Ung Thư Xương Giai Đoạn Đầu / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ung Thư Xương Giai Đoạn Đầu

Ung thư xương giai đoạn đầu ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, phổ biến nhất là xương dài ở cánh tay và chân. Ung thư xương bắt đầu khi các tế bào có lỗi trong gene, khiến tế bào không kiểm soát được sự phân chia rồi tích lũy với nhau để tạo thành khối u có khả năng xâm lấn các cấu trúc gần đó hoặc di căn đến những cơ quan xa của cơ thể.

Cấp độ ung thư cho biết tốc độ phát triển của ung thư xương. Có 3 cấp độ ung thư xương là nhẹ – trung bình và nặng. Ở cấp độ nhẹ, các tế bào ung thư khá giống tế bào bình thường của xương, phát triển chậm và chưa di căn đến các vị trí khác của cơ thể. Khi đến cấp độ nặng, tế bào ung thư xương trông khá bất thường, phát triển nhanh và lan sang các bộ phận khác.

Giai đoạn ung thư xương mô tả kích thước khối u và xác định nó đã di căn đến khu vực khác hay chưa để các bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tương ứng. Giai đoạn đầu của ung thư xương gồm giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Giai đoạn 1: ung thư giới hạn trong xương, không lây lan sang các khu vực khác trong cơ thể. Sau khi xét nghiệm sinh thiết, ung thư xương ở giai đoạn 1 là cấp thấp nhưng cũng rát nguy hiểm.

Giai đoạn 1A: ung thư hoàn toàn phát triển trong xương, khối u có thể chèn ép vào thành xương gây nên những vết sưng tấy nhưng chưa phát triển ra ngoài xương.

Giai đoạn 1B: ung thư cấp đọ nhẹ phát triển ra ngoài xương.

Giai đoạn 2: ung thư xương ở cấp độ trung bình, giới hạn trong xương và không lây lan sang các khu vực khác trong cơ thể hay các hạch bạch huyết xung quanh.

[img]https://3.bp.blogspot.com/-bE3n5iuwAVA/WhZQQy4eDpI/AAAAAAAAANo/wefXxITdUfwHis5Bhnbg9HqvD3Yz7YUlQCPcBGAYYCw/s320/ben-thoai-hoa-da-khop.jpg[/img]

Triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng ung thư xương có khuynh hướng thay đổi chậm và phụ thuộc nhiều vào vị trí của khối u:

Sờ thấy mềm mềm hoặc có những cơn đau bất thường ở khu vực khối u: đau kéo dài và đau nhiều về đêm khi bệnh nhân nghỉ ngơi, cơ bắp thư giãn. Nếu triệu chứng này xảy ra ở trẻ em, nhiều người sẽ nhầm tưởng tới họ bị bong gân hoặc thay đổi của xương do đến tuổi dậy thì.

Sưng vù ở khu vực xương bị ung thư: biểu hiện mờ nhạt ở giai đoạn đầu và đôi khi bệnh nhân không cảm thấy gì nếu xương bị ung thư nằm sâu trong mô thịt.

Nếu khối u phát triển gần khớp bệnh nhân thường cử động khó khăn, ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn bộ chi. Ung thư nằm ở xương sống có thể gây sức ép lên các dây chằng khiến chi bị yếu, tê liệt hoặc đau nhói.

Toàn thân mệt mỏi, sụt cân, sôt cao, ra mồ hôi,…

Phẫu thuật là phương pháp điều trị không thể thiếu cho những bệnh nhân bị ung thư xương ở giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và một phần xương lành cùng với các mô lành xung quanh khối u để giảm nguy cơ tái phát ung thư xương ở gần vị trí bạn đầu.

Vì ở giai đoạn đầu ung thư còn khá nhỏ nên chúng ta sẽ không bị loại bỏ hoàn toàn xương của chi. Bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ kim loại để thay thế cho phần xương bị loại bỏ.

Hóa trị và xạ trị được dùng bổ sung hỗ trợ cho phương pháp phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u, loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại và phòng ngừa ung thư xương tái phát.

https://gai-cot-song-389.blogspot.com/2018/08/hoi-chung-dau-co-xo-hoa.html

https://hoi-chung-cang-co.blogspot.com/2018/08/Dau-co-xo-hoa-co-bieu-hien-gi.html

Ung Thư Xương Giai Đoạn Cuối

Ung thư xương giai đoạn cuối là khi các tế bào ung thư đã phát triển đến đỉnh điểm, từ trong xương, chúng lan sang các cơ quan khác trong cơ thể như gan, phổi, não,… gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.Giống như các loại ung thư khác, bệnh ung thư xương cũng được phân làm các giai đoạn dựa trên sự phát triển và tình trạng di căn của khối u cùng các tế bào ung thư. Theo đó, khi bệnh được phát hiện ở những giai đoạn đầu – khối u vẫn còn khu trú trong xương thì việc điều trị sẽ thuận lợi và có thể đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân được phát hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn cuối thì việc điều trị bệnh giai đoạn này không còn là chuyện đơn giản, thậm chí, điều khả thi nhất mà người ta có thể nghĩ đến chỉ là làm sao kéo dài được tuổi thọ được ngày nào hay ngày đó,…

* Khi bệnh bước vào giai đoạn cuối, ung thư xương có những triệu chứng khá rõ ràng:

– Cơ thể bị suy nhược trầm trọng: Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, hay đổ mồ hôi trộm, chóng mặt, thiếu máu và đặc biệt là sụt cân nhanh mà không rõ nguyên nhân. Đây là những biểu hiện đặc trưng xuất hiện khi khối u xương bị tổn thương, đồng thời cũng là dấu hiệu để người bệnh nhận biết ra bệnh để có phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp,…

– Gia tăng tần suất các cơn đau: Lúc này các cơn đau xuất hiện thường xuyên và kéo dài, đau nặng hơn về đêm, nhất là những lúc nghỉ ngơi thì đau nhiều hơn khi vận động.

– Xuất hiện nhiều khối u bất thường ở xương: Các khối u này lớn dần về kích thước, sưng to, gây ra hiện tượng đau sâu trong tủy xương, vùng da xuất hiện khối u thường ấm hơn các vùng da khác và có màu hồng, do khối u làm tăng tuần hoàn máu dưới da.

Trường hợp khối u xuất hiện ở gần cột sống sẽ gây ra tình trạng chèn ép tủy và dây thần kinh cột sống, làm chân tay tê nhói, các chi suy yếu thậm chí có thể liệt chi, tê liệt thần kinh,…Đặc biệt, tại những vị trí khối u xuất hiện, mật độ xương giảm sút khiến xương bị giòn, dễ gãy mặc dù không có những tổn thương nặng hay tác động mạnh.

– Khối u di căn: Đây là triệu chứng nguy hiểm nhất của ung thư xương giai đoạn cuối. Lúc này, tế bào ung thư đã lan sang các cơ quan khác trên cơ thể và tùy vào vị trí mà khối u di căn đến sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau, mỗi cơ quan sẽ có những triệu chứng riêng biệt. Ví dụ, khi khối u di căn sang phổi sẽ khiến người bệnh khó thở, tràn dịch màng phổi, ho dai dẳng,… Nếu khối u lan sang gan, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng vàng da,… Ngoài ra, các cơ quan như thận, não, mắt,… cũng là những bộ phận mà tế bào ung thư xương có thể di căn đến.

* Phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư xương giai đoạn cuốiĐối với ung thư xương giai đoạn cuối, việc hỗ trợ điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào vị trí, tình trạng khối u lan đến, kích thước khối u và giai đoạn phát triển của bệnh. Nếu bệnh được phát hiện khi khối u đã di căn thì cơ hội kéo dài cuộc sống cho người bệnh thực sự là điều bất khả thi. Lúc này, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp với mục đích cải thiện chất lượng sống, giảm các cơn đau cuối đời cho họ, thường là phương pháp kết hợp xạ trị và điều trị ngoại khoa.

Khi người bệnh bị ung thư xương giai đoạn cuối, người thân cần có những tác động tâm lý giúp tinh thần người bệnh thoải mái, lạc quan, không quá suy nghĩ và suy sụp,… tránh tình trạng cơ thể suy nhược vì lo nghĩ.

======================Lương y. Phạm Quốc KhánhĐiện thoại: 0936.36.2656

Ung Thư Gan Giai Đoạn Đầu

Ung thư gan là một trong các bệnh lý về gan thường gặp. Ung thư gan giai đoạn đầu có tỷ lệ chữa khỏi khá cao, tuy nhiên trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn này vẫn còn rất ít.

Các dấu hiệu của ung thư gan giai đoạn đầu:

– Rối loạn tiêu hóa: Ở giai đoạn sớm, các vấn đề về tiêu hóa do ung thư gan gây nên thường chưa rõ ràng và dễ bị bỏ qua bao gồm tiêu hóa kém, giảm cảm giác thèm ăn, buồn nôn và nôn, cảm giác đầy bụng…

– Đau khu vực gan: Ung thư gan có thể gây một số cơn đau liên tục hoặc ngắt quãng tại vùng bụng trên bệnh phải. Tuy nhiên tình trạng này cũng không quá nghiêm trọng nên thường bị bỏ qua.

– Suy giảm sức khỏe: Ung thư gan khiến chức năng gan suy giảm làm cơ thể gầy, yếu và sút cân nhanh chóng, ngoài ra có thể có hiện tượng nóng sốt và phù nề không rõ nguyên nhân.

– Vàng mắt, vàng da: Chức năng gan suy giảm ở bệnh nhân ung thư gan gây ra tích tụ bilirubin trong cơ thể làm xuất hiện hiện tượng vàng da và ngứa da.

– Nước tiểu có màu tối: Sự tích tụ bilirubin trong máu cũng khiến cho nước tiểu chuyển từ màu vàng sẫm sang nâu.

Điều trị ung thư gan giai đoạn đầu:

Ở giai đoạn đoạn đầu, phương pháp điều trị ung thư gan chủ yếu là phẫu thuật. Loại hình phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tình hình phát triển bệnh và sức khỏe tổng thế của người bệnh. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ phát triển của khối u mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

– Phẫu thuật một phần gan: Nếu khối u chỉ giới hạn trong gan và phần còn lại của gan vẫn khỏe mạnh thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần gan có khối u.

– Phẫu thuật cấy ghép gan: gan của người bệnh được loại bỏ và thay thế bằng một lá gan khỏe mạnh từ người hiến gan.

– Đông lạnh tế bào ung thư: tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách đông lạnh chúng thông qua một dụng cụ chuyên dùng có chứa nitơ lỏng và đưa trực tiếp vào khối u gan.

– Làm nóng tế bào ung thư bằng sóng cao tần: Sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao tạo ra nhiệt độ để làm khô các mô xung quanh khối u dẫn đến mất nước trong tế bào và hoại tử khối u.

– Thuyên tắc mạch hóa chất hoặc phóng xạ: ngăn chặn nguồn cung cấp máu từ động mạch tới khối u đồng thời đưa hóa chất diệt ung thư hoặc chất phóng xạ vào khối u qua đường động mạch.

Để có kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh ung thư gan nên ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi theo chế độ hợp lý trong quá trình điều trị. Ung thư gan là bệnh khó phát hiện ở giai đoạn sớm, bởi vậy mỗi người nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ ngay cả khi không nhận thấy vấn đề nào về sức khỏe để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Ung Thư Phổi Giai Đoạn Đầu

Ung thư phổi giai đoạn đầu, triệu chứng đầu tiên có thể gặp là ho khan kéo dài, lâu ngày không khỏi dù đã uống thuốc nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Do các khối u dù kích thước còn nhỏ có thể chèn vào 1 trong các phế quản khiến cho đường dẫn khí chính đến phổi sẽ kích hoạt các thụ thể ho.

Bên cạnh ho khan, một số bệnh nhân còn có triệu chứng đau rát họng, mất tiếng, thở khò khè vì các tế bào ung thư phát triển và ảnh hưởng đến dây thanh quản.

Cổ họng xuất hiện nhiều đờm bất thường, đờm đặc khi khạc nhổ có thể lẫn cả các tia máu bên trong.

Ho khan, khó thở là dấu hiệu thường gặp ở người bị ung thư phổi giai đoạn đầu, tuy nhiên dấu hiệu này cũng có thể do các bệnh lý về phổi khác gây ra như bệnh viêm phổi, viêm thanh quản. Do đó khi xuất hiện triệu chứng ho dai dẳng lâu ngày, đã uống thuốc mà không đỡ, người bệnh nên đến cơ sở uy tín để thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Triệu chứng đau tức ngực rất dễ nhầm lẫn với bệnh huyết áp cao hoặc các bệnh về tim mạch. Trên thực tế, khi khối u phổi bắt đầu phát triển cũng có thể chèn lên đường thở khiến bạn đau tức ngực, khó thở. Do đó để chắc chắn, hãy đến bệnh viện để làm các xét nghiệm có kết quả chính xác cho mình.

Bị viêm phổi tái phát nhiều lần khi bị ung thư phổi giai đoạn đầu

Nếu bạn thường xuyên bị viêm phổi, viêm phế quản thì có khả năng cao là bị ung thư phổi giai đoạn đầu:

Ung thư phổi giai đoạn đầu bệnh nhân luôn mệt mỏi, chán ăn

Khi bạn thấy mình có những triệu chứng nói trên cùng với tình trạng ăn không ngon, người luôn mệt mỏi thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi giai đoạn đầu vì:

Khi bị chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn đầu thì chắc chắn ai cũng sẽ hoang mang, bối rối và cảm thấy suy sụp, mất phương hướng. Chính vì vậy, để cải thiện bệnh tình thì các bạn cần phải thật bình tĩnh và thực hiện các phương pháp hỗ trợ điều trị sau đây:

Khi điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu thì điều đầu tiên mà người bệnh cần chú ý là phải giữ được tinh thần lạc quan:

Có nhiều người khi biết mình bị ung thư phổi giai đoạn đầu thì tinh thần sẽ suy sụp, bi quan và điều này sẽ khiến bệnh trở nặng hơn rất nhiều. Thay vào đó, chúng ta phải cố gắng giữ cho tinh thần, tâm lý của mình luôn lạc quan, vui vẻ để có thể thực hiện được các phác đồ điều trị, nâng cao tỉ lệ chữa khỏi bệnh hơn.

“Người nhà người bệnh cần luôn ở bên chăm sóc, động viên bệnh nhân thực hiện tốt phác đồ cảu bác sĩ, chia sẻ với bệnh nhân về tình trạng bệnh để giữ được tinh thần tốt nhất.

Bệnh nhân nên tham gia các câu lạc bộ cho người bị ung thư, nói chuyện với các chuyên gia để hiểu rõ hơn về căn bệnh của mình, tránh bị hoang mang, ảnh hưởng xấu đến tinh thần.

Không chỉ khi mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu mà ngay từ khi còn khỏe mạnh, các bạn phải tạo cho mình một lối sống lành mạnh như:

Không hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư phổi vì trong thuốc là có rất nhiều chất độc hại.

Hạn chế uống rượu, bia để tránh làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cũng như nhiều bệnh khác về gan, ruột…

Tránh tiếp xúc với khói bụi, các loại khí độc từ thuốc lá, khói xe, hóa chất có nhiều chất hóa học độc hại để bảo vệ lá phổi được an toàn, khỏe mạnh. Nếu bạn bắt buộc phải tiếp xúc với những chất độc hại này thì cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa cơ thể hiệu quả.

Thường xuyên tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và triệt tiêu các tế bào ung thư phát triển để bệnh được đẩy lùi.

Đồng thời xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh như ăn uống điều độ, rèn luyện cơ thể, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ… để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các tác nhân gây ung thư.

Để điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu thì bạn cần tuyệt đối nghe theo lời khuyên, cách điều trị bệnh của bác sĩ:

Ung thư phổi giai đoạn đầu thì có chữa được hay không? Ung thư phổi giai đoạn đầu có thể sống được bao lâu?

Đây là một câu hỏi mà không thể có câu trả lời chính xác được cho mỗi người bệnh bị ung thư phổi giai đoạn đầu. Bởi vì thời gian sống của người bệnh còn phụ thuộc vào việc chẩn đoán bệnh là ung thư tế bào nhỏ hay tế bào không nhỏ, lành tính hay ác tính như:

Không những thế, tỉ lệ sống trên 5 năm của người bệnh bị ung thư phổi giai đoạn đầu còn phải dựa theo từng giai đoạn phát triển bệnh như sau:

Nếu người bệnh mắc phải ung thư đã lan dần tới hạch bạch huyết lân cận sẽ sống được trên 5 năm khoảng 25%.

Khi bệnh đang ở giai đoạn khư trú thì tỉ lệ sống trên 5 năm của người bệnh có thể cao tới 52%.

Đối với những trường hợp đã di căn nhiều và xa thì tỉ lệ sống được trên 5 năm chỉ khoảng 4% mà thôi.