Ngồi Xổm Bị Đau Đầu Gối, Dấu Hiệu Ung Thư Xương?

Em năm nay 18 tuổi, bị đau vùng đầu gối đã hơn 2 tháng nay. Khi đi lại không cảm thấy đau, khi ngồi xổm rất đau, đau ở trong khớp gối nên không thể ngồi xổm được, sờ xung quanh thì không thấy đau và không có khối u.

Ngoài ra thỉnh thoảng chỉ đau một tí ở các khớp khác. Em đi khám bác sĩ cho thuốc uống nhưng không hết mà còn nặng hơn. Không biết có phải là em lao động nặng và đi lại rất nhiều nên mới bị tổn thương xương? Em đi thử máu theo giấy của bác sĩ thì cho kết quả là CRP 0.29 và ASLO 38.5, không biết có bị ung thư xương hay không?

Chào em,

Theo như bạn mô tả chúng tôi nghĩ bạn có thể bị rách sụn chêm của gối và mảnh rách kẹt vào giữa khớp gối.

Triệu chứng hay gặp của bệnh này là thường bệnh nhân có tiền căn chấn thương (đôi khi bệnh nhân không để ý). Bệnh nhân vẫn đi lại bình thường nhưng một hôm nào đó tự nhiên khi co duỗi gối bỗng cảm thấy đau lói ở gối, gối bị kẹt gấp cũng không được mà duỗi cũng không xong, phải lựa thế lắc gối thì mới duỗi gối ra được. Đôi khi ngồi xổm làm mảnh sụn rời kẹt vào khớp gây đau.

Triệu chứng này có thể xuất hiện một hay nhiều lần với tần suất xảy ra khác nhau. Nguyên nhân là do mảnh rách của sụn chêm ở gối kẹt vào giữa lồi cầu đùi và mâm chày gây kẹt khớp và gây đau.

Sụn chêm gối là hai mảnh sụn nằm ở giữa lồi cầu và mâm chày ở bên trong và bên ngoài. Sở dĩ có tên sụn chêm vì nằm chêm giữa hai cấu trúc lồi cầu đùi ở trên và mâm chày ở dưới. Chức năng của miếng sụn này là làm giảm lực tác động lên lồi cầu và mâm chày khi đi, góp phần giữ vững khớp gối.

Những người bị lấy bỏ sụn chêm ở độ tuổi quá sớm sẽ dễ bị hư khớp gối hơn những người còn sụn chêm. Sụn chêm có thể bị rách do chấn thương vùng gối hay có thể rách thoái hóa ở người lớn tuổi.

Để chẩn đoán rách sụn chêm, các bác sĩ sẽ có một số cách khám nhằm phát hiện sụn bị rách. Chụp cộng hưởng từ cho phép nhìn thấy sụn chêm bị rách và có thể tiên lượng một phần về điều trị như khâu lại hay cắt bán phần sụn chêm. Chẩn đoán chắc chắn nhất vẫn là nội soi khớp gối để nhìn trực tiếp mảnh sụn bị rách và sẽ xử trí cùng lúc.

Về điều trị. Nếu miếng sụn rách lớn, vùng rách nằm ở vùng có máu nuôi và bệnh nhân còn trẻ thì có chỉ định làm nội soi khớp để khâu lại. Nếu miếng rách lâu đã hư hay nằm ở vùng không có máu nuôi trên bệnh nhân lớn tuổi có thể cắt bỏ một phần sụn chêm qua nội soi khớp. Nội soi khớp gối có ưu điểm tuyệt đối so với mổ mở trong phẫu thuật cắt hay khâu sụn chêm.

AloBacsi.vnTheo Th.S-BS Tăng Hà Nam Anh – Tuổi Trẻ

Chân thành cảm ơn.

Ngồi Xổm Bị Đau Đầu Gối, Có Phải Dấu Hiệu Ung Thư Xương?

Chào bác sĩ,Em năm nay 18 tuổi, bị đau vùng đầu gối đã hơn 2 tháng nay. Khi đi lại không cảm thấy đau, khi ngồi xổm rất đau, đau ở trong khớp gối nên không thể ngồi xổm được, sờ xung quanh thì không thấy đau và không có khối u. Ngoài ra thỉnh thoảng chỉ đau một tí ở các khớp khác. Em đi khám bác sĩ cho thuốc uống nhưng không hết mà còn nặng hơn. Không biết có phải là em lao động nặng và đi lại rất nhiều nên mới bị tổn thương xương? Em đi thử máu theo giấy của bác sĩ thì cho kết quả là CRP 0.29 và ASLO 38.5, không biết có bị ung thư xương hay không? (Bạn đọc)

Theo như bạn mô tả chúng tôi nghĩ bạn có thể bị rách sụn chêm của gối và mảnh rách kẹt vào giữa khớp gối.

Triệu chứng hay gặp của bệnh này là thường bệnh nhân có tiền căn chấn thương (đôi khi bệnh nhân không để ý). Bệnh nhân vẫn đi lại bình thường nhưng một hôm nào đó tự nhiên khi co duỗi gối bỗng cảm thấy đau lói ở gối, gối bị kẹt gấp cũng không được mà duỗi cũng không xong, phải lựa thế lắc gối thì mới duỗi gối ra được. Đôi khi ngồi xổm làm mảnh sụn rời kẹt vào khớp gây đau.

Triệu chứng này có thể xuất hiện một hay nhiều lần với tần suất xảy ra khác nhau. Nguyên nhân là do mảnh rách của sụn chêm ở gối kẹt vào giữa lồi cầu đùi và mâm chày gây kẹt khớp và gây đau.

Sụn chêm gối là hai mảnh sụn nằm ở giữa lồi cầu và mâm chày ở bên trong và bên ngoài. Sở dĩ có tên sụn chêm vì nằm chêm giữa hai cấu trúc lồi cầu đùi ở trên và mâm chày ở dưới. Chức năng của miếng sụn này là làm giảm lực tác động lên lồi cầu và mâm chày khi đi, góp phần giữ vững khớp gối.

Những người bị lấy bỏ sụn chêm ở độ tuổi quá sớm sẽ dễ bị hư khớp gối hơn những người còn sụn chêm. Sụn chêm có thể bị rách do chấn thương vùng gối hay có thể rách thoái hóa ở người lớn tuổi.

Để chẩn đoán rách sụn chêm, các bác sĩ sẽ có một số cách khám nhằm phát hiện sụn bị rách. Chụp cộng hưởng từ cho phép nhìn thấy sụn chêm bị rách và có thể tiên lượng một phần về điều trị như khâu lại hay cắt bán phần sụn chêm. Chẩn đoán chắc chắn nhất vẫn là nội soi khớp gối để nhìn trực tiếp mảnh sụn bị rách và sẽ xử trí cùng lúc.

Về điều trị. Nếu miếng sụn rách lớn, vùng rách nằm ở vùng có máu nuôi và bệnh nhân còn trẻ thì có chỉ định làm nội soi khớp để khâu lại. Nếu miếng rách lâu đã hư hay nằm ở vùng không có máu nuôi trên bệnh nhân lớn tuổi có thể cắt bỏ một phần sụn chêm qua nội soi khớp. Nội soi khớp gối có ưu điểm tuyệt đối so với mổ mở trong phẫu thuật cắt hay khâu sụn chêm.

AloBacsi.vnTheo Th.S-BS Tăng Hà Nam Anh – Tuổi Trẻ

Chân thành cảm ơn.

Thường Xuyên Nhức Đầu Gối Về Đêm, Nam Sinh Bất Ngờ Phát Hiện Ung Thư Xương

Wu là một nam sinh viên 18 tuổi, người Trung Quốc. Cách đây vài tuần, Wu đột nhiên bị đau đầu gối phải. Vì nghĩ chỉ là bệnh vặt nên ông bà của Wu khuyên cậu chỉ cần xoa bóp bằng rượu thuốc. Tuy nhiên, bố mẹ sinh viên này lại cảm thấy bất an về tình trạng của con nên đã quyết định đưa Wu đến Bệnh viện gần nhà để thăm khám.

Kết quả chụp X-quang cho thấy khối u bất thường ở đầu gối. Kết quả sinh thiết xác nhận Wu bị ung thư xương.

Là người tiếp nhận và điều trị cho sinh viên này, BS Weng Hongkai cho biết: “Bệnh nhân không hề có vết thương ở đầu gối phải nhưng lại bị đau. Theo lời kể, cậu ta thường đau vào ban đêm nhất là khi đang ngủ. Tại vị trí đau, nếu sờ kĩ có thể thấy khối u hơi gồ lên”.

Với trường hợp của Wu, bác sĩ chỉ định điều trị bằng hóa trị liệu trước để khối u teo nhỏ, sau đó tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u và cuối cùng là tái tạo xương tự thân.

“Tái tạo xương tự thân là một phương pháp thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư xương. Trước hết, phần xương có khối u sẽ được cắt bỏ; tiếp đó, nó được đưa vào môi trường nitơ lỏng để tiêu diệt tế bào ác tính; cuối cùng xương được đưa trở lại vị trí đã cắt bỏ. Sau khi xương đã ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng hóa chất” – BS Weng chia sẻ.

Từ trường hợp của Wu, BS Weng nhấn mạnh rằng, mọi người không nên chủ quan với các cơn đau bất thường trong xương khớp. Chuyên gia này cho biết, hầu hết các khối u xương thường xuất hiện ở người trẻ. Theo lý giải, ở giai đoạn này, xương phát triển với tốc độ nhanh nhất, nên cũng dễ làm phát sinh đột biến. Trong trường hợp đột biến xảy ra ở vùng gen khiến tế bào phân chia không kiểm soát thì khối u sẽ hình thành.

Ung thư xương có thể xuất hiện ở bất kỳ một vị trí xương nào, nhưng có khoảng trên 50% bệnh nhân ung thư xương xuất hiện ung thư ở những xương dài như cánh tay và chân. Có khoảng 50% trường hợp bị ung thư xương ở đầu dưới của xương đùi hoặc đầu trên của xương chày, vùng xung quanh khớp gối thường hay gặp khối u hơn cả.

Cơn đau do khối u xương ở người trẻ cũng dễ bị nhầm với các cơn đau tăng trưởng.

“Điểm giống nhau là cả 2 loại đau này thường xảy ra về đêm cho đến gần sáng. Vị trí đau thường ở đầu xương và các khớp. Khởi đầu, cơn đau thường mơ hồ nhưng sau đó rõ từng đợt ngắn trong xương, rất khó chịu” – BS Weng phân tích.

Tuy nhiên, đau do ung thư xương lại có một số điểm đặc trưng, để chúng ta có thể nhận biết. Cụ thể, cơn đau do khối u sẽ diễn ra dai dẳng và ở một vị trí cố định, khi vận động sẽ càng đau, đôi khi sờ thấy một khối u.

Do đó, để phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư xương, các chuyên gia khuyến cáo trẻ sau 12 tuổi có chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng độ tuổi, cần được quan tâm nếu trẻ có triệu chứng đau vô cớ trong xương. Nếu có bất kỳ triệu chứng khả nghi, nên đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Minh Nhật Theo Health

Giãn Dây Chằng Đầu Gối

Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối

Giãn dây chằng đầu gối diễn ra như thế nào?

Chẩn đoán hình ảnh giãn dây chằng

Phương pháp điều trị giãn dây chằng đầu gối hiệu quả tại ACC

Giãn dây chằng đầu gối có gây biến chứng?

Giãn dây chằng đầu gối nên làm gì?

Ước tính có khoảng 70% trường hợp chấn thương thể thao gây tổn thương dây chằng, phổ biến là giãn dây chằng đầu gối. Kết quả chụp X quang thông thường không phát hiện ra vấn đề này nên nhiều người thường bỏ sót việc chẩn đoán và không chữa trị kịp thời, dẫn đến các biến chứng tổn thương sụn chêm và thoái hóa khớp gối. Theo thời gian nếu không tích cực chữa trị, người bệnh có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng đến khả năng vận động.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối

Khớp gối bị giãn dây chằng là hậu quả của nhiều nguyên nhân:

– Chấn thương khi chơi thể thao, xoay người chuyển tư thế quá nhanh, chân bị xoắn vặn đột ngột, nhảy quá cao và tiếp đất với chân trụ không vững, thường gặp ở các môn bóng đá, thể dục dụng cụ, nhảy xa, nhảy cao…

– Vận động thường ngày không đúng cách, chạy nhảy sai tư thế hoặc bị va đập mạnh.

– Với người cao tuổi, quá trình lão hóa xảy ra, kéo theo dây chằng khớp gối dễ bị tổn thương.

Cấu tạo của khớp gối bao gồm: xương, sụn, bao khớp, dịch khớp, gân, các đầu cơ, dây chằng, các dây thần kinh đi ngang qua và các đầu mút dây thần kinh… Khớp gối có vai trò nâng đỡ cơ thể vững chắc, chịu một lực rất lớn với trọng lực gần như toàn bộ cơ thể (từ khớp gối trở lên). Sự vững chắc và linh hoạt của khớp gối được đảm bảo bởi dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Trong đó, dây chằng chéo trước dễ bị tổn thương nhất, nghĩa là giãn hoặc đứt. Tình trạng dây chằng bị kéo giãn nhưng không đứt hẳn xảy khá phổ biến.

Trong giai đoạn đầu, người bệnh thấy đau nhức, khó chịu, đầu gối sưng và bầm tím, hạn chế vận động.

Sau một thời gian xuất hiện hiện tượng teo cơ tứ đầu đùi (cơ nằm phía trước đùi). Khi đó, sự liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng gối không vững (lỏng gối), biểu hiện qua các triệu chứng:

– Dễ vấp ngã khi đi nhanh hoặc chạy nhanh, mất cảm giác bám đường.

– Đôi khi bị kẹt khớp ở một tư thế nào đó, phải gập duỗi gối mới về lại bình thường.

– Khó điều khiển chân như mong muốn, nhất là khi đi dốc hoặc cầu thang.

– Khó khăn khi chơi thể thao, lực chân không còn mạnh và chính xác như trước.

Chẩn đoán hình ảnh giãn dây chằng

Thông thường sau mỗi chấn thương, người bệnh được yêu cầu chụp X-quang. Tuy nhiên, chụp X quang chỉ có thể thấy hình ảnh rạn nứt xương, không phát hiện tổn thương dây chằng.

Để đánh giá mức độ giãn dây chằng, xác định có rạn hoặc rách sụn chêm hay không, cần tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Phương pháp điều trị giãn dây chằng đầu gối hiệu quả tại ACC

Có không ít vận động viên thể thao, cầu thủ bóng đá bị chấn thương gối hoặc giãn dây chằng đã chữa trị thành công tại Phòng khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ ( ACC).

Với phương châm “không dùng thuốc, không phẫu thuật”, ACC mang đến phương pháp điều trị bảo tồn an toàn, hiệu quả cao. Đối với bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương dây chằng khớp gối, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết: chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI đầu gối bên đau.

Tùy mức độ tổn thương dây chằng, các bác sĩ chuyên khoa ACC sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:

Phương pháp Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống điều chỉnh cấu trúc khớp sai lệch, giúp giảm đau, hỗ trợ lưu thông máu, kích thích cơ thể tự phục hồi.

Các bài tập vật lý trị liệu giúp khớp gối vững hơn, tăng cường cơ, khắc phục teo cơ tứ đầu đùi. Mỗi bài tập được thiết kế riêng biệt với từng bệnh nhân, nhằm cải thiện tình hình khớp gối ở mỗi người.

Trị liệu laser mô tế bào sâu cấp IV kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào, cải thiện tuần hoàn.

Sóng xung kích Shockwave tác động vào những điểm đau, các mô cơ xương và dây chằng bị tổn thương, giảm đau và khôi phục khả năng vận động.

Bổ sung dưỡng chất Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM để cải thiện chức năng của sụn khớp, phục hồi sụn và phần mô mềm bị tổn thương.

Trong hơn 12 năm hoạt động, ACC luôn đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật theo tiêu chuẩn hiện đại nhất của Hoa Kỳ, tuyển dụng đội ngũ bác sĩ giỏi từ Hoa Kỳ, Canada, Pháp, NewZealand, Hàn Quốc…. Phòng khám cam kết mang đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh xương khớp tối ưu, giúp bệnh nhân khôi phục vận động nhanh chóng, sớm trở lại cuộc sống khỏe mạnh bình thường.

Giãn dây chằng đầu gối là một chấn thương thường gặp. Vì vậy trong quá trình sinh hoạt và lao động hàng ngày, chúng ta nên đi đứng cẩn thận, không vội vàng, tránh va đập gây sang chấn, trật khớp gối. Với người chơi thể thao cần khởi động kỹ, có phương tiện bảo vệ khi chơi, sân bãi và thời gian chơi phù hợp để hạn chế chấn thương.

Nếu người bệnh chủ quan không điều trị sẽ khiến đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng:

– Đứt dây chằng: Dây chằng bị giãn, nếu hoạt động quá mức có thể gây đứt, khả năng khả năng vận động của khớp yếu hơn, quá trình nhận và truyền lực từ bên ngoài bị hạn chế.

– Tổn thương sụn chêm: Sụn chêm là phần bọc ngoài cùng của xương chày và ổ khớp gối. Liên kết ở các đầu xương lỏng lẻo khiến mâm chày di động, gây chèn ép sụn chêm, dẫn tới biến dạng hoặc rách. Khi đó, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, ma sát mạnh gây đau.

– Thoái hóa khớp: Tình trạng lỏng khớp gối do giãn dây chằng nếu kéo dài sẽ làm tổn thương phần xương sụn ở khoang trong, khoang ngoài hoặc bánh chè, ảnh hưởng chức năng vận động của khớp.

Giãn dây chằng đầu gối nên làm gì?

Sau chấn thương, người bệnh rất khó để xác định mức độ tổn thương của dây chằng. Lúc này, chỉ có thể xử trí bằng cách chườm đá lạnh có bọc vải hoặc nilong để giảm đau, phù nề và hạn chế chảy máu (không chườm đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể làm phỏng lạnh). Nếu đang hoạt động cần dừng lại ngay, nằm yên tại chỗ, kê cao chân, cố định khớp.

Tuyệt đối không chườm nóng, sử dụng các loại cao vì càng làm cho đầu gối sưng hơn, dây chằng và cơ bị căng, khó co về trạng thái bình thường.

Lưu ý: bệnh nhân và người nhà không được tự chẩn đoán hoặc điều trị nếu không có chuyên môn. Một số trường hợp giãn dây chằng nhẹ thấy có thể tự phục hồi nên đã chủ quan không đi khám, nhưng 1 – 2 tháng sau đó bị tái phát trở lại, vận động càng khó khăn hơn. Chưa kể nếu không được hướng dẫn tập luyện phục hồi đúng cách, sụn chêm càng sưng to, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Vì vậy, dù tổn thương nặng hay nhẹ, người bệnh cũng cần đến ngay cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị hiện đại để thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn.

Ung Thư Xương Giai Đoạn Đầu

Ung thư xương giai đoạn đầu ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, phổ biến nhất là xương dài ở cánh tay và chân. Ung thư xương bắt đầu khi các tế bào có lỗi trong gene, khiến tế bào không kiểm soát được sự phân chia rồi tích lũy với nhau để tạo thành khối u có khả năng xâm lấn các cấu trúc gần đó hoặc di căn đến những cơ quan xa của cơ thể.

Cấp độ ung thư cho biết tốc độ phát triển của ung thư xương. Có 3 cấp độ ung thư xương là nhẹ – trung bình và nặng. Ở cấp độ nhẹ, các tế bào ung thư khá giống tế bào bình thường của xương, phát triển chậm và chưa di căn đến các vị trí khác của cơ thể. Khi đến cấp độ nặng, tế bào ung thư xương trông khá bất thường, phát triển nhanh và lan sang các bộ phận khác.

Giai đoạn ung thư xương mô tả kích thước khối u và xác định nó đã di căn đến khu vực khác hay chưa để các bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tương ứng. Giai đoạn đầu của ung thư xương gồm giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Giai đoạn 1: ung thư giới hạn trong xương, không lây lan sang các khu vực khác trong cơ thể. Sau khi xét nghiệm sinh thiết, ung thư xương ở giai đoạn 1 là cấp thấp nhưng cũng rát nguy hiểm.

Giai đoạn 1A: ung thư hoàn toàn phát triển trong xương, khối u có thể chèn ép vào thành xương gây nên những vết sưng tấy nhưng chưa phát triển ra ngoài xương.

Giai đoạn 1B: ung thư cấp đọ nhẹ phát triển ra ngoài xương.

Giai đoạn 2: ung thư xương ở cấp độ trung bình, giới hạn trong xương và không lây lan sang các khu vực khác trong cơ thể hay các hạch bạch huyết xung quanh.

[img]https://3.bp.blogspot.com/-bE3n5iuwAVA/WhZQQy4eDpI/AAAAAAAAANo/wefXxITdUfwHis5Bhnbg9HqvD3Yz7YUlQCPcBGAYYCw/s320/ben-thoai-hoa-da-khop.jpg[/img]

Triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng ung thư xương có khuynh hướng thay đổi chậm và phụ thuộc nhiều vào vị trí của khối u:

Sờ thấy mềm mềm hoặc có những cơn đau bất thường ở khu vực khối u: đau kéo dài và đau nhiều về đêm khi bệnh nhân nghỉ ngơi, cơ bắp thư giãn. Nếu triệu chứng này xảy ra ở trẻ em, nhiều người sẽ nhầm tưởng tới họ bị bong gân hoặc thay đổi của xương do đến tuổi dậy thì.

Sưng vù ở khu vực xương bị ung thư: biểu hiện mờ nhạt ở giai đoạn đầu và đôi khi bệnh nhân không cảm thấy gì nếu xương bị ung thư nằm sâu trong mô thịt.

Nếu khối u phát triển gần khớp bệnh nhân thường cử động khó khăn, ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn bộ chi. Ung thư nằm ở xương sống có thể gây sức ép lên các dây chằng khiến chi bị yếu, tê liệt hoặc đau nhói.

Toàn thân mệt mỏi, sụt cân, sôt cao, ra mồ hôi,…

Phẫu thuật là phương pháp điều trị không thể thiếu cho những bệnh nhân bị ung thư xương ở giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và một phần xương lành cùng với các mô lành xung quanh khối u để giảm nguy cơ tái phát ung thư xương ở gần vị trí bạn đầu.

Vì ở giai đoạn đầu ung thư còn khá nhỏ nên chúng ta sẽ không bị loại bỏ hoàn toàn xương của chi. Bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ kim loại để thay thế cho phần xương bị loại bỏ.

Hóa trị và xạ trị được dùng bổ sung hỗ trợ cho phương pháp phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u, loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại và phòng ngừa ung thư xương tái phát.

https://gai-cot-song-389.blogspot.com/2023/08/hoi-chung-dau-co-xo-hoa.html

https://hoi-chung-cang-co.blogspot.com/2023/08/Dau-co-xo-hoa-co-bieu-hien-gi.html