Ung Thư Xương Khớp / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Đau Xương Khớp Cảnh Báo Ung Thư Xương

Theo các bác sĩ cũng như những người nghiên cứu về căn bệnh ung thư xương thì hiện nay ung thư xương không còn là căn bệnh hiếm gặp nữa. Trong cơ thể của chúng ta tồn tại hơn 200 chiếc xương khác nhau, một người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư xương khi có khối u ác tính xuất hiện và làm phá hủy các cấu trúc mô xương bình thường.

Đau đớn: Nếu bạn thấy xương khớp của mình đau nhiều và theo chiều hướng gia tăng dần lên thì bạn nên đi khám. Bởi lẽ hầu hết các bệnh nhân đều chia sẻ rằng họ thường bị đau vào ban đêm và diễn ra mơ hồ, không biết nguyên nhân đau từ đâu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Đau nhức khớp xương dai dẳng không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cảnh báo ung thư xương

Sút cân nhanh cũng là một trong những triệu chứng đầu tiên để nhận biết căn bệnh ung thư xương. Nếu bạn cảm thấy cân nặng của mình giảm một cách nhanh chóng và bất thường thì nên lập tức đến khám bác sỹ. Ngoài ra, n gười bị mắc ung thư xương thông thường sẽ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi kéo dài, sốt nhẹ không dứt, không đảm bảo đủ sức để làm việc và học tập.

Sưng và nổi u cục: Dấu hiệu bất thường thứ hai của vấn đề đau xương khớp cảnh báo ung thư xương đó chính là xuất hiện tình trạng sưng và nổi u cục. Khi sờ vào bạn sẽ thấy khớp xương của mình bị biến dạng đồng thời mô xương nhô ra ngoài. Đặc biệt bạn còn thấy bề mặt khớp xương của mình trơn bóng và xuất hiện dấu hiệu lồi lõm bất thường.

Rối loạn chức năng xương: Bên cạnh đó bạn còn có thể nhìn thấy dấu hiệu đau xương khớp cảnh báo ung thư xương thông qua việc rối loạn chức năng xương. Nếu như để muộn hơn thì còn có thể gây ra những cơn đau sưng và triệu chứng teo cơ kèm theo.

Đi lại khó khăn: Nhiều người thường nghĩ việc di chuyển khó khăn hay thường xuyên đau mỏi chân tay sau tuổi 30 cũng là chuyện bình thường, nhưng bạn cũng nên thận trọng với bệnh ung thư xương.

Biến dạng cơ thể: Dấu hiệu cuối cùng đau xương khớp cảnh báo ung thư xương đó chính là gây biến dạng cơ thể. Nó xảy ra do sự phát triển các khối u làm ảnh hưởng lên hệ xương chi từ đó gây nên những biến dạng thay đổi bất thường của cơ thể.

Làm thế nào để phòng ngừa ung thư xương hiệu quả?

Từ bỏ thuốc lá sớm nhất có thể

Mặc dù chúng ta thường nghĩ thuốc lá được gắn liền với các cảnh báo gây ra ung thư phổi, nhưng trên thực tế khói thuốc còn có khả năng gây ra nhiều loại ung thư khác nữa, trong đó có bao gồm cả ung thư xương. Thuốc lá làm suy giảm nồng độ canxi mà canxi chính là thành phần chính cấu tạo nên xương.

Thuốc lá hoàn toàn có thể gây ung thư xương

Định kì kiểm tra sức khoẻ

Chúng ta thường có suy nghĩ ỷ lại chỉ đến khi đau nhức xương khớp đến mức không thể chịu nổi mới đến gặp bác sĩ. Theo lời khuyên của chuyên gia từ các tổ chức y tế có uy tín trên thế giới, việc chăm sóc sức khỏe đều đặn, xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên sẽ giúp xác định sớm những bất ổn đang diễn ra trong cơ thể trước khi quá trễ.

Tập luyện và duy trì trọng lượng cơ thể

Tích cực tham gia vào các hoạt động thể chất không chỉ đem lại cho bạn thân hình khoẻ mạnh mà còn có tác dụng cải thiện tổng thể sức khoẻ cho toàn cơ thể. Các bài tập thể dục, thể thao phù hợp giúp xương chuyển hoá tốt các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó hỗ trợ cho các khớp xương hoạt động ổn định.

Cần phải nói rõ rằng sẽ không có bất cứ một thực đơn nào đủ khả năng để giúp chúng ta loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh ung thư xương, nhưng với một chế độ ăn uống khoa học có thể làm giảm một cách rát đáng kể nguy cơ phải điều trị căn bệnh này. Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chứng mình việc ăn nha đam và các chế phẩm từ nha đam có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa ung thư xương đó là tăng cường bổ sung canxi vào bữa cơm hàng ngày. Đồng thời cần kết hợp giảm lượng chất béo, ăn nhiều trái cây, rau xanh, cá thay cho thịt đỏ và thịt nạc trong các bữa ăn.

Các loại thảo dược giúp phòng ngừa ung thư xương

Nói đến các loại thảo dược có tác dụng phòng ngừa ung thư xương thì phải kể đến đó là nghệ. Bởi vì trong nghệ có chứa một loại hợp chất giúp chống ung thư gọi là curcumin. Ngoài ra, nhân sâm và trà xanh cũng giúp phòng chống rất tốt bệnh ung thư.

Đau Nhức Xương Khớp Có Phải Ung Thư Xương?

Đây là một hiện tượng cần có sự cảnh giác do có thể là dấu hiệu ung thư xương. Những lý giải của bác sĩ sẽ giúp bạn biết thêm về điều này.

Đau nhức xương tay và chân, luôn mệt mỏi buồn ngủ

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Năm nay em 23 tuổi. Mấy năm trước em có bị nhức xương 1 bên chân nghi thấp khớp. Đi khám thì bác sĩ bảo thiếu canxi. Thời gian sau thời tiết thay đổi lại chuyển sang chân khác. Dạo gần đây em luôn mệt mỏi buồn ngủ, thi thoảng lại đau nhức xương ở tay. Liệu em có bị ung thư xương không ạ? Bệnh này có chữa được không?

Cảm ơn bác sĩ!

Triệu chứng đau nhức xương cũng có thể gặp trong bệnh ung thư xương nhưng ngoài ra còn gặp trong nhiều bệnh lý khác như: chấn thương xương khớp, viêm khớp, thấp khớp, loãng xương, thoái hóa xương khớp,… Ung thư xương có một số dấu hiệu sớm có thể thấy được trên phim chụp Xquang. Còn khi ung thư xương đã sờ được các khối u thì đã là giai đoạn muộn. Vì vậy, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra cho bạn. Bệnh ung thư xương cũng như các bệnh ung thư khác, hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa trị khỏi hoàn toàn được. Các biện pháp chữa trị chủ yếu là để kéo dài thời gian sống thêm.

bị đau và sưng chân trái, co duỗi rất khó khăn

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con 22 tuổi cách đây 1 tháng con bị đau và sưng chân trái. Co duỗi rất khó khăn. Con khám bệnh viện chấn thương chỉnh hình bác sĩ kêu con con bị viêm khớp và cho con uống thuốc nhưng không hết. Con đi bệnh viện Chợ Rẫy khám bác sĩ kêu con bị viêm khớp phản ứng và suy van tĩnh mạch 2 chi dưới. Bác sĩ cho con hỏi đây có phải là dấu hiệu của Ung thư xương không?

Cảm ơn bác sĩ.

Đây không phải là dấu hiệu của ung thư xương, vì ung thư xương trước hết là phải có khối u ở xương nổi lên trên mặt da, khối u to nhanh, bệnh nhân rất đau đớn. Bệnh của em chỉ là viêm khớp, bệnh viêm khớp triệu chứng bằng sưng nóng đỏ đau tại khớp, và thường hay đau nhức nhiều về ban đêm, sáng ngủ dậy hay có triệu chứng cứng khớp.

Điều trị viêm khớp, dùng các thuốc chóng viêm giảm đau nhóm Non-steroid. Bệnh của em chữa trị chưa khỏi được vì thứ nhất là em chưa uống đủ liều lượng thuốc, thông thường cần uống từ 6 đến 8 tuần, cho đến khi không còn triệu chứng viêm; thứ hai là em cần hạn chế đi lại trong thời gian chữa trị thì mới chữa trị hiệu quả.

Như vậy em nên tái khám để bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc cho đúng. Ngoài ra, em có thể chữa trị vật lý trị liệu sử dụng sóng ngắn có tác dụng chống viêm rất tốt.

Chúc em mạnh khỏe

Rát họng, ho, thỉnh thoảng đau nhức xương khớp tay chân có phải ung thư?

Câu hỏi bởi: tanpopo

Chào bác sĩ!

Em năm nay 25 tuổi. Nửa tháng gần đây em cảm thấy hơi rát họng, ho húng hắng vài tiếng, thỉnh thoảng đau nhức xương khớp tay chân, lúc đánh răng thường xuyên bị chảy máu chân răng. Cách đây 4 tháng em có đi kiểm tra sức khỏe và kết quả xét nghiệm máu bình thường. Liệu bây giờ em có bị ung thư máu không ạ?

Em cảm ơn nhiều!

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường gặp nhất là do viêm lợi, viêm quanh răng . Đó là tình trạng tổn thương mô nha chu khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, sung huyết nên dễ chảy máu khi có ảnh hưởng như đánh răng. Những thói quen như vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng, không lấy cao răng định kì, ăn uống thiếu chất dẫn đến viêm lợi và dễ chảy máu khi đánh răng. Ngoài ra một lí do có thể ít gặp hơn nhưng lại nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời đó là chảy máu khi đánh răng do xuất huyết giảm tiểu cầu. Nếu là do lí do này ngoài chảy máu khi đánh răng thường đi kèm với sốt và xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất khi làm căng da.

Đối với tình huống của bạn đã làm xét nghiệm máu cho thấy kết quả bình thường, như vậy bạn không nên quá lo lắng. Nếu chảy máu do lí do răng miệng đơn thuần do viêm lợi hoặc viêm quanh răng thì vấn đề không quá nguy hiểm có thể điều trị và phòng ngừa được. Để chữa trị chảy máu khi đánh răng lí do do viêm lợi cần đến các phòng khám Nha khoa lấy cao răng và làm sạch thân chân răng; sử dụng các thuốc chữa trị viêm lợi nếu cần; loại bỏ các thói quen xấu như đánh răng bằng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng…

Để dự phòng chảy máu chân răng cần thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh răng miệng; khám răng định kì 6 tháng một lần; đánh răng đúng cách 2 lần một ngày: sáng và tối trước khi đi ngủ; súc miệng sau khi ăn bằng nước súc miệng; nếu có điều kiện nên sử dụng chỉ tơ nha khoa. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin nhóm C.

Đau nhức đầu gối, tê và đau lưng, là bị bệnh gì?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Năm nay em 24 tuổi, em bị đau nhức đầu gối chân và nằm cảm thấy tê và đau lưng nay cũng được 3 tháng. Em có tới bệnh viện được xét nghiệm máu và sinh hoá máu thì bình thường. Bác sĩ cho em hỏi liệu em có bị ung thư xương hay bệnh gì khác không ạ?

Em xin cảm ơn bác sĩ.

Tình trạng đau nhức đầu gối của bạn có thể do rất nhiều lí do gây nên. Để loại trừ xem có phải ung thư xương hay không thì bạn cần phải chụp phim X-quang. Nếu là ung thư xương thì trên phim X-quang có một số dấu hiệu chỉ điểm gợi ý cho các bác sĩ lâm sàng ở ngay từ giai đoạn sớm. Khi bệnh đã tiến triển nặng, có thể sờ thấy các khối bất thường bằng việc thăm khám thông thường. Tuy nhiên, tình huống của bạn, ngoài đau chân còn kèm theo đau và tê lưng thì nghĩ nhiều tới lí do là bệnh lý cột sống. Các bệnh lý cột sống hay gặp như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống,… Xảy ra ở người trẻ thường là do chấn thương, làm việc sai tư thế,… Gây chèn ép vào các rễ thần kinh và gây đau ở những vùng mà dây thần kinh đó chi phối. Vì vậy, bạn cần đi khám chuyên khoa Xương Khớp để bác sĩ trực tiếp khám và kiểm tra cho bạn.

Chân đau không rõ nguyên nhân có phải do ung thư?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em năm nay 23 tuổi, là nam. 2 năm gần đây em thấy hai ống đồng có triệu chứng đau. Lúc đầu em tưởng là do đá bóng nhiều. Nhưng gần đây về đêm, nó cũng đau mà không bị va chạm hay chấn thương gì. Ngồi một lúc đứng dậy thì càng đau. Đây có phải biểu hiện ung thư xương không thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Trước hết cháu cần biết đôi điều về ung thư xương cẳng chân. Đây là dạng ung thư xương phổ biến nhất ở nam thiếu niên, thường xuất hiện trong giai đoạn dậy thì. Nam bị u xương ác tính nhiều gấp đôi nữ và thường thấy ở những người có chiều cao vượt trung bình.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do gene, hoặc là hậu quả của một dạng ung thư khác, ví dụ như retinoblastoma – u phát triển trong võng mạc có thể là tiền đề của bệnh u xương ác tính. Những thiếu niên được xạ trị để chữa loại ung thư khác thì nhiều khả năng sẽ bị u xương ác tính.

Những biểu hiện phổ biến nhất của u xương ác tính là đau và sưng ở một cánh tay hoặc cẳng chân, đôi khi đi kèm u bướu. Một số người bị đau về đêm hoặc khi tập thể dục. U xương ác tính thường xuất hiện ở các xương quanh đầu gối. Trong một số tình huống hiếm gặp, khối u có thể di căn từ xương tới các dây thần kinh và mạch máu ở chi. Di căn là thuật ngữ được dùng khi các tế bào của một khối u vượt ra khỏi vùng ung thư ban đầu và ‘du ngoạn’ tới các mô và tổ chức khác.

Trường hợp của cháu bị đau 2 xương cẳng chân, đau tăng khi vận động. Triệu chứng này có thể gặp ở ung thư xương nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác. Do đó để chẩn đoán chính xác cháu nên đi khám chụp X-quang và làm xét nghiệm để phát hiện sớm lí do gây đau.

Chúc cháu chóng khỏe!

Thay Khớp Điều Trị Ung Thư Xương

Là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào của xương. Trong đó hay gặp nhất là ung thư liên kết tạo xương và tạo sụn. Đây là loại ung thư thường gặp ở thiếu niên và thanh niên trẻ. Trẻ em nam gặp nhiều hơn nữ. Các lứa tuổi khác, ung thư xương là loại hiếm gặp, tỷ lệ khoảng 0,5% so với toàn bộ các ung thư.

2. Các nguyên nhân có thể gây ung thư xương

Cho đến nay nguyên nhân gây ung thư xương vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên có 1 số yếu tố được coi là có nguy cơ như:

Tia xạ ion hóa.

Yếu tố di truyền rối loạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến gel.

Một số bệnh lành tính của xương có thể biến đổi ác tính như bệnh paget của xương hoặc loạn sản xơ xương.

3. Ung thư xương có biểu hiện như thế nào?

Bệnh nhân thường trẻ tuổi: thiếu niên hoặc thanh niên trẻ, tuổi từ 15-25 là hay gặp nhất. Tổn thương chủ yếu ở đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày, nghĩa là hai đầu xương chi dưới gần khớp gối. Vị trí ít gặp hơn là đầu trên xương đùi và đầu trên xương cánh tay. Các xương dẹt hay bị ung thư là xương chậu và xươg bả vai.

Đau: đau là triệu chứng khởi đầu hay gặp nhất. Đau mơ hồ ở xương rồi sớm thể hiện đau rõ từng đợt ngắn. rất khó chịu. Giai đoạn muộn đau liên tục, bệnh nhân kêu rên, kém ăn, mất ngủ. Thuốc giảm đau thông thường và thuốc kháng viêm giảm đau hầu như không có tác dụng. Một số bệnh nhân lúc đầu từ chối điều trị. Sau đành phải chấp nhận phẫu thuật vì đau dữ dội không thể chịu nổi. Đồng thời mất cơ năng hoàn toàn.

Khối u: Có thể xuất hiện trước, đồng thời hoặc sau triệu chứng đau lúc đầu.U là một đám chắc. Gồ mặt da, bờ không rõ, sờ nắn không đau. Về sau to nhanh, làm biến dạng vùng có u. U thâm nhiễm tổ chức phần mềm. Nổi rõ các mạch máu dưới da và tân tạo các mạch máu nhỏ, đau khi thăm khám. Màu sắc da trở nên hồng, ấm hơn nơi khác. Mật độ nơi mềm, nơi chắc, nơi căng do máu tụ. Giai đoạn này hình ảnh lâm sàng rất giống với viêm xương tủy cấp. Nếu không thận trọng dễ chỉ định mổ nhầm. Giai đoạn muộn u có thể thâm nhiễm phá vỡ mặt da, chảy máu làm cho người bệnh bị bội nhiễm thiếu máu. Thể trạng xấu do kém ăn, mất ngủ và đau đớn.

Gãy xương bệnh lý: do ung thư tiêu hủy xương nên có hiện tượng tự gãy xương. Một số trường hợp khi vào viện dễ nhầm gãy xương thông thường và thậm chí được bó bột hoặc đóng đinh nội tủy

Bờ khối u: bờ u thể hiện tốc độ phát triển của u và phản ứng của tổ chức xung quanh. Với các u lành thường có bờ đều, dày, xương chắc hầu như không thấy phá hủy bờ u. Đối với các loại u lành tiến triển hoặc có xu hướng ác tính ví dụ như u tế bào khổng lồ độ III và độ IV bờ u rất mỏng, yếu, nhiều chỗ bị phá hủy, không có hiện tượng tạo calci quanh khối u.

Dấu hiệu hủy xương: tiêu xương là dấu hiệu tiêu chuẩn của ung thư xương. Tùy theo loại u mà hình ảnh tiêu xương thể hiện khác nhau. Có thể thấy hình nang xương. Hình gậm nhấm và mất hết calci của xương. Đôi khi thấy hình ảnh gãy xương do tiêu xương.

Dấu hiệu tạo xương do xen kẽ với tiêu xương: rất dễ nhầm với viêm xương. Nhưng đặc biệt không bao giờ có dấu hiệu xương chết.

Phản ứng màng xương: dấu hiệu phản ứng màng xương thường gợi ý nghĩ tới ung thư xương nhưng không phải là đặc hiệu. Phản ứng màng xương thường mỏng, tạo thành nhiều lá. Trong ung thư màng xương không đều, phá vỡ màng xương hoặc không thấy dấu vết của màng xương do ung thư xâm lấn vào phần mềm.

5. Chẩn đoán xác định ung thư xương bằng mô bệnh học

Nhận định chẩn đoán mô bệnh học tốt nhất đối với ung thư xương là sinh thiết mỡ. Nghĩa là sinh thiết bằng dao, lấy mẫu bệnh phẩm, 1cm3 để phân loại mô bệnh học và xếp độ mô học. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi làm trong phòng mổ vì có thể có biến chứng do chảy máu sau sinh thiết, nhiều khi bắt buộc phải mổ cấp cứu.

Sinh thiết kim chọc, thực hiện đơn giản, cho kết quả nhanh so với chẩn đoán mô bệnh học. Đạt từ 85-87% không có dương tính giả, không có biến chứng, song nhược điểm khoảng 13%, còn đau khi chọc kim. Những trường hợp sinh thiết bằng kim chọc không đạt yêu cầu thì có thể sử dụng sinh thiết tức thì khi mổ hoặc sinh thiết mở dễ có kết quả sau 48 giờ. Nhờ có kết quả chắc chắn về mô bệnh học trước khi nhập viện, thầy thuốc có đủ thời gian và thông tin trao đổi với bệnh nhân và người nhà của họ về phương án điều trị, nhất là với trường hợp cắt cụt chi.

6. Ung thư xương hay di căn vị trí nào nhất

Di căn phổi là di căn sớm của ung thư xương. Vì vậy cần chụp phổi để phát hiện ung thư di căn vào phổi theo đường máu. Di căn phổi thường có hình ảnh thể bóng và thể nốt, ít khi tràn dịch màng phổi do di căn. Cần siêu âm gan tìm ổ di căn. Hình thức di căn nhảy cóc trong ung thư xương, ví dụ ung thư xương chày nhảy cóc qua khớp gối lên đầu dưới xương đùi.

Trên thực tế gặp khoảng 10-20% di căn phổi vào thời điểm chẩn đoán ung thư xương và nhiều bệnh nhân di căn phổi trong vòng 6 tháng sau điều trị. Đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong ung thư xương.

7. Chẩn đoán phân biệt ung thư xương với bệnh nào

Trước bệnh cảnh khối u và X quang có tiêu và tạo xương cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau đây:

Viêm xương tủy. Đặc biệt là viêm bán cấp và viêm mạn.

8. Điều trị ung thư xương như thế nào

U lành của xương: Nang xương, dị sản xơ vữa xương.

Điều trị hóa chất:

U lympho ác tính biểu hiện xương.

Điều trị phẫu thuật:

Trước năm 1970 ung thư xương là loại bệnh có kết quả điều trị kém. Hầu hết bệnh nhân chết do di căn phổi. Từ những năm 70 trở lại đây, thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể do áp dụng phối hợp điều trị phẫu thuật và hóa chất. Ung thư xương hiện nay được coi là điều trị được, kết quả sống sau 5 năm từ 60-70%. Điều trị hóa chất đóng vai trò chủ yếu trong việc thay đổi tiên lượng của ung thư xương.

Phẫu thuật cắt cụt, tháo khớp.

Trẻ em còn ít tuổi (do xương còn phát triển mạnh).

Phẫu thuật bảo tồn

Tổn thương thần kinh của chi.

Cắt bỏ đủ rộng, cách bờ u 3-5 cm.

Còn tổ chức cơ để di chuyển, tạo lại cấu trúc vận động.

Điều trị tia xạ:

Còn đủ phần mềm và da che phủ.

9. Tiên lượng của ung thư xương

Không đáp ứng với hóa chất.

Vị trí khối ung thư: Ung thư đầu xa tốt hơn đầu gần.

Thể mô bệnh học: Sarcom sụn và u tế bào khổng lồ có tiên lượng tốt.

Phương pháp điều trị: Giai đoạn muộn cho kết quả điều trị kém. Hoặc các trường hợp được hóa chất trước mổ cho kết quả tốt hơn.

Sinh thiết sai vị trí khó cho việc mổ bảo tồn.

Nhiễm trùng, xâm lấn da.

Không thể mổ rộng, phẫu thuật bảo tồn gây mất cơ năng hơn cắt cụt.

Có 2 phương thức điều trị hóa chất (trước mổ và sau mổ). Có nhiều hóa chất được sử dụng như Cisplatin, Ifossamide, Adriamicine và đặc biệt là liều cao Methotrexate phối hợp với acid folic có tỷ lệ đáp ứng cao nhất.

Phẫu thuật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ lại tính mạng người bệnh. Với sự phát triển của Y học ngoài việc phẫu thuật cắt cụt chi, ngày nay việc phẫu thuật bảo tồn chi trong ung thư xương cũng đang có bước phát triển mạnh. Không những giữ lại tính mạng của người bệnh mà còn phục hồi chức năng và tâm lý cho người bệnh.

Cắt bỏ khối u, ghép xương phục hồi đoạn xương đã mất, thay xương giả hoặc thay khớp, thậm chí là thay toàn bộ đoạn chi. Chỉ định cho những trường hợp ung thư còn khu trú, chưa xâm lấn thần kinh mạch máu chính của chi.

Sau điều trị hóa chất, nếu di căn phổi khu trú hoặc tập trung ở một bên phổi có thể phẫu thuật cắt thùy hoặc lá phổi.

Dựa theo mô bệnh học của ung thư như:sarcom tạo xương, sarcom tạo sụn, sarcom xơ và chỉ định cho các trường hợp không phẫu thuật được. Tia xạ tại chỗ với liều khoảng 55-60 Gy có tác dụng giảm đau và làm chậm tốc độ phát triển u.

Tiên lượng của ung thư xương tốt hay xấu phụ thuộc các yếu tố sau:

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh phối hợp với bệnh viện K Tân Triều là 2 đơn vị đầu tiên Phẫu thuật thay khớp bảo tồn chi điều trị ung thư xương mang lại kết quả hết sức khả quan.

Ths.Bs Trần Quyết Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao bệnh viện đa khoa Tâm Anh.

Triệu Chứng Bệnh Ung Thư Xương Khớp

– Tuy đây là triệu chứng thường gặp ở các bệnh xương khớp nhưng những cơn đau ở xương thường là triệu chứng phổ biến và dễ thấy nhất khi mắc ung thư xương. Thông thường cơn đau có thể diễn ra bất kì lúc nào, không cố định thời gian và tồi tệ hơn vào ban đêm. Cơn đau thường rất tồi tệ khiến bạn đi lại khó khăn theo thời gian.

– U khởi đầu chỉ là một đám sưng, nổi gồ mặt da, bờ không rõ, nắn không đau. Càng về sau u càng sưng to hơn và gây biến dạng. Khối u nằm ở các khớp sẽ khiến bạn khó cử động, khối u nằm ở chân khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn, u nằm ở tay gây nên cảm giác đau nhói và khó cầm nắm mọi vật. Ung thư xương cũng thường gây nổi hạch ở mặt sau của cổ họng và có thể dẫn đến khó thở hoặc khó nuốt khi ăn uống.

– Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân: khi sút cân nhanh cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương ở giai đoạn sớm. Nếu cảm thấy trọng lượng cơ thể giảm xuống đáng kể mà không rõ nguyên nhân bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra. Bệnh nhân mắc ung thư xương cũng thường cảm thấy mất cân bằng và mệt mỏi, không thể tập trung vào làm việc, học tập như người bình thường.

Sốt cao kéo dài mà cơ thể không thấy bị thương tổn ở đâu nhưng đây cũng có thể là dấu hiêu báo hiệu bệnh ung thư xương sớm mà bạn nên cảnh giác.

Một số dấu hiệu khác mà bạn có thể nhận biết bệnh ung thư xương khớp như: dấu hiệu tê nhức chân tay hoặc việc gãy xương thường xuyên dù không hoạt động mạn. Vì có thể đây là triệu chứng của ung thư xương. Các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương rất dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh bình thường. Vì vậy, khi phát hiện những triệu chứng tương tự như trên và kéo dài một thời gian mà không rõ nguyên nhân thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ càng.

Kinh Nghiệm Khám Xương Khớp Tại Khoa Cơ Xương Khớp

Theo thống kê tại các bệnh viên thì bệnh lý về Cơ Xương Khớp không còn là căn bệnh của người già nữa mà đã xuất hiện rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, lượng bệnh nhân cần thăm khám và điều trị bệnh về cơ xương khớp ngày càng tăng.

Giới thiệu chung về Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Bạch Mai là một đơn vị đầu ngành nội khoa về cơ xương khớp của cả nước, là nòng cốt trong các hoạt động của Hội thấp khớp học Việt Nam, Hội loãng xương Hà Nội.

Khoa Cơ Xương Khớp hiện có 7 nhiệm vụ chức năng chính:

Địa chỉ, số điện thoại Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Tầng 2 Nhà P – Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 329 0484

Khoa có Website riêng: chúng tôi và có Fanpage trên Facebook là Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai. Các thông tin chuyên ngành, thông tin về Khoa… sẽ được cập nhật trên hai trang thông tin này.

Lịch khám Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Hiện tại Khoa Cơ xương khớp sẽ làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7, trừ chủ nhật.

Sáng: từ 6h30 – 12h00

Chiều: từ 13h30 – 18h00

Người bệnh muốn đến khám với bác sĩ tại Khoa vào chủ nhật thì có thể đến đăng ký khám tại Khoa Khám theo yêu cầu của Bệnh viện.

Trưởng khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Hiện Trưởng khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai là Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng. Trước đây Trưởng khoa là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan (từ năm 2009 – 6/2013); Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Mai Hồng (Quyền Trưởng khoa từ 2013 – 2023). Ngoài ra, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Tô Châu là Phó Trưởng khoa kiêm Bí thư chi bộ.

Một số phương pháp điều trị tại khoa

Các phòng chức năng: Các phương pháp điều trị kỹ thuật cao

Điều trị thoái hóa khớp và phần mềm quanh khớp bằng phương pháp sử dụng huyết tương giầu tiểu cầu.

Điều trị thoái hóa khớp bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc mô mỡ tự thân (phối hợp trung tâm gen trị liệu).

Ứng dụng liệu pháp sinh học trong điều trị các bệnh tự miễn.

Nội soi khớp, gửi chuẩn đoán và điều trị 1 số bệnh lý khớp gối.

Máy nội soi khớp: 300 ca/năm (Nội soi chẩn đoán, nội soi can thiệp điều trị).

Máy siêu âm: 15.000 ca/năm (tiêm và hút dịch khớp dưới hướng dẫn của siêu âm; sinh thiết phần mềm dưới hướng dẫn của siêu âm).

Công tác điều trị

Khoa cơ xương khớp thường xuyên áp dụng những kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị như:

Siêu âm khớp và phần mềm quanh khớp để chẩn đoán các bệnh: thoái hóa khớp, gút, viêm khớp dạng thấp,viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống, loãng xương…;

Tiêm khớp, sinh thiết màng hoạt dịch khớp, chọc hút dịch, ổ viêm, áp xe dưới hướng dẫn của siêu âm.

Nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch khớp để chẩn đoán các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lao, viêm màng hoạt dịch lông nốt sắc tố, u sụn màng hoạt dịch… cũng như làm sạch ổ khớp qua nội soi, lấy bỏ dị vật, u sụn màng hoạt dịch… để điều trị.

Kinh nghiệm khám tại Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ xương khớp ngoài Đăng ký khám ở Khoa Khám bệnh tại Phòng 203 Khoa Khám bệnh và Khoa Khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện thì có thể thăm khám tại Đơn vị khám, tư vấn theo yêu cầu Khoa Cơ xương khớp ở Tầng 2, tòa nhà Việt Nhật – Bệnh viện Bạch Mai.

Hướng dẫn thăm khám tại Đơn vị khám, tư vấn theo yêu cầu Khoa Cơ xương khớp ở – Bệnh viện Bạch Mai.

Một số bác sĩ tại Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Các bác sĩ công tác tại Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Bạch Mai đều được đào tạo bài bản, từng học tập và tu nghiệp nhiều năm ở nước ngoài hay được đi đào tạo tại nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn. Khoa là nơi đã và đang công tác của nhiều bác sĩ giỏi như:

1. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng

Trưởng khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh về Cơ xương khớp với những phương án điều trị độc đáo

2. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Tô Châu

Phó trưởng khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai

Phó Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội

3. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc

Nguyên trưởng khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội

Giảng viên kiêm nhiệm – Đại học Y Hà Nội

Đặt lịch khám với chúng tôi Vũ Thị Thanh Thủy

5. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan

Nguyên trưởng khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Phó Chủ tịch Hội khớp học Hà Nội

Từng tu nghiệp tại trên 30 quốc gia trên thế giới

Là thành viên của Hội đồng duyệt phác đồ điều trị bệnh lý Cơ Xương Khớp của Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai

Đặt lịch khám với chúng tôi Nguyễn Thị Ngọc Lan

6. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Ân

Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam

Nguyên Giám đốc Bệnh viện E

Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Nguyên giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội

Nguyên Phó trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai

Nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị chuyên khoa Cơ xương khớp

Tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội

Từng công tác tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai (1970-2009)

Cách đi đến Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Cơ xương khớp nằm tại tầng 2 nhà P Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Người bệnh muốn đến thăm khám xương khớp tại khoa trước hết cần đi đến Bệnh viện sau đi đến tầng 2 nhà P của Bệnh viện.

Hiện nay người bệnh muốn đến Bệnh viện Bạch Mai rất đơn giản. Bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm là gần bệnh viện nhất. Người bệnh có thể lựa chọn hình thức đi xe bus, đi taxi hay đi xe ôm. Nếu đi xe bus, các tuyến xe bus có đi qua bệnh viện như:

Tuyến 03: Bến xe Giáp Bát – Bến xe Gia Lâm

Tuyến 21A: Bến xe Giáp Bát – Bên xe Yên Nghĩa

Tuyến 21B: Khu đô thị Pháp Vân – Bến xe Mỹ Đình

Tuyến 23: Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Công Trứ

Tuyến 25: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 – Bến xe Giáp Bát

Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát – Đại học Mỏ

Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn

Tuyến 41: Nghi Tàm – Bến xe Giáp Bát

Tuyến 99: Kim Mã – Bệnh viện Nội tiết cơ sở 2

Lưu ý khi đi khám tại Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Do là Bệnh viện tuyến cuối trong điều trị bệnh nên lượng bệnh nhân đến thăm khám thường quá tải, đông đúc, do đó chờ đợi và xếp hàng tương đối lâu. Để việc thăm khám chở nên nhanh chóng và thuận lợi, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nên đến sớm hơn giờ làm việc của bệnh viện để xếp hàng lấy số thứ tự.

Nên nhịn ăn sáng để thực hiện các thủ tục xét nghiệm máu, nước tiểu để cho kết quả chính xác.

Đề phòng trộm cắp khi xếp hàng đăng kí và khám bệnh.

Nên mang khẩu trang khi đến khám bệnh để phòng lây nhiễm bệnh.

Không nên dẫn theo trẻ nhỏ nếu không phải đưa trẻ đi khám để tránh trẻ bị lây bệnh.

Khi gửi xe máy, chú ý cất mũ bảo hiểm vào cốp xe hoặc mắc vào yên xe để phòng kẻ gian lấy cắp.

Đặt lịch khám với bác sĩ giỏi và chuyên gia

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc (Tại Đây)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Thủy (Tại Đây)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan (Tại Đây)

http://www.bachmai.gov.vn/index.php/vi/gioi-thieu-ve-benh-vien-menuleft-27/cac-khoa-lam-sang-menuleft-89/khoa-co-xuong-khop-menuleft-93

(Ngày 17/01/2023)