Ung Thư Nang Buồng Trứng / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Phân Biệt U Nang Buồng Trứng Và Ung Thư Buồng Trứng

1. U nang buồng trứng và ung thư buồng trứng là gì? U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là một túi khí có thể phát triển trong buồng trứng và là một khối u lành tính chiếm 3.6% tỉ lệ các căn bệnh phụ khoa ở nữ giới. U nang buồng trứng thường khá hiếm phát triển thành ung thư buồng trứng nhưng bạn cũng cần loại bỏ nó ngay sau khi phát hiện để đảm bảo an toàn.

Buồng trứng là một cơ quan nhỏ nằm sâu trong vùng xương chậu của bạn. Trứng phát triển trong chúng hoặc trong túi hay nang. Trong thời gian rụng trứng, một quả trứng được hình thành từ túi và đi vào ống dẫn trứng của bạn. Sau đó các túi thường hòa tan nhưng đôi khi nó lại tiếp tục duy trì và chứa đầy không khí hoặc chất lỏng tạo thành u nang.

Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng xảy ra trong các tế bào của buồng trứng. Buồng trứng là hai tuyến sinh dục nữ sản xuất trứng. Nó cũng có vai trò sản xuất các hormone là estrogen và progesterone.

Ung thư bắt đầu hình thành khi các tế bào bất thường ở buồng trứng bắt đầu nhân lên và vượt khỏi tầm kiểm soát tạo thành những khối u.

2.Các loại u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng

Các loại u nang buồng trứng

U nang buồng trứng hình thành trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn được gọi là u nang chức năng. Có hai loại u nang buồng trứng chức năng:

U nang bọc noãn: U nang bọc noãn được hình thành khi một quả trứng không thoát ra khỏi túi của mình và thường tự biến mất trong vòng 1-3 tháng.

U nang thể vàng: U nang thể vàng phát triển khi một túi khí đóng sau khi đã thoát trứng và làm cho chất lỏng tích tụ bên trong và nó sẽ biến mất sau một vài tuần.

Đôi khi trứng đã đến kì rụng nhưng lại không bao giờ rụng và khi nhiều chu kỳ kinh nguyệt của bạn đi qua khiến cho chúng phát triển lớn hơn và tạo thành nhiều nang. Tình trạng này được gọi là hội chứng đa nang buồng trứng

Có nhiều dạng khác của u nang buồng trứng và các khối u buồng trứng:

Nội mạc tử cung buồng trứng có thể phát triển nếu như bạn có endometriosis, một trong những điều kiện gây ra các mô nội mạc tử cung dọc tử cung của bạn và phát triển cả trong những vùng khác của cơ thể. Nếu mô này tấn công vào buồng trứng của bạn thì một endometrioma buồng trứng có thể hình thành.

U nang tuyến buồng trứng là u nang đầy chất lỏng mà phát triển từ các tế bào trên bề mặt của buồng trứng. Hầu hết các u nang này đều lành tính nhưng có một số lại phát triển thành bệnh ung thư.

U nang buồng trứng được tạo thành từ nhiều loại tế bào khác nhau, và là một loại khối u tế bào mầm buồng trứng. Thông thường nó là các khối u lành tính nhưng đôi khi nó cũng có thể là khối u ác tính.

Các loại ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng thì được tạo thành từ ba loại tế bào và mỗi một loại thì tạo thành một khối u khác nhau:

Khối u biểu mô hình thành trong các lớp mô ngoài buồng trứng.

Khối u mô đệm phát triển trong tế bào sản xuất nội tiết tố.

U tế bào mầm phát triển trong tế bào sản xuất trứng.

3. Triệu chứng của u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng Triệu chứng của u nang buồng trứng

Bạn có thể có một u nang buồng trứng nhưng lại không dễ nhận ra nó. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng bao gồm: đầy hơi, đau bụng, đau khi quan hệ tình dục, đi tiểu thường xuyên. Một số người còn có triệu chứng kinh nguyệt không đều, tăng trưởng tóc bất thường hoặc sốt.

Triệu chứng của ung thư buồng trứng

U nang buồng trứng không giống như ung thư buồng trứng, khối u ung thư buồng trứng đôi khi chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Đó là lí do mà rất ít trường hợp ung thư buồng trứng được chuẩn đoán ở giai đoạn đầu.

Các triệu chứng của ung thư buồng trứng thường tương tự như u nang buồng trứng, bao gồm: sưng bụng, đau bụng, đầy hơi, đầy bụng sau khi ăn, đi tiểu nhiều, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ.

U Nang Buồng Trứng Ung Thư Hóa

Ung thư hóa u nang buồng trứng (hay còn gọi là u ác tính) là hiện tượng các tế bào của u nang chuyển hóa thành tế bào ung thư. Dù chưa có nghiên cứu chứng minh nguyên nhân chính gây ra ung thư buồng trứng nhưng có thể khẳng định đây là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với phụ nữ.

Đặc điểm ung thư hóa

Ung thư buồng trứng có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên.

U nang buồng trứng ung thư hóa chiếm khoảng 5% các ca mắc phải u nang buồng trứng. Đây là một tỷ lệ không hề nhỏ đối với căn bệnh nguy hiểm này. Ung thư u nang buồng trứng có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên buồng trứng. Hơn nữa, những tế bào ung thư có thể dính vào các cơ quan xung quanh trong cơ thể, gây ra hiện tượng di căn.

Mặt ngoài của u nang buồng trứng bị ung thư thường sần sùi, ở trong ruột thường là chất nhầy, hoặc đặc và có chồi.

U nang buồng trứng ung thư hóa có tỷ lệ cao ở những phụ nữ đã trải qua giai đoạn mãn kinh (từ 50 tuổi trở lên), nhưng cũng nhiều trường hợp xuất hiện ở các bé gái và nữ giới trong giai đoạn trưởng thành.

Ung thư hóa u nang buồng trứng thường rất khó bị phát hiện do giai đoạn đầu phát triển một cách âm thầm, không có nhiều triệu chứng thể hiện ra bên ngoài. Ở giai đoạn tiếp theo, các tế bào ung thư có thể lan rộng ra vùng chậu, vùng bụng và rất khó để điều trị.

U nang ác tính ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện nhưng khi phát triển vẫn gây ra một số các triệu chứng, bệnh lý như sau:

Mệt mỏi thường xuyên

Đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở bệnh u nang buồng trứng ung thư hóa. Người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, tinh thần không thoải mái, thiếu năng lượng khi hoạt động. Đi kèm đó là các triệu chứng kén ăn, no nhanh mặc dù ăn ít, giảm cân “không phanh”.

Đau, trướng bụng lâu ngày

Triệu chứng trướng bụng, đầy hơi lâu ngày có thể là do các tác động của ung thư u nang buồng trứng. Khi các u ác tính phát triển có thể đè nén vào các cơ quan như dạ dày, đại tràng khiến các chất trong đó không được tiêu hoá dẫn đến khó chịu.

Ngoài ra, cơn đau dai dẳng đi kèm cũng là triệu chứng của u nang buồng trứng ung thư hóa. Cơn đau này thường xuyên xảy ra kể cả khi không hành kinh và trong thời kì rụng trứng. Triệu chứng này thường âm ỉ, kéo dài và thể thể rất dữ dội nếu u ác tính đã phát triển đến giai đoạn cuối.

Đau lưng, mỏi cổ

Những triệu chứng này thường bị bỏ qua và lầm tưởng với các dấu hiệu mệt mỏi thông thường do hoạt động quá sức. Nhưng đối với việc đau dữ dội và tần suất liên tục thì có thể đây là một biểu hiện của bệnh u nang buồng trứng ung thư hóa.

Táo bón, tiêu chảy

Các sự thay đổi bất thường ở đường ruột như táo bón, tiêu chảy, phân lỏng… đều có thể là dấu hiệu của u nang buồng trứng ung thư hóa. Những triệu chứng này thường xuất hiện khi các tế bào ung thư đã di căn lên dạ dày hoặc u ác tính phát triển lớn đè nén lên các cơ quan nội tạng.

Âm đạo xuất huyết

Đây là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, không chỉ là ung thư buồng trứng mà còn do tổn thương âm đạo, u xơ tử cung… Khi xuất hiện triệu chứng này thì người bệnh nên ngay lập tức đi kiểm tra và nhận được sự chăm sóc y tế.

Đau khi giao hợp

Nữ giới bị mắc phải u nang buồng trứng ác tính đang trong giai đoạn phát triển thường bị đau đớn khi quan hệ tình dục. Cơn đau thường xuất hiện ở cùng bên so với vị trí của khối u nang bị ung thư hóa.

Sự thay đổi bất thường của kinh nguyệt

Khi u nang buồng trứng ung thư hóa phát triển sẽ phá vỡ chu kì kinh nguyệt bình thường.

Một số phương pháp điều trị u nang buồng trứng ung thư hóa hiệu quả nhất:

Phẫu thuật

Phẫu thuật u nang buồng trứng ung thư hóa cần đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và cơ sở y tế hiện đại.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cho u nang buồng trứng ung thư hóa ở giai đoạn sớm và còn chưa di căn nhiều sang các cơ quan nội tạng khác. Phương pháp này có thể sẽ phải cắt bỏ toàn bộ buồng trứng nếu tế bào ung thư lây lan ra toàn bộ buồng trứng.

Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể chỉ phải mổ loại bỏ một bên u nang buồng trứng bị ung thư hóa để bảo tồn khả năng sinh con. Nhưng nếu không điều trị triệt để và giữ gìn cẩn thận thì có thể sẽ bị tái phát ở phía bên buồng trứng còn lại.

Sau phẫu thuật người bệnh có thể vẫn phải sử dụng thêm các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị để hoàn toàn triệt tiêu mầm mống ung thư trong ổ bụng.

Hóa trị

Là phương pháp sử dụng các loại thuốc diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể. Thuốc hóa trị được tiêm thẳng vào mạch máu hoặc khoang bụng và có tác dụng mạnh nhưng vì thế cũng gây ra một số phản ứng phụ như buồn nôn, suy nhược, rụng tóc…

Xạ trị

Xạ trị thường áp dụng với các trường hợp u nang buồng trưng ung thư hóa đã tiến đến giai đoạn cuối hoặc có thể sử dụng song song với hai phương pháp trên để đạt hiệu quả tốt nhất. Xạ trị sử dụng những tia bức xạ năng lượng cao, chủ yếu là tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bác sĩ điều trị sẽ tính toán cẩn thận giúp chiếu các tia vừa đủ đề tiêu diệt tế bào ung thư mà gây ít tổn hại đến các tế bào bình thường.

Lời khuyên cần biết để phòng tránh ung thư

Thường xuyên đi khám và kiểm tra sức khỏe định kì tại các cơ sở y tế uy tín và đầy đủ các thiết bị hiện đại.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh các chất kích thích.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh các thực phẩm nhiều chất béo, chiên dầu mỡ, cay nóng. Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả. Uống nhiều nước từ 2 lít trở lên mỗi ngày.

Tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.

U nang buồng trứng ung thư hóa là một căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí tính mạng của chị em phụ nữ. Vậy nên chị em nên tự bảo vệ mình bằng các kiến thức về u nang buồng trứng, phòng tránh u nang buồng trứng…

Cách Phân Biệt Giữa U Nang Buồng Trứng Và Ung Thư Buồng Trứng

U nang buồng trứng và ung thư buồng trứng là 2 bệnh lý phổ biến và rất dễ nhầm lẫn với nhau. U nang buồng trứng không nguy hiểm như ung thư buồng trứng, nhưng nếu không được điều trị khả năng biến chứng thành ung thư buồng trứng ở chị em phụ nữ.

Bí quyết phân biệt giữa u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng U nang buồng trứng và ung thư buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là khối u bất thường trên buồng trứng, khối u này có thể là tổ chức khác với buồng trứng bình thường hay do sự tích tụ dịch tạo thành. U nang buồng trứng cũng có thể tạo thành do sự tích tụ dịch tạo thành trên nang buồng trứng. Hiện tại, u nang buồng trứng chiếm 80% các khối u buồng trứng và chị em phụ nữ có thể gặp tình bệnh này ở bất cứ lứa tuổi nào.

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính được hình thành trong buồng trứng. Các khối u này là những tế bào nất bình thường không phân chia theo nhu cầu cơ thể, vì thế nó sẽ không chịu sự kiểm soát trực tiếp từ cơ thể. Ung thư buồng trứng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng

– Những cơn đau: Trước tiên những bệnh nhân bị u nang buồng trứng sẽ thấy xuất hiện những cơn đau bất thường ở vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục, đau khi hoạt động vất vả.

– Kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị u nang buồng trứng. Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt thấy thường, nên khi có dấu hiệu này bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.

– Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo: Âm đạo thường xuyên đâu âm ỷ, khó chịu bạn đừng nghĩ mình đang mang thai. Mà đây có thể là dấu hiệu hình thành của khối u nang trong cơ thể.

– Đau hoặc tức vùng bụng, đầy bụng: Nếu chị em thấy đau tức vùng bụng như có một vật đè nặng xuống bụng, nhất là gần xương chậu. Bạn nên cảnh giác vì đây là biểu hiện của bệnh u nang bất thường ở chị em phụ nữ.

Bên cạnh các triệu chứng trên chị em còn có hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường, đau vùng chậu liên tục, đau đùi, đau cơ, buồn nôn,….Nếu u nang phát triển lớn sẽ làm chèn ép trực tràng và bàng quang, từ đó gât rối loạn quá trình tiểu tiện.

Thường xuyên đau lưng: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất mà chị em nên cẩn thận với căn bệnh ung thư buồng trứng.

Đau bụng dưới hoặc vùng chậu: Hiện tượng này thường gặp ở những chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu thường xuyên gặp vấn đề này bạn không nên xem thường.

Đầy hơi, buồn nôn và nôn: Thường các chị em sẽ nhầm lẫn với bệnh về đường tiêu hóa, nhưng nếu tình trạng này xuất hiện liên tục bạn nên cảnh giác với bệnh ung thư buồng trứng.

Đi tiểu liên tục: Hiện tượng đi tiểu nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như vấn đề bàng quang, đường tiết niệu, thận nhưng bạn không thể loại trừ khả năng bạn đang bị ung thư buồng trứng.

Đau khi quan hệ: Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em đau khi quan hệ. Nhưng mức độ đau thường xuyên, liên tục thì khả năng bạn đang có một khối u trong buồng trứng là khá cao.

Mệt mỏi: Khó thở, buồn nôn, mệt mỏi mấy cảm giác ngon miệng khi ăn… đây có thể là triệu chứng của các bệnh ung thư ở chị em phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Cũng giống như u nang buồng trứng, khi bị ung thư bạn sẽ thấy dấu hiệu kinh nguyệt không đều với tần suất thường xuyên hơn.

Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng

U nang buồng trứng: Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em bị u nang buồng trứng như kinh nguyệt không đều, béo phì, sử dụng thuốc điều trị vô sinh, các bệnh tuyến giáp, ung thư vú… sử dụng các loại thuốc tránh thai cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng ở chị em phụ nữ.

Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân của bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được các bác sĩ đưa ra kết luận rõ ràng. Nhưng theo nhiều nghiên cứu bệnh ung thư buồng trứng xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng, tuổi tác, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ mang thai cao, tiểu sử của bản thân, sử dụng thuốc, điều trị ung thư bằng cách thay thế hormone. Hiện nay tỷ lệ ung thư buồng trứng ở Việt Nam là 4,6/100.000 phụ nữ và có khả năng điều trị khỏi khi phát hiện sớm và tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.

Cách điều trị u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng Điều trị u nang buồng trứng như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị u nang buồng trứng nhưng sẽ phụ thuộc vào kích thước, các dạng nang và lứa tuổi để có cách điều trị phù hợp. Để điều trị được các bệnh này, chị em phụ nữ cần được chẩn đoán chính xác và thông qua tiến hành phân tích để biết đây là u lành tính hay u ác tính.

Đối với u nang buồng trứng lành tính sẽ được chỉ định làm phẫu thuật loại bỏ khối u nang ra khỏi cơ thể. Ở chị em phụ nữ lớn tuổi đã có con hay không có nhu cầu sinh thêm thì bác sĩ sẽ áp dụng cắt bỏ khối u, tử cung và phần phụ để loại trừ khả năng u phát triển lên ác tính.

Nhóm u nang buồng trứng ác tính sẽ được chỉ định phẫn thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u và xét nghiệm tìm tế bào ung thư di căn. Với phụ nữ lớn tuổi ngoài việc cắt bỏ khối u, các bác sĩ sẽ cắt bỏ luôn cổ tử cung và phần phụ.

Cách điều trị ung thư buồng trứng

Điều trụi ung thư buồng trứng sẽ phụ thuộc vào sức khỏe bệnh nhân, tình trạng bệnh phát triển khác nhau mà các bác sĩ sẽ áp dụng các cách điều trị như sau:

Phẫu thuật ung thư buồng trứng

Đây là phương pháp điều trị thông thường để chẩn đoán ung thư buồng trứng. Khi thực hiện phẫu thuật các bác sĩ sẽ cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung. Đồng thời sẽ cắt luôn cả mạc nối lớn và các hạch bạch huyết.

Phẫu thuật: Giai đoạn phẫu thuật bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ ổ bụng, hút dịch ổ bụng, cắt bỏ hạch bạch huyết để ngăn chặn tế nào ung thư di căn. Trong trường hợp ung thư đã lan rộng, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ sẽ lấy tối khối ung thư trong có thể của bệnh nhân.

Thực hiện hóa trị: Đây là phương pháp tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể sau phẫu thuật. Nhờ đó có thể kiểm soát khối u và hạn chế khả năng tái phát bệnh trở lại.

Xạ trị: Với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt hoàn toàn khối u. Tuy nhiên cách xạ này chỉ tác động vào vùng chiếu xạ.

Phân Biệt Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh U Nang Buồng Trứng Với Ung Thư Buồng Trứng

Dùng thuốc tránh thai giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng?

Ung thư buồng trứng khiến không ít phụ nữ lo lắng vì đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, các nhà khoa học Anh đã tìm kiếm hy vọng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng bằng thuốc tránh thai trong một nghiên cứu công bố vào ngày 26/9/2018.

Buồng trứng là cơ quan sinh sản có kích thước bằng quả hạnh nhân, nằm sâu trong khung xương chậu, sản xuất trứng, các hormone estrogen và progesterone. Trứng phát triển bên trong túi nang của buồng trứng. Quá trình rụng trứng, trứng thoát ra khỏi túi (nang) đi vào một trong hai ống dẫn trứng. Thông thường, các túi (nang) này thường biến mất ngay sau đó, nhưng đôi khi, các túi (nang) vẫn tồn tại và phát triển thành một u nang. Ung thư buồng trứng là một loại ung thư bắt đầu trong buồng trứng.

Mời bạn nhận biết các dấu hiệu phân biệt bệnh u nang buồng trứng với ung thư buồng trứng và khám phá bí mật nhờ đâu mà chị Thanh hết bị bệnh u nang buồng trứng chỉ sau 4 tháng. Điều này giúp bạn có cách phòng ngừa, điều trị bệnh u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng một cách hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng

U nang buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng là túi nang hình thành tại buồng trứng, bên trong chứa chất dịch lỏng hoặc các tế bào sừng, bã đậu…

Hầu hết u nang buồng trứng đều vô hại, nhưng một số u nang có thể bị vỡ, gây chảy máu và đau.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một khối u ác tính phát triển tại buồng trứng hoặc các mô lân cận. Ung thư buồng trứng bao gồm ung thư biểu mô buồng trứng (từ các tế bào trên bề mặt của buồng trứng), ống dẫn trứng và phúc mạc chính (lớp lót bên trong).

U nang buồng trứng có thể dẫn đến ung thư buồng trứng không?

Hầu hết u nang buồng trứng là lành tính. Do đó, u nang buồng trứng hiếm khi dẫn đến ung thư buồng trứng.

Dấu hiệu u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng thường có chung các triệu chứng sau:

– Đau khi quan hệ tình dục, đặc biệt là khi thâm nhập sâu

– Cảm giác đè nặng lên vùng bụng dưới hoặc vùng chậu, đầy bụng

– Đầy hơi

– Buồn nôn và ói mửa

– Ăn nhanh thấy no

Ngoài các dấu hiệu chung kể trên, bệnh u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng có các dấu hiệu riêng biệt như:

Dấu hiệu u nang buồng trứng

Thông thường, bệnh u nang buồng trứng không tạo ra các triệu chứng và thường được xác định nhờ siêu âm khi đi khám phụ khoa. Tuy nhiên, khi u nang lớn hoặc bị vỡ có các triệu chứng sau:

– Đau bụng dưới hoặc vùng chậu. Đau có thể bị gián đoạn, nghiêm trọng, đột ngột hoặc rõ nét

– Đau vùng chậu mạn tính hoặc đau thắt lưng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt

– Đau vùng chậu sau khi tập thể dục hoặc hoạt động mạnh

– Có cảm giác đau, đè nặng khi đi tiểu hoặc đại tiện

– Đau âm đạo hoặc chảy máu từ âm đạo

– Vô sinh

– Ợ nóng

– Phình chướng bụng, khó tiêu

– Đau khi quan hệ tình dục

Một u nang buồng trứng bị vỡ thường gây ra cơn đau đột ngột, dữ dội. Điều này hay xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc tập thể dục.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng khó chẩn đoán vì các triệu chứng thường không rõ nét cho đến khi khối u phát triển đủ lớn, gây áp lực lên các cơ quan khác ở vùng bụng, hoặc ung thư lan đến những bộ phận xung quanh. Các triệu chứng của ung thư buồng trứng không đặc trưng nên dễ nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác.

Ngoài triệu chứng sớm duy nhất của ung thư (có thể là kinh nguyệt bất thường) thì còn xuất hiện một số triệu chứng khác bao gồm:

– Đi tiểu thường xuyên

– Táo bón

– Cổ trướng: Dịch tập trung ở vùng bụng, gây đau bụng và hơi thở ngắn

– Ăn mất ngon

– Xì hơi và tiêu chảy

Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng

Nguyên nhân u nang buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng do nhiều yếu tố gây ra như chu kỳ kinh nguyệt không đều, béo phì, vô sinh, điều trị vô sinh bằng thuốc gonadotropin, suy giáp, điều trị ung thư vú bằng Tamoxifen (Soltamox)… Việc sử dụng thuốc ngừa thai giúp làm giảm nguy cơ phát triển u nang buồng trứng vì nó ngăn cản sự rụng trứng.

Nguyên nhân ung thư buồng trứng

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm: Trên 50 tuổi, chưa từng mang thai, sử dụng thuốc điều trị sinh sản, phơi nhiễm amiăng, bộ phận sinh dục tiếp xúc với bột talc, chiếu xạ vùng chậu, nhiễm một số loại virus, đặc biệt là virus gây bệnh quai bị…

Bệnh nhân bị bệnh u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng nên đến bệnh viện khi nào?

Nếu bạn đang trải qua cơn đau bụng kèm theo dấu hiệu bụng chướng hoặc đầy hơi mà không phải do các vấn đề về tiêu hóa hay một tình trạng nào khác, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, bạn nên đến viện càng sớm càng tốt nếu có một trong những dấu hiệu sau:

– Đau bụng kèm sốt

– Ói mửa liên tục hoặc tiêu chảy (đặc biệt là có kèm ra máu)

– Khó thở

– Xuất huyết âm đạo bất thường

– Mệt mỏi, chóng mặt, cảm thấy yếu ớt hoặc ngất xỉu, đặc biệt là khi đứng dậy (huyết áp thấp hay còn gọi là hạ huyết áp)

– Xanh xao, tái nhợt hoặc có biểu hiện thiếu máu (có thể do mất máu)

– Bụng chướng to

– Đau bụng ở bệnh nhân dùng thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin, Jantoven)

– Gia tăng sự phát triển ria mép

– Sốt dai dẳng

– Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu

– Khát nước quá mức hoặc đi tiểu thường xuyên

– Sụt cân không rõ nguyên nhân

– Đau vai không giải thích được nguyên nhân, kết hợp với đau bụng

– Buồn nôn dai dẳng và ói mửa.