Cập nhật vào 23/12
Ung thư amidan (khẩu cái) thuộc ung thư ác tính vùng tai mũi họng, là ung thư vùng họng có tỷ lệ tử vong cao nhất. Biết được triệu chứng bệnh sẽ giúp bạn phát hiện bệnh giai đoạn sớm, cơ hội điều trị thành công, tăng tiên lượng sống cao. Ung thư amidan là gì?
Amidan được gọi trong y khoa với cái tên là amidan khẩu cái, bạn có thể dễ dàng quan sát amidan bằng cách đứng trước gương và mở miệng ra. Ung thư amidan là một loại ung thư thuộc vùng tai mũi họng. Đây là tình trạng các tế bào amidan biến đổi ác tính bất thường và gặp phổ biến nhất ở những người trên 50 tuổi.
Theo thống kê ở các bệnh viện ung bướu thì cho thấy những người bệnh ung thư amidan đa phần phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn vì thế việc điều trị là rất khó khăn, thường tỉ lệ tử vong rất cao.
Hiện phương pháp điều trị ung thư amidan chủ yếu vẫn là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Song song với đó, bệnh nhân có thể dùng thêm các loại thảo dược để tăng hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Nấm lim xanh Quảng Nam hiện được đánh giá tích cực bởi tác dụng tuyệt vời mà dược liệu này mang lại cho bệnh nhân ung thư. Một số dược chất trong nấm lim xanh: Ling zhi-8 protein, Glycoprotein, Nucleotid, Peptidoglycans… có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư, ức chế quá trình di căn. Sử dụng nấm lim xanh rất an toàn, không gây tác dụng phụ.
Amidan có tổ chức biểu mô và mô liên kết vì vậy cấu trúc khối u ác tính của nó cũng chia thành các loại như sau:
Ung thư biểu mô amidan: thường gặp là thể hỗn hợp loét thâm nhiễm. Sau nữa là thể tăng sinh, loét, thâm nhiễm. Loại ung thư biểu mô thường hay gặp nhất ở Việt Nam (90%).
Ung thư lympho biểu mô: được miêu tả như là sự ung thư hoá cùng một lúc các tổ chức biểu mô và lympho của amidan. Loại ung thư này thường ở amidan vòm và rất ít phát triển ở amiđan khẩu cái.
Di căn hạch: Trong thực tế, ta thường phát hiện hạch di căn ở cổ, còn bệnh tích nguyên phát ở amidan thì không biểu hiện rõ. Có trường hợp sau 1-2 năm mới phát hiện thương tổn ở amidan.
Triệu chứng ung thư amidan như thế nào?
Triệu chứng thông thường và dễ phát hiện nhất của ung thư amidan gồm đau họng, đau amidan, loét miệng không lành. Một số triệu chứng khác như sau:
Hơi thở có mùi
Khó nuốt, khi nuốt hoặc ăn uống có cảm giác vướng trong họng (trường hợp bướu còn nhỏ), hoặc nuốt đau như mắc xương cá (khi bướu đã lớn hơn)
Đau lan đến tai
Chảy máu, khạc hoặc ho ra máu
Ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể thấy cứng hàm, há miệng hạn chế hoặc không há miệng được.
Khó thở do khối u lớn đè bít đường thở.
Sưng hạch bạch huyết ở cổ: Khối hạch kích thước bằng ngón tay cái dễ dàng nhận thấy và có thể di động qua lại bên cổ. Triệu chứng này cũng rất thường gặp, chiếm tỉ lệ khoảng 78%.
Khi ung thư amidan đã di căn đến các cơ quan khác, bệnh nhân có thể bị ho kéo dài, đau lưng, đau xương hoặc đau nhức toàn thân…
Một số triệu chứng ở trên cũng có thể gặp ở các bệnh lý lành tính khác của tai – mũi – họng, ví dụ như viêm amidan. Do đó không phải cứ xuất hiện các triệu chứng trên là đã bị ung thư amidan. Ngược lại, bệnh nhân cũng không nên quá chủ quan khi gặp phải những triệu chứng này, tránh để bệnh tiến triển sang những giai đoạn muộn hơn.
Ung thư amidan khác gì so với viêm amidan?
ThS-BS Võ Quang Phúc – Phó giám đốc BV Tai Mũi Họng chúng tôi giải thích, dù viêm amidan và ung thư amidan khó có thể phân biệt nhưng không phải là hết cách. Viêm amidan thường do nhu mô amidan viêm nhiễm, trong khi ung thư lại do tế bào ác tính sản sinh ở các nhu mô amidan. Ở BN viêm amidan, nếu bị cấp tính, thường sốt, đau họng một bên hoặc hai bên, khó nuốt, khó thở. Nếu bị viêm amidan mạn tính thường khạc ra những hạt bã đậu (giống hạt cơm tấm, cơm nát) có mùi rất hôi. Hạch ở cổ sưng to, đau và sẽ xẹp, biến mất sau khi uống thuốc. Trong khi, ở BN ung thư, biểu hiện bệnh tiềm tàng: không sốt, ít sốt, chỉ có cảm giác nuốt vướng, cổ có hạch nhưng lại không đau, không sưng. Nếu uống thuốc, hạch cũng không mất đi, ngược lại ngày càng cứng và to ra.
Làm thế nào để biết được chính xác mình có bị ung thư amidan hay không?
Dựa vào những triệu chứng nêu trên có thể chưa kết luận chính xác được bạn bị ung thư amidan. Do vậy nếu thấy cơ thể có dấu hiệu sức khỏe bất thường, bạn nên đến bệnh viện, phòng khám để được các bác sĩ có chuyên môn kiểm tra, chẩn đoán bệnh.
Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh án và kiểm tra sức khỏe. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện một vài xét nghiệm sau đây nếu cần thiết:
Chọc hút bằng kim nhỏ (bác sĩ sẽ lấy ra một lượng nhỏ mô khỏi amidan bằng kim và kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi)
Xét nghiệm máu
Chụp X-quang
Chụp cộng hưởng từ
Chụp cắt lớp phát xạ positron.
Nguyên nhân ung thư amidan là gì?
Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá
Vệ sinh răng miệng kém
Người bị suy giảm miễn dịch HIV
Từng cấy ghép nội tạng
Từng phẫu thuật cắt amidan nhưng bị sót mô còn lại
Mặc dù ung thư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng độ tuổi trên 50 cần cẩn trọng hơn.
Điều trị ung thư amidan như thế nào?
Phác đồ điều trị dành cho bệnh nhân ung thư amidan sẽ được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn của bệnh, loại ung thư amidan, tình trạng sức khỏe của người bệnh và mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị.
Nhìn chung, có ba phương pháp điều trị thường hay sử dụng nhất trong điều trị ung thư amidan:
Phẫu thuật: Hầu hết bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ phần mô ung thư. Trong trường hợp bệnh nhân phát hiện bị ung thư ở giai đoạn I hoặc II có thể chỉ cần điều trị bằng phẫu thuật đơn độc mà không cần xạ trị hoặc hóa trị.
Xạ trị: Phương pháp này có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật nhằm làm tăng hiệu quả điều trị và tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Hóa trị: Hóa trị sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt ung thư. Nếu bạn bị ung thư amidan, bạn có thể cần điều trị hóa chất trước khi bước vào giai đoạn điều trị chính để giúp co lại khối u ung thư. Cách này được dùng khi bệnh đã nặng, giúp giảm sự phát triển ung thư, kéo dài mạng sống cho người bệnh.
Theo Bệnh viện Quân y 103, sau khi điều trị bệnh, việc theo dõi bệnh phải đều đặn ít nhất 2 tháng 1 lần trong 2 năm đầu (là giai đoạn hay gặp tái phát u hoặc tái phát hạch) từ năm thứ 3 trở đi thì 3 tháng khám lại 1 lần, sau đó năm thứ 4 thứ 5 thì 6 tháng khám lại 1 lần. Phải kiểm tra kĩ về tai mũi họng để tìm thương tổn tái phát hoặc xuất hiện một ung thư thứ hai đồng thời phải khám kĩ hạch cổ và chụp phổi cứ 6 tháng 1 lần, sau đó 1 năm 1 lần để phát hiện di căn xa.
Như vậy, ung thư amidan nguy hiểm, tiến triển nhanh chóng. Các triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn. Do vậy, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bạn nên đi kiểm tra để điều trị kịp thời, tăng thời gian sống.