Ung Thư Máu Cấp Tính Thể M3 / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ung Thư Máu Cấp Tính

Bệnh ung thư máu cấp tính có tốc độ phát triển rất nhanh. Đây là một trong hai dạng phổ biến của bệnh ung thư máu Dựa vào đặc điểm về triệu chứng, tốc độ phát triển của bệnh bệnh ung thư máu được chia làm 2 loại là bệnh ung thư máu cấp tính và bệnh ung thư máu mãn tính

Bệnh ung thư máu cấp tính không phải là một bệnh đơn thuần

Đây là một dạng đặc trưng của căn bệnh ung thư máu. Bệnh được gây ra do sự phát triển nhanh chóng của các tế bào máu chưa trưởng thành. Chúng thường tích tụ trong tủy xương sau đó dần dần thay thế các tế bào trưởng thành khỏe mạnh khác ở tủy. Trường hợp mắc bệnh đầu tiên trên thế giới được ghi nhận vào năm 1827.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu cấp tínhYếu tố di truyền

Có nhiều trường hợp ghi nhận nhiều thành viên trong một gia đình cùng mắc bệnh ung thư máu. Nguy cơ mắc bệnh ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ mắc bệnh tăng cao gấp 3 lần. Bản thân những cặp sinh đôi cùng trứng nếu một trong hai đứa bé bị mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh của đứa còn lại là 25%. Những đứa trẻ được sinh ra khi bà mẹ đã lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cấp tính cao hơn bình thường.

Ung thư máu cấp tính là một căn bệnh nguy hiểm

Do một số hội chứng gây nên

Các nhà khoa học đã nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư máu cấp tính ở một số trẻ em mắc các hội chứng như Down, Klinefelter, Fanconi… cao hơn hẳn so với những trẻ em bình thường. Trong đó, đáng kể là những trẻ không may mắc hội chứng down có nguy cơ bị bệnh ung thư máu cấp cao hơn gấp 10 lần so với những đứa trẻ không mắc hội chứng này. Ngược lại, trong số những trẻ mắc bệnh ung thư máu cấp tính, những trẻ mắc hội chứng down cao gấp 20 lần những trẻ mắc các bệnh khác. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, những biến đổi mã gene đã làm cho các nhiễm sắc thể trở nên kém bền vứng, dẫn đến căn bệnh này.

Tia phóng xạ

Các tia phóng xạ, nguồn phóng xạ hoặc năng lượng hạt nhân được cho là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu cấp tính. Các nhà khoa học đã thống kê, tỷ lệ mắc bệnh của những nạn nhân sống sót sau 2 vụ nổ bom nguyên tử ở Hirosima và Nagasaki cao gấp 20 lần.

Phóng xạ là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh ung thư, không riêng gì ung thư máu cấp tính

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng nhận thấy, việc sử dụng tia phóng xạ trong điều trị một số bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu cấp tính.

Chất hóa học

Các chất hóa học như benzene, thorotrast thuốc trừ sâu thuốc điều trị ung thư… làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cấp tính.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ mắc bệnh ở những người công nhân làm trong các ngành công nghiệp cao su, sản xuất đồ nhựa,… có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cấp tính cao hơn những người làm ở ngành khác do tiếp xúc nhiều với chất benzene. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị ung thư như nhóm ankylan, nitrosourea, procarbazin cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cấp.

Triệu chứng của bệnh ung thư máu cấp tính

Triệu chứng lâm sàng: Người mắc bệnh có thể có những triệu chứng lâm sàng như: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt chán ăn đau các xương dài đau sưng khớp giảm cân

Triệu chứng thực tế: Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, người mắc bệnh ung thư máu cấp tính còn có thể có những triệu chứng thực tế khác như: Thiếu máu, dễ bị nhiễm trùng gan to, hạch to sụp mí mắt hay buồn nôn dễ chảy máu khó cầm máu

Tiếng Khóc Xé Lòng Của Bé 3 Tháng Tuổi Bị Ung Thư Máu Cấp Tính

Nước mắt giàn giụa, ôm chặt đứa con trai chưa đầy 3 tháng tuổi đang khóc ngằn ngặt vì đau, vì khát sữa, những tiếng nựng con như cháy lòng của người mẹ trẻ: “Con yêu, mẹ biết con đau lắm, mẹ thương, mẹ thương…nín đi con..”… Cảnh tượng diễn ra trước mắt thảm thiết quá, trong giây lát tất cả chúng tôi đều xúc động lặng người đi không thể thốt nên lời.

Mới 3 tháng tuổi, bé Hoàng Nhật Long bị ung thư máu cấp tính thể L2. Con liên tục bị các cơn đau hành hạ.

Cùng cảm xúc xót thương, bác sĩ Trần Thu Thủy trực tiếp điều trị cho con, ái ngại chia sẻ: “Bé Hoàng Nhật Long nhập viện trong đêm 25 tết, con bị ung thư máu cấp tính thể L2, nguy cơ cao đang điều trị hóa chất đợt 1. Con còn nhỏ quá nên các y bác sĩ trong khoa ai cũng rất thương và cố gắng tạo điều kiện chữa trị tốt nhất cho con. Chị là bác sĩ điều trị nhưng cũng đã là mẹ nên khi thấy tình trạng của Long hiện tại, chị thấy đau xót lắm…”

Hiện bé đang được điều trị tích cực tại viện Huyết học và truyền máu TƯ.

Kìm nén nỗi đau đang giày xéo tâm can, người mẹ trẻ thổn thức kể cho tôi nghe một câu chuyện tình đẹp như cổ tích. Hơn 3 năm về trước, khi ấy cô gái dân tộc Nùng Hứa Thị Thu chưa đầy 18 tuổi, đem lòng yêu say đắm chàng thanh niên dân tộc Tày Hoàng Văn Gắn hơn em 7 tuổi. Những quan niệm và những tục lệ khác biệt khiến chuyện tình của đôi trẻ gặp muôn vàn trắc trở, có lúc tưởng chừng như không thể đến được với nhau. Nhưng rồi tình yêu đã chiến thắng tất cả…Và rồi cũng phải đến ngót 3 năm, sau khi chạy chữa khắp nơi, đứa con trai đầu lòng Hoàng Nhật Long ra đời, trong hạnh phúc vỡ òa của đôi trẻ và cả dòng họ.

Nhìn những mũi kim truyền cắm trên cơ thể non nớt của bé như thế này. .

…Không ai có thể cầm lòng được..

Trộm vía, tháng đầu tiên con ngoan hay ăn chóng lớn, nhìn con trai bụ bẫm đáng yêu, đôi vợ chồng trẻ tưởng chừng như đã đong đầy hạnh phúc. Nhưng, cuộc đời thật nghiệt ngã…Tháng thứ 2 tự dưng trên người con xuất hiện nhiều vết bầm tím dưới da, lợi bầm tím, máu mồm máu mũi liên tục trào ra, dù thương con đến quặn lòng thì đôi vợ chồng dân tộc thiểu số này cũng chỉ biết đi lấy lá thuốc về đắp cho con.

Đã đủ các loại thuốc lá, nhưng bệnh tình con không hề thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, bị xuất huyết liên tục khiến miệng con sưng vù không thể ti mẹ, các cơn đau hành hạ và khát sữa khiến con khóc ngằn ngặt suốt ngày đêm. Lo lắng cho tính mạng của con, đôi vợ chồng đưa con tới bệnh viện, từ bệnh viện huyện Ba Bể con tức tốc được chuyển viện tỉnh Bắc Kạn, rồi Viện huyết học truyền máu TW ngay trong đêm 25 tết. Nhận tin con bị ung thư máu cấp tính thể L2, người mẹ trẻ đã khụy ngã. Tết năm đầu tiên của con, cả nhà phải ăn tết ở ngay trong viện.

Được các y bác sĩ tận tình cứu chữa các vết bầm tím của con đã giảm dần, miệng và mũi đã không còn bị chảy máu nữa. Nhưng sau đợt hóa chất xạ trị lần đầu, cơ thể non nớt của con không chịu đựng được nên miệng bị lở loét không thể bú mớm được. Mẹ của con phải vắt sữa ra cốc rồi bón từng thìa nhỏ.

Ôm chặt con trong lòng, người mẹ trẻ lo sợ căn bệnh quái ác sẽ cướp đi yêu dấu của mình.

“Con yêu, mẹ biết con đau lắm, mẹ thương, mẹ thương…”

Để đưa con xuống viện, bố con đã phải bán đi con trâu duy nhất được vay từ vốn xóa đói giảm nghèo, và vay mượn thêm anh em trong bản được 17 triệu. Mặc dù bảo hiểm đã chi trả hết tiền viện phí, nhưng vẫn còn các chi phí khác…nên số tiền đem theo đã hết sạch sau nửa tháng. Để vợ ở lại viện trông con, anh Gắn lên đường về quê, định bụng xin với các bác đón bà nội sang ở cùng, và cho bán căn nhà đất lụp xụp mà vợ chồng anh đang ở cùng với bà nội để cứu con.

Những giọt nước mắt đau đớn, bất lực trên gương mặt người mẹ trẻ.

Cơn đau khiến con lại khóc ré lên ngằn ngặt. Mới có 3 tháng tuổi, con nào có tội tình gì mà phải gánh chịu nỗi bất hạnh quà lớn này? Con còn quá nhỏ để thấu hiểu nỗi đau mà các bậc sinh thành ra con đang phải gánh chịu ?!

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1721: Anh Hoàng Văn Gắn (bố bé Hoàng Nhật Long) thôn Cốc Kè, xã Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

ĐT: 01656 600 023

Hiện bé Long đang được điều trị tại tầng 6 khoa nhi, Viện huyết học truyền máu TW, Hà Nội.

2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

* Tài khoản USD tại VietComBank:Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 10 201 0000 220 639Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, chúng tôi Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ung Thư Máu Cấp Tính.

Ung thư máu là căn bệnh ung thư phổ biến ở nước ta. Theo số liệu thống kê của Globocan 2018, ung thư máu tại Việt Nam đứng thứ 7 về số lượng người mắc mới phát hiện, và đứng thứ 5 về số lượng người tử vong trong số các bệnh ung thư. Vì vậy, trang bị những kiến thức cơ bản về ung thư máu là điều cần thiết để chống lại căn bệnh này.

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

Ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng, bệnh Leukemia. Đây là tên gọi chung của một nhóm các bệnh máu ác tính.

Ung thư máu cấp tính (hay bệnh Leukemia cấp) đặc trưng là sự tăng sinh một loại tế bào máu non chưa trưởng thành trong tủy xương, gọi là tế bào blast. Sự tăng sinh vô độ của tế bào blast trong bệnh ung thư máu cấp tính dẫn tới hai hậu quả:

Ức chế khả năng sinh hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương.

Tế bào blast tràn vào máu và thâm nhập các cơ quan.

Kết quả là gây nên các triệu chứng của bệnh sẽ được nêu sau đây.

Yếu tố gia đình: Khi trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh ung thư máu cấp thì khả năng những đứa con sinh ra mắc bệnh tăng gấp ba lần những trẻ khác.

Bệnh di truyền: Tỷ lệ mắc ung thư máu cấp của bệnh nhân Down cao gấp 10 lần so với những người không mắc Hội chứng Down.

Tia xạ: Tùy thuộc vào độ tuổi và cường độ tiếp xúc, tia xạ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cấp tính. Độ tuổi càng nhỏ và cường độ tiếp xúc càng cao thì khả năng mắc ung thư máu cấp tính càng cao.

Chất hóa học: Sử dụng thường xuyên các hóa chất như thuốc trừ sâu, một số hóa chất trong công nghiệp như benzen…, hóa chất điều trị ung thư cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu cấp.

Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh các virus HTLVI, virus Epstein – Barr có thể gián tiếp gây nên bệnh ung thư máu cấp.

Ung thư máu cấp tính có thể xuất hiện sau các bệnh máu ác tính như:

Bệnh đa u tủy xương.

Hội chứng tăng sinh tủy ác tính.

Suy tủy xương vô căn.

Các bệnh ung thư máu giai đoạn cuối.

Hiện nay, cơ chế gây bệnh ung thư máu vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, đa số cho rằng cơ chế gây bệnh ung thư máu gắn liền với sự đột biến nhiễm sắc thể. Các đột biến nhiễm sắc thể này có thể đến từ những yếu tố nguy cơ đã nêu trên.

Ung thư máu cấp là bệnh ung thư không có khối u. Bệnh biểu hiện ở nhiều cơ quan. Diễn biến bệnh thường đột ngột và rầm rộ, tình trạng bệnh nhân xấu đi nhanh chóng. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

Đây là triệu chứng chính, thường gặp nhất của bệnh ung thư máu.

Bệnh nhân thường đau các xương dài, xương ức, các xương sườn.

Đau sưng khớp, nhất là các khớp lớn.

Người bệnh mệt mỏi, hoa mắt khi thay đổi tư thế, thậm chí ngất.

Da xanh xao, niêm mạc mắt, niêm mạc miệng (lợi) nhợt nhạt. Lòng bàn tay kém hồng.

Móng tay dễ gãy, có khía. Tóc khô, xơ.

Tim đập nhanh.

Các biểu hiện trên diễn biến nhanh, người bệnh khó thích nghi. Thường không tìm được nguyên nhân gây mất máu tương xứng.

Chảy máu chân răng tự nhiên.

Xuất huyết dưới da biểu hiện là những mảng bầm tím trên da, có thể gặp ở mọi vị trí, xuất hiện tự nhiên, không tìm được nguyên nhân.

Trường hợp nặng có thể nôn ra máu, đại tiện ra máu đỏ tươi hoặc phân đen, đi tiểu tiện ra máu. Người bệnh có thể tử vong do mất máu nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đông máu rải rác trong lòng mạch là biểu hiện nặng của bệnh, có thể gây tắc mạch máu.

Người bệnh sốt cao, kéo dài.

Xuất hiện viêm loét miệng, họng, nhiễm trùng da. Thậm chí có thể hoại tử.

Viêm phổi.

Trường hợp nặng, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng do nhiễm khuẩn huyết.

Nguyên nhân do các tế bào ác tính tràn vào máu và thâm nhiễm các cơ quan.

Gan, lách, hạch to, cứng chắc. Bệnh nhân có thể tự sờ thấy hạch to, gan to.

Thâm nhiễm lợi làm lợi phì đại, thâm nhiễm da gây u dưới da.

Thâm nhiễm thần kinh trung ương gây đau đầu, liệt… là biểu hiện nặng của bệnh.

Người bệnh sốt cao, kéo dài, có thể không tìm được nguyên nhân nhiễm khuẩn.

Gầy sút cân nhanh mà không có nguyên nhân.

Người bệnh suy sụp, mệt mỏi.

Các biến chứng thường xảy đến trong ung thư máu giai đoạn cuối. Đây là những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng tới sự sống còn của người bệnh.

Biến chứng xuất huyết nội tạng. Bệnh nhân có thể tử vong vì mất máu nếu không được cấp cứu kịp thời.

Biến chứng thần kinh do thâm nhiễm thần kinh trung ương. Người bệnh có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, liệt…

Biến chứng tắc mạch do đông máu rải rác trong lòng mạch, và do tăng bạch cầu trong máu. Tắc mạch gây thiếu máu đễn các cơ quan. Nếu tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim, tắc mạch não gây đột quỵ não.

Biến chứng nhiễm trùng huyết. Do miễn dịch của người bệnh suy giảm nên những nhiễm trùng thông thường dễ diễn biến nặng lên thành nhiễm trùng huyết, tỷ lệ tử vong cao.

Hiện nay, phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư máu cấp là đa hóa trị liệu. Tức là phương pháp sử dụng phối hợp các hóa chất điều trị. Mục đích của điều trị hóa chất nhằm đẩy lui bệnh hoàn toàn và duy trì thời gian lui bệnh hoàn toàn.

Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp nhằm hồi phục khả năng tạo máu của bệnh nhân. Đây được coi là phương pháp củng cố cho điều trị hóa chất.

Nguồn tế bào gốc tạo máu có thể lấy từ tủy xương, hay máu ngoại vi, máu cuống rốn.

Có hai phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu là: ghép tế bào gốc tự thân, ghép tế bào gốc đồng loại

Các phương pháp điều trị hỗ trợ được kết hợp với điều trị hóa chất nhằm nâng cao thể trạng và sức chịu đựng của bệnh nhân, tránh những biến chứng gây tử vong cho người bệnh. Các phương pháp điều trị hỗ trợ là:

Chống thiếu máu.

Chống chảy máu.

Chống nhiễm khuẩn.

Chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng cho người bệnh, nâng cao thể trạng.

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ, nhưng chúng ta vẫn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng cách phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Tư vấn di truyền cho những cặp vợ hoặc chồng mắc bệnh ung thư máu cấp tính khi quyết định có con.

Tạo môi trường sống trong lành. Hạn chế tối đa tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc trừ sâu và tia phóng xạ.

Công nhân trong các nhà máy công nghiệp tiếp xúc hóa chất cần được bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn.

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư máu giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.

Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, với những tiến bộ của y học hiện đại, các phương pháp điều trị đã cho kết quả khả quan. Bệnh nhân ung thư máu giai đoạn đầu có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn. Vì vậy, mỗi chúng ta cần biết những biểu hiện của bệnh để kịp thời phát hiện bệnh cho chính bản thân và gia đình.

(Visited 7.058 times, 5 visits today)

Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Ung Thư Máu Cấp Tính

Ung thư máu cấp tính hay còn gọi là Lơ-xê-mi cấp. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh nhanh chóng các tế bào non ác tính (tế bào blast) trong tủy xương, lan tràn ra máu ngoại vi và tích lũy trong các cơ quan khác. Những tế bào bất thường này không thể chống lại nhiễm trùng và làm suy yếu khả năng tạo ra các tế bào hồng cầu và tiểu cầu bình thường của tủy xương.

Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên năm 1827. Theo thời gian bệnh có nhiều tên gọi như khác nhau như Leucocythemia (tăng bạch cầu), hay bệnh White blood (máu trắng). Cuối cùng bệnh này có tên mà đến bây giờ vẫn đang được sử dụng, đó là Leukemia (Lơ-xê-mi).

Theo phân loại của các nhà huyết học Pháp – Mỹ – Anh (FAB), ung thư máu cấp tính được chia thành Lơ-xê-mi cấp dòng tủy (từ thể M0 đến M7) và Lơ-xê-mi cấp dòng lympho (từ thể L1 đến L3). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại bệnh ung thư máu cấp theo đặc điểm tế bào, miễn dịch và bất thường di truyền cũng như tiền sử điều trị. Bệnh ung thư máu cấp thường tiến triển nhanh, cần phải điều trị sớm.

Mặc dù các chuyên gia không chắc chắn về nguyên nhân gây ra ung thư máu cấp tính, tuy nhiên họ đã xác định được một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

– Tiếp xúc với tia xạ.

– Tiếp xúc nhiều lần với một số hóa chất (ví dụ: benzen…).

– Nhiễm virus HTLV1, HTLV2.

– Sau hóa trị, sau các bệnh rối loạn sinh tủy/tăng sinh tủy ác tính

– Người mắc bệnh di truyền như hội chứng Down…

Triệu chứng ban đầu của bệnh như thế nào?

Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào thời điểm và thể bệnh ung thư máu cấp, nhưng chúng có thể bao gồm:

– Sốt kéo dài, dễ nhiễm trùng, ra nhiều mồ hôi đêm.

– Gầy sút cân nhanh, xanh xao, mệt mỏi.

– Gan to, lá lách to, hạch to, phì đại lợi, đau xương.

– Xuất huyết trên da hay chảy máu khó cầm…

Làm xét nghiệm gì để chẩn đoán xác định bệnh?

Làm xét nghiệm máu, nếu nghi ngờ ung thư máu cấp tính sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tủy xương để chẩn đoán xác định bệnh (tế bào non ác tính chiếm tỷ lệ ≥ 20% các tế bào có nhân trong tủy xương, các dòng hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu bị lấn át bởi tế bào non ác tính). Đồng thời làm thêm các xét nghiệm di truyền, miễn dịch và các xét nghiệm khác để phân loại thể bệnh, phân nhóm nguy cơ, theo dõi điều trị.

Bệnh ung thư máu được điều trị như thế nào?

Điều trị phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe của người bệnh và loại ung thư máu cấp tính. Bệnh nhân có thể được kết hợp điều trị nhiều phương pháp bao gồm: hóa trị liệu, thuốc miễn dịch điều trị ung thư, thuốc nhắm đích, xạ trị, ghép tế bào gốc và phối hợp với các điều trị hỗ trợ khác như gạn tách tế bào máu, truyền chế phẩm máu, điều trị nhiễm trùng, điều trị rối loạn đông máu… hoặc tham gia vào một số điều trị thử nghiệm lâm sàng nếu có.

Ung thư máu cấp tính thường trải qua nhiều đợt điều trị bao gồm tấn công, củng cố và duy trì. Trong quá trình điều trị tại viện cũng như thời gian ở nhà, bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm kiểm tra định kỳ, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, đủ chất dinh dưỡng và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Với sự tiến bộ của y học hiện nay thì việc điều trị ung thư máu cấp tính đã đạt được nhiều kết quả khả quan, kéo dài đáng kể thời gian sống thêm cho người bệnh.

Bệnh có phòng ngừa được không?

Nguyên nhân của bệnh ung thư máu cấp tính vẫn chưa rõ ràng, nên không có cách nào để ngăn chặn triệt để bệnh phát sinh. Tuy nhiên, có lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các dung môi, hóa chất và tránh tiếp xúc không cần thiết với tia xạ nói chung là cách thức tốt để phòng bệnh. Nếu bạn nghĩ rằng mình có dấu hiệu của bệnh ung thư máu cấp tính, nhận thức được các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh, khi đó việc đi khám làm xét nghiệm kiểm tra là rất quan trọng để được chẩn đoán xác định bệnh và điều trị sớm.

ĐỊA ĐIỂM HIẾN MÁU VÀ XÉT NGHIỆM:

Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); 7h30 – 17h thứ 7 (khám theo yêu cầu).

Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7.

Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học – Truyền máu TW