Ung Thư Thận Có Di Truyền Không / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ung Thư Có Di Truyền Không?

1. Ung thư có di truyền không và di truyền mấy đời?

Thực tế là ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo hiệp hội Ung thư Canada, các nhà khoa học đã phát hiện ra đột biến gen di truyền trong một số loại ung thư, bao gồm:

Ung thư tuyến thượng thận

Ung thư xương

Ung thư não và tủy sống

Ung thư vú

Ung thư đại trực tràng

Ung thư mắt (u ác tính ở mắt ở người lớn và u nguyên bào võng mạc ở trẻ em)

Ung thư ống dẫn trứng

Ung thư thận, bao gồm khối u Wilms ở trẻ em

Một số loại bệnh bạch cầu và ung thư hạch

Ngoài ra, một số loại bệnh ung thư khác cũng có thể di truyền được như:

U nguyên bào gan (một loại ung thư gan hiếm gặp ảnh hưởng đến trẻ em)

U nguyên bào thần kinh

Ung thư vòm họng

Ung thư buồng trứng

Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến cận giáp

Ung thư tuyến yên

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư da

Ung thư ruột non

Ung thư dạ dày

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tử cung

Một số đột biến gen làm tăng nguy cơ phát triển nhiều loại ung thư. Ví dụ, đột biến gen làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

2. Vì sao một số loại ung thư có thể di truyền?

Đôi khi, một số loại ung thư có thể di truyền trong gia đình. Trong một số trường hợp, điều này có thể là do các thành viên trong gia đình cùng có cùng sinh hoạt thiếu lành mạnh dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe (hút thuốc lá, thức khuya) hoặc cùng tiếp xúc với những yếu tố nguy làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư.

Nhưng trong một số trường hợp, ung thư là do một gen bất thường đang được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặc dù, hiện tượng này thường được gọi là ung thư di truyền, nhưng bản chất chính là sự di truyền của các gen bất thường có thể dẫn đến ung thư.

Theo thống kê, chỉ có khoảng 5% đến 10% trong số tất cả các bệnh nhân ung thư là kết quả trực tiếp từ các khiếm khuyết gen (được gọi là đột biến gen) được di truyền từ cha mẹ.

Đột biến có thể ngăn chặn sự hoạt động của một gen hoặc nó có thể giữ cho một gen được bật (hoạt động) mọi lúc (ngay cả khi nó không cần thiết).

Sự đột biến gen di truyền là hiện tượng có thể xảy ra trong tế bào trứng hoặc tế bào tinh. Khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, nó sẽ tạo ra một tế bào sau đó phân chia nhiều lần tạo thành hợp tử và cuối cùng trở thành bào thai.

Vì tất cả các tế bào đột biến này xuất hiện đầu tiên khi quá trình thụ tinh diễn ra nên loại đột biến này có trong mọi tế bào (bao gồm cả trứng hoặc tinh trùng của em bé) và do đó có thể được truyền lại cho thế hệ tiếp theo.

– Các gen thường bị đột biến nhất trong tất cả các bệnh ung thư là TP53. Loại gen này có chức năng tạo ra một loại protein ngăn chặn sự phát triển của khối u. Khi gen TP53 bị đột biến thì chức năng này bị rối loạn dẫn tới cơ thể con người dễ bị mắc bệnh ung thư.

Ngoài ra, sự đột biến trong gen này có thể gây ra hội chứng Li-Fraumeni, một rối loạn di truyền hiếm gặp, dẫn đến nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư nhất định.

3. Biện pháp phòng ngừa, hạn chế ung thư di truyền

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán trước được liệu người thân thuộc thế hệ sau của bệnh nhân ung thư có thể bị mắc ung thư di truyền không bằng kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến như xét nghiệm di truyền.

Các xét nghiệm di truyền này có thể bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm ADN,… và các xét nghiệm cần thiết khác giúp bạn đánh giá được chính xác nguy cơ mắc ung thư là cao hay thấp nếu có người thân đã từng mắc căn bệnh này.

Vì thế, bạn hãy đến khám và nhận được sự tư vấn của các chuyên gia hay bác sỹ chuyên khoa di truyền học để có các biện pháp điều chỉnh và kiểm soát sức khỏe giúp giảm nguy cơ mắc ung thư do di truyền xuống mức thấp nhất.

Ung Thư Da Có Di Truyền Không?

1. Ung thư da là gì?

Ung thư da là sự xảy ra bất thường của tế bào da khi có sự xuất hiện các tế bào ung thư hình thành trong các mô của da.

Ung thư hình thành ở phần dưới cùng của lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) được gọi là ung thư biểu mô tế bào đáy. Đây là loại ung thư phổ biến nhất của ung thư da.

Ung thư da hình thành trong các tế bào vảy (tế bào phẳng hình thành trên bề mặt của da) được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy.

Melanoma (ung thư hắc tố) cũng là một dạng của ung thư da nhưng ít phổ biến và nguy hiểm hơn so với hai loại trên.

2. Yếu tố gây bệnh ung thư da

Bệnh ung thư da có di truyền không? Trước câu hỏi này, các chuyên gia ung bướu cho rằng di truyền chính là một trong những yếu tố có thể gây nên bệnh ung thư da. Bởi ung thư da là có nguồn gốc từ gen. Theo nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy sự biến đổi gen di truyền là nguyên nhân gây ra rối loạn tế bào da và dẫn đến ung thư da. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định 100% ung thư da sẽ có tính di truyền.

Ung thư da có thể bắt nguồn từ vùng da bị tổn thương như bỏng, viêm nhiễm…. Nắm bắt được các nguyên nhân gây ung thư da, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh căn bệnh này bằng cách:

Ăn uống điều độ, ăn nhiều hoa quả màu cam, đỏ, ăn nhiều rau cải, rau có màu xanh, ăn cá hồi hoặc các loại thịt có màu đỏ…

Do làn da bị cháy nắng, bị tổn thương quá nhiều bởi các tia UV. Đặc biệt những người có làn da nhạy cảm, làn da dễ bắt nắng thì nguy cơ mắc ung thư da vì tiếp xúc nhiều với ánh nắng là rất cao.

Do da tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại như than, nhựa đường, xăng, dầu…

Do da tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo như: đèn sân khấu, đèn ngủ, đèn chiếu sáng, màn hình vi tính…

3. Phương pháp điều trị ung thư da hiện nay

Phương pháp điều trị thích hợp không chỉ dựa vào loại mô học của ung thư da, mà còn cần căn cứ vào vị trí bộ phận giải phẫu, tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe nói chung của bệnh nhân. Cần chú ý xem ở những vị trí nào thì dễ tái phát, vị trí nào thì có thể đạt hiệu quả điều trị khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật, ở những vị trí xung quanh mắt, mũi, tai có tỷ lệ tái phát cao thì cần lựa chọn biện pháp có hiệu quả điều trị cao nhất. Trước khi phẫu thuật cần chú ý đến ngoại quan và khả năng hồi phục da tại vị trí phẫu thuật.

Phương pháp cấy hạt phóng xạ.

Phương pháp dao lạnh.

Phương pháp miễn dịch tế bào Soma

Điều trị đông tây y kết hợp.

Ung Thư Vú Có Di Truyền Không

Ung thư vú đang cướp đi sinh mạng của hàng triệu phụ nữ mỗi năm. Bệnh là nỗi ám ảnh của phái đẹp. Ung thư vú có di truyền không, nguyên nhân do đâu?

Ung thư vú là gì.

Ung thư vú – u vú ác tính được hiểu là khối ung thư xuất hiện tại tế bào tuyến vú và từ đó di căn sang các cơ quan khác. Hầu hết các khối ung thư phát hiện được khá giống nhau nhưng khối ung thư xuất phát từ đầu thì mang theo tên gọi ung thư bộ phận đó, các khối u được hình thành do di căn được gọi là ung thư thứ phát. Khối ung thư ban đầu xuất phát từ vú sau đó di căn, phát triển sang các cơ quan khác và gây ung thư tuyến, bộ phận đó qua các con đường như hạch bạch huyết, máu. Các tế bào ung thư di căn tới các bộ phận đó và tiếp tục phát triển, chèn ép, xâm lấm các cơ quan đó. Ung thư vú có thể di căn sang nhiều bộ phận khác nhau trong đó thường xảy ra nhất là hiện tượng khối ung thư vú di căn vào xương, não, gan, phổi vì các bộ phận này có vị trí để các tế bào khối ung thư di chuyển theo đường máu hoặc bạch huyết tới. Ung thư vú có diễn biến âm thầm, giai đoạn đầu khối ung thư không gây đau đớn hay cũng rất ít các hiện tượng biểu hiện bệnh. Tới khi bệnh xuất hiện các biểu hiện bệnh thì bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng, di căn tới nhiều bộ phận khác gây khó khăn cho việc chữa và điều trị bệnh.

Ung thư vú nguyên nhân do đâu.

Ung thư vú có nhiều tác nhân tác động gây nên khối ung thư. Khối ung thư hình thành và phát triển hầu hết là do nguyên nhân hocmon estrogen bị rối loạn gây hình thành nên khối tế bào phát triển bất thường, không có tác dụng gì hay thậm chí còn gây hại cho người bệnh. Khối tế bào không có tác dụng gì được gọi là khối u vú lành tính, khối tế bào phát triển bất thường gây hại cho cơ thể người bệnh đó gọi là khối u ác tính hay ung thư vú. Khối ung thư hình thành do nhiều nguyên nhân tác động như:

Do tiếp xúc với chất phóng xạ

Chất phóng xạ tác động vào cơ thể, đặ biệt là chất phóng xạ tiếp xúc trực tiếp với các tế bào vú gây nên hiện tượng biến đổi cấu trúc tế bào biến đổi sự phâ chia khi phân bào tạo nên các tế bào sinh trưởng và phát triển không theo chu kì được lập trình sẵn gây khối u, cục. tùy theo lượng tiếp xúc với chất phóng xạ nhiều hay ít mà khối u hình thành có nguy cơ lành tính hay ác tính.

Do sử dụng hocmon nữ estrogen

Nhiều phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hay sau mãn kinh hoặc sau khi cắt tử cung sử dụng liệu pháp hocmon thay thế estrogen. Nhưng việc thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai là dẫn xuất estrogen hay các liệu pháp hocmon lại gây nguy hiểm cho chi em bởi đó có thể là nguyên nhân gây nên sự rối loạn nội tiết tố – nguyên nhân gây nên khối u vú, u tử cung mà tỉ lệ u ác tính cao hơn rất nhiều.

Do di truyền

Chiếm 10% các ca ung thư vú do yếu tố di truyền hoặc do gen BRCA bị biến đổi. Gen BRCA giúp điều chỉnh các tế bào hoạt động và phát triển theo chu trình được lập trình sẵn, sự rối loạn các gen này gây sự phân chia, phát triển bất thường không theo chu trình của tế bào gây hình thành khối ung thư. Hoặc do một số tác nhân nào đó nhiều người thân trong gia đình đều tiếp xúc với một tác nhân như nhau gây hiện tượng người thân trong gia đình cùng mắc 1 bệnh ung thư đó không phải hiện tượng di truyền.

Do thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa hóa chất

Các hóa chất ngày nay càng được sử dụng nhiều bao gồm nhiều nhóm hóa chất khác nhau như hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất tấy rửa, hóa chất mỹ phẩm. Các hóa chất được sử dụng vô tình hay hữu ý hàng ngày tác động làm biến đổi sự phát triển các tế bào. Mức độ sử dụng hóa chất càng thường xuyên càng gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cho người bệnh. Ngoài ra, các loại hóa chất đưuọc sử dụng để bảo vệ thực vật, diệt cỏ đều chứa các mầm mống gây hiện tượng biến đổi gen, thay đổi sự phát triển bình thường của tế bào.

Do chế độ ăn uống, vận động thiếu khoa học

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân gây nên sự kém phát triển, phát triển bất thường của nhiều tế bào hình thành khối u, cục, khối ung thư. Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều dầu, mỡ, muối gây cản trở các hoạt động các cơ quan, thải độc của cơ thể. Chất độc tích tụ lại trong vú gây biến đổi quá trình phân bào, phát triển bình thường, tạo nên các khối bất thường – khối ung thư, khối u. Ít vận động khiến các hoạt động của cơ thể bị đình trệ, chất độc tích tụ lại, hình thành nên các cục máu đông, sự vận chuyển chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Các tế bào thiếu dinh dưỡng chết không theo chu trình hoặc phát triển bất thường hình thành các bệnh u, bướu.

Ung thư vú có di truyền không.

Như đã được đề cập ở trên, ung thư vú nói riêng và các loại ung thư nói chung đều có nguy cơ di truyền. Có 10% các ca ung thư vú được phát hiện có liên qua tới yếu tố di truyền. Các nguyên nhân gây di truyền được xác định chủ yếu do ảnh hưởng của sự biến đổi gen BRCA chiếm tới 50% nguyên nhân di truyền. Những người có tiền sử gia đình có người bị ung thư vú nên đi khám thường xuyên, để có thể phát hiện và tầm soát sớm khối ung thư. Theo khuyến cáo, người có nguy cơ ung thư vú bao gồm cả những người không có tiền sử mắc ung thư vú nên thường xuyên tự thăm khám vú mỗi lần một tháng và tới bệnh viện kiểm tra vú lặp lại mỗi 6 tháng. Việc thường xuyên thăm khám giúp phát hiện sớm khối ung thư, tầm soát kịp tăng khả năng chữa trị khỏi bệnh ung thư lên tới 90%, tránh khối u di căn, giảm nguy cơ tử vong do ung thư. Mặc dù ung thư có yếu tố di truyền, nhưng người bệnh có thể hạn chế sự hình thành khối u bằng các biện pháp như ăn uống khoa học, vận động điều độ, hạn chế các thói quen xấu như lười vận động, ăn nhiều fast food, ăn mặn. Ngoài ra, để hạn chế việc hình thành khối ung thư, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây phóng xạ, hóa chất có nguy cơ gây ung thư.

Ung Thư Lưỡi Có Di Truyền Không?

Ung thư lưỡi là bệnh ung thư phổ biến nhất trong nhóm các bệnh ung thư khoang miệng, chiếm khoảng 30 – 50%. Ung thư lưỡi có di truyền không là lo lắng của không ít người khi gia đình có người được chẩn đoán mắc căn bệnh ác tính này.

Ung thư lưỡi có di truyền không?

Ung thư lưỡi xảy ra khi có một hoặc nhiều tế bào bất thường phát triển ở trong lưỡi. Đây là bệnh ung thư phổ biến nhất trong số các bệnh ung thư thường gặp ở khoang miệng, thuộc các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ.

Ung thư lưỡi có di truyền không? Ung thư lưỡi không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, những người có người thân trong gia đình mắc bệnh như bố/ mẹ, anh/ chị, em sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường.

Một số gen đột biến có khả năng gây bệnh ung thư lưỡi là P53, Bcl-2,…

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi

Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi vẫn chưa được xác định nhưng có rất nhiều yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

Hút thuốc lá: thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu tăng cao nguy cơ mắc ung thư vùng đầu mặt cổ, bao gồm cả ung thư lưỡi. Nguy cơ mắc bệnh ở những người hút thuốc cao gấp khoảng 6 lần so với những người bình thường.

Chế độ ăn, sinh hoạt không khoa học, ăn uống thiếu nhiều chất như vitamin A, E, D, sắt…

Nhiễm vi rút HPV

Nhiễm chất phóng xạ

Vệ sinh răng miệng kém cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi giai đoạn sớm ít có biểu hiện, dễ bị bỏ qua và thường nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường. Một số triệu chứng bệnh có thể gặp là:

Khó khăn khi vận động lưỡi

Lưỡi bị sưng phồng, có nhiều nốt trắng, vết loét lâu lành xuất hiện trên lưỡi

Đau, rát lưỡi

Nuốt khó

Màu sắc lưỡi thay đổi

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám và điều trị bệnh. Khám chẩn đoán ung thư lưỡi thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.