Theo kết quả , 2/3 số nạn nhân ung thư là do tác động tích lũy từ những sai lầm ngẫu nhiên trong gen chứ không phải do cách sống hay từ bố mẹ.
Trước đây các chuyên gia đã tính rằng khoảng 30-40% các trường hợp ung thư sẽ có thể tránh được nếu có một cách sống tốt hơn, chứ họ cũng không chắc chắn rằng nó sẽ ngăn chặn được căn bệnh này. Và các nhà nghiên cứu Mỹ nay đã thực hiện các nỗ lực đầu tiên để xác định rằng tỷ lệ người bị ung thư là không thể tránh khỏi.
Bảng phân loại những bệnh ung thư thông thường có thể phòng tránh được và những bệnh không thể phòng tránh.
Họ căn cứ vào những sai lầm ngẫu nhiên, hoặc , xảy ra trong gien khi trong suốt cuộc đời của con người. Các đột biến này tích lũy xuống sau nhiều lần phân chia tế bào sẽ dẫn đến nguy cơ các tế bào phát triển theo hướng mất kiểm soát – đó chính là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Từ hơn một thế kỉ trước, người ta đã biết rằng những người bị bệnh ung thư là do họ có những mô phát triển nhiều bất thường hơn so với những người khác. Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến điều này thì không xác định được.
Các nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Khoa học gợi ý câu trả lời chủ yếu nằm trong số lần tế bào gốc của các mô phân chia và tái tạo DNA.
Ví dụ: Ruột già ở người có số lần phân chia tế bào gốc gấp 4 lần so với ruột non, do đó ung thư cũng phổ biến hơn so với ung thư ruột non.
Nghiên cứu này kết luận, phần lớn bệnh ung thư là do xui xẻo của việc đột biến gien ngẫu nhiên bất kể yếu tố do lối sống hay di truyền. Cách tốt nhất để diệt trừ căn bệnh ung thư là thông qua việc phát hiện bệnh sớm, khi vẫn còn có thể chữa được bằng phẫu thuật. Các nguyên nhân do hút thuốc lá, lối sống không lành mạnh … chỉ góp phần thêm vào nguy cơ mắc căn bệnh này mà thôi.
Giáo sư Bert Vogelstein, đến từ Đại học Y khoa Johns Hopkins cho biết: “Những người có tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư như thuốc lá, rươu bia… mà có tuổi thọ lại không bị ung thư thường được người ta quy cho là có “gien” tốt. Nhưng sự thật chẳng qua là họ đơn giản gặp may thôi… Tất cả bệnh ung thư được gây ra bởi một sự kết hợp giữa may mắn, môi trường và di truyền. Chúng tôi đã tạo ra một mô hình có thể giúp xác định số lượng bao nhiêu trong ba yếu tố đóng góp vào sự phát triển căn bệnh ung thư.”
Đồng tác giả Tiến sĩ toán sinh học Cristian Tomasetti, cũng từ Đại học Johns Hopkins, cho biết: “Nếu hai phần ba tỷ lệ mắc ung thư được giải thích là do đột biến DNA ngẫu nhiên xảy ra khi các tế bào gốc phân chia, vậy thì việc thay đổi lối sống và thói quen của con người sẽ chỉ có tác dụng trợ giúp trong ngăn ngừa vài loại bệnh ung thư nhất định chứ không thể có hiệu quả cho nhiều loại bệnh ung thư như người ta thường nghĩ. Cho nên chúng ta nên tập trung nhiều nguồn lực vào việc tìm kiếm cách để phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn đầu, giai đoạn vẫn còn chữa trị được.”
Ung thư do rủi ro (không thể ngăn cản được): Khối u não; Đầu và cổ; Tuyến giáp trạng; Thực quản; Phổi (không hút thuốc); Xương; Gan; Tuyến tụy; Ung thư da (bất cứ nơi nào trên cơ thể); Buồng trứng; Tinh hoàn.
Ung thư do lối sống: Ung thư da (ung thư biểu mô tế bào đáy); Họng; Tuyến giáp trạng; Phổi (hút thuốc); Gan (virus); Đại tràng (ruột kết).
Theo Minh Minh/Nguoiduatin.vn