Ung Thư Xương Lồng Ngực / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ghép Xương Ức Và Xương Lồng Ngực In 3D Bằng Titan Cho Bệnh Nhân Ung Thư

Ghép xương ức và xương lồng ngực in 3D bằng titan cho bệnh nhân ung thư

– Phòng thí nghiệm Lab 22 thuộc tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khoa học cộng đồng (CSIRO) tại Úc đã in 3D thành công xương ức và xương lồng ngược bằng titan để cấy ghép cho một bệnh nhân ung thư 54 tuổi tại Tây Ban Nha.

Xương ức và xương lồng ngực có hình dáng rất phức tạp và những thiết bị cấy ghép kiểu phẳng dẹt thường dùng qua thời gian sẽ trở nên lỏng lẻo. Để giải quyết vấn đề này, đội ngũ bác sĩ phẫu thuật tại đại học y Salamanca, Tây Ban Nha đã nghĩ ra một thiết bị cấy ghép được in bằng công nghệ 3D dành cho một bệnh nhân bị ung thư xâm lấn thành ngực (chest wall sarcoma) – một loại ung thư hiếm gặp trong đó một khối u ung thư phát triển xung quanh xương lồng ngực, buộc phải loại bỏ toàn bộ phần xương này.

Bằng kỹ thuật chụp quét CT phân giải cao, công ty sản xuất thiết bị y tế Anatomics có trụ sở tại Melbourne, Úc đã hợp tác với đội ngũ bác sĩ phẫu thuật tại Salamanca để thiết kế một thiết bị cấy ghép có hình dạng tương tự xương ức và xương lồng ngực nguyên gốc của bệnh nhân này. Anatomics sau đó đưa bảng thiết kế cho phòng thí nghiệm Lab 22 để chế tạo bằng chiếc máy in 3D kim loại dùng cơ chế bắn chùm electron có tên Arcam trị giá 1,3 triệu đô Úc.

Người đầu tiên nhận được phương án điều trị thay thế phần ngực đã bị tổn thương bằng thiết bị nhân tạo là một bệnh nhân ung thư lồng ngực 54 tuổi. Theo những kết quả theo dõi sau đó, các bác sỹ và bệnh nhân này đã hoàn toàn yên tâm với thiết bị nhân tạo khi nó hoạt động hiệt quả và không gây ra những tác dụng phụ đáng kể. Chỉ 12 ngày sau khi phẫu thuật bệnh nhân đã được xuất viện.

Việc sử dụng các thiết bị nhân tạo Titan từ in 3D để thay thế một khu vực bị tổn thương lớn như lồng ngực thực sự đã tạo ra một bước tiến mới cho nền y học thế giới.

Đại diện của Anatomics cho biết lồng ngực nhân tạo chỉ là một trong nhiều sản phẩm y học khác trong tương lai. Những ca chấn thương lồng ngực nghiêm trọng sẽ không còn là vấn đề khi đã có thiết bị tiên tiến này.

Angelina Jolie Cắt Bỏ Ngực Vì Ung Thư Vú

Angelina Jolie đi khám sức khỏe, nhưng rồi phát hiện ra mình có gen ung thư BRCA1 và cô phải đối mặt với nguy cơ cao (87%) mắc bệnh ung thư vú. Mẹ của nữ diễn viên 37 tuổi này đã qua đời năm 56 tuổi do ung thư buồng trứng và cô cũng sẽ đối mặt với 50% nguy cơ mắc bệnh này.

Chia sẻ với tờ Thời báo New York, cô cho biết: “Các bác sỹ ước tính tôi có nguy cơ 87% mắc bệnh ung thư vú và 50% nguy cơ ung thư buồng trứng. Mức độ nguy cơ mắc ung thư ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Chỉ có một phần nhỏ ung thư vú là do gen di truyền. Nhưng với những người có gen BRCA1 thì nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường là 65%.”

Angelina tiếp tục: “Khi tôi đã biết thực tế về sức khỏe của mình, tôi quyết định mình sẽ chủ động và giảm thiểu rủi ro càng nhiều càng tốt. Tôi đã quyết định cắt bộ ngực để phòng ngừa. Tôi bắt đầu với ngực vì nó có nguy cơ cao hơn so với ung thư buồng trứng và có phẫu thuật phức tạp hơn.”

“Đến 27 tháng 4, tôi đã hoàn thành xong 3 tháng điều trị. Trong thời gian đó, tôi giữ kín thông tin này để đảm bảo sự riêng tư và tiếp tục thực hiện công việc của mình.”, Angelina cho biết thêm.

Angelina Jolie và mẹ

Cuộc phẫu thuật của Angelina đã thành công. Các bác sỹ cho biết, cơ hội phát triển bệnh ung thư vú của Angelina giảm xuống còn 5%.

Angelina chia sẻ: “Tôi muốn nói về điều này vì tôi biết có nhiều phụ nữ giống tôi và đó là một quyết định khó khăn với nhiều người. Nhưng, hiện tại tôi rất hạnh phúc vì đã thực hiện ca phẫu thuật. Cơ hội đối mặt với ung thư vú của tôi giảm từ 87% xuống còn 5% và tôi không cần phải lo lắng đến việc tôi sẽ nói với các con chúng sẽ mất mẹ vì ung thư vú nữa.”

Angelina Jolie tại London hồi cuối tháng 4

Angelina cũng hạnh phúc với sự quan tâm của hôn phu Brad Pitt và các con của cô. Angelina cho biết: “Tôi thấy yên tâm khi bọn trẻ không sợ, chúng đã nhìn thấy vết sẹo của tôi. Tôi vẫn là mẹ của chúng và chúng biết điều đó. Chúng biết rằng, tôi yêu chúng rất nhiều và có thể làm mọi điều cho chúng nếu tôi có thể.”

“Tôi cũng thật may mắn khi có Brad ở bên cạnh. Anh ấy yêu và giúp đỡ tôi rất nhiều. Brad luôn có mặt tại Trung tâm ngực sen hồng trong suốt quá trình tôi phẫu thuật và điều trị. Anh ấy luôn ân cần và chăm sóc tôi.”

Khối U Trên Thành Ngực

Các khối u ở ngực là những khối u lành tính hoặc ác tính có thể cản trở chức năng hô hấp.

Các khối u ở thành ngực nguyên phát chiếm 5% khối u của ngực và 1 đến 2% các khối u nguyên phát. Gần một nửa là lành tính. Các khối u lành tính phổ biến nhất ở ngực là

U xương sụn

U sụn

loạn sản xơ sợi

Tồn tại nhiều khối u ác tính ở ngực. Hơn phân nửa là di căn từ các cơ quan xa hoặc trực tiếp xâm lấn từ các cấu trúc lân cận (vú, phổi, màng phổi, trung gian). Các khối u ác tính phổ biến nhất phát sinh từ thành ngực là sacôm; khoảng 45% bắt nguồn từ mô mềm, và 55% bắt nguồn từ mô sụn hoặc xương.

Ung thư sụn là sarcoma ở ngực chính phổ biến nhất và phát sinh từ dải xương sườn trước và ít phổ biến hơn ở xương ức, xương vai hoặc xương đòn. Các khối u xương bao gồm sác côm xương và khối u ác tính tế bào nhỏ (ví dụ, khối u Ewing, khối u Askin).

Các khối u ác tính chính ở mô mềm phổ biến nhất là các khối u xơ ( U xơ , U xơ thần kinh ác tính ) và U mô bào xơ ác tính. Các khối u khác bao gồm U nguyên bào sụn , u xương vú, u hắc tố, u lymphô, sarcom cơ vân , sarcom lympho , đa u tủy và U tương bào.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Ung thư mô mềm tại ngực biểu hiện như một khối u tại chỗ mà không có các triệu chứng khác. Một số bệnh nhân kèm theo sốt. Bệnh nhân thường không có cơn đau cho đến khi khối u tiên triển. Ngược lại, khối u sụn và khối u xương thường gây đau đớn.

Chẩn đoán

Hình ảnh

Sinh thiết

Bệnh nhân có khối u ở ngực đòi hỏi phải chụp tia X ngực, CT, MRI, và đôi khi PET-CT để xác định vị trí và mức độ ban đầu của khối u và liệu đó có phải là khối u ở ngực chính hay di căn hay không. Sinh thiết và đánh giá mô học xác định chẩn đoán.

Tiên lượng

Tiên lượng thay đổi theo loại ung thư, phân biệt tế bào và giai đoạn; kết luận chắc chắn bị hạn chế bởi tỷ lệ mắc thấp của bất kỳ khối u nào Sarcomas được nghiên cứu nhiều nhất, và các sacôm sụn khởi phát từ thành ngực có tỷ lệ sống sót 5 năm là 17%. Sự sống còn tốt hơn với bệnh giai đoạn đầu.

Điều trị

Phẫu thuật

Đôi khi hóa trị kết hợp, xạ trị và phẫu thuật

Hầu hết các khối u ngực được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo. Tái thiết thường sử dụng một sự kết hợp của vạt da và các chất liệu lắp bộ phận giả. Sự hiện diện của một tràn dịch màng phổi ác tính là một chống chỉ định cho phẫu thuật cắt bỏ.

Trong trường hợp u xơ phức tạp hoặc u tương bào bị cô lập, hóa trị liệu và xạ trị nên là liệu pháp đầu tiên.

Các khối u ác tính ở tế bào nhỏ như sacôm Ewing và khối u Askin nên được điều trị bằng phương pháp đa tiếp cận, kết hợp hóa học trị liệu, xạ trị và phẫu thuật.

Trong trường hợp di căn tới thành ngực từ các khối u xa, chỉ nên sử dụng phương pháp cắt bỏ ngực giảm nhẹ khi các phương pháp không phẫu thuật được chọn không làm giảm các triệu chứng.

Những điểm chính

Gần một nửa khối u ở thành ngực là lành tính.

Dưới một nửa khối u ác tính thành ngực là nguyên nhân chính.

Xem xét chẩn đoán nếu bệnh nhân có khối u ngực hoặc đau ngực không giải thích được, có hoặc không kèm theo sốt.

Chẩn đoán u khối ngực bằng chẩn đoán hình ảnh, tiếp theo là sinh thiết.

Điều trị phổ biến nhất với phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo (trừ khi có tràn dịch màng phổi ác tính), và đôi khi hóa trị liệu và / hoặc xạ trị.

Ngực Giả Được In 3D Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư Vú

Tim Carr – đã tìm thấy nguồn cảm hứng trong việc in 3D của mình để thiết kế một bộ phận giả mới mang tính cách mạng đó chính là ngực giả từ khi người vợ của ông mắc phải căn bệnh ung thu vú.

Cùng với các đồng nghiệp của mình, ông đã sử dụng máy in 3D và máy quét 3D để đổi mới một loại ngực giả cá nhân hóa để phù hợp với người bị cắt bỏ bộ ngực vì ung thu vú. Điều này sẽ làm cho họ cảm thấy thoải mái và chân thực hơn so với việc sử dụng các bộ phận thay thế.

Vấn đề của những bộ phận giả này mà rất nhiều người phụ nữ nói rằng là họ cảm thấy không thoải mái. Và những bộ phận đó cũng không có tuổi thọ, chúng phải được thay thế sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định. Điều này có nghĩa là những người sống sót sau ung thư vú không chỉ đối mặt với việc trả tiền tốn kém cho những bộ phận thay thế trong tương lai mà họ còn phải đối mặt với sự đe dọa về sự tự tin do các bộ phận bị biến dạng.

Tim Carr và công ty của mình đã phát triển một giải pháp để giải quyết các vấn đề này. Sử dụng máy quét 3D để thu được hình ảnh chi tiết và kích thước của thân trên, còn máy in 3D có thể tái tạo được ngực giả một cách phù hợp, thoải mái cho phụ nữ một cách tự nhiên.

Ngoài ra, ngực giả được in 3D cả lõi bên trong và silicon bên ngoài đều được in theo tiêu chuẩn ISO để mang lại sự thoải mái và tuổi thọ tối ưu. Chất liệu này cực kỳ bền, đàn hồi và chống rách. Chúng được thiết kế với tuổi thọ có thể kéo dài hơn 4 năm trước khi chúng được thay thế.

Ngực giả được in 3D mang đến sự thoải mái và tuổi thọ mà các loại ngực giả khác không có

Trong suốt quá trình đấu tranh với căn bệnh ung thư vú, Fay Cobbett đã phải cắt bỏ một bên vú của mình. Và cô quyết định đeo ngực giả sau phẫu thuật, tuy nhiên cô đã đấu tranh để cảm thấy thoải mái khi đeo ngực giả có sẵn vào trong áo ngực của mình. Nhưng sau đó, cô đã nhận ra việc đeo ngực giả khiến cô cảm thấy không thoải mái và nặng nề. Cuối cùng cô đã chọn không đeo tiếp “cái ngực” đó. Cô và Tim Carr bắt đầu hành trình tìm kiếm bộ ngực có thể điều chỉnh, nhẹ và có thể mặc được với chiếc áo ngực thông thường. Là chủ sở hữu của một công ty in 3D, cặp đôi bắt đầu khám phá cách họ có thể tự đổi mới điều này với sự trợ giúp của công nghệ mới này.

Cùng với đồng nghiệp của mình là Jason Barnett, Carr đã phát triển ngực giả có thể tùy chỉnh, dựa bản quét 3D cá nhân của người phụ nữ. Nó được thiết kế đặc biệt với lõi mềm bên trong, với khả năng đúc vào cơ thể mà không có khoảng trống hoặc điểm áp lực như những bộ ngực giả hiện nay. Bên ngoài họ phát triển bằng việc sử dụng silicon theo tiêu chuẩn ISO, giúp tăng độ bền và tuổi thọ của bộ ngực. Và một điều quan trọng là chi phí rẻ hơn so với những bộ ngực giả có hiện tại. Tất cả mang đến sự thoải mái lâu dài cả về chất lượng cũng như giá cả.

Giá cả hợp lý với in 3D

Ngực giả phải được thay thế do bản chất của chúng là một bộ phận không thể thiếu trên cơ thể của người phụ nữ. Khi chưa có công nghệ in 3D thì các mẫu ngực giả đang thống trị với chi phí cao và tuổi thọ thấp, dễ hư hỏng. Điều này khiến phụ nữ phải thường xuyên chi trả chi phí cho việc thay thế chúng để tiếp tục sử dụng chúng trong tình trạng tốt.

Cùng với việc cải thiện sự thoải mái và khả năng đeo, một chiếc ngực giả hiện nay có giá khoảng 408 đô la Mỹ. Ngoài ra, với tuổi thọ kéo dài lâu hơn nên một chiếc ngực 3D thậm chí còn có giá cả phải chăng hơn do tần suất giảm mà chúng cần phải được thay thế.

Hiện tại sản phẩm này chỉ có sẵn ở New Zealand, nhưng với sự tiến bộ trong công nghệ phục hình mà nó cung cấp, hy vọng nó sẽ có mặt rộng rãi hơn trong những năm tới.

Theo nguồn: AZO Materials

This post is also available in: English