Ung thư xương cẳng chân là loại ung thư thường gặp ở nam giới, phổ biến trong độ tuổi dậy thì, từ 12-20 tuổi. Theo thông kê, tỉ lệ nam giới mắc bệnh ung thư xương cẳng chân cao gấp đôi so với nữ giới. Đặc biệt, bệnh có xu hướng phát triển ở những người có chiều cao vượt mức trung bình.
Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra ung thư xương cẳng chân. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, căn bệnh này có thể xuất phát từ các loại gene di truyền hoặc do hậu quả của một loại bệnh khác, cụ thể là retinoblastoma – một loại u võng mạc, là tiền đề của ung thư xương. Ngoài ra, nếu từ thời niên thiếu, người bệnh từng điều trị các bệnh ung thư khác bằng xạ trị thì cũng có nhiều khả năng họ phải đối mặt với ung thư xương cẳng chân sau này.
Các triệu chứng điển hình nhất ở những bệnh nhân ung thư xương cẳng chân chính là tình trạng sưng đau cẳng chân. Hiện tượng này thường diễn ra vào ban đêm hoặc khi người bệnh thư giãn, tập thể dục. Trong trường hợp khối u phân bố ở khu vực đầu gối có thể khiến bệnh nhân bị đau nhức khớp gối và gặp khó khăn trong việc di chuyển, vận động. Khi khối u to dần, sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy, nóng ấm ngoài da, người bệnh cũng có thể sờ thấy rõ khối u trên chân.
Lưu ý, các triệu chứng của ung thư xương khá giống với biểu hiện bong gân hoặc nhức xương ở tuổi dậy thì. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường trên cơ thể, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế uy tín để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
2. Một số phương pháp điều trị ung thư xương cẳng chânTheo các chuyên gia, phẫu thuật được cho là phương pháp điều trị chính đối với những bệnh nhân ung thư xương cẳng chân. Cụ thể, người bệnh có thể tiến hành một trong 2 loại phẫu thuật sau:
Đây là phương pháp cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cẳng chân của bệnh nhân- nơi có chứa khối u và các tế bào ung thư. Theo đó, thủ thuật phẫu thuật sẽ được lên kế hoạch và thực hiện đúng quy chuẩn để sau khi kết thức, cơ bắp và da sẽ hình thành một dải quấn quanh xương cụt. Cũng vậy, việc cắt bỏ xương chi phải đảm bảo phù hợp với chân giả, để sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể sử dụng chân giả dễ dàng mà không gặp khó khăn trong việc di chuyển, vận động.
Mục đích của phương pháp này là nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư mà vẫn giữ được cẳng chân cho bệnh nhân. Thủ thuật này rất phức tạp, yêu cầu bác sĩ phẫu thuật phải giàu kinh nghiệm và có những kĩ năng đặc biệt. Bởi chúng đòi hỏi bác sĩ phải cắt bỏ hoàn toàn khối u mà vẫn giữ được gân, mạch máu và các dây thần kinh xung quanh. Đặc biệt, sau phẫu thuật bảo tồn chi, bệnh nhân có thể bị liệt tạm thời và mất khoảng 1 năm để phục hồi khả năng đi lại như bình thường.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phương pháp này không khả thi, nhất là khi khối u đã lan rộng ra khắp chân. Khi đó, phẫu thuật cắt cụt chi là giải pháp duy nhất.
Bên cạnh phẫu thuật, các bác sĩ có thể kết hợp một số phương pháp khác như hóa trị, xạ trị để giúp bệnh nhân đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị.