 năm chữa bệnh cứu người, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu và bào chế thuốc dưới dạng cao đặc. Người bệnh chỉ cần pha thuốc với nước ấm và uống 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn 30 phút. Chỉ sau khoảng 1 liệu trình dùng thuốc bạn sẽ nhận thấy hiệu quả mang lại. Hàng ngàn người bệnh xương khớp đã điều trị khỏi nhờ bài thuốc gia truyền dòng họ Đỗ Minh.

Lưu ý khi chữa trị đau khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, điều trị sớm là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, trong quá trình chữa trị cần tuân thủ những điều sau:

Các phương pháp điều trị đau khớp ngón tay bằng Đông Y hoặc Tây Y cần được sự tư vấn đầy đủ và kê đơn của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn.

Để các khớp ngón tay nhanh hồi phục, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn cần thường xuyên thực hiện các bài tập vận động bàn tay và ngón tay.

Bổ sung canxi và vitamin D vào cơ thể hằng ngày để tái tạo xương, phục hồi sụn và khớp, đẩy nhanh quá trình điều trị đau khớp ngón.

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ, bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, các loại thực phẩm chứa chất kích thích, bia rượu, cafein,…

Nghỉ ngơi thường xuyên để các cơ khớp ngón được thư giãn. Nâng cao chất lượng cuộc sống hằng ngày bằng việc xây dựng lối sống lành mạnh, giảm bớt áp lực và căng thẳng trong cuộc sống.

Bệnh Chín Mé Ngón Tay Là Gì Và Cách Điều Trị Bệnh Chín Mé Ngón Tay Hiệu Quả?

Bệnh chín mé ngón tay là bệnh nhiễm trùng đau đớn và rất dễ lây lan trên các ngón tay gây ra bởi virus herpes simplex hay còn gọi là HSV.

Có hai loại virus là virus herpes simplex loại 1 và loại 2 và cả hai đều có thể gây ra bệnh chín mé ngón tay. Một vết mủ trắng phồng rộp như mụn nước có thể xảy ra khi da bị xước trên ngón tay của bạn tiếp xúc trực tiếp với chất dịch của cơ thể bị nhiễm vi rút HSV. Những chất dịch này có thể đến từ bạn hoặc người khác.

Một vết chín mé có thể gây đau , ngứa, đỏ hoặc sưng trên ngón tay của bạn. Ngón tay của bạn cũng có thể phát triển các mụn nước nhỏ đi kèm sốt, nổi hạch hoặc vệt đỏ trên tay hoặc cánh tay. Những triệu chứng này có thể chỉ ra bạn đã bị nhiễm trùng ngón tay bởi virus.

Một vết chín mé thường giải quyết mà không cần điều trị trong khoảng hai đến ba tuần. Tuy nhiên,bác sĩ của bạn có thể kê toa thuốc để giảm các triệu chứng như đau hoặc ngứa. Nếu bạn gặp các trường hợp chín mé tay hay thậm chí là chân thường xuyên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khuyên bạn có thể dùng thuốc kháng virus để ngăn ngừa hoặc hạn chế mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Các triệu chứng của chín mé chủ yếu ảnh hưởng đến các ngón tay, và có thể chỉ ra nhiễm trùng nặng. Một vết chín mé ở tay thường gây ra các triệu chứng trên ngón tay của bạn bao gồm:

– Sự phát triển của mụn nhỏ hoặc mụn nước

– Đau nhói hoặc cảm giác bất thường khác ở tay

– Mất ý thức trong một thời gian ngắn

– Vết chín mé bị vỡ bọc mủ, lan rộng và đau khủng khiếp

Phương pháp điều trị chín mé ngón tay

Trong nhiều trường hợp, nhiễm trùng tay do virus HSV sẽ lành tự nhiên sau hai đến ba tuần. Mặc dù không có phương pháp chữa trị nào sẽ loại bỏ virus khỏi cơ thể bạn, bác sĩ vẫn có thể dùng các loại thuốc cho bạn để cải thiện các triệu chứng, điều trị hỗ trợ.

Cách điều trị tại nhà cho bệnh chín mé ngón tay

– Tuyệt đối không đưa tay lên miệng cắn, bỏ thói quen cắn móng tay

– Tránh dùng chung khăn tắm và các vật dụng chăm sóc cá nhân khác

– Che ngón tay bị chín mé bằng băng

– Đeo găng tay nếu bạn là một bác sĩ tai mũi họng

– Đừng làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào. Nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn

– Áp dụng nén lạnh hoặc túi nước đá cũng có thể làm giảm một số sưng và khó chịu.

Thuốc hỗ trợ giảm biểu hiện chín mé ngón tay

Bạn có thể dùng một số loại thuốc như sau để làm triệu chứng chín mé biến mất:

– Thuốc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen và acetaminophen để giảm đau và sốt.

– Thuốc kháng vi-rút, như acyclovir, famciclovir và valacyclovir, để ngăn ngừa hoặc kiểm soát nhiễm trùng, đặc biệt ở những người bị nhiễm trùng thường xuyên hoặc nặng, hay ở người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

– Thuốc gây tê tại chỗ, như prilocaine, lidocaine, benzocaine và tetracaine, để giảm ngứa và đau tại chỗ chín mé ngón tay.

Chín mé ngón tay không được điều trị có thể nghiêm trọng, nhưng chỉ là rất hiếm gặp. Bạn có thể giúp giảm đau sưng và hạn chế tối thiểu nguy cơ biến chứng bằng cách tuân theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ khuyên bạn.

Cách Chữa Mụn Cơm Ở Ngón Tay

Đổi trả hàng miễn phí trong 7 ngày

Giao hàng & Thanh toán tận nơi toàn quốc

SÁNG nhận CHIỀU giao (Áp dụng Tp HCM)

Cam kết Săn Hàng Chính Hãng 100% – Hoàn tiền 300% nếu hàng giả, kém chất lượng, …

– Miếng Dán Cách Chữa Mụn Cơm Ở Ngón Tay giúploại bỏ hoàn toàn mụn cóc, mụn mắt cá chân, mụn cơm, vết chai sừng… – Dạng miếng dán dễ sử dụng, tiện lợi, chi phí thấp, không gây đau đớn. – Hiệu quả nhanh chỉ sau 1 – 2 tuần. – Sản phẩm được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

Đã Mua: 14211

Giá bán: 280000 280000 280.000₫ Quà tặng kèm theo:

+ Miễn phí Ship khi mua từ 2 sản phẩm

Miếng Dán Plasters Trị Mụn Cóc Đơn Giản, Tiện Lợi, Không Cần Phẫu Thuật

Mụn cóc là bệnh ngoài da khá phổ biến, dễ xuất hiện ở các vùng da: ngón tay, lòng bàn chân, mặt… không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn đau nhức và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Cách nào để những nốt mụn xấu xí gây thêm phiền toái cho bạn? Không cần áp dụng đủ thứ mẹo dân gian hay chịu đau vì tiểu phẫu mà vẫn lo tái phát, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ mụn cóc dứt điểm nhờ Miếng dán trị mụn cóc Plasters Nhật Bản.

Mụn cóc không chỉ xấu xí mà còn gây bất tiện cho cuộc sống hàng ngày

Dù chỉ là một khối u lành tính do virus HPV gây ra, tuy nhiên nếu để lâu mụn cóc rất dễ bị lây lan và gây nhiễm trùng, gây ra mụn cóc toàn thân, mụn mọc thành chùm hoặc lây cả sang người khác. Có nhiều cách trị mụn cóc như: phẫu thuật bằng laser, đốt mụn cóc bằng ni tơ lỏng hoặc bằng axit nhẹ… Tuy nhiên những cách này thường gây đau đớn, hồi phục rất chậm và để lại thương tổn trên da.

Miếng dán Plasters loại bỏ hoàn toàn mụn cóc không gây đau đớn

Khắc phục những nhược điểm đó, Miếng dán trị mụn cóc Plasters với phương pháp hydrat nội sinh tế bào virut, sẽ giúp:

Tiêu diệt tế bào virut gây mụn ở mọi ngóc ngách.

Đẩy mụn cóc cứng đầu ra bên ngoài mà không gây thương tổn cho các tế bào bình thường.

Giúp tái tạo lại da non cho bạn.

Tiêu diệt tế bào virus, loại bỏ mụn cóc, tái tạo da non cho bạn

Đây được xem là giải pháp trị mụn cóc đơn giản, an toàn nhất hiện nay, được các chuyên gia khuyên dùng để loại bỏ mụn cóc.

Vì sao Miếng Dán Plasters Có Khả Năng Xóa Sổ Mụn Cóc?

Thành phần của Miếng dán trị mụn cóc Nhật Bản Plasters là hợp chất chính bởi 2 thành phần là salicylic acid và phenol. 2 chất này có tác dụng tiêu diệt cực mạnh virut HPV – được xác định là nguyên nhân gây ra mụn cóc.

Acid Salicylic: giúp làm mềm da và phá hủy lớp da sừng bằng cách hydrat hoá tế bào nội sinh. Tác động này làm tiêu tan phần nhân phôi và tê liệt virus HPV. Từ đó làm cho mụn cóc phồng lên, sùi trắng sau đó tự bong tróc ra.

Acid Salicylic làm tiêu liệt virus HPV gây mụn cóc

Phenol: chống nấm thấm vào da nhờ tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn sự lan tỏa của virut HPV. Thay vào đó gom virut lại và chống lây lan đến các vị trí khác trên cơ thể.

Phenol ngăn chặn sự lan tỏa của virut HPV

Tá dược vừa đủ: giúp cân bằng sự hấp thụ Acid Salicylic và phenol vào da, hạn chế làm tổn thương da, giúp tái tạo tế bào mới, liền da và không để lại sẹo.

Tá dược giúp tái tạo tế bào mới, không để lại sẹo trên da

Nhờ các thành phần kể trên mà mà miếng dán Plasters sẽ giúp bạn loại bỏ được các mụn cóc thông thường trên da cũng như vết chai sừng ở bàn chân, bàn tay…

Điều Gì Đảm Bảo Hiệu Quả Và Độ An Toàn Của Miếng Dán Plasters?

Miếng dán Plasters là thuốc trị mụn cóc dưới dạng miếng dán. Sản phẩm được nhập khẩu và chịu trách nhiệm chất lượng bởi Công ty Cổ Phần Dược Trung Ương Mediplantex. Hiện, miếng dán Plaster chính là sản phẩm duy nhất trên thị trường được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

Miếng dán trị mụn cóc Plaster chính hãng được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành

Vì sự uy tín và lâu dài trong kinh doanh, sanhangchinhhang bảo đảm về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm đã được kiểm nghiệm thực tế và nhận được nhiều phản hồi tốt từ người tiêu dùng. Cam kết hoàn tiền 300% nếu phát hiện hàng không đúng chất lượng.

Cách Sử Dụng Miếng Dán Plaster Loại Bỏ Mụn Cóc Dễ Dàng

– Rửa sạch, lau khô vùng da sừng hoá, vùng bị mụn cóc, mắt cá chân, mụn cơm.

– Ngâm phần da này trong nước ấm ít nhất 5 phút, lau khô và dán miếng dán Plasters vào vùng da cần điều trị sao cho tâm thuốc tiếp xúc trực tiếp với nhân mụn.

– Để ít nhất 8-12 giờ rồi mới gỡ bỏ miếng dán.

– Để đạt hiệu quả tốt nhất nên dùng 2 ngày 1 lần.

Với miếng dán Plaster loại bỏ mụn cóc không thể dễ dàng hơn!

*Lưu ý: Mỗi miếng dán chỉ sử dụng 1 lần.

Với vết chai, sừng hoá: dùng miếng dán trong 2 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.

Với mụn cóc, mắt cá chân: dùng miếng dán trong 1-2 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.

Tên sản phẩm: Miếng Dán Trị Mụn Cóc Plasters.

Xuất xứ: Nhât Bản.

Quy cách: Hộp 5 túi mỗi túi 4 miếng dán.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

Đặt hàng nhanh