Ung Thư Xương Điều Ước Thứ 7 / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Điều Ước Thứ 7: Xúc Động Chồng Cõng Vợ Ung Thư Xương Đi Khắp Thế Gian

Câu chuyện “Cõng em đi khắp thế gian” của anh Đinh Văn Mạnh và Lương Thị Hà cùng chiến đấu với căn bệnh ung thư xương và tình yêu của họ đã khiến khán giả Điều ước thứ 7 rớt nước mắt.

[mecloud]WRbNebU630[/mecloud]Chương trình Điều ước thứ 7 số phát ngày 9/5 lại lấy đi nước mắt của khán giả với câu chuyện “Cõng em đi khắp thế gian” của anh Đinh Văn Mạnh và Lương Thị Hà.

Hai người quen nhau trong xóm trọ, ấn tượng với nhau là anh Mạnh trong mắt chị Hà “cũng đẹp trai” nhưng lầm lì ít nói, còn Hà trong mắt anh Mạnh là “xấu nhất xóm trọ” nhưng tấn công “ác quá” nên anh Mạnh đã..đổ. Họ có một đám cưới giản dị.

Nhưng rồi trong một lần đưa vợ ra bến xe, chị Hà bị ngã và gãy chân, sau 4 tháng đóng đinh, rút chỉ xong, vết thương thì liền, nhưng phía bên trong có vẻ không ổn và kết quả là chị Hà bị ung thư xương.

Bác sĩ cho biết, những ngày cuối của chị Hà chỉ tính bằng tháng, nếu cắt chân thì chỉ khoảng 6 tháng mà thôi. Chị Hà đã phải đấu tranh tâm lí, và đau khổ vô cùng khi phát hiện mình đã không còn chân nữa.

Anh Mạnh đã quyết định nghỉ việc để giúp vợ, và anh đã thuyết phục vợ cùng anh chiến đấu với căn bệnh quái ác này vì nếu chị Hà buông xuôi thì anh sẽ mất tất cả.Hàng ngày anh đã cõng chị đi khắp mọi nơi mà không bao giờ dùng xe lăn vì sợ chị Hà mặc cảm.

Khi ở bên cạnh vợ, anh Mạnh đã nói: “Anh đã bỏ cả công việc để chăm sóc cho em. Nếu mất em, anh sẽ chẳng còn gì hết”.

Điều này cũng chính là nguồn động lực lớn nhất để hai người tiếp tục cố gắng từng ngày vươn lên trong cuộc sống. Anh Mạnh cũng chia sẻ thêm rằng: “Khi tôi còn cõng được, tôi còn cảm thấy hạnh phúc”..Từ việc chỉ còn 6 tháng để sống, chị Hà đã có được 1 năm, 10 năm hay 50 năm để cùng sống cùng chồng và con trai vì có tình yêu của chồng tiếp thêm động lực.

Những người làm chương trình Điều ước thứ 7 đã quyết định mang một món quà vô cùng ý nghĩa tới chị Hà và anh Mạnh khi tổ chức cho hai người một “đám cưới” trong mơ tại Đà Nẵng.

Dã Quỳ Video VTV

Thiên Thần Của ‘Điều Ước Thứ 7’ Với Giấc Mơ Làm Tiếp Viên Hàng Không Đã Qua Đời

Cách đây ít giờ, trên trang cá nhân, BTV Diệp Chi của chương trình Điều ước thứ 7 (phát sóng trên VTV3) gửi đi thông tin đau buồn, nữ nhân vật nhí Lê Nguyễn Khánh Linh – cô bé từng gây sốt với điều ước trở thành tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airline đã qua đời.

” Tin dữ đến trong đêm chỉ với một dòng vỡ vụn. Phải ghìm chặt cảm xúc tới giờ này, để làm nốt thứ gọi là “Điều ước thứ bảy” phát sóng sáng mai – là quá sức chịu đựng rồi. Con gái yêu thương ơi, làm sao bây giờ? Làm thế nào để mang nụ cười này trở lại… Bởi vì quá đau đớn cho một lời chia tay…”

Không biết độc giả còn nhớ Khánh Linh, cô bé 10 tuổi có nụ cười tỏa nắng. Cách đây 1 năm, thông tin về việc em may mắn được chương trình “Điều ước thứ 7” giúp đỡ thực hiện mong muốn có 1 ngày trọn vẹn được làm tiếp viên hàng không từng làm xôn xao khắp các trang báo và MXH.

Khánh Linh quê ở Chí Linh – Hải Dương. Em sở hữu gương mặt xinh xắn và tính cách mạnh mẽ, lạc quan. Mẹ của Linh, chị Nguyễn Thị Hiền (SN 1986, quê ở Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương) cho biết, gần 3 năm trước (4/2013), gia đình chị tình cờ phát hiện Linh mắc phải bệnh ung thư buồng trứng.

Thế nhưng trong khi chị rất lo lắng thì Linh lại luôn lạc quan. Dù đang nằm viện điều trị nhưng lúc nào Linh cũng muốn được ra ngoài, được về nhà và đến trường đi học như bao bạn bè khác. “Linh rất ham học. Lúc nào cũng nói với mẹ là sau này con sẽ học thật giỏi, sẽ thi đỗ ĐH, đi làm, nuôi mẹ, giúp gia đình trở nên giàu có và bản thân thì trở thành tiếp viên hàng không, giỏi nhiều ngoại ngữ”, chị Hiền từng chia sẻ.

Sau khi chương trình “Điều ước thứ 7” mang tên “Chuyến bay của Linh” phát sóng, nghị lực sống và tinh thần lạc quan của em đã khiến rất nhiều người khâm phục. X uyên suốt chương trình, người ta luôn thấy sự hiện diện của một khuôn mặt ngây thơ không biết mình còn ở trên thế gian bao lâu nữa, là tiếng nói run rẩy nhưng đầy hạnh phúc khi được thỏa ước nguyện của cô bé và là tiếng khóc nghẹn của cả ê kíp, tiếp viên hàng không khi chứng kiến khoảnh khắc xúc động.

Tuy nhiên, căn bệnh ung thư đã mãi mãi cướp đi nụ cười lạc quan của em. Dù biết đó là căn bệnh không thuốc chữa nhưng thông tin Khánh Linh ra đi khiến không ít người phải bàng hoàng, xót xa.

“Buồn quá, vừa tuần trước mới xem lại “Điều ước thứ 7″ tập của bé xong, mong em ra đi thanh thản, sớm siêu thoát để kiếp sau được thực hiện ước mơ của chính em trong kiếp này. Yêu em và thương em nhiều”, nickname T.A viết.

Bệnh Viện E Có Khám Thứ 7 Không, Có Làm Việc Thứ 7 Không?

Thứ Tư, 10-01-2018

Xin chào, trong khu chung cư tôi ở mọi người thường hay khám bệnh tại nhiều bệnh viện lớn, trong đó Bệnh viện E là bệnh viện gần nhà tôi nhất. Tôi muốn hỏi Bệnh viện E có khám thứ 7 không? Những ngày khác trong tuần tôi phải đưa đón con nhỏ đi học nên không thể đi khám bệnh được. Mong chuyên mục cho tôi lời khuyên. (Ái Vân, Hà Nội) Hiện nay, vấn đề khám chữa bệnh ở các các thành phố lớn thường đổ dồn vào những ngày cuối tuần như thứ 7, chủ nhật vì những ngày trong tuần rất khó sắp xếp thời gian thăm khám chữa bệnh. Chính vì điều này, rất nhiều bệnh nhân lựa chọn giải pháp thăm khám tại các bệnh viện hoạt động vào ngày thứ 7, chủ nhật. Để hiểu thêm về những vấn đề này, bạn cần tham khảo những thông tin sau.

Bệnh viện E có khám thứ 7 không?

Bệnh viện E là một trong những địa chỉ Bệnh viện trên địa bàn Hà Nội có làm việc ngày thứ 7, chủ nhật. Việc thăm khám ở Bệnh viện E tương đối thuận lợi trong trường hợp của bạn vì thời gian làm việc ngày thứ 7 và chủ nhật không khác biệt nhiều so với thời gian làm việc giờ hành chính. Chi tiết giờ làm việc của Bệnh viện E như sau:

Thứ 2 đến thứ 6: từ 7 giờ 30 sáng đến 17 giờ 30 chiều.

Thứ 7 – Chủ Nhật: từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều.

Địa chỉ Bệnh viện E

Địa chỉ: 87 – 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 0243 7543 832.

Bệnh viện E là một trong những Bệnh viện Đa khoa Trung Ương hạng I trực thuộc Bộ Y Tế. Từ Năm 1967 đến nay, bệnh viện là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân và nhân dân trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, Bệnh viện E đã phát triển với quy mô hơn 900 giường bệnh với 4 trung tâm, 37 khoa lâm sàng, cận lâm sàng, 11 phòng chức năng. Đội ngũ bác sĩ, y tá, có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết trong hoạt động.

Các dịch vụ đã triển khai

Bệnh viện E đã triển khai khám chữa bệnh đa khoa với các chuyên khoa như: nội, ngoại, sản, nhi, ung bướu, y học cổ truyền, phục hồi chức năng, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt,…

Bệnh viện cũng tiến hành khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người Việt Nam đi học tập lao động tại nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Thực hiện khám sức khỏe tuyển lái xe, khám sức khỏe tuyển dụng và định kỳ cho các cơ quan.

Điều trị tuyến cuối cho các bệnh lý phức tạp về tiêu hóa, cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình, ung bướu, sản phụ khoa, tim mạch,…

Thực hiện tư vấn sức khỏe trực tuyến, đặt khám online tại bệnh viện cho bệnh nhân.

Thực hiện khám và lấy máu xét nghiệm.

Đào tạo y khoa với các trường đại học, học viện y trên địa bàn Hà Nội.

Bệnh nhân đăng ký khám bệnh và đóng lệ phí, nhận hoá đơn.

Cầm hoá đơn và sổ khám bệnh đến phòng khám theo chỉ định và hướng dẫn khi đăng ký khám bệnh.

Bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ (nếu có).

Tuỳ theo tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể được yêu cầu nhập viện điều trị hoặc nhận thuốc và ra về, dùng thuốc theo toa đã chỉ định.

Sơ đồ bệnh viện E

Gặp Truyền Nhân Đời Thứ 7 Chữa Ung Thư Ở Quảng Ninh

Thầy lang Trương Mậu Diện (SN 1942, ở số 26, tổ 2, khu 5 phường Bãi Cháy, Quảng Ninh) được mệnh danh là người chữa bệnh ung thư nức tiếng đất Mỏ. PV báo Đời sống và Pháp luật đã vào cuộc tìm hiểu thực hư bài thuốc đặc biệt có thể cứu nhiều người thoát án tử.

Thầy lang Trương Mậu Diện.

Cứu vớt những bệnh nhân chờ chết?

Sau khi nhận được thông tin về thầy lang chữa bệnh ung thư nổi tiếng dưới chân cầu Bãi Cháy, trong vai một bệnh nhân ung thư, PV đã đến gặp thầy lang Diện để nhờ cậy. Đến nơi, tôi nói mình bị bệnh ung thư, ông Diện nhìn qua sắc mặt và cầm tay bắt mạch rồi bảo: ‘Cậu không phải là người mắc bệnh ung thư mà sức khỏe chỉ hơi yếu thôi. Cậu muốn thử tôi à?’.

Ông Diện bảo rằng, ông chỉ cần quan sát qua sắc mặt là biết người đó có bị bệnh ung thư hay không. Tuy nhiên, ông lại không chữa bệnh bằng cách quan sát bề ngoài. ‘Tôi phải được xem kết quả xét nghiệm của bệnh viện và phác đồ điều trị (nếu có) để biết bệnh tình đang ở giai đoạn nào, đã xạ trị hóa chất chưa. Như thế, mới chữa trị tận gốc mầm bệnh được’, ông Diện nói.

Qua câu chuyện, chúng tôi biết, ông Diện quê gốc ở Thanh Miện, Hải Dương. Đây là vùng đất nổi tiếng về nghề làm thuốc. Gia đình ông cũng có nhiều đời hành nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Từ nhỏ, ông đã được học y lý, y thuật và y đức. Tuy nhiên, ông lớn lên trong thời kỳ đất nước chiến tranh nên đành gác lại đam mê, cầm cây súng đứng lên bảo vệ đất nước. Năm 40 tuổi, sau khi xuất ngũ trở về, ông dồn hết tâm huyết để nối truyền nghề thuốc của gia đình. Tính đến nay, ông đã hành nghề được khoảng 30 năm.

Ông Diện là truyền nhân thứ bảy của bài thuốc chữa bệnh ung thư. Nguồn gốc của bài thuốc là do cụ tổ học được từ các sách y thuật của người Tàu và ứng dụng nghiên cứu ở các đời tiếp theo để có được bài thuốc kỳ diệu như ngày hôm nay. ‘Đây là phương thuốc bí truyền của dòng họ. Tôi không thể tiết lộ. Tất cả các vị thuốc đều được nghiền nhỏ ra, chỉ có người trực tiếp bốc thuốc mới biết đó là vị gì’, ông Diện nói. ông Diện luôn tâm niệm, chữa bệnh là làm phúc cho đời. ‘Khi mới chữa, tôi sẽ tặng cho họ khoảng 1 tuần thuốc miễn phí, thấy thuyên giảm thì đến chữa trị tiếp. Nếu bệnh nhân không có biến chuyển gì, tôi không lấy một xu nào’, ông Diện cho biết thêm.

Chúng tôi đã tìm hiểu một số trường hợp chữa bệnh tại nhà ông Diện để xác minh thông tin. Đó là trường hợp cháu Lê Trung T., mắc bệnh hiếm là loạn sản xơ xương. Gương mặt T. bị biến dạng hoàn toàn. Khối u lớn với các đường gân máu chằng chịt bao phủ toàn bộ khuôn mặt. Thi thoảng, một lượng máu lớn lại chảy ra từ khối u. Gia đình đã đưa cháu đến rất nhiều bệnh viện. Khi cháu được đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương, khối u đã gây đau buốt, chèn ép khoang miệng. ‘Đầu tháng 3/2013, một người có tấm lòng từ thiện đã ngỏ ý, đưa cháu T. ra Hạ Long chữa trị. Sau khi uống thuốc do ông Diện bốc, bệnh tình của cháu đã giảm rõ rệt’, ông Lê Trung Hà, bố đẻ cháu T. cho biết.

Trường hợp khác là ông Nguyễn Tiến Lai, 48 tuổi (thôn Nguyên Xá, xã Đà Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) là bệnh nhân ung thư trung thất phổi. ông Lai khẳng định: ‘Tôi đã điều trị hơn 2 tháng ở K (bệnh viện K Hà Nội), tốn rất nhiều tiền. Sau khi xét nghiệm sinh thiết, siêu âm, bệnh viện kết luận, tôi bị K, kích thước khối u là 3,8mm. Khi biết mình mắc bệnh ung thư, tôi suy sụp hoàn toàn. Một người anh ở Móng Cái (Quảng Ninh) biết tin đã điện về cho tôi, bảo đến gặp ông thầy lang Trương Mậu Diện. Tôi đến cầu Bãi Cháy và nhờ một xe ôm chở vào nhà ông Diện lấy thuốc về uống. Sau khi uống thuốc khoảng một tháng, tôi lại đến bệnh viện K xét nghiệm lại, rất may không phát hiện khối u nữa. Hiện, tôi đã tăng được 6kg’, ông Lai xúc động kể lại.

Ông Nguyễn Tiến Lai – Bệnh nhân ung thư trung thất phổi, nay đã khỏe mạnh nhờ bài thuốc của ông Diện.

Hay trường hợp bà Nguyễn Thị Thanh, 52 tuổi, làng Đa Sĩ, quận Hà Đông, TP.Hà Nội bị ung thư phổi, nay bệnh tình đã thuyên giảm, tăng được khoảng 6kg. Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp khác đã được ông Diện chữa trị mà chúng tôi không thể liệt kê hết.

Chữa bệnh như dụng binh

Ông Diện bộc bạch: ‘Điều đáng tiếc là bệnh nhân đến với tôi thường ở giai đoạn cuối, bệnh viện đã trả về. Bệnh nhân đã trải qua rất nhiều khâu xạ trị và dùng rất nhiều các loại hóa chất, gây khó khăn cho việc điều trị bằng thuốc Nam. Nếu như, bệnh nhân đến sớm hơn, tôi chỉ cần xem qua kết quả siêu âm và bốc thuốc, hiệu quả sẽ cao hơn. Tôi không dám khẳng định là sẽ chữa khỏi 100%, nhưng đối với bệnh hiểm nghèo, còn nước còn tát, cứu được người nào thì phúc ngần ấy’. ông Diện chia sẻ rằng, việc chữa bệnh ung thư phải rất bài bản và khoa học. Tây y chữa bệnh chủ yếu chữa phần ngọn, còn Đông y thì chữa bệnh từ gốc. Tuy nhiên, Đông y cũng cần dựa vào Tây y. Theo đó, bệnh nhân phải đưa kết quả khám, xét nghiệm của bệnh viện hoặc các phác đồ đã điều trị ở các bệnh viện để tham khảo.

Theo ông Diện, chữa bệnh ung thư giống như đánh đồn Tây, muốn đánh một lô cốt, cần rất nhiều loại vũ khí. Chữa bệnh ung thư cũng cần rất nhiều loại thuốc, mỗi loại giống như một thứ vũ khí để đánh tan mầm mống bệnh. Mỗi căn bệnh thường có nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Ví dụ, nếu u não, bệnh nặng thì hay buồn ngủ, lúc tỉnh, lúc mê. U phổi, người bệnh bị ho; u dạ dày thì nôn, chảy máu; u gan thì chướng bụng. Thầy thuốc Đông y phải hiểu tường tận về cơ chế phát bệnh để biết đâu là mầm bệnh. Khi tìm ra mầm bệnh, phải biết dùng thuốc nào để tiêu diệt nó. Mỗi một bệnh nhân có cơ chế sinh học khác nhau nên phải am hiểu loại thuốc cần hàm lượng bao nhiêu và ứng dụng ra sao.

Đặc biệt, đối với bệnh nhân ung thư ác tính giai đoạn cuối, phải nghiên cứu rất kỹ. Hay các trường hợp đã xạ trị hóa ở bệnh viện thì thầy thuốc phải biết cách bốc thuốc linh hoạt, hợp với bệnh nhân đó mới hiệu quả.

‘Không thể biết được con số chính xác bao nhiêu bệnh nhân đã khỏi bệnh bởi có nhiều người khỏi hay không cũng chẳng báo lại. Tuy nhiên, trường hợp nào báo, tôi đều ghi lại. Nếu bệnh nhân tìm đến tôi sớm thì cơ hội kéo dài sự sống sẽ nhiều hơn. Còn bệnh nhân nào đã bị bệnh viện trả về, tôi vẫn cố gắng hết mình’, ông Diện chia sẻ.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bác sỹ Phạm Tùng, Giám đốc bệnh viện Quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết: ‘Ông Trương Mậu Diện (tổ 2, khu 5 phường Bãi Cháy, Quảng Ninh) rất nổi tiếng với bài thuốc chữa bệnh ung thư. Tôi không dám khẳng định hiệu quả của bài thuốc đến đâu vì chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra kết luận cụ thể. Theo tôi được biết, có nhiều trường hợp ‘cầm án tử’ trong tay nhưng nhờ bài thuốc của ông Diện mà vẫn sống đến tận bây giờ’.