Ung Thư Xương Có Lây Không / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

【Tìm Hiểu】Lao Xương Khớp Có Lây Không?

Bệnh lao xảy ra do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis tấn công. Bất kì bộ phận nào của cơ thể đều có thể bị vi khuẩn này tấn công. Trong đó, bệnh lao xương là tình trạng nhiễm khuẩn của hệ thống xương khớp do trực khuẩn lao. Đây là tình trạng lao ngoài phổi phổ biến. Lao xương khớp được coi là lao thứ phát, do vi khuẩn lao sau khi đã qua phổi hoặc hệ thống tiêu hoa sẽ theo đường máu hoặc hạch bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó của hệ thống cơ xương khớp gây bệnh. Bệnh lao xương khớp có thể bị đơn độc hoặc kèm theo lao tại phổi hay tại cơ quan khác.

Lao xương khớp có lây không?

Bệnh lao nói chung, lao xương khớp nói riêng đều có khả năng lây truyền, nếu có hiện tượng phát tán vi khuẩn lao ra ngoài. Các đường lây bệnh lao bao gồm:

– Đa số vi khuẩn lao lây truyền trong không khí do bệnh nhân ho khạc, hắt hơi, thậm chí là nói chuyện. Người khỏe hít phải các giọt bệnh phẩm nhỏ li ti bay lơ lửng trong không khí và nhiễm bệnh.

– Bệnh có thể lây qua các vết cắt hoặc sây sát trên da và niêm mạc mắt họng.

– Thai phụ truyền trực khuẩn lao cho thai nhi trong thời kì có bầu.

Bệnh lao có thể xảy ra rất sớm ngay trong giai đoạn nhiễm lao. Trẻ càng nhỏ, bệnh lao sơ nhiễm càng dễ xảy ra. Nếu phát hiện và điều trị chậm, vi khuẩn lao sẽ xâm nhập vào máu, gây tổn thương ở nhiều bộ phận như màng não, hạch, xương khớp… Người cao tuổi cũng có thể mắc những bệnh lao thể nặng.

Làm thế nào để ngăn việc lây bệnh?

Với lo lắng của bạn, có thể xử trí bằng cách: đưa bố bạn đi khám xem ngoài lao xương còn lao ở cơ quan nào khác không (đặc biệt lưu ý đến lao phổi là bệnh lao dễ lây nhất). Cần cho bác uống thuốc lao đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Thường xuyên dùng khẩu trang che miệng nhất là khi ở gần và tiếp xúc người bệnh, mỗi khi ho, hắt hơi, cười. Nên cho bệnh nhân sống cách ly, không nên cho con bạn tiếp xúc trong ít nhất khoảng thời gian khoảng 2-3 tuần kể từ khi điều trị thuốc lao. Bệnh nhân nên ở phòng thoáng khí nghỉ ngơi nâng cao thể trạng. Lao ở người già thường nặng, nếu có điều kiện bạn nên đưa bố vào bệnh viện điều trị. Những người tiếp xúc với bác nên khám và chụp X-quang phổi để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh lao. Cần có biện pháp theo dõi cẩn thận, tránh vi khuẩn lao lây lan.

Chúc bố bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Ung Thư Hạch Có Lây Không?

Ung thu hạch có lây không?

Hạch được phân bố khắp cơ thể con người, từ các phủ tạng, ổ bụng cho đến các phần mềm dưới da, thường thấy nhất là hạch vùng cổ, nách, bẹn…Ung thư hạch (ung thư hạch bạch huyết) xuất phát từ các tế bào lympho trong hạch, bộ phận hoạt động như hệ thống miễn dịch của cơ thể, trực tiếp giam giữ vi rút, vi trùng khi chúng xâm nhập cơ thể và gián tiếp tiêu diệt chúng.

Một số dấu hiệu biểu hiện ung thư hạch sớm là hạch sưng có thể xuất hiện ở vùng cổ, dưới cánh tay, nách… Ở giai đoạn sau, bệnh có một số biểu hiện khác như đau ở một số vị trí trên cơ thể, sốt, đổ mồ hôi nhiều…

Không ít người rất ngại trò chuyện, ăn uống, bắt tay… với bệnh nhân mắc ung thư hạch do suy nghĩ ung thư hạch có lây. Vậy thực chất, ung thư hạch có lây không? Các bác sĩ cho biết, ung thư hạch không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Chính vì vậy, tâm lý xa lánh bệnh nhân ung thư là hoàn toàn không có cơ sở.

Nguyên nhân gây ung thư hạch là gì?

Nguyên nhân gây ung thư hạch chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ung thư hạch bạch huyết có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em cũng có nguy cơ mắc căn bệnh ác tính này.

Ung thư hạch có hai dạng chính là u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. U lympho Hodgkin phổ biến trong độ tuổi 15 – 35 tuổi và trên 50 tuổi trong khi đó u lympho không Hodgkin phổ biến ở những người lớn tuổi, trung bình trên 60 tuổi.

Một số yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư hạch là:

Hệ miễn dịch suy yếu: những người mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch, phải dùng thuốc để kiểm soát hệ miễn dịch, những người ghép tạng… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

Béo phì

Chế độ ăn nhiều thịt, chất béo ít rau xanh và hoa quả tươi

Phơi nhiễm phóng xạ: nhiều nghiên cứu chỉ ra, những nạn nhân của các vụ tai nạn lò phản ứng hạt nhân có nguy cơ phát triển u lympho không Hodgkin. Một số bệnh nhân điều trị bằng phương pháp xạ trị, ví dụ như u lympho Hodgkin cũng có nguy cơ tiến triển thành u lympho không Hodgkin giai đoạn sau, đặc biệt là ở những người kết hợp điều trị với hóa chất.

Tiếp xúc với chất độc hại qua thuốc trừ sâu, diệt cỏ

Những người da trắng như Mỹ và một số nước châu Âu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người da màu

Nhiễm vi rút EBV, một số vi khuẩn HP, vi rút viêm gan C cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư hạch ở một số vị trí nhất định trên cơ thể

Tiền sử gia đình có anh chị em mắc ung thư hạch thì nguy cơ mắc của bạn sẽ cao hơn nhiều lần, đặc biệt là ở những cặp sinh đôi.

Ung Thư Vú Có Lây Không?

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ung thư vú có lây không là lo lắng của nhiều người, đặc biệt là những người có người thân trong gia đình mắc bệnh.

Bệnh ung thư vú có lây không?

Ung thư vú bắt đầu từ sự phát triển bất thường của bất kì tế bào nào tại vú, thường bắt đầu từ các tế bào trong ống dẫn tạo sữa hoặc các tiểu thùy… ung thư vú có 5 giai đoạn phát triển, phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư càng cao. Ở giai đoạn sớm nhất, cơ hội sống cho người bệnh có thể lên tới trên 90%.

Rất nhiều người lo lắng ung thư vú lây nhiễm mà có tâm lý xa lánh, ngại tiếp xúc với người bệnh bên cạnh đó cũng có nhiều người mắc bệnh sợ sẽ lây bệnh sang con gái của họ. Vậy thực chất bệnh ung thư vú có lây không?

– Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư vú không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Vì vậy, tâm lý ngại tiếp xúc, xa lánh bệnh nhân ung thư là hoàn toàn không có cơ sở.

Ở một khía cạnh khác, xét về góc độ di truyền, ung thư vú không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ. Điều này cũng dễ gây hiểu lầm rằng bệnh lây lan trong gia đình.

Một số gen đột biến có thể gây ung thư vú là:

BRCA1 và BRCA2: khoảng 70% nữ giới mang hai loại gen đột biến này có thể phát triển thành ung thư vú trước độ tuổi 80 tuổi.

ATM

PT53

STK11

CDH1

PTEN

CHEK2…

Phòng bệnh ung thư vú như thế nào?

Thực tế, nguyên nhân gây bệnh ung thư vú vẫn chưa được xác định rõ và có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, cách phòng bệnh vẫn được các chuyên gia khuyên là hạn chế tối đa các yếu tố làm tăng nguy cơ và khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì, đặc biệt với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Một số phương pháp phòng bệnh được các bác sĩ khuyến cáo:

Có chế độ ăn uống khoa học, ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn hàng ngày. Một số thực phẩm được khuyên dùng là bắp cải, súp lơ xanh, cà rốt, đậu nành..

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Hạn chế tiếp xúc trong môi trường có khói thuốc

Sinh con ở độ tuổi hợp lý

Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư sớm có thể phát hiện bệnh ngay khi chưa có biểu hiện, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm, ngay ở giai đoạn tiền ung thư… Khám xét nghiệm ung thư vú thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để xác định chính xác tình trạng bệnh. Một số xét nghiệm có thể bao gồm xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CA 153, chụp X quang vú, siêu âm tuyến vú màu…

Ung Thư Có Lây Qua Đường Hô Hấp Không, Có Lây Nhiễm Hay Không?

Ung thư có lây qua đường hô hấp không là nỗi băn khoăn của khá nhiều người. Ung thư là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, được xếp vào nhóm bệnh không lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe và nhiều vấn đề khác đối với cơ thể người bệnh. Ung thư có lây qua đường hô hấp không?

Ung thư có lây qua đường hô hấp không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Rất nhiều người suy nghĩ chưa chính xác về căn bệnh này khiến kỳ thị những người bị bệnh.

Bệnh ung thư có lây qua đường hô hấp không?

Ung thư không lây qua đường hô hấp. Đó là câu trả lời chắc chắn của các bác sĩ bệnh iện Ung Bướu Việt Nam. Các bác sĩ khẳng định rằng ung thư được xét vào nhóm các bệnh không lây nhiễm. Đặc biệt bệnh không hề lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc da thịt.

Chính vì thế người bệnh không nên lo lắng ung thư lây lan. Bởi lẽ căn bệnh này là do virus từ bên trong cơ thể gây ra. Không chịu tác động từ môi trường bên ngoài cho nên không hề lây lan. Một số trường hợp di truyền từ đời này qua đời khác vì sự đột biến gen. Thay đổi cấu trúc gen trong gia đình sẽ tăng nguy cơ ung thư hơn gấp nhiều lần bình thường.

Một số nguyên nhân dẫn tới ung thư cao

22 % ca tử vong do hít thuốc lá hoặc ngửi khói thuốc lá. Hút thuốc lá được kể đến hàng đầu, đây là nguyên nhân của 30% trong tổng số các loại ung thư ở người, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tụy, dạ dày. Chế độ ăn nhiều chất mỡ động vật, ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại – trực tràng và ung thư vú. Ngược lại, chế độ ăn ít chất béo, nhiều rau, hoa quả và các ngũ cốc dạng nguyên hạt, có thể làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư.

Ăn ít rau xanh và các loại trái cây tươi;

Lười vận động;

Uống nhiều rượu bia và các chất kích thích khác;

Ô nhiễm không khí, phơi nhiễm hóa chất độc hại. Ở nước ta, thuốc trừ sâu diệt cỏ dùng phổ biến trong nông nghiệp là yếu tố nguy cơ gây ung thư.

Lao động chân tay tiếp xúc với nhiều hóa chất khi không bảo hộ lao động cao dẫn tới ung thư;

Bệnh ung thư có lây nhiễm hay không?

Ung thư có lây qua đường hô hấp không sẽ không còn là câu hỏi khó của nhiều người. Bệnh do một số yếu tố tác động khiến sức khỏe dần yếu đi và hệ miễn dịch bị xâm hại.

Có khoảng 10% bệnh nhân bị tổn thương gen sẵn trong cơ thể. Tổn thương gen này có thể di truyền nhưng cũng có thể không di truyền cho đời sau. Chỉ một số trường hợp hiếm hoi mới mắc phải gen di truyền này khiến bệnh khó chữa trị. Khoảng 50% số con sẽ bị chứng gen di truyền ung thư này. Nhưng số rất ít gen lại sinh ra ung thư nên đôi khi nhận gen di truyền nhưng lại không gây ra ung thư như dự tính.

Một số it những loại ung thư gây di truyền đời sau bao gồm:

5 sai lầm phổ biến về ung thư – VnExpress

Ung thư không lây lan nhưng bạn nên biết các giai đoạn mắc bệnh để chữa trị phù hợp nhất.

Giai đoạn I: Bộ phận trong cơ thể bắt đầu xuất hiện các khối u ác tính;

Giai đoạn II: Các tế bào ung thư bắt đầu phát triển, dẫn tới một số triệu chứng mờ nhạt;

Giai đoạn III: Các tế bào ung thư hình thành thành các khối u lớn;

Giai đoạn IV: Tế bào ung thư đã lan xa khỏi nơi ban đầu, sang hạch bạch huyết và đến nhiều cơ quan khác.

Phương pháp điều trị bệnh cho bệnh nhân ung thư mỗi giai đoạn một khác nhau. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn I và II thì khả năng cắt bỏ khối u để lành bệnh được thực hiện nhanh. Nhưng nếu ung thư kéo dài tới giai đoạn II và IV thì phải áp dụng xạ trị, hóa trị và nhiều phương pháp phẫu thuật khác.

Trả lời câu hỏi ung thư có lây qua đường hô hấp không như trên sẽ giúp mọi người an tâm hơn. Biết cách chăm sóc bệnh nhân ung thư đúng cách sẽ mang tới cho họ sức khỏe và khả năng chống chọi bệnh tốt nhất.