Ung Thư Sắc Tố / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Bệnh Ung Thư Da Hắc Sắc Tố

Ung thư da hắc sắc tố là gì?

Ung thư da hắc sắc tố (ung thư tế bào hắc tố hay Melanoma) là loại ung thư da nghiêm trọng nhất, phát triển trong các tế bào (melanocytes) sản xuất melanin – sắc tố quyết định màu sắc làn da. Khối u ác tính dạng này cũng có thể hình thành trong mắt hay trong mũi hoặc cổ họng (hiếm).

Nguyên nhân chính xác gây ung thư da hắc sắc tố vẫn chưa được biết rõ nhưng việc tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời hoặc các loại đèn làm nâu da sẽ tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính.

Ung thư da hắc sắc tố có xu hướng gia tăng ở những người dưới 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên, nếu phát hiện được những thay đổi sớm và được điều trị trước khi ung thư lan rộng, bệnh có thể được chữa khỏi.

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư da hắc sắc tố là gì?

Ung thư da hắc sắc tố có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường thấy nhất ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như lưng, chân, tay và mặt.

Ngoài ra, ở người có màu da tối, ung thư dạng này cũng có thể xuất hiện ở những vị trí không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như lòng bàn chân, lòng bàn tay và giường móng tay.

Các dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của bệnh thường là:

Nốt ruồi trên cơ thể có sự thay đổi về hình dạng, màu sắc, kích thước;

Xuất hiện những đốm, mảng khác màu trên da, phát triển bất thường;

Ngứa hoặc chảy máu.

Nốt ruồi trong ung thư da hắc sắc tố có thể rất khác nhau tùy cơ địa mỗi người. Ngoài ra, bệnh cũng tiến triển ở những vị trí cơ thể ít hoặc không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như khoảng trống giữa các ngón chân, trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, da đầu hoặc bộ phận sinh dục. Người có làn da sẫm màu mắc ung thư dạng này thường có các triệu chứng ở những vị trí như:

Dưới móng tay. Khối u ác tính Acral-lentiginous là một dạng u tế bào hắc tố hiếm gặp, hình thành dưới móng tay, móng chân, trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở những người gốc Á, gốc Phi và người có sắc tố da sẫm màu.

Trong miệng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu hoặc âm đạo. Ung thư da hắc sắc tố có thể hình thành trong màng nhầy dọc theo mũi, miệng, thực quản, hậu môn, đường tiết niệu và âm đạo. Các khối u ác tính này đặc biệt khó phát hiện vì chúng có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với những tình trạng sức khỏe phổ biến khác.

Trong mắt. U tế bào hắc tố ở mắt có thể gây thay đổi thị lực, thường chẩn đoán được khi người bệnh đi khám mắt.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân của ung thư da hắc sắc tố là gì?

Bệnh ung thư này có thể xảy ra khi tế bào sản xuất melanin (melanocytes) tạo màu cho làn da bị rối loạn.

Thông thường, các tế bào da phát triển có kiểm soát và trật tự. Các tế bào mới khỏe mạnh sẽ đẩy các tế bào cũ (tế bào chết) về phía bề mặt da và làm chúng bong ra. Tuy nhiên, khi một số tế bào bị tổn thương ADN, các tế bào mới có thể bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát và cuối cùng hình thành một khối các tế bào ung thư.

Nguyên nhân khiến ADN trong các tế bào da bị ảnh hưởng dẫn đến khối u ác tính vẫn chưa rõ ràng. Nhiều khả năng có sự kết hợp giữa cả các yếu tố môi trường và di truyền. Tuy nhiên, tác nhân nghi ngờ hàng đầu vẫn là do da tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ mặt trời và từ các loại thiết bị, đèn làm nâu da với mục đích thẩm mỹ.

Ngoài ra, những yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da hắc sắc tố bao gồm:

Có nước da trắng. Người có ít sắc tố (melanin) trong da sẽ có ít sự bảo vệ khỏi tác hại của tia UV hơn. Đó là những người có mái tóc vàng hoặc đỏ, mắt sáng màu, da dễ bị tàn nhang hoặc cháy nắng.

Từng bị cháy nắng. Những vết cháy nắng nghiêm trọng, phồng rộp có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Tiếp xúc với tia cực tím (UV) quá nhiều. Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím từ mặt trời và từ ánh sáng nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

Sống gần xích đạo hơn hoặc ở vùng cao. Những người sống tại các khu vực gần xích đạo Trái Đất – nơi các tia mặt trời chiếu trực tiếp hơn – sẽ chịu lượng bức xạ UV cao hơn so với người sống ở vùng xa hơn về phía Bắc hoặc phía Nam. Ngoài ra, nếu sinh sống ở vùng cao thì bức xạ UV cũng nhiều hơn.

Có nhiều nốt ruồi bất thường. Có nhiều hơn 50 nốt ruồi tuy bình thường nhưng vẫn là dấu hiệu cho thấy nguy cơ cao mắc ung thư tế bào hắc tố. Bên cạnh đó, cần chú ý đến những nốt ruồi bất thường. Chúng có kích thước lớn hơn nốt ruồi bình thường, đường viền không đều và có nhiều màu sắc.

Gia đình có tiền sử bệnh ung thư. Nếu một người họ hàng gần gũi – chẳng hạn như cha mẹ, con cái hoặc anh chị em – đã bị u ác tính, bạn cũng có nhiều khả năng phát triển một khối u ác tính.

Hệ miễn dịch yếu. Những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc u tế bào hắc tố cũng như các bệnh ung thư da khác. Hệ miễn dịch có thể bị suy yếu nếu dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch, chẳng hạn như sau khi cấy ghép nội tạng hoặc mắc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch như HIV/AIDS .

Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán ung thư da hắc sắc tố Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các xét nghiệm và kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư tế bào hắc tố bao gồm:

Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng. Người bệnh cần trả lời các câu hỏi của bác sĩ về tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra da để tìm các dấu hiệu nghi ngờ ung thư.

Sinh thiết da. Nhằm xác định xem mẫu da có phải là u tế bào hắc tố hay không, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết da. Sau đó, mẫu bệnh phẩm được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.

Nếu đã có kết luận chẩn đoán ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành xác định mức độ (giai đoạn) bệnh, gồm các bước sau:

Những phương pháp điều trị ung thư da hắc sắc tố

Xác định độ dày. Độ dày của khối u ác tính được xác định bằng cách kiểm tra cẩn thận dưới kính hiển vi và đo bằng một công cụ đặc biệt. Nắm được độ dày của khối u giúp bác sĩ quyết định phác đồ điều trị. Nhìn chung, khối u càng dày thì bệnh càng nghiêm trọng, cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung để kiểm tra mức độ di căn. Nếu khối u đã lan đến các hạch bạch huyết, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện sinh thiết hạch giữ cửa (sentinel node biopsy).

Tìm kiếm các dấu hiệu ung thư khác. Đối với trường hợp nghi ngờ ung thư di căn, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) để xác định mức độ lan rộng của khối u.

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào kích thước khối u, giai đoạn ung thư cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Điều trị u tế bào hắc tố ở giai đoạn đầu thường cần phẫu thuật để loại bỏ khối u ác tính. Nếu độ dày khối u mỏng, bác sĩ có thể loại bỏ hoàn toàn bằng sinh thiết và không cần điều trị thêm. Đối với người mắc ung thư ở giai đoạn đầu, đây có thể là phương pháp điều trị cần thiết duy nhất.

Nếu khối u đã lan ra các khu vực khác ngoài bề mặt da, những phương pháp điều trị có thể là:

Những biện pháp giúp phòng ngừa ung thư da hắc sắc tố

Phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.

Liệu pháp miễn dịch dùng thuốc để tăng cường hệ miễn dịch chống lại ung thư. Phương pháp này thường được khuyên dùng sau khi kết quả phẫu thuật không thành công triệt để.

Liệu pháp nhắm trúng đích bằng thuốc tập trung vào các điểm yếu cụ thể có trong các tế bào ung thư. Đối với ung thư tế bào hắc tố, liệu pháp này được khuyến nghị trong giai đoạn ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các khu vực khác của cơ thể.

Xạ trị sử dụng các chùm năng lượng mạnh như tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp xạ trị đối với khối u di căn hoặc nếu không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật.

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể ở dạng tiêm tĩnh mạch, thuốc viên hoặc cả hai.

Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư tế bào hắc tố và các loại ung thư da khác bằng cách:

Tránh ánh nắng mặt trời vào giữa ngày. Từ sau 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều là thời điểm tia cực tím mạnh nhất. Do đó, cần tránh hoạt động dưới trời nắng trong thời gian này ngay cả khi trời nhiều mây.

Sử dụng kem chống nắng. Chọn kem chống nắng phổ rộng có SPF ít nhất là 30, dùng ngay cả trong những ngày nhiều mây. Nên bôi lại sau mỗi 2 giờ hoạt động ngoài trời hoặc khi đi bơi hay đổ mồ hôi nhiều.

Mặc quần áo bảo hộ. Che kín cánh tay và chân, đội mũ rộng vành và đeo kính râm khi đi dưới trời nắng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.

Hạn chế làm nâu da. Để sở hữu làn da rám nắng tự nhiên, nhiều người chọn phương pháp làm nâu da bằng ánh sáng nhân tạo. Tuy nhiên, loại thiết bị này cũng phát ra tia UV, có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

Thường xuyên kiểm tra cơ thể để phát hiện những thay đổi bất thường như các nốt ruồi, tàn nhang, vết sưng và vết bớt. Cần lưu ý kiểm tra ở cả mặt, cổ, tai và da đầu, kẽ tay, kẽ chân, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục và mông.

Rối Loạn Sắc Tố Da

Rối loạn sắc tố da dẫn đến một vùng da có màu bất thường, có thể đậm hoặc sáng màu hơn các vùng da xung quanh dẫn đến làn da không đều màu và mất thẩm mỹ. Tìm hiểu tình trạng rối loạn sắc tố da giúp bạn hiểu hơn về da mình cũng như biết cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp.

Rối loạn sắc tố da làm tăng – giảm sắc tố một cách bất thường

Tất cả các màu sắc của da – từ màu sáng nhất cho đến màu tối nhất – đều được tạo ra bởi hắc tố melanin, một sắc tố màu nâu sản xuất bởi các tế bào được gọi là hắc tố bào, nằm ở lớp trên cùng của da. Nếu không có những tế bào sắc tố này, tất cả chúng ta sẽ có da màu hồng nhờ nhưng mạch máu lưu thông phía dưới da.

Khi hắc tố bào hoạt động không bình thường, nó có thể sản xuất hoặc là quá nhiều hoặc quá ít hắc tố melanin, kết quả là tùy từng trường hợp mà bạn sẽ bị tàn nhang, nám hoặc bị bạch biến trên da. Các vùng da có màu đậm hơn là do tình trạng tăng sắc tố quá mức, còn các màu da nhạt hơn là do sắc tố đã bị giảm bất thường.

Mặc dù hầu hết rối loạn sắc tố da là vô hại nhưng nó sẽ gây mất thẩm mỹ cho da, đặc biệt là trên khuôn mặt nên bạn phải tìm đến các cơ sở làm đẹp để được khám chữa kịp thời.

Rối  loạn sắc tố da là hiện tượng tăng hay giảm sắc tố trên da mà gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Thường bệnh nhân tìm đến bác sĩ chỉ vi yếu tố tâm lý, họ hi vọng được tư vấn về tình trạng bệnh của họ, cũng như cách thức điều trị hợp lý.

Để hiểu sâu thêm về cấu trúc da cũng như các rối loạn sắc tố da, có thể chia sẻ  các rối loạn sắc tố làm 3 loại như: tổn thương ở thượng bì, tổn thương ở trung bì và tổn thương phối hợp cả trung bì- thượng bì.

Rối loạn sắc tố da ở thượng bì

Tàn nhang (Ephelides or freckles):

là những dát tăng sắc tố màu vàng hay xám nâu, xảy ra ở những vùng hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khởi bệnh còn trẻ và hay gặp ở những người da trắng, tóc nâu sáng.

Lentigo simlex:

là những mảng tăng sắc tố màu nâu sáng hay đen, giới hạn rõ, gặp cả ở vùng niêm mạc. Khởi bệnh từ lúc mới sinh, không  đối xứng 2 bên.

Solar lentigenes:

là những mảng màu nâu , không đối xứng, giới hạn rõ, là bệnh lão hoá do tuổi tác hay gặp ở mặt và cánh tay.

Dát sắc tố vùng môi ( Labial melanotic macules):

là dát sắc tố, giới hạn rõ, thường xảy ra ở môi dưới, không đối xứng.

Viêm da tuyến bả:

 có triệu chứng tương tự Solar lentigenes, nhưng mảng sắc tố này dày hơn, nổi cao hơn mặt da, gặp tất cả mọi nơi trên cơ thể.

Rối loạn sắc tố hỗn hợp thượng bì, trung bì

Bớt Becker:

 là mảng tăng sắc tố màu nâu sáng, không đối xứng, thường ở vùng vai, vùng ngực và vùng lung. Tầng suất hay gặp ở nam giới, ít gặp ở nữ.

Nám da:

là hiện tượng tăng sắc tố tuổi trung niên thường là người phương Đông và da đen. Mảng sắc tố này thường ở mặt, đối xứng hai bên, thường 2 bên má, có sự tham gia của hormon nội tiết.

Tăng sắc tốt sau viêm (PIH) post inflammatory Hyperpigmentation:

là tổn thương da sau chấn thương

Tăng sắc tố quanh mắt có tính chất gia đình (Periorbital familial hyperpigmentation):

là hiện tượng tăng sắc tố ở vùng quanh mí mắt trên và dưới, đối xứng 2 bên.

Rối loạn sắc tố hỗn hợp

Bớt sắc tố Ota:

là bớt sắc tố bẩm sinh, biểu hiện những dát màu xanh đen phẳng hay màu nâu-lam xám hoà lẫn nhau hay những chấm màu nâu.

Bớt sắc tố Hori:

là bớt sắc tố mắc phải, vị trí hay gặp là vùng trán, hai bên má,hai bên thái dương, hai bên mí mắt và cánh mũi

Bớt sắc tố Mongolian:

là mảng  sắc tố màu xanh –đen, không đối xứng, hay gặp ở vùng cổ, vai, mông.

Các rối loạn sắc tố da khác

Dát cafe sữa (Café au lait macules):

là một mảng tăng sắc tố màu café nâu hay vàng, mật độ đều nhau

Bớt sắc tố Spilux:

là mảng sắc tố màu vàng đậm, không đối xứng, trên mảng sắc tố có nhiều chấm tăng sắc tố đậm hơn như nốt ruổi.

Bớt sắc tố bẩm sinh Spits:

là một khối u dạng nốt ruồi ở da, gặp lúc mới sinh, có bờ tròn đều, nổi cao lên mặt da hay gặp ở mặt, cổ, mình, tư chi.

Hướng điều trị bệnh: tuỳ thuộc vào tình trạng mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân sẽ có hướng điều trị khác nhau cho nên để điều trị đúng và hiệu quả tốt bệnh nhân cần thăm khám để bs chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì khi đó mới đưa phác đồ điều trị bệnh.

Ung Thư Hắc Tố Là Gì? Phát Triển Từ Các Tế Bào Sắc Tố

15/09/2015 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 597 lượt xem

Ung thư hắc tố là loại ung thư da ít phổ biến nhất so với 2 loại còn lại (ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy), nhưng lại nguy hiểm nhất. Ung thư hắc tố phát triển từ các tế bào sắc tố (melanocyte).Ung thư hắc tố thường xảy ra trên các bộ phận của cơ thể tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Tuy nhiên, khối u ác tính hiếm cũng có thể xuất hiện ở phần da chưa bao giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như hệ thống thần kinh, mắt và màng nhầy (niêm mạc miệng và đường tiêu hóa), cũng như dưới bàn chân và móng tay.Ung thư hắc tố rất nguy hiểm vì nó có khả năng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là nếu không được phát hiện sớm. Nếu khối u ác tính được phát hiện sớm, thường có thể điều trị thành công.

Nguyên nhân ung thư hắc tố

Hầu hết các trường hợp ung thư hắc tố là do tia cực tím (UV) gây tổn hại DNA trong các tế bào da. Các nguồn chính của tia cực tím là ánh sáng mặt trời.Ánh sáng mặt trời có chứa ba loại ánh sáng UV:Tia cực tím A (UVA)Tia cực tím B (UVB)Tia tử ngoại C (UVC)UVC được bầu khí quyển của Trái đất lọc ra nên không gây nguy hiểm, nhưng các tia UVA và UVB gây tổn thương da theo thời gian, làm cho ung thư hắc tố phát triển. UVB được cho là nguyên nhân chính của ung thư da hắc tố.Nguồn sáng nhân tạo của ánh sáng, chẳng hạn như đèn cực tím và giường tắm nắng, cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da.Bị cháy nắng thường xuyên do ánh nắng mặt trời hoặc nguồn ánh sáng nhân tạo làm tăng nguy cơ ung thư hắc tố ở mọi lứa tuổi.Người có nhiều nốt ruồi trên cơ thể, đặc biệt nốt ruồi lớn hơn 5mm, có hình dạng bất thường. Khi đó, cần phải quan sát sự xem có sự thay đổi nào trong nốt ruồi không và tránh chúng khỏi tiếp xúc với ánh nắng.Có người thân trong gia đình bị ung thư hắc tố cũng là một yếu tố nguy cơ đối với ung thư hắc tố.Một số yếu tố nguy cơ khác:– Da nhợt nhạt– Tóc đỏ hoặc vàng– Mắt xanh– Tuổi cao– Có nhiều tàn nhang– Da bị hư hại do cháy nắng hoặc điều trị xạ trị– Hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như nhiễm HIV, người cấy ghép nội tạng– Tiếp xúc với một số hóa chất – như creosote và asen

Các triệu chứng của ung thư hắc tố

– Sự đối xứng: nốt ruồi ung thư thường có 2 nửa khác nhau và hình dạng bất thường– Đường bao: Đường bao của nốt ruồi ung thư có đường khía, không tròn– Màu sắc: Có nhiều hơn 2 màu sắc– Đường kính: kích thước lớn trên 6mm– Độ rộng hoặc độ cao: Thay đổi theo thời gian

Điều trị ung thư hắc tố

Phương pháp điều trị chính cho ung thư hắc tố là phẫu thuật. Nếu khối u ác tính được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm, phẫu thuật thường thành công.Nếu khối u ác tính được chẩn đoán muộn, mục đích của điều trị là làm chậm sự lây lan của ung thư và giảm các triệu chứng. Phương pháp điều trị chính cho giai đoạn này là hóa trị.Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư hắc tố?

Cách tốt nhất để ngăn chặn tất cả các loại ung thư da là tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, bằng các biện pháp sau đây:– Tránh ra ngoài vào thời điểm ánh nắng mạnh nhất: 11h sáng cho tới 3h chiều.– Khi ra ngoài, đội mũ rộng vành, mặc quần áo rộng dài và thoáng mát, đeo kính râm, vv…– Bôi kém chống nắng thường xuyên 2 giờ 1 lần. Kem chống nắng phải ngăn được cả tia UVA và UVB, chỉ số chống nắng ít nhất là 15.– Không nên tắm nắng, sử dụng giường phơi nắng, phòng tắm nắng nhân tạo vì nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.– Thường xuyên chú ý và kiểm tra các nốt ruồi đề phát hiện bất thường.

Chứng Tăng Sắc Tố Da Do Viêm

Không nên nặn các nốt mụn- điều đó có thể làm tăng khả năng mắc chứng tăng sắc tố da sau viêm Ánh nắng mặt trời có thể gây nên và làm trầm trọng hơn các triệu chứng tăng sắc tố da

Các vết da bị tăng sắc tố sau viêm là kết quả của việc da bị thương tổn và viêm do mụn. PIH có thể xuất hiện ở dạng khá nặng như mụn nhọt hay u nhọt cho đến các vết thương nghiêm trọng. Vậy nên, da càng bị viêm thì PIH càng nghiêm trọng, cả về kích thước lẫn màu sắc. Nếu các mụn nhọt bị đè, nặn thì sẽ làm chứng tăng sắc tố da sau viêm có cơ hội phát triển hơn. 

Không phải là nguyên nhân gây ra PIH nhưng ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, làm các mảng da ảnh hưởng bị tối màu đi và kéo dài thời gian có thể làm phai nó đi. 

Chứng tăng sắc tố da sau viêm không gây ra sẹo, thậm chí là qua một khoảng thời gian không điều trị thì cũng cải thiện được vấn đề. Tuy nhiên trung bình phải mất từ 3 đến 24 tháng để các vết thâm phai đi, trong một số trường hợp thì có thể lâu hơn. Thời gian phụ thuộc và sự khác nhau giữa màu da và màu của vùng da bị tổn thương- càng khác màu thì càng tốn nhiều thời gian để cân bằng lại. Các phương pháp điều trị thì nhằm thúc đẩy và làm nhanh quá trình phục hồi.