Ung Thư Xương Cẳng Chân

1. Nguyên nhân và triệu chứng điển hình của ung thư xương cẳng chân

Ung thư xương cẳng chân là loại ung thư thường gặp ở nam giới, phổ biến trong độ tuổi dậy thì, từ 12-20 tuổi. Theo thông kê, tỉ lệ nam giới mắc bệnh ung thư xương cẳng chân cao gấp đôi so với nữ giới. Đặc biệt, bệnh có xu hướng phát triển ở những người có chiều cao vượt mức trung bình.

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra ung thư xương cẳng chân. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, căn bệnh này có thể xuất phát từ các loại gene di truyền hoặc do hậu quả của một loại bệnh khác, cụ thể là retinoblastoma – một loại u võng mạc, là tiền đề của ung thư xương. Ngoài ra, nếu từ thời niên thiếu, người bệnh từng điều trị các bệnh ung thư khác bằng xạ trị thì cũng có nhiều khả năng họ phải đối mặt với ung thư xương cẳng chân sau này.

Các triệu chứng điển hình nhất ở những bệnh nhân ung thư xương cẳng chân chính là tình trạng sưng đau cẳng chân. Hiện tượng này thường diễn ra vào ban đêm hoặc khi người bệnh thư giãn, tập thể dục. Trong trường hợp khối u phân bố ở khu vực đầu gối có thể khiến bệnh nhân bị đau nhức khớp gối và gặp khó khăn trong việc di chuyển, vận động. Khi khối u to dần, sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy, nóng ấm ngoài da, người bệnh cũng có thể sờ thấy rõ khối u trên chân.

Lưu ý, các triệu chứng của ung thư xương khá giống với biểu hiện bong gân hoặc nhức xương ở tuổi dậy thì. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường trên cơ thể, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế uy tín để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

2. Một số phương pháp điều trị ung thư xương cẳng chân

Theo các chuyên gia, phẫu thuật được cho là phương pháp điều trị chính đối với những bệnh nhân ung thư xương cẳng chân. Cụ thể, người bệnh có thể tiến hành một trong 2 loại phẫu thuật sau:

Đây là phương pháp cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cẳng chân của bệnh nhân- nơi có chứa khối u và các tế bào ung thư. Theo đó, thủ thuật phẫu thuật sẽ được lên kế hoạch và thực hiện đúng quy chuẩn để sau khi kết thức, cơ bắp và da sẽ hình thành một dải quấn quanh xương cụt. Cũng vậy, việc cắt bỏ xương chi phải đảm bảo phù hợp với chân giả, để sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể sử dụng chân giả dễ dàng mà không gặp khó khăn trong việc di chuyển, vận động.

Mục đích của phương pháp này là nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư mà vẫn giữ được cẳng chân cho bệnh nhân. Thủ thuật này rất phức tạp, yêu cầu bác sĩ phẫu thuật phải giàu kinh nghiệm và có những kĩ năng đặc biệt. Bởi chúng đòi hỏi bác sĩ phải cắt bỏ hoàn toàn khối u mà vẫn giữ được gân, mạch máu và các dây thần kinh xung quanh. Đặc biệt, sau phẫu thuật bảo tồn chi, bệnh nhân có thể bị liệt tạm thời và mất khoảng 1 năm để phục hồi khả năng đi lại như bình thường.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phương pháp này không khả thi, nhất là khi khối u đã lan rộng ra khắp chân. Khi đó, phẫu thuật cắt cụt chi là giải pháp duy nhất.

Bên cạnh phẫu thuật, các bác sĩ có thể kết hợp một số phương pháp khác như hóa trị, xạ trị để giúp bệnh nhân đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị.

Các Triệu Chứng Ung Thư Xương Cẳng Chân

cac trieu chung ung thu xuong cang chan

Chào bác sĩ! Tôi là nam năm nay 23 tuổi. Trong khoảng 1 năm trở lại đây, tôi thường thấy hai ống chân của mình có biểu hiện đau đớn, khó chịu. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của tôi. Thời gian đầu, tôi có nghi ngờ là biểu hiện do đá bóng nhiều. Tuy nhiên càng về sau, khi tôi đã ngừng chơi bóng thì các cơn đau còn xuất hiện nhiều hơn nữa, mặc dù không có chấn thương hay va chạm gì. Xin bác sĩ cho biết đó có phải là triệu chứng ung thư xương cẳng chân không ạ? Tôi vô cùng lo lắng. Mong được bác sĩ tư vấn cụ thể cho tôi về căn bệnh này. Cảm ơn bác sĩ!

Trả lời:

Thông thường, đây là dạng ung thư xương phổ biến ở nam giới, và thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên, thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì. Đối với nam giới có nhiều nguy cơ u xương cẳng chân ác tính hơn, thậm chí là cao gấp 2 lần so với nữ giới và thường gặp ở những người có chiều cao vượt trung bình.

Thường xuyên đau nhức chân có thể là dấu hiệu của ung thư xương cẳng chân

Nguyên nhân của tình trạng ung thư xương cẳng cân có có thể phát sinh là do gene di truyền hoặc hậu quả của một dạng ung thư khác. Ví dụ như tình trạng retinoblastome – đây là loại u phát triển trong võng mạc và cũng có thể nói là là tiền để của bệnh ung thư xương cẳng chân. Chính vì vậy, nếu như còn trẻ bạn từng được xạ trị đối với các dạng ung thư khác thì cũng có nhiều khả năng bạn phải đối mặt với ung thư xương cẳng chân.

Triệu chứng ung thư xương cẳng chân

Những dấu hiệu ung thư xương chân phổ biến nhất chính là tình trạng sưng, đau ở cẳng chân, đôi khi có thể nhìn rõ khối u bướu. Một số trường hợp bệnh nhân mắc ung thư xương cẳng chân cảm thấy đau nhiều vào ban đêm hoặc khi tập thể dục.

U xương ác tính do ung thư xương cẳng chân cũng thường phân bố ở xung quanh khu vực đầu gối. Và trong một số trường hợp hiếm gặp thì ung thư xương cẳng chân có thể di căn từ xương tới các dây thần kinh hay mạch máu ở các chi. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn.

Đối với ung thư xương cẳng chân, di căn là thuật ngữ y học hay được dùng để chỉ tình trạng các tế bào của khối u ban đầu đã phát triển ra khỏi vùng ung thư và di chuyển tới các mô, tổ chức khác.

Đối với trường hợp của bạn, bạn cảm thấy đau nhiều về đêm hoặc khi vận động rất có thể đay là triệu chứng ung thư xương cẳng chân. Tuy nhiên cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Chính vì vậy, nếu muỗn biết chính xác tình trạng bệnh để chẩn đoán chính xác xem mình mắc bệnh gì và có phương án điều trị bệnh kịp thời, tốt nhất là bạn nên đi khám, chụp x-quang và làm các xét nghiệm để sớm phát hiện ra chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

Khi bị đau nhức chân về ban đêm hoặc lúc vận động, hãy cẩn thận với căn bệnh ung thư xương cẳng chân

Với những bệnh nhân ung thư xương cẳng chân, ung thư xương chân hoặc bất cứ bệnh ung thư nào khác thì việc sử dụng các phương pháp điều trị thích hợp để giảm nhẹ triệu chứng và điều trị bệnh hiệu quả cũng là hết sức cần thiết. Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện chức năng các cơ quan trong cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều yếu tố nguy hiểm do bệnh ung thư gây ra. Cùng với đó hãy nhanh chóng đến cư sở y tế để thăm khám.

DS: Ngần/doisongbiz.com

Cách Giảm Đau Ung Thư Xương Chân Tại Nhà

Ung thư xương là bệnh lý hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên, xuất hiện khi có những tế bào phát triển bất thường trong xương tập hợp với nhau tạo thành khối u ác tính có khả năng xâm lấn tới các mô xung quanh và di căn tới nhiều vùng khác nhau trên cơ thể. Các biện pháp giảm đau ung thư xương chân tại nhà mà bạn có thể áp dụng là:

Ngâm chân, lăn bóng và đặt chân lên đá

Ngâm chân: Bệnh nhân ung thư xương có thể ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút vào cuối mỗi ngày. Tốt nhất là người bệnh nên ngâm chân trong nước ấm có pha chút muối. Nước ấm có tác dụng là làm thư giãn cho các cơ ở chân. Ngoài ra, muối còn có đặc tính là chống nấm và chống khuẩn cực tốt nên sẽ giúp bạn loại bỏ mùi hôi chân cũng như giảm đau hiệu quả.

Lăn bóng: Việc đau nhức chân có thể do ung thư xương hoặc do gân bàn chân bị căng. Đây là gân chạy dọc từ ngón chân tới gót chân. Khi đó, gân có thể bị viêm và gây viêm cân gan bàn chân. Để thư giãn cho gân này thì bạn có thể sử dụng quả bóng tennis bao quanh gót chân, giúp giảm đau hiệu quả.

Đặt chân lên đá: Bệnh nhân cũng có thể thu được hiệu quả tương tự như phương pháp lăn bóng khi đặt bàn chân lên chai nước lạnh có phủ khăn bên ngoài. Cái lạnh này có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng viêm đau ở chân do ung thư xương hoặc các vấn đề viêm xương khớp khác.

Massage, kéo giãn mắt cá chân và kéo khăn ​Massage: Đây là phương pháp có tác dụng tăng cường lưu thông máu tới chân, giúp tuần hoàn máu tốt hơn, giảm đau cho bệnh nhân ung thư xương chân hiệu quả. Khi massage, bạn có thể sử dụng kem dưỡng da đi kèm. Khi tiến hành, chúng ta đặt ngón tay cái lên bàn chân hoặc gần khu vực có khối u, massage chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó làm ngược lại chiều kim đồng hồ. Thực hiện liên tục ít nhất 15 phút sẽ giúp thư giãn và giảm đau hiệu quả.

Kéo giãn mắt cá chân: Bạn có thể xoay vòng mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ 10 lần, sau đó lại đổi theo chiều ngược lại. Tiếp tục đổi sang chân bên kia và mỗi bên thực hiện 10 lần. Động tác này giúp thư giãn mắt cá chân và củng cố cơ ở xương khớp hiệu quả hơn, giảm đau cho bệnh nhân ung thư xương chân hay mắc các vấn đề ở xương khác.

Kéo khăn: Trong khi ngồi, chúng ta có thể đặt một chân trên bàn cà phê hay ghế nệm trước mặt, giữ cho chân thẳng. Tiếp theo, sử dụng chiếc khăn hoặc áo phông quanh bàn chân hoặc vị trí bị đau, nắm chặt hai đầu khăn với hai bàn tay, nhẹ nhàng kéo nó về phía bạn sao cho bắp chân và gót chân căng ra. Tiếp tục giữ khoảng 15 giây rồi thả lỏng và đổi chân.

Theo VNN

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/ca…am-dau-ung-thu-xuong-chan-tai-nha-396241.html

Nam Sinh Mất Một Chân Vì Ung Thư Xương

Đầu trọc lốc do truyền hóa chất, chân trái bị cắt đến tận đùi còn cánh tay cắm đầy dây truyền hóa chất, khiến Chử Đức Liêm (20 tuổi, ở Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) trông thật khổ sở. Ngồi trên giường bệnh, cậu sinh viên năm hai có khuôn mặt hiền lành và nụ cười dễ mến khiến người đối diện vừa cảm phục vừa xót xa.

Bệnh tật hiểm nghèo khiến mọi việc quanh em trở nên khó khăn, kể cả những việc đơn giản nhất. Liêm không thể tự đi lại nên mọi sinh hoạt đều diễn ra tại chỗ. Thời gian này Liêm bắt buộc trải qua 7 đợt điều trị, mỗi đợt kéo dài 7 ngày với chi phí khoảng 4 triệu đồng. Trong đó, 2 ngày điều trị bằng hóa chất, 5 ngày truyền dịch.

Liêm hy vọng sẽ khỏi bệnh để đi học tiếp và trở thành nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa. Ảnh: Tiểu Nguyễn.

Tuy nhiên, chỉ cách đây vài tháng, Liêm vẫn còn là cậu sinh viên với cặp kính cận trí thức, mái tóc để cua, toát lên vẻ “mọt sách” đúng chất của dân Sử. Liêm cho biết, căn bệnh hiểm nghèo đeo đuổi ngay khi em học lớp 10, và bắt đầu đổ bệnh.

Năm 2008, chân Liêm có mụn lạ và thấy đau. Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán em bị ung thư xương nên chuyển sang bệnh viện K2 (Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) điều trị. Để tránh mầm bệnh lây lan, em phải cắt bỏ chân trái đến ngang đùi. Đợt điều trị ấy Liêm mất 7 tháng không thể đến trường.

Sau lần phẫu thuật cắt xương, Liêm quyết tâm vào đội tuyển học sinh giỏi Sử của trường và đoạt giải Nhì cấp thành phố Hà Nội năm 2010. Sau đó em thi đỗ vào khoa Lịch sử, ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 2011. Đầu năm nay, em bị ho ra máu kéo dài, bác sĩ chắc chắn bệnh ung thư xương đã lan lên phổi.

Khuôn mặt gầy rộc vì thức đêm, nước da ngăm đen, cô Mai (mẹ Liêm, 53 tuổi) chỉ biết khóc khi nhắc tới con trai. Hằng đêm, đợi con truyền hóa chất xong, 2-3h sáng người mẹ mới dám đi ngủ. Để tiết kiệm chi phí, cô nép mình nằm một góc nhỏ cạnh con. Do không chịu được hóa chất nên Liêm thường xuyên nôn mửa. Có hôm, 2h30 sáng, vừa truyền dịch xong, cậu lại bị nôn.

Cô Mai cho biết, vợ chồng cô trước là công nhân xây dựng, năm 2005 nghỉ hưu. Liêm bị bệnh, chú Nghị (bố Liêm, 56 tuổi) xin làm bảo vệ ở trình xây dựng còn mẹ quẩy gánh đi bán cháo vỉa hè. Khi bệnh tình con trai nặng hơn, cô Mai không thể đi bán hàng như trước nữa nên gánh nặng cơm áo gạo tiền đổ cả lên vai bố Liêm, khiến ông bị xơ gan. Tiền lương công nhân ít ỏi của anh trai và lương hưu của bố mẹ Liêm không đủ mua thuốc điều trị cho hai người.

Cô Mai gầy rộc người vì chăm cậu con trai. Ảnh: Tiểu Nguyễn.

Ý thức được gia cảnh khó khăn, Liêm không chịu ăn thịt, cá, chỉ ăn chay và yêu cầu làm thức ăn theo ý mình. “Em không mua đồ ăn bên ngoài vì đắt đỏ lắm. May là có dì nấu cơm mang vào cho hai mẹ con nên chuyện cơm nước cũng đỡ một phần”, Liêm mỉm cười giải thích.

Rồi cầu thỏ thẻ tâm sự, muốn khỏi bệnh thật nhanh nhưng cũng lo gia đình vất vả quá sức. “Mẹ luôn động viên nhưng đôi lần, em bắt gặp bà khóc. Em không muốn mẹ ngày đêm vật vờ bên giường bệnh. Em mong bố khỏi bệnh nhanh nhưng làm sao để có nhiều tiền chi trả cho những lần điều trị?”, Liêm nghẹn ngào.

Lo lắng nhưng Liêm không cho phép mình tuyệt vọng bởi “còn nhiều điều đang chờ đợi phía trước, đặc biệt là việc chăm sóc bố mẹ suốt quãng đời còn lại”.

Để quên bệnh tật, hàng ngày, Liêm chăm đọc sách và nghe nhạc. Sách giúp thanh lọc tâm hồn và làm cậu cảm thấy yêu đời hơn hẳn. Những cuốn sách ấy được bạn bè gửi đến như lời động viên an ủi. Không chỉ thầy cô, bạn bè lớp đại học, thầy chủ nhiệm và các bạn cấp 3 của Liêm cũng tới thăm.

“Tuy mọi người không thể thường xuyên đến chơi nhưng những lời nhắn nhủ của họ trên Facebook thực sự khiến em hạnh phúc. Em hy vọng mình sẽ khỏi bệnh để được học tiếp và trở thành một nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa”, Liêm nói và khoe mới được trao giải thưởng Lê Văn Hưu dành cho 10 sinh viên có thành tích học tập tốt nhất khoa Lịch sử.

Tiểu Nguyễn Thông tin nhân vật

Cắt Cụt Chân Để Lấy Khối U Rồi Nối Lại Chân Cho Bệnh Nhi Ung Thư Xương

Khi bé Maxi Richards bị ung thư ở đầu gối, bác sĩ buộc phải cắt cụt chân để loại bỏ ung thư. Với phần chân dưới còn khỏe mạnh, họ không bỏ đi mà nối lại cho Maxi. Tuy nhiên, bàn chân quay gần 180 độ ra sau.

Bé Maxi Richards hiện đã 4 tuổi và đang sống với gia đình ở bang Tasmania, Úc. Vào cuối tháng 10. 2023, khi được 15 tháng tuổi, Maxi đột nhiên không thể đi lại hay đứng được trên chân phải, theo Daily Mail.

Bố mẹ Maxi là ông Greg Richards (31 tuổi) và bà Julie Ford (28 tuổi) đã vội vã đưa con đi khám. Ban đầu, bác sĩ chẩn đoán Maxi bị nhiễm vi rút và yêu cầu tái khám nếu 1 tuần sau chưa khỏi.

Đầu tháng 11.2023, cặp vợ chồng đưa Maxi tái khám. Bác sĩ cho bé chụp X-quang và phát hiện khối u trên đầu gối phải bé.

Họ được yêu cầu chuyển Maxi đến bệnh viện lớn hơn. Tại đây, bé được chụp X-quang và MRI kỹ hơn. Kết luận cuối cùng chẩn đoán Maxi mắc một dạng ung thư xương hiếm gặp gọi là u xương ác tính.

Cả hai vợ chồng gần như sụp đổ. Bà Ford đã khóc rất nhiều. Đến cuối tháng 11.2023, họ được thông báo là ung thư vẫn chưa di căn và có thể điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật và hóa trị.

Maxi phải nằm viện 9 tháng và cần đến 23 đợt hóa trị. Cậu bé cũng phải trải qua ca phẫu thuật khác thường gọi là phẫu thuật xoay đầu gối vào tháng 2.2023. Ca phẫu thuật kéo dài trong 9 giờ.

Theo đó, các bác sĩ cắt bỏ đoạn chân bị ung thư. Đoạn này kéo dài từ phần dưới cùng của xương đùi, qua đầu gối và đến phần trên cùng xương cẳng chân. Phần từ cẳng chân đến bàn chân còn khỏe mạnh sẽ được quay 180 độ ra sau và phẫu thuật nối vào xương đùi. Sau phẫu thuật, chân phải của Maxi sẽ không còn khớp gối và khớp cổ chân sẽ giữ chức năng của khớp gối , theo Daily Mail.

Ca phẫu thuật diễn ra thành công. Vì mất đầu gối và một đoạn xương nên chân phải của Maxi sẽ ngắn hơn chân trái. Cậu bé được thiết kế một chiếc chân giả đặc biệt để lắp vào chân phải. 7 tháng sau ca phẫu thuật, cậu bé đã đi những bước đầu tiên.

Giờ đây, Maxi đã khỏi ung thư và có thể chạy và chơi đùa thoải mái với bạn bè, theo Daily Mail.

Theo Thanh niên

Những sai lầm khi chế biến rau, củ dễ gây ung thư nhiều người Việt mắc phải Rau, củ là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách sẽ dễ gây ngộ độc thậm chí là nguyên nhân mắc bệnh ung thư. Không nên chế biến rau, củ ở nhiệt độ cao trong thời gian dài – Ảnh: Minh…