Đau Nhức Trong Xương Cánh Tay Phải Làm Sao ?

Câu trả lời từ: Chuyên gia tư vấn Vindermen Plus

Chào chị Thảo! Chuyên gia tư vấn nhãn hàng xin giải đáp thắc mắc của chị :

Đau nhức trong xương cánh tay phải làm sao ?

Đau nhức trong xương cánh tay là triệu chứng về bệnh xương khớp thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, nhất là những người làm công việc văn phòng như chị, do đặc thù công việc phải ngồi nhiều, ít vận động nên càng dễ dẫn đến đau xương cánh tay. Bệnh gây mệt mỏi và khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân dẫn đến nhức xương cánh tay có thể là:

Do thiếu canxi, kali, vitamin nhóm B…thường gặp ở những người gầy yếu, thể lực kém, trẻ em đang tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai…

Dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép khiến máu không lưu thông khi ngồi, đứng, nằm sai tư thế, lao động nặng, dân văn phòng, lái xe, người bán hàng… hay mắc phải bệnh lý này.

Thời tiết thay đổi, đang nóng đột ngột lạnh cũng có thể khiến đau xương cánh tay bị nhức mỏi.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn chuyển hóa đái tháo đường, xơ vữa động mạch… cũng gây ra bệnh đau nhức trong xương cánh tay.

Béo phì, thừa cân là một nguyên nhân gây nhức xương cánh tay, khi đó áp lực đè xuống cánh tay nhiều hơn.

Các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm…

Khi bị đau nhức xương trong cánh tay, người bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng, xoa bóp – cách đơn giản để làm giảm đau nhức xương cánh tay. Hoặc chị có thể áp dụng biện pháp chườm nóng, chườm đá (tùy trường hợp) để giúp cánh tay bớt nhức mỏi. Trường hợp hiện tượng đau nhức trong cánh tay nặng thêm, kéo dài, tốt nhất chị nên đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị.

Khi xác định được bệnh căn nguyên gây hiện tượng đau nhức xương cánh tay, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các thuốc điều trị đau mỏi có thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, giãn cơ kết hợp vật lý trị liệu. Đồng thời người bệnh nên bổ sung các vi lượng, khoáng chất như vitamin nhóm B (B1,B2,B6) giảm đau dây thần kinh và các biến chứng thần kinh như chuột rút và các triệu chứng khác do các bệnh xương khớp, bệnh mãn tính gây ra như tình trạng đau nhức xương cánh tay giống trường hợp của chị.

Đồng thời, bổ sung bạch quả Ginkgo Biloba có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ dây thần kinh hay Cao Blueberrey chống lão hóa và ngăn ngừa các gốc tự do. Tránh những đồ uống có cồn như rượu, bia, đồ uống chứa chất kích thích như cà phê,…

Phẫu Thuật Bảo Tồn Cánh Tay Cho Bệnh Nhân Ung Thư Xương

Vừa qua, các y bác sĩ khoa Ngoại bụng 2, bệnh viện K phối hợp với bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã phẫu thuật bảo tồn cánh tay cho nữ bệnh nhân ung thư xương 16 tuổi. Đây là ca phẫu thuật đánh dấu bước tiến mới trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam.

Bệnh nhân may mắn trong trường hợp trên tên Đỗ Thị N. (16 tuổi, quê Thái Bình), nhập viện trong tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài. Sau khi tiến hành chụp chiếu và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư xương cánh tay. Các bác sĩ cho biết, sau khi điều trị hóa chất 6 đợt, bác sĩ bệnh viện K có chỉ định phẫu thuật bảo tồn cánh tay cho bệnh nhân N.

Ekíp phẫu thuật cho bệnh nhân. (Ảnh:Bệnh viện cung cấp).

ThS. Nguyễn Trần Quang Sáng, Khoa Ngoại bụng 2, bệnh viện K một trong những bá sĩ trong ekip phẫu thuật cho biết: “Trước đây thường phẫu thuật cắt cụt cánh tay hoặc cắt đầu trên xương cánh tay của bệnh nhân, sau đó treo phần còn lại vào ổ chảo. Bởi vậy toàn bộ cánh tay sẽ mất chức năng, thậm chí sau một thời gian cánh tay có thể sẽ sệ xuống, làm bệnh nhân khó chịu quay lại xin cắt cụt. Với trường hợp bệnh nhân N. ekip phẫu thuật đã cắt đầu trên xương cánh tay cách khối u trên 2cm để tránh tái phát sớm, dự kiến đoạn xương cắt dài 18cm.

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện tại khớp vai nhân tạo chuôi dài nhất là 13 cm. Do vậy vấn đề khó khăn đặt ra là khi thay khớp vai nhân tạo sẽ làm ngắn chi ảnh hưởng chức năng của khớp. Kíp phẫu thuật đã tiến hành ghép thêm đoạn xương đồng loại sau đó mới đưa chỏm nhân tạo vào khớp vai, giúp phục hồi chức năng chi, khớp cũng như thẩm mỹ cho bệnh nhân”.

Với sự chuẩn bị hết sức kỹ càng, phẫu tích tỉ mỉ ca phẫu thuật với 2 kỹ thuật mới và độ khó cao đã diễn ra thành công. Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định, cánh tay được bảo tồn tiếp xúc tốt.

Như vậy, với kỹ thuật ngày càng hiện đại, bác sĩ điều trị cho người bệnh ung thư xương không chỉ dừng lại với mục đích dài thời gian sống mà còn đảm bảo phục hồi chức năng, hình dáng thẩm mỹ của chi tối đa nhất cho bệnh nhân. Thông thường các ca phẫu thuật sẽ thay khớp, ghép xương tự thân (có cuống mạch và không cuống mạch), ghép xương đồng loại, và các vật liệu thay thế.

Kỹ thuật mới được triển khai đã đánh dấu bước tiến mới trong phẫu thuật ung thư xương tại Việt Nam nói chung, bệnh viện K nói riêng. Là bệnh viện đầu tiên đi đầu trong việc thực hiện kỹ thuật mới này, Bệnh viện K mong muốn, trong tương lai sẽ cập nhật, trao đổi thêm nhiều kỹ thuật mới ứng dụng vào quá trình điều trị cho người bệnh, hướng tới sự phát triển chung của ngành y tế.

Theo các bác sĩ, ung thư xương là ung thư liên kết (sacôm) xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương. Ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu như ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay.

Ung thư xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ. Ung thư xương bao gồm ung thư nguyên phát (xuất phát từ các thành phần của xương) và ung thư thứ phát (các ung thư khác di căn đến). Ung thư xương với đặc điểm ác tính cao, thường di căn sớm, thậm chí ngay vào thời điểm chẩn đoán và thường là di căn phổi. Điều trị ung thư xương cơ bản gồm phẫu thuật, tia xạ, hóa chất và miễn dịch

Minh Khuê

Nguồn :

Giữ Lại Cánh Tay Cho Nữ Sinh 16 Tuổi Mắc Ung Thư Xương

Sau thời gian đau nhức xương khớp kéo dài, cô gái 16 tuổi được phát hiện mắc ung thư xương cánh tay.

Chiều 28/3, Bệnh viện K (Hà Nội) đã phẫu thuật bảo tồn cánh tay thành công cho một bệnh nhân ung thư xương cánh tay.

Bệnh nhân là Đỗ Thị Liên (đã đổi tên,16 tuổi, trú tại tỉnh Thái Bình) nhập viện trong tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài. Kết quả chụp chiếu và các xét nghiệm giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán cô gái này mắc căn bệnh ung thư xương cánh tay. Sau khi điều trị hóa chất 6 đợt, các bác sĩ đã có chỉ định phẫu thuật bảo tồn cánh tay.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trần Quang Sáng (khoa Ngoại bụng 2, Bệnh viện K) cho biết trước đây thường phẫu thuật cắt cụt cánh tay hoặc cắt đầu trên xương cánh tay của bệnh nhân, sau đó treo phần còn lại vào ổ chảo. Bởi vậy toàn bộ cánh tay sẽ mất chức năng, thậm chí sau một thời gian cánh tay có thể sẽ sệ xuống, làm bệnh nhân khó chịu quay lại xin cắt cụt.

Với trường hợp bệnh nhân Liên, kíp phẫu thuật đã cắt đầu trên xương cánh tay cách khối u trên 2 cm để tránh tái phát sớm, dự kiến đoạn xương cắt dài 18 cm.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, khớp vai nhân tạo chuôi dài nhất là 13 cm. Do vậy, vấn đề khó khăn đặt ra là khi thay khớp vai nhân tạo sẽ làm ngắn chi ảnh hưởng chức năng của khớp.

“Kíp phẫu thuật đã tiến hành ghép thêm đoạn xương đồng loại sau đó mới đưa chỏm nhân tạo vào khớp vai, giúp phục hồi chức năng chi, khớp cũng như thẩm mỹ cho bệnh nhân”, bác sĩ Sáng cho biết.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định, cánh tay được bảo tồn tiếp xúc tốt.

Ung thư xương là ung thư liên kết (sacôm) xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương. Ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu như ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay.

Điều trị ung thư xương cơ bản gồm phẫu thuật, tia xạ, hóa chất và miễn dịch tùy theo giai đoạn và thể giải phẫu bệnh. Hiện nay, việc điều trị kết hợp phẫu thuật với hóa chất sẽ giúp 70% người bệnh kéo dài sự sống thêm 5 năm. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật thường khiến bệnh nhân phải cắt cụt hoặc làm mất đoạn chi ngắn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng chi, cũng như tính thẩm mỹ, người bệnh sẽ mang tâm lý mặc cảm, đặc biệt là với người trẻ tuổi.

Do đó, kỹ thuật mới được triển khai tại Bệnh viện K đối với ca bệnh này đã đánh dấu bước tiến mới trong phẫu thuật ung thư xương tại Việt Nam nói chung.

Đau Nhức Xương Cánh Tay Trái, Phải Là Bị Bệnh Gì?

Đau nhức xương cánh tay trái, phải thường xảy ra do chấn thương trong quá trình lao động và sinh hoạt. Ngoài ra triệu chứng này cũng có thể biểu hiện của hội chứng ống cổ tay, đau mỏi vai gáy, viêm bao gân cổ tay và viêm khớp dạng thấp.

Nguyên nhân gây đau nhức xương cánh tay trái, phải

Đau nhức cánh tay đề cập đến triệu chứng đau, nhức và khó chịu ở cổ tay, khuỷu tay, ống tay và bắp tay. Triệu chứng này có thể khởi phát do tổn thương trực tiếp ở xương cánh tay nhưng cũng có thể là hệ quả do tổn thương ở các cơ quan lân cận.

1. Bong gân

Bong gân là một dạng tổn thương thường gặp, xảy ra khi dây chằng bao quanh xương bị tổn thương do kéo giãn quá mức. Bong gân thường xảy ra khi chơi thể thao, tai nạn trong quá trình làm việc, tai nạn giao thông hoặc té ngã do đi lại,…

Bong gân thường gây đau nhức tại vị trí tổn thương đi kèm với biểu hiện sưng viêm và bầm tím. Thông thường bong gân có thể thuyên giảm sau khi chăm sóc và nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên với những trường hợp bong gân nghiêm trọng khiến dây chằng đứt hoàn toàn, bạn cần đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

2. Gãy xương

Gãy xương thường xảy ra do té ngã và tai nạn. So với bong gân, gãy xương có mức độ nghiêm trọng và thường gây đau nhức xương cánh tay dữ dội. Ở một số trường hợp gãy xương nặng, bạn có thể nhìn thấy chỏm xương nhô ra bên ngoài da.

Gãy xương là một dạng cấp cứu ngoại khoa, vì vậy bạn cần đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Chậm trễ trong việc xử lý xương bị gãy có thể làm mất máu nhiều và gây tổn thương vĩnh viễn.

3. Viêm bao gân cổ tay

Gân là một trong những bộ phận truyền lực đến xương, khớp và cơ bắp. Tuy nhiên việc lạm dụng khớp cổ tay (vận động khớp quá mức) có thể dẫn đến hiện tượng viêm gân. Bệnh lý này có thể gây đau nhức ở vùng cổ tay rồi lan tỏa ra toàn bàn tay và ống tay.

Ngoài triệu chứng đau, viêm bao gân cổ tay còn gây sưng đỏ, nóng ở vùng da bao bên ngoài, khớp phát ra âm thanh khi vận động,…

4. Hội chứng đau vai gáy

Đau vai gáy là bệnh lý thường gặp ở người làm công việc văn phòng, tài xế hoặc người thường xuyên mang vác nặng. Bệnh xảy ra khi vùng cơ ở cổ – vai gáy bị rối loạn, dẫn đến hiện tượng co cứng đột ngột gây đau nhức và tê bì. Với những trường hợp đau vai gáy kéo dài, triệu chứng đau có thể lan tỏa xuống bả vai và xương cánh tay.

5. Chấn thương vòng bít xoay

Chấn thương vòng bít xoay hay còn gọi là chấn thương Rotator cuff. Thuật ngữ này đề cập đến tổn thương ở các dây chằng quanh khớp vai, thường xảy ra sau khi chơi thể thao (cầu lông, tennis).

Tổn thương ở khớp vai có thể gây ra cơn đau lan tỏa sang bả vai, xương cánh tay,… Ngoài ra bệnh lý này còn gây cứng khớp, khó khăn khi nâng/ hạ cánh tay, sưng vùng da xung quanh khớp, khớp phát ra âm thanh khi vận động,…

6. Viêm khớp dạng thấp

Trong đợt bùng phát, viêm khớp dạng thấp có gây đau ở các khớp ngón tay rồi lan tỏa ra toàn bộ xương cánh tay. Bệnh lý này thường gây tổn thương có tính chất đối xứng, vì vậy nếu bị đau nhức cánh tay trái và phải cùng lúc, bạn nên xem xét về nguy cơ mắc bệnh.

7. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là thuật ngữ đề cập đến những triệu chứng phát sinh do dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép. Hội chứng này là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương cánh tay trái, phải.

Tùy thuộc vào mức độ chèn ép mà cơn đau có thể khu trú tại cổ tay hoặc lan tỏa ra bàn tay và toàn bộ cánh tay. Ngoài ra hội chứng này còn gây rối loạn cảm giác ở các đầu ngón tay và hạn chế khả năng vận động.

Điều trị triệu chứng đau nhức xương cánh tay trái, phải

Đau nhức xương cánh tay là một trong những triệu chứng phổ biến và có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Với những trường hợp đau nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà và sử dụng thuốc không kê toa.

Tuy nhiên nếu đau nhức xương cánh tay dữ dội, bạn cần chủ động thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sau được bác sĩ chỉ định.

1. Đối với trường hợp đau nhẹ

Với trường hợp đau nhức xương cánh tay nhẹ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau sau:

Nghỉ ngơi: Hầu hết những cơn đau nhẹ đều khởi phát do tình trạng vận động quá mức. Do đó để cải thiện cơn đau và hồi phục khớp, bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động từ 1 – 5 ngày.

Chườm lạnh: Nếu bị đau nhức do chấn thương sau khi lao động hoặc chơi thể thao, bạn có thể dùng túi chườm đắp trực tiếp lên cánh tay trong vòng 20 phút. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày có thể làm giảm hiện tượng viêm và cải thiện cơn đau rõ rệt.

Sử dụng thuốc không kê toa: Để cải thiện triệu chứng đau nhức xương cánh tay bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê toa như Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen,… Với những trường hợp không có vết thương hở, bạn nên dùng miếng gán hoặc thuốc bôi giảm đau để giảm tác dụng phụ khi sử dụng.

Dùng nẹp: Trong trường hợp bong gân, nên sử dụng nẹp để cố định tay trong vài ngày nhằm giúp ổn định cấu trúc xương khớp và thúc đẩy dây chằng phục hồi.

Xoa bóp: Bạn có thể xoa bóp để làm giảm triệu chứng đau nhức, sưng viêm và phục hồi chức năng của cánh tay. Bên cạnh đó, nên phối hợp với tinh dầu khuynh diệp, dầu gừng, bạch đàn,… để tăng tác dụng điều trị.

Tận dụng thảo dược: Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên như lá lốt, ngải cứu, thiên niên kiện, gừng tươi giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng khớp tổn thương.

Sau khi áp dụng các biện pháp trên, triệu chứng đau nhức xương cánh tay thường có đáp ứng tốt và thuyên giảm chỉ sau 2 – 5 ngày. Với trường hợp bong gân, thời gian phục hồi hoàn toàn có thể mất từ 10 – 12 ngày.

2. Đối với trường hợp đau nghiêm trọng

Đau nhức cánh tay nghiêm trọng thường xảy ra do gãy xương, bong gân nặng hoặc do các bệnh lý xương khớp mãn tính. Trong trường hợp này, bạn nên thăm khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và tiến hành các phương pháp điều trị tương ứng:

Nắn xương, bó bột: Với trường hợp gãy xương cánh tay, bác sĩ sẽ tiến hành nắn xương nhằm định hình cấu trúc và tiến hành bó bột để xương liền lại. Ngoài ra trong thời gian điều trị, bạn cần luyện tập một số động tác được bác sĩ chỉ dẫn nhằm phục hồi chức năng của cánh tay.

Sử dụng thuốc kê toa: Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc để cải thiện cơn đau xương cánh tay như thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau gây nghiện, corticosteroid, methotrexate,… So với thuốc không kê toa, những loại thuốc này đều có hiệu lực mạnh và dễ gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Do đó bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật: Trong trường hợp đứt dây chằng và tổn thương khớp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để chỉnh sửa cấu trúc xương khớp.

Phòng ngừa đau nhức xương cánh tay trái phải

Phần lớn các trường hợp đau nhức xương cánh tay đều khởi phát do chấn thương trong quá trình làm việc và sinh hoạt. Vì vậy bạn có thể giảm thiểu tình trạng này với những biện pháp sau:

Cần khởi động trước khi chơi thể thao, đặc biệt là những bộ môn có cường độ cao như tennis, đá bóng,…

Sử dụng vật dụng hỗ trợ khi mang vác vật nặng.

Kiểm soát cân nặng giúp làm giảm áp lực lên xương khớp khi có va chạm và giảm nguy cơ gãy xương, bong gân,…

Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, với những người làm công việc văn phòng, nên đi lại sau 2 giờ làm việc.

Nếu đau cánh tay do sử dụng khớp cổ tay quá nhiều (đánh máy), bạn nên tập luyện một số động tác dành riêng cho cổ tay để giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh.

Xây dựng lối sống lành mạnh nhằm kiểm soát triệu chứng của bệnh xương khớp mãn tính. Đồng thời tích cực trong quá trình điều trị để cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Đau nhức xương cánh tay có thể xảy ra do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp cơn đau có xu hướng kéo dài và nghiêm trọng theo thời gian, bạn nên chủ động thăm khám để xác định nguyên nhân và can thiệp điều trị kịp thời.

Phẫu Thuật Bảo Tồn Cánh Tay, Hy Vọng Mới Cho Bệnh Nhân Ung Thư Xương

Phẫu thuật ung thư xương thường dẫn tới cắt cụt hoặc làm mất đoạn chi ngắn. Tuy nhiên việc phẫu thuật bảo tồn cánh tay cho nữ bệnh nhân 16 tuổi mới đây đã mang đến hy vọng cho những người mắc bệnh này.

Ung thư xương là ung thư liên kết xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương. Ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu như ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay.

Ung thư xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ. Ung thư xương bao gồm ung thư nguyên phát (xuất phát từ các thành phần của xương) và ung thư thứ phát (các ung thư khác di căn đến).

Ung thư xương với đặc điểm ác tính cao, thường di căn sớm, thậm chí ngay vào thời điểm chẩn đoán và thường là di căn phổi. Điều trị ung thư xương cơ bản gồm phẫu thuật, tia xạ, hóa chất và miễn dịch tùy theo giai đoạn và thể giải phẫu bệnh. Hiện nay khi điều trị kết hợp phẫu thuật với hóa chất sẽ giúp khoàng 70% người bệnh kéo dài sự sống thêm 5 năm.

Tuy nhiên phẫu thuật thường dẫn tới cắt cụt hoặc làm mất đoạn chi ngắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng chi, cũng như tính thẩm mỹ và người bệnh sẽ mang tâm lý mặc cảm, đặc biệt là với người trẻ tuổi.

Với kỹ thuật ngày càng hiện đại, bác sĩ điều trị cho người bệnh ung thư xương không chỉ dừng lại với mục đích kéo dài thời gian sống mà còn đảm bảo phục hồi chức năng, hình dáng thẩm mỹ của chi tối đa nhất cho bệnh nhân.

Thông thường các ca phẫu thuật sẽ thay khớp, ghép xương tự thân (có cuống mạch và không cuống mạch), ghép xương đồng loại, và các vật liệu thay thế.

Bệnh nhân Đỗ Thị N. (16 tuổi) trú tại tỉnh Thái Bình nhập viện trong tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài. Sau khi tiến hành chụp chiếu và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư xương cánh tay.

Sau khi điều trị hóa chất 6 đợt. Bác sĩ bệnh viện K có chỉ định phẫu thuật bảo tồn cánh tay cho bệnh nhân N. Ekip phẫu thuật bao gồm các khoa Ngoại bụng 2, bệnh viện K và chuyên gia về phẫu thuật chỉnh hình của Bệnh viện Xanh Pôn đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

Ekíp phẫu thuật cho bệnh nhân

ThS. Nguyễn Trần Quang Sáng (Khoa Ngoại bụng 2, bệnh viện K) người trưc tiếp tham gia kíp phấu thuật cho biết “Trước đây thường phẫu thuật cắt cụt cánh tay hoặc cắt đầu trên xương cánh tay của bệnh nhân, sau đó treo phần còn lại vào ổ chảo. Bởi vậy toàn bộ cánh tay sẽ mất chức năng, thậm chí sau một thời gian cánh tay có thể sẽ sệ xuống, làm bệnh nhân khó chịu quay lại xin cắt cụt.

Với trường hợp bệnh nhân N. ekip phẫu thuật đã cắt đầu trên xương cánh tay cách khối u trên 2cm để tránh tái phát sớm, dự kiến đoạn xương cắt dài 18cm. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện tại khớp vai nhân tạo chuôi dài nhất là 13 cm.

Do vậy vấn đề khó khăn đặt ra là khi thay khớp vai nhân tạo sẽ làm ngắn chi ảnh hưởng chức năng của khớp. Kíp phẫu thuật đã tiến hành ghép thêm đoạn xương đồng loại sau đó mới đưa chỏm nhân tạo vào khớp vai, giúp phục hồi chức năng chi, khớp cũng như thẩm mỹ cho bệnh nhân”.

Với sự chuẩn bị hết sức kỹ càng, phẫu tích tỉ mỉ ca phẫu thuật với 2 kỹ thuật mới và độ khó cao đã diễn ra thành công. Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định, cánh tay được bảo tồn tiếp xúc tốt.

Bệnh nhân N. ổn định sau phẫu thuật, cánh tay tiếp xúc tốt

Kỹ thuật mới được triển khai đã đánh dấu bước tiến mới trong phẫu thuật ung thư xương tại Việt Nam nói chung, bệnh viện K nói riêng. Là bệnh viện đầu tiên đi đầu trong việc thực hiện kỹ thuật mới này, Bệnh viện K mong muốn, trong tương lai sẽ cập nhật, trao đổi thêm nhiều kỹ thuật mới ứng dụng vào quá trình điều trị cho người bệnh, hướng tới sự phát triển chung của ngành y tế.