Ung Thư Tinh Hoàn Triệu Chứng / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Triệu Chứng Ung Thư Tinh Hoàn

Ung thư tinh hoàn có những triệu chứng gì?

1. Tinh hoàn sưng to

Tinh hoàn sưng to là kết quả của một lượng lớn các tế bào ung thư sinh sôi và phát triển không ngừng.Trên lâm sàng có khoảng 80% người bệnh ở giai đoạn đầu, tình trạng tinh hoàn sưng to là biểu hiện rõ nhất. Hình dạng chỗ sưng cũng không đều nhau, đôi lúc cũng không theo một quy tắc nào cả, tinh hoàn dài có khối u thì tình trạng sưng to, nhô lên sẽ rất rõ. Chuyên gia ung thư bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu khuyến cáo: những người xuất hiện tình trạng tinh hoàn sưng to, có thể tiến hành siêu âm bao tinh hoàn để xác định rõ khối u bên trong tinh hoàn.

2. Kết cấu tinh hoàn cứng

Dùng tay chạm vào tinh hoàn có cảm giác như sờ vào đá, rất cứng. Triệu chứng này khác nhiều so với khi bị viêm tinh hoàn bình thường, viêm tinh hoàn sưng đều và sờ vào mềm hơn. Mặc dù tinh hoàn rất cứng nhưng khi ấn vào không đau, điều này cũng là sự khác biệt của viêm với ung thư tinh hoàn.

3. Cảm giác trĩu nặng tinh hoàn

Cảm giác trĩu nặng tinh hoàn là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu. Khối u tinh hoàn được hình thành bởi một lượng lớn các tế bào ung thư. Vì vậy, sau khi khối u phát triển đến một mức độ nhất định, sức nặng của tinh hoàn ngày một tăng, người bệnh có cảm giác tinh hoàn bị trĩu xuống, thậm chí còn ảnh hưởng đến việc đi lại. Nếu như lấy tay nâng tinh hoàn lên , giống như đang nâng một hòn đá, có cảm giác nặng.

4. Đau bao tinh hoàn và bụng dưới

Ở giai đoạn đầu, khối u tinh hoàn đôi lúc sẽ gây ra tình trạng xuất huyết trong bao tinh hoàn hoặc tinh hoàn, hoại tử, do tổn thương bên ngoài khiến tinh hoàn bị rách hoặc khối u xâm lấn ra các tổ chức bên ngoài tinh hoàn, dẫn đến tình trạng đau dữ dội phần bao tinh hoàn. Cũng có thể do tinh hoàn bị sau xuống, kéo căng các dây thần kinh cục bộ gây phản xạ đau bụng dưới. Nếu xuất hiện tình trạng đau như vậy, tốt nhất nên tiến hành chụp CT vùng bụng- chậu để nắm rõ được tình trạng di căn.

5. Xét nghiệm Transmittance âm tính

Thông thường khi niêm mạc tích dịch, tính thấu sáng của bao tinh hoàn và tinh hoàn tăng mạnh. Khi khối u phát triển với mật độ dày đặc và trở nên cứng, bên trong lại không hề có dịch, tính thấu sáng sẽ yếu dần.

Ung Thư Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng

Ung thư tinh hoàn là ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 15-34. Nguy cơ bị ung thư tinh hoàn tăng cao khi người bệnh có tinh hoàn ẩn (tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng), tinh hoàn bị teo, tiền sử gia đình có cha, anh em trai bị ung thư tinh hoàn và người mẹ trong lúc mang thai sử dụng các thuốc nội tiết (DES, estrogen) . 90% số người ung thư tinh hoàn có thể chữa khỏi. Tỷ lệ sống 5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là lớn hơn 95%.

1. Nguyên nhân gây thư tinh hoàn

Hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh bắt nguồn từ sự phát triển và phân chia bất thường của các tế bào trong tinh hoàn. Chúng phát triển nhanh không thể kiểm soát được, sau đó dần dần trở thành khối u trong tinh hoàn. Hơn 90% ung thư tinh hoàn bắt đầu từ các tế bào mầm (những tế bào sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành) và nguyên nhân khiến chúng phát triển bất thường vẫn chưa được biết rõ.

2. Dấu hiệu ung thư tinh hoàn

Dấu hiệu hay gặp nhất là bệnh nhân tự phát hiện thấy bìu to lên hoặc sờ thấy u ở trong bìu. Khối u có thể đau hoặc không đau. Ngoài ra bệnh nhân còn có những triệu chứng sau: đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới; bìu cảm giác nặng, tụ dịch gây khó chịu hoặc đau; đau lưng; có thể nổi hạch vùng bẹn

3. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn

– Người có tinh hoàn ẩn: nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2.5 đến 11 lần so với người bình thường.

– Người có tinh hoàn phát triển bất thường (tinh hoàn teo hoặc không phát triển

– Có người thân trong gia đình bị ung thư tinh hoàn

– Chủng tộc: người da trắng có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn.

– Một số yếu tố khác: tiền sử quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn.

– Cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư tinh hoàn là tự kiểm tra.

+ Hàng tháng nên tự kiểm tra tinh hoàn 1 lần, đơn giản nhất là sau mỗi lần tắm.

+ Tự kiểm tra tinh hoàn bằng 2 tay, ngón giữa ở dưới và ngón cái ở trên tinh hoàn. Nắn nhẹ nhàng 2 bên tinh hoàn, kiểm tra mào tinh. Vị trí hay gặp u tinh hoàn là phía hai bên.

– Không hút thuốc lá, không uống rượu

– Ăn uống tập luyện khoa học

– Khám sức khỏe định kỳ: người khỏe mạnh nên khám 6 tháng/lần. Người có các yếu tố nguy cơ nên tái khám thường xuyên hơn.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

Triệu Chứng Của Bệnh Ung Thư Tinh Hoàn

Ung thư tinh hoàn thường có một loạt các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh không có bất cứ dấu hiệu nào. Ngoài ra, các triệu chứng cũng có thể được gây ra bởi một điều kiện bệnh khác mà không phải ung thư.

Dấu hiệu đầu tiên của ung thư tinh hoàn thường là tinh hoàn to hơn hoặc xuất hiện một khối u nhỏ, tinh hoàn cứng lên, nhưng sự gia tăng về kích thước hoặc một khối u cũng có thể được gây ra bởi các điều kiện sau đây mà không phải ung thư:

– Một u nang phát triển trong mào tinh hoàn. Mào tinh hoàn là 1 cơ quan nhỏ gắn với tinh hoàn được tạo thành từ các ống cuộn mang tinh trùng từ tinh hoàn.

– Có sự gia tăng về kích thước của các mạch máu từ tinh hoàn gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh.

– Sự tích tụ của các chất lỏng trong màng xung quanh tinh hoàn.

Các triệu chứng khác của bệnh ung thư tinh hoàn có thể không gây ảnh hưởng cho đến khi ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Tự kiểm tra tinh hoàn, sử dụng nước ấm, có thể giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, và có nhiều khả năng điều trị thành công.

– Giai đoạn đầu

Người bệnh có thể gặp 1 số triệu chứng đau một bên hoặc cả hai bên có thể kèm theo có triệu chứng sưng hoặc không sưng. Khi sờ vào tinh hoàn, người bệnh cảm giác có khối u hình thành, bìu nặng. Một vài trường hợp khác khi ở giai đoạn đầu gần như không có dấu hiệu bất thường, rất khó để phát hiện cho tới khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng.

Vì thế, việc duy trì thói quen khám nam khoa định kỳ có vai trò quan trọng để tầm soát các bệnh ung thư nguy hiểm.

– Biểu hiện ung thư tinh hoàn giai đoạn giữa, cuối

Trong khi các dấu hiệu ở giai đoạn đầu khi mắc bệnh này vẫn còn mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác thì ở giai đoạn 2, giai đoạn 3 và cuối triệu chứng bệnh rõ ràng hơn và thường bệnh nhân đi khám ở giai đoạn này. Ngoài đau, sưng và gặp các bất thường ở “cậu nhỏ” thì người bệnh có thể có cảm giác đau bụng bất thường, tràn dịch ở bìu, khối u ở tinh hoàn ngày càng to.

– Một u nang phát triển trong mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn là 1 cơ quan nhỏ gắn liền với tinh hoàn được tạo thành từ các ống cuộn mang tinh trùng từ tinh hoàn. Sự gia tăng trong kích thước của các mạch máu từ tinh hoàn gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh.

– Sự tích tụ của các chất lỏng trong màng xung quanh tinh hoàn

Xuất hiện khối u không đau hoặc sưng ở hai tinh hoàn. Khi phát hiện sớm, khối u tinh hoàn có thể giống như kích thước một hạt đậu nhưng nó có thể phát triển lớn hơn rất nhiều. Nếu có biểu hiện cục, sưng, cứng, hoặc đau tinh hoàn đều có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn. Vậy bạn nên đi khám sớm nếu có triệu chứng nêu trên.

– Đau âm ỉ ở bụng dưới hay bẹn

Đau hay khó chịu, có thể sưng, trong một tinh hoàn hay bìu. Đau có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác. Bao gồm nhiễm trùng, chấn thương, xoắn, và ung thư. Nhiễm trùng tinh hoàn được gọi là viêm tinh hoàn. Nhiễm trùng mào tinh được gọi là viêm mào tinh hoàn. Nếu nhiễm trùng nghi ngờ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh.

Thay đổi trong cách cảm nhận tinh hoàn hoặc cảm giác nặng nề trong bìu. Thí dụ, một tinh hoàn có thể trở nên săn chắc hơn so với tinh hoàn khác. Hay ung thư tinh hoàn có thể làm tinh hoàn lớn hơn hoặc trở nên nhỏ hơn.

Triệu chứng của giai đoạn sau ung thư tinh hoàn có thể là đau lưng dưới, đau ngực, đờm lẫn máu, khó thở .. nhưng nhiều bệnh khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này.

Sưng một hoặc cả hai chân hoặc khó thở có thể là triệu chứng của ung thư tinh hoàn. Cục máu đông trong tĩnh mạch lớn gọi là “huyết khối tĩnh mạch sâu”. Cục máu đông trong động mạch ở phổi gọi là “thuyên tắc phổi” và gây khó thở. Trường hợp một số đàn ông trẻ hoặc trung niên, phát triển một cục máu đông có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tinh hoàn.

Các Triệu Chứng Của Ung Thư Tinh Hoàn

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh hiếm gặp nhưng lại khiến các bậc nam nhân lo sợ, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và chuyện sinh con cái. Chính vì vậy cần phát hiện sớm các dấu hiệu của căn bệnh để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cùng nhà thuốc dong y Thọ Xuân Đường tìm hiểu các triệu chứng của ung thư tinh hoàn

1. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tinh hoàn Nguyên nhân chính xác của căn bệnh này vẫn chưa biết chính xác. Theo thống kê một số yếu tố nguy cơ làm tăng nặng căn bệnh này bao gồm:

– Gia đình có người bị ung thư tinh hoàn

– Bị viêm tinh hoàn do bị quai bị trong tuổi dậy thì, đặc biệt các đối tượng không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ

– Có tiền sử chấn thương vùng tinh hoàn

– Những người có tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ: đây là tình trạng tình hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng (thông thường ở giai đoạn bào thai hay trong 3 tháng đầu sau khi sinh, tinh hoàn của các bé trai sẽ di chuyển từ ổ bụng xuống bìu). Nếu không được phát hiện sớm để làm phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu thì có nguy cơ vô sinh

– Có tinh hoàn nhỏ hay tinh hoàn không có hình dạng bình thường, tinh hoàn dị dạng.

– Những người bị hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính : ví dụ 47 XXY

– Nam giới da trắng có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn gấp 5 lần so với nam giới da đen. Bệnh thường gặp ở thanh niên các nước Bắc Âu hơn là Nam và Trung Âu.

– Những nguyên nhân khác: mắc các bệnh mạn tính, sử dụng các thuốc hóa chất có hại cho sức khỏe, nhiễm các chất độc hóa học từ môi trường bên ngoài như thuốc cỏ, thuốc trừ sâu…

2. Triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn Đây là một căn bệnh hiếm gặp và cũng khó phát hiện. Có một số bệnh nhân không thấy triệu chứng gì đặc biệt, hoặc xuất hiện 1 số các triệu chứng sau:

Đây là triệu chứng khá thường gặp, có thể đau âm ỉ liên tục ở vùng da bìu hoặc tinh hoàn. Đau cả khi không chạm hay tiếp xúc

– Cảm giác nặng nề trong bìu

Đây là một cảm giác khá mơ hồ, bệnh nhân cảm thấy vùng bìu có cảm giác tức nặng

Bệnh nhân thấy bìu sung to, có thể 1 hoặc cả 2 bên. Khi siêu âm dễ dàng phát hiện tình trạng tràn dịch trong bìu

Cảm giác người không có sức sống, mệt mỏi

Ngoài ra có thể xuất hiện các triệu chứng khác tùy theo mức độ của bệnh, khi đã di căn có thể gây nhiều triệu chứng ở các cơ quan khác như gan, não, xương, bụng, phổi.

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG

số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Các Triệu Chứng Của Bệnh Ung Thư Tinh Hoàn

Đáng nói là bệnh này diễn tiến thầm lặng nên khó phát hiện, đến khi phát hiện, đa số bệnh nhân lại ngại ngần không đi khám nên khối u ác tính ngày một to ra và xâm lấn toàn bộ tinh hoàn. Đến lúc toàn bộ tinh hoàn chỉ là khối ung thư thì đã muộn. Trong khi đó, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, khả năng khỏi bệnh khá lớn.

– Những người có tinh hoàn ẩn: đây là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, tức là bìu trống rỗng và tinh hoàn thì nằm chỗ khác. Các vị trí nó có thể định cư là trong ổ bụng hay trên thành bụng.

Đây là trường hợp nguy cơ cần được lưu ý nhất. Tỷ lệ ung thư tinh hoàn do việc “đi lạc” gây ra dao động từ 2,5-14%. Nghĩa là cứ trong 100 trẻ trai bị tinh hoàn ẩn không được xử trí đúng và kịp thời thì có 3-14 trẻ sẽ bị ung thư tinh hoàn.

– Những người trong độ tuổi từ 15-35: Ung thư tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đây là lứa tuổi bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất. Có tới trên 50% trường hợp ung thư tinh hoàn ở độ tuổi này.

– Những người gia đình có tiền sử ung thư tinh hoàn: Nếu một bé trai có cha bị ung thư tinh hoàn thì bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bốn lần so với các bé đồng trang lứa. Còn nếu anh em trai cùng một thế hệ bị bệnh thì tỷ lệ không may với bé cao gấp tám lần.

– Những người có tinh hoàn nhỏ hay tinh hoàn không có hình dạng bình thường.

– Những người bị chấn thương ở vùng tinh hoàn, bị viêm tinh hoàn do bị quai bị trong tuổi dậy thì.

– Những người làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá nóng hoặc ngồi lâu một chỗ cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh như thợ mỏ, lái xe đường dài, công nhân dầu khí…

– Ngoài ra, ung thư tinh hoàn còn gặp trong một số đối tượng như: bị nhiễm HIV, Klinefelter, chàm da bẩm sinh, u sắc tố da…

Biểu hiện của ung thư tinh hoàn cần được đi khám

Những bệnh nhân đã xác định là bị ung thư tinh hoàn cần được phẫu thuật ngay, vì việc sinh thiết khi xác định bệnh sẽ khiến cho các tế bào ung thư di căn rất nhanh.

Đối với hầu hết các trường hợp phải phẫu thuật, việc cắt bỏ tinh hoàn không ảnh hưởng đến khả năng làm chồng. Sau khi cắt bỏ tinh hoàn bị ung thư, một số người đã chọn giải pháp cấy tinh hoàn giả vào trong bìu để bộ phận sinh dục ngoài trông được tự nhiên.

Đối với bé trai mới sinh, cần kiểm tra ngay xem có dị tật bẩm sinh về tiết niệu sinh dục hay không. Quan trọng nhất là xem hai tinh hoàn có nằm trong bìu hay ở vị trí khác. Gặp trường hợp tinh hoàn không xuống bìu, phải mổ hạ tinh hoàn trước hai tuổi.

Cách phòng ngừa ung thư tinh hoàn

Tất cả nam giới, nhất là thanh niên, phải biết cách tự kiểm tra tinh hoàn của mình. Kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm lúc da vùng bìu đang mềm. Đặc biệt chú ý đến kích cỡ, hình dáng và độ lớn của tinh hoàn.

Nên cảnh giác với những cục nhỏ dưới da như mụn cơm trước hoặc dọc theo tinh hoàn. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như tinh hoàn bên này to hơn bên kia và cảm thấy nặng ở bìu, vướng, đau… phải đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu.

Tất cả bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được điều trị phải có kế hoạch theo dõi chặt chẽ, phát hiện kịp thời khi bệnh tái phát.