Ung Thư Xương Hàm Sống Được Bao Lâu / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Bệnh Nhân Bị Ung Thư Xương Hàm Sống Được Bao Lâu

Ung thư xương hàm là bệnh khiến khuôn mặt bạn không còn giữ được hình dạng bạn đầu. Gương mặt trở nên biến dạng, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Nhiều người thấy xuất hiện đau nhức ở răng và xương hàm nhưng chỉ nghĩ là triệu chứng đau thông thường nên không để ý. Chỉ khi đi khám mới phát hiện ra bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và ung thư xương hàm sống được bao lâu Nội dung bài viết

Thế nào là ung thư xương hàm

Ung thư xương hàm là bệnh xảy ra khi xuất hiện những tế bào ác tính được hình thành trong xương hàm tạo ra những khối u ác tính. Những khối u này có khả năng lan rộng và di căn đến nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Ung thư xương hàm không những ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thẩm mỹ của khuân mặt.

Bệnh thường gặp nhiều ở những thiếu niên dưới 20 tuổi. Tuy nhiên bất kể độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị. Khi bị bệnh này rất nhiều người tỏ ra lo lắng không biết ung thư xương hàm có chữa khỏi được không và sống được trong bao lâu

Dấu hiệu ung thư xương hàm

Đau hàm: đây là biểu hiện rõ ràng nhất bởi các khối u ác tính lúc này đã phát triển và gây ra các cơn đau khó chịu. Tình trạng đau càng nhiều hơn khi bệnh tiến triển theo thời gian. Khi ăn, nhai hay nói chuyện nhiều thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhiều hơn

Có sự xuất hiện của khối u: khối u này có thể nhận thấy bằng mắt thường, u ác tính sẽ mọc ở vị trí trên nướu răng, gần chân răng. Một khi khối u này phát triển to ra thì sẽ gây đau răng

Mặt và hàm bị sưng: Bên cạnh các cơn đau do khối u thì răng và hàm cũng bị sưng lên, khuôn mặt bị biến dạng rất mất thẩm mỹ

Răng yếu và dễ bị lung lay: sự phát triển của các khối u gây chèn ép chân răng và một phần nướu bị ảnh hưởng nên việc giữ chặt răng không được tốt gây nên tình trạng răng lung lay và dễ rụng

Ung thư xương hàm sống được bao lâu

Đây là một câu hỏi rất khó để trả lời. Trước hết cần khẳng định đây là một bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Nếu phát hiện được sớm thì sẽ có cơ hội điều trị khỏi được. Còn đối với những bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở những giai đoạn cuối thì việc điều trị là cực kỳ khó khăn vì lúc này khối u đã di căn ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa. Việc ung thư xương hàm sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và quá trình điều trị của bệnh nhân

Ung thư xương hàm có chữa được không

Ung thư xương hàm có thể chữa được nếu được điều trị sớm và phác đồ điều trị phù hợp. Các để điều trị bệnh là phẫu thuật cắt bỏ khối u và một phần xương lành xung quanh khối u. Vị trí cắt sẽ được thay thế bằng một miếng kim loại đặc biệt.

Ngoài ra xạ trị và hóa trị cũng được sử dụng kết hợp với phẫu thuật để điều trị bệnh trong những giai đoạn đầu cho hiệu quả rất khả quan

Như vậy, ung thư xương hàm sống được bao lâu rất khó trả lời vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, tình trạng bệnh của bệnh nhân…Vì vậy khi có bất kì dấu hiệu nào bất thường ở vùng quai hàm bạn nên đi khám để phát hiện bệnh và điều trị sớm

Nguồn: https://thoiviet.com.vn

Bệnh Ung Thư Xương Sống Được Bao Lâu?

Cơ thể người có khoảng hơn 200 chiếc xương. Chúng là những bộ phận quan trọng cấu trúc nên cơ thể người. Những chiếc xương đều có kích thước hình dạng khác nhau. Xương có tác dụng nâng đỡ cả cơ thể đó nếu xương có bất cứ vấn đề gì thì cơ thể sẽ khó hoạt động được. Trong đó bệnh ung thư xương là căn bệnh đáng sợ nhất của xương mà bất cứ ai mắc phải đều khó tránh khỏi sự lo lắng. Vậy bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Ung thư xương có nguy hiểm không?

Nếu như gan, dạ dày, ruột còn có u lành tính thì xương lại rất ít và hầu như không có u lành tính. Chính vì vậy khi cơ thể có dấu hiệu xương mà đã mọc u lên thì gần như đó là ung thư xương. Tuy nhiên, bạn cũng nên quan tâm đó là phải là u xương chứ không phải là gai xương. Do đó, trong các bệnh của xương, ung thư xương là căn bệnh nguy hiểm nhất. Nó có thể gây ra tử vong chẳng bao lâu từ khi phát hiện bệnh, trong khi bị các bệnh khác như viêm xương tủy xương người bệnh có thể sống rất lâu. Vậy bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Hình ảnh xương khi bị bệnh ung thư

Ung thư xương là bệnh phát sinh do tình trạng xuất hiện khối u ác tính trong xương, khối u này liên tục phát triển rất nhanh trong xương. Chúng nhanh chóng xâm lấn và tiêu diệt các tế bào sống trong xương. Một trong những vấn để rất đáng lo ngại đối với ung thư xương chính là các khối u ác tính lại có khả năng di căn rất nhanh. Chính vì vậy loại ung thư khác thì ung thư xương có tốc độ di căn gấp 3 – 4 lần.

Nhiều người thường lầm tưởng ung thư xương là chúng ta bị ung thư ở mảnh xương bên ngoài cùng cứng như đá. Tuy nhiên trên thực tế, ung thư xương chính là khối u tấn công các phần xương mềm và tủy bên trong. Tủy xương là vị trí tạo máu cho nên nó dễ dàng theo dòng máu đi khắp nơi trong cơ thể. Nó có thể đi được một đoạn đường rất xa trước khi chúng ta tìm ra bệnh. Do đó, ung thư xương là hết sức nguy hiểm. Bệnh ung thư xương sống được bao lâu luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Ung thư xương là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên lại rất khó phát hiện hơn tất cả các loại bệnh ung thư khác. Do đó, hầu hết các bệnh nhân phát hiện bệnh ung thư xương đều giai đoạn cuối cùng cho nên câu trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư xương sống được bao lâu là thời gian sống hầu như rất ngắn.

Có những giai đoạn khác nhau trong ung thư xương thứ cấp và sự sống của một người phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư. Nếu người mắc bệnh ung thư xương đang ở trong giai đoạn thứ ba hoặc thứ tư sau đó người bệnh sẽ nhanh chóng mất mạng. Việc điều trị cũng phụ thuộc vào điều kiện của bệnh ung thư và trong đó một phần của cơ thể nó đã thực sự phát triển.

Phẫu thuật điều trị ung thư xương

Điều trị ung thư xương như thế nào?

Bệnh ung thư xương sống được bao lâu còn tùy thuộc nhiều vào phương pháp điều trị của bạn. Một trong pháp đồ điều trị giúp bệnh nhân kéo dài sự sống là việc duy trì chế độ cuộc sống chất lượng, đảm bảo các chất dinh dưỡng và tăng cường chống đỡ cho xương

Thông thường, sau khi điều trị bệnh ung thư xương bằng phẫu thuật người bệnh thường là mất một chân. Việc thiếu hụt một chân gây ra đi lại vô cùng khó khăn. Trong chăm sóc người bệnh ung thư xương, bạn cũng cần hết sức chú ý những thực phẩm bổ máu. Vì ung thư xương là bệnh nguy hiểm và thường gây ra hiện tượng giảm chức năng tạo máu. Chính vì vậy, việc sử dụng các thực phẩm giàu đạm, kích thích sinh tủy là tâm điểm trong chiến lược điều trị và chăm sóc tại gia.

Bệnh ung thư xương sống được bao lâu? Nếu chăm sóc tốt, bệnh nhân ung thư xương có thể có cuộc sống rất gần với bình thường và có thể sống được tới 5 – 6 năm sau tính từ khi bị… gãy chân do ung thư xương.

DS: Ngần/doisongbiz.com

Giải Đáp Bệnh Ung Thư Xương Sống Được Bao Lâu?

1. Bệnh ung thư xương là gì?

Ung thư xương là tình trạng tổn thương ở tế bào tạo xương, tế bào mô xương và sụn xương. Ung thư xương thường gặp ở đối tượng trong độ tuổi 15 – 25 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.

Nguyên nhân gây ung thư xương được chia làm 2 nguyên nhân chính:

Ung thư xương nguyên phát: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh được xác định do di truyền hoặc ảnh hưởng bởi phóng xạ.

Ung thư xương thứ phát: Bệnh nhân bị ung thư ở các bộ phận khác trên cơ thể di căn sang xương.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh hầu như không cảm nhận được cái dấu hiệu rõ ràng. Các triệu chứng bệnh lúc này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, ví dụ như:

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chân tay đau nhức.

Đau một vùng xương nhất định và cảm thấy vùng xương nóng lên.

Chân tay thường bị tê bì, yếu sức lực, đau nhức không rõ nguyên nhân.

Khi bệnh đã phát triển, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng hơn như:

Các cơn đau dữ dội hơn, đau liên tục về đêm, can thiệp bằng thuốc giảm đau cũng không đỡ.

Cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi, sốt nhẹ và sụt cân nhanh chóng.

Xương và khớp sưng to ở một số vị trí trên cơ thể.

Xương dễ bị gãy khi va chạm nhẹ hoặc vận động mạnh.

Người bệnh có thể nhìn thấy cơ thể nổi hạch ngoại vi.

2. Bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Ung thư xương có tốc độ di căn nhanh gấp nhiều lần các loại bệnh ung thư khác. Bệnh thường phát triển âm ỉ, không có triệu chứng rõ ràng nên đa phần người bệnh phát hiện ung thư khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn nguy hiểm, thời gian sống không còn được bao lâu. Ở giai đoạn cuối, dù có can thiệp các phương pháp điều trị cũng không có tác dụng hiệu quả. Tiên lượng sống còn lại của người bệnh phụ thuộc vào thể trạng cơ thể và tốc độ phát triển của khối u ung thư.

Hầu hết các trường hợp người bệnh mắc ung thư xương chỉ còn tiên lượng sống khoảng 5 năm. Giải đáp cụ thể thắc mắc của người bệnh ung thư xương sống được bao lâu, các bác sĩ sử dụng các thuật ngữ như sau:

Tỷ lệ sống sót 5 năm: Đề cập đến đối tượng người bệnh sống từ 5 năm trở lên sau khi chẩn đoán mắc ung thư và được điều trị.

Tỷ lệ sống sót tương đối 5 năm: Đề cập tới các đối tượng người bệnh sống được ít hơn 5 năm tính từ thời điểm được chẩn đoán ung thư.

Tỷ lệ sống trên đã được khảo sát trên số lượng lớn người bệnh, tuy nhiên không sử dụng để dự đoán trong từng trường hợp cụ thể. Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng sống của người bệnh như: Ttuổi tác, giai đoạn bệnh, kích thước khối u và phương pháp điều trị của người bệnh.

3. Phương pháp điều trị bệnh

Để tầm soát bệnh ung thư xương, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện nhiều xét nghiệm cùng lúc. Một số phương pháp chẩn đoán được sử dụng như:

Chụp X – quang xương thẳng nghiêng: Xác định số lượng, vị trí và kích thước khối u, mức độ tổn thương của các mô xung quanh.

Chụp cắt lớp vi tính: Sẽ cho thấy mức độ lây lan của khối u ung thư tới các mô xung quanh.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp xác định mức độ xâm lấn của khối u trong tủy xương và hệ thần kinh, mạch máu.

Sinh thiết: Tùy trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết mở hoặc sinh thiết kim lớn để chẩn đoán chính xác nhất người bệnh có tế bào ung thư hay không.

Dựa trên kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cho người bệnh phù hợp: Pphẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc xạ trị, hóa trị ung thư.

3.1. Phẫu thuật điều trị ung thư xương

Phẫu thuật trong điều trị ung thư xương là phương pháp tiến hành cắt bỏ khối u để ngăn ngừa tình trạng di căn. Bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u ung thư và những vùng mô bị tổn thương xung quanh để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư, một số trường hợp ung thư xương phải cắt cụt chi để tế bào ung thư không lây lan. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được tiêm thuốc hóa trị – xạ trị ung thư để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.

3.2. Hóa trị ung thư

Đây là phương pháp sử dụng thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào mạch máu để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị sẽ được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật với cụ thể từng trường hợp:

Hóa trị trước phẫu thuật: làm khối u ngừng phát triển và teo nhỏ lại

Hóa trị sau phẫu thuật: tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa ung thư tái phát.

Hóa trị trước khi phẫu thuật có thể giúp người bệnh kéo dài tiên lượng sống vì giúp phá hủy các tế bào ung thư đã di căn. Phản ứng của khối u với phương pháp hóa trị sẽ được đánh giá bằng kính hiển vi sau khi khối u nguyên phát đã bị cắt bỏ.

3.3. Xạ trị ung thư

Đây là phương pháp sử dụng các tia bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, khiến khối u ung thư không thể phát triển to hơn và không xâm lấn các mô lành xung quanh. Phương pháp này thường được thực hiện kết hợp với phẫu thuật. Liệu trình xạ trị ung thư cần được thực hiện liên tục 5 ngày 1 tuần, liên tiếp trong 5 – 8 tuần.

Có những trường hợp người bệnh ung thư xương giai đoạn cuối phải kết hợp điều trị cùng lúc 3 phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để cải thiện cơn đau và hạn chế các triệu chứng di căn của bệnh. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh nâng cao thể trạng và sức đề kháng cơ thể.

Ung Thư Vú Sống Được Bao Lâu

Ung thư vú là căn bệnh sinh ra bởi các các khối u ác tính trong tế bào vú. Trong khối u ác tính này chứa nhiều tế bào ung thư, chúng phát triển rất nhanh ra các mô xung quanh và di căn ra các bộ phận khác trong cơ thể.

Dấu hiệu ung thư vú

Vùng ngực đau tức

Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn bỗng thấy cơn đau nhẹ ở cùng ngực trái đến ngực phải thì đây là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu, khi các khối u đơn lẻ, có kích thước khác nhau nằm rải rác sau núm vú hoặc trong ống dẫn sữa đều có thể gây đau, sưng ngực. Bạn cần phải theo dõi tần suất đau để thăm khám kịp thời.

Ngực bị ngứa

Đây có thể là triệu chứng của ung thư vú dạng viêm. Trên vùng ngực sẽ nổi mẩn đỏ, da sần sùi là bởi tế bào ung thư chặn mạch mái và bạch huyết khiến cho chất lỏng tích tụ dưới da.

Lưng, vai, gáy bị đau

Ở một số trường hợp đặc biệt, người bệnh sẽ bị đau ở lưng, vai, gáy chứ không phải ở ngực. Vị trí xảy ra cơn đau thường ở phần lưng trên và giữa 2 bả vai nên nhiều người sẽ nghĩ đó là đau bả bai hoặc cột sống.

Thay đổi hình dạng vú

Nhiều người bất ngờ sờ thấy ngực mình to hơn, hoặc nhỏ đi, thậm chí chảy xệ. Có thể đây là triệu chứng của ung thư vú ở những người có mô vú dày.

Núm vú thay đổi

Đây là vị trí dễ phát hiện được bệnh ung thư vú nhất. Nếu núm vú dẹt, thụt vào trong, có dịch tiết ra kèm theo máu. Phía ngoài núm vú da sần sùi, có vảy.

Ở nách có khối u, hạch

Tuy nhiên, nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng cánh tay kéo dài trong một tuần mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.

Ngực sưng đỏ

Nếu bạn có cảm giác ngực mình nóng, hay ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm vú, nhưng cũng có thể là ung thư vú dạng viêm.

Các giai đoạn của ung thư vú

Giai đoạn 1: Có u rất nhỏ, đường kính lớn nhất chỉ khoảng 2cm hoặc nhỏ hơn. Không có hạch di căn tới vùng nách.

Giai đoạn 2-A:

– Chưa có dấu hiệu xuất hiện của u nguyên phát. Hạch nách di căn cùng bên và di động.

– Ban đầu có u nhỏ, đường kính ≤ 2cm. Có di căn hạch nách cùng bên, di động.

– U lớn dần và có đường kính từ 2-5cm. Không di căn tới hạch vùng.

Giai đoạn 2-B:

– U vẫn giữ kích thước như ở cuối giai đoạn IIA nhưng có di căn hạch nách cùng bên và di động.

– U lớn dần lên và có đường kính lớn hơn 5cm. Không còn di căn tới hạch vùng nách.

Giai đoạn 3-A:

– U nguyên phát không có dấu hiệu xuất hiện. Hạch di căn cùng bên dính nhau hoặc dính liền vào bộ phận khác, hoặc hạc có hạch di căn vú cùng bên nhưng không có di căn hạch nách.

– Có u nguyên phát đường kính từ 2 đến 5 cm. Có di căn hạch nách dính liền nhau cùng bên hoặc dính vào bộ phận xung quanh nó, hoặc có di căn hạch vú trong cùng bên nhưng không có hạch nách.

Giai đoạn 3-B:

– U với mọi kích thước nhưng xâm lấn trực tiếp tới thành ngực hoặc da. Không di căn tới hạch vùng.

– U với mọi kích thước nhưng xâm lấn trực tiếp tới thành ngực hoặc da. Di căn hạch nách cùng bên, di động.

– Có u với nhiều kích thước và chúng trực tiếp xâm lần tới vùng thành ngực hoặc da vùng ngực. Có xuất hiện di căn hạch nách cùng bên dính liền nhau hoặc hạch dính liền với các khu vực xung quanh, hoặc di căn hạch vú trong cùng bên nhưng di căn hạch nách không có.

Giai đoạn 3-C:- Có khối u với nhiều kích thước khác nhau. Hạ đòn xuất hiện hạch di căn hoặc trong vú có di căn hạch ở cùng một bên.

Giai đoạn 4: Có u với mọi kích thước. Di căn hạch đi xa.

Ung thư vú sống được bao lâu ?

Theo chúng tôi Nguyễn Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K thì ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi. Khi phát hiện sớm, việc kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như điều trị sẽ không quá khó khăn. Như số liệu thông kê thu được thì có đến 80% bệnh nhân ung thư có cơ hội chữa khỏi khi bệnh mới ở giai đoạn đầu. Và khi bệnh phát triển sang giai đoạn 2 thì tỷ lệ giảm xuống còn 60%. Đến giai đoạn 3 thì cơ hội rất mong manh. Giai đoạn cuối, các bác sĩ hầu như chỉ có thể kéo dài sự sống và giảm đau mà thôi. Chứ rất khó có thể nói rằng bệnh nhân có thể được chữa khỏi và sống khỏe mạnh.

Cũng theo chúng tôi Nguyễn Văn Thuấn cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, những bệnh nhân được phát hiện sớm từ giai đoạn đầu vẫn sống rất khỏe mạnh 15-20 năm và lâu hơn thế nữa. Vì thế, người bệnh hoàn toàn không nên quá lo lắng.