Ung Thư Dạ Dày Webtretho / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Bệnh Đau Dạ Dày Và Ung Thư Dạ Dày

Bệnh đau dạ dày và ung thư dạ dày là những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Nhận biết sớm dấu hiệu của hai căn bệnh này là điều cần thiết để điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày là bệnh lý phổ biến nhất về đường tiêu hóa với những biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ, đặc biệt khi quá đói hoặc quá no. Những người hay thức đêm, ăn uống không đúng giờ, không phù hợp với cơ thể là những đối tượng thường mắc bệnh đau dạ dày. Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày gồm:

Do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi, đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Người bệnh có thể bị ợ hơi, ợ chua và kèm theo đau sau mũi ức hoặc sau xương ức.

Buồn nôn và nôn:

Chảy máu tiêu hóa (chảy máu dạ dày):

Là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Khi có triệu chứng này cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời vì chảy máu dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút. Những biểu hiện dễ nhận thấy như nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Bệnh nhân có hiện tượng này có thể do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày

Giảm cân đột ngột:

Một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày là giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, không có sự can thiệp của bất kỳ biện pháp giảm cân nào. Kèm theo đó là mất cảm giác ngon miệng, dù đang đói nhưng cũng không muốn ăn các loại thực phẩm nào đó.

Đầy hơi, trướng bụng:

Ở bệnh nhân ung thư dạ dày, triệu chứng đầy hơi, trướng bụng xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh. Biểu hiện chướng bụng, đầy hơi xuất hiện trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Triệu chứng này thường xảy ra khi người bệnh ở trạng thái tĩnh và mất đi khi hoạt động thể thao, phân tán tư tưởng, nhưng vẫn khiến hiệu quả điều tiết ăn uống của bệnh nhân suy giảm.

Đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu:

Viện Y tế Quốc gia Mỹ đưa ra khuyến cáo, nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày nếu trong chất nôn có lẫn máu. Nguy cơ ung thư dạ dày càng cao hơn nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có màu đỏ như máu.

Biểu hiện khó nuốt có thể xuất hiện ở bệnh nhân ung thư dạ dày. Việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn khi bệnh tiến triển.

Chán ăn, mệt mỏi kéo dài:

Đây cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đều chủ quan không đi khám do không có cơn đau dữ dội.

Khi có các triệu chứng trên, tốt nhất nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Theo Infonet

Ung Thư Dạ Dày: Các Lựa Chọn Điều Trị Ung Thư Dạ Dày

Trong chăm sóc ung thư, các bác sĩ chuyên khoa khác nhau thường làm việc cùng nhau để tạo ra một kế hoạch điều trị ung thư tổng thể của bệnh nhân kết hợp các cách điều trị khác nhau. Đây được gọi là đội đa ngành. Đối với ung thư dạ dày, nhóm này có thể bao gồm các bác sỹ sau:

Bác sĩ chuyên về đường tiêu hóa, bao gồm dạ dày và ruột.

Bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ chuyên khoa về ung thư (bác sĩ chuyên về điều trị ung thư bằng cách sử dụng phẫu thuật)

Bác sĩ chuyên khoa về ung thư (bác sĩ chuyên về điều trị ung thư bằng thuốc)

Bác sĩ chuyên về xạ trị để điều trị ung thư.

Các nhóm chăm sóc bệnh ung thư cũng bao gồm nhiều chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khác nhau, bao gồm trợ lý bác sĩ, y tá chuyên khoa, nhân viên xã hội, dược sĩ, chuyên viên tư vấn, chuyên gia dinh dưỡng và những người khác.

Bác sĩ từ các khoa sẽ làm việc cùng nhau để hỗ trợ, chăm sóc bệnh nhân

Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối có thể được chữa trị bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu, liệu pháp nhắm mục tiêu, hoặc liệu pháp miễn dịch. Thông thường, điều trị ung thư dạ dày là một sự kết hợp của các phương pháp điều trị khác nhau. Có thể rất khó chữa bệnh ung thư dạ dày bởi vì nó thường không được phát hiện sớm cho đến khi nó ở giai đoạn tiến triển. Điều trị ung thư dạ dày sau mổ sẽ được cân nhắc với từng loại bệnh nhân, cũng như các phương pháp đã từng thực hiện trước đó nếu như khối u ung thư tái phát.

Lựa chọn điều trị và các khuyến cáo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn của ung thư, các phản ứng phụ có thể xảy ra, sở thích và sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bao gồm điều trị các triệu chứng và các phản ứng phụ – một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh ung thư.

Các lựa chọn điều trị ung thư dạ dày

Những lựa chọn trong điều trị ung thư dạ dày

Phẫu thuật: Phẫu thuật là việc cắt bỏ khối u và một số mô lành mạnh xung quanh trong quá trình phẫu thuật. Loại phẫu thuật được sử dụng phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh ung thư.

Tìm hiểu thêm Điều trị ung thư dạ dày qua từng giai đoạn (P1)

Tìm hiểu thêm Điều trị ung thư dạ dày qua từng giai đoạn (P2)

Hoá trị liệu: Hoá trị liệu là việc sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường là bằng cách ngăn chặn khả năng phát triển và phân chia của các tế bào ung thư.

Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu: Phương pháp điều trị nhằm vào các gen, protein hoặc môi trường mô của bệnh ung thư góp phần vào sự tăng trưởng và sự sống còn của bệnh ung thư. Loại điều trị này ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư trong khi nhằm hạn chế thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh.

Liệu pháp miễn dịch (còn được gọi là liệu pháp sinh học): Liệu pháp miễn dịch được thiết kế để thúc đẩy cơ chế tự vệ của cơ thể để chống lại bệnh ung thư, bằng cách sử dụng các vật chất được tạo ra bởi cơ thể hoặc trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích cải thiện hoặc khôi phục chức năng hệ miễn dịch. Đây là một lĩnh vực tiềm năng của việc nghiên cứu ung thư dạ dày, và các loại ung thư khác.

Beta Glucan Ball dựa trên cơ chế điều trị của liệu pháp miễn dịch

Điều trị ung thư dạ dày ở đâu?

Đây là câu hỏi của không ít người có mối quan tâm hàng đầu đến sức khỏe của bản thân, hoặc người thân trong gia đình. Đối với căn bệnh ung thư, nó đòi hỏi những tiến bộ mới trong nền Y học, kiến thức và kinh nghiệm của bác sỹ, và một điều quan trọng nữa đó là môi trường điều trị đầy đủ cơ sở vật chất. Chính vì thế, các trung tâm ung bướu sẽ là nơi có thể đáp ứng đầy đủ những điều kiện tốt nhất để cho bệnh nhân.

Ung Thư Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chữa Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ dày là gì? Triệu chứng ung thư dạ dày, hình ảnh ung thư dạ dày, nguyên nhân ung thư dạ dày. Điều trị ung thư dạ dày ở đâu, cách chữa ung thư dạ dày xạ trị, hóa trị, thuốc chữa ung thư dạ dày mới. Các giai đoạn ung thư dạ dày di căn sống được bao lâu? Chi phí khám điều trị ung thư dạ dày chữa được không?

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những chứng ung thư phổ biến hàng đầu. Bệnh chiếm khoảng 40% các dạng ung thư hệ tiêu hóa. Tỉ lệ tử vong do bệnh trong những năm gần đây đã giảm xuống. Song, tỉ lệ này vẫn ở mức cao trong số các bệnh ung thư nói chung.

Ung thư dạ dày (K dạ dày, ung thư bao tử) là một bệnh lí nguy hiểm. Bệnh được gây nên bởi sự tăng sinh quá mức các tế bào tuyến dạ dày, dẫn đến việc hình thành và phát triển các khối u ác tính.

Ung thư dạ dày là bệnh không giới hạn giới tính và độ tuổi. Theo số liệu được cung cấp bởi Bệnh viện Quân y 103, mỗi năm trên thế giới có khoảng 600.000 – 700.000 ca ung thư dạ dày mới được phát hiện. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh và tử vong vì ung thư bao tử ở các nước châu Á, khu vực Nam Mỹ và Tây Âu cao hơn hẳn.

Theo PGS. TS Đoàn Hữu Nghị – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K, Giám đốc Bệnh viện E kiêm Giám đốc trung tâm ung bướu Bệnh viện E, ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở Nam giới là 19,3/100.000 người và ở Nữ là 9,1/100.000 người. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 40 – 60, nam gấp 2 lần nữ. Người thuộc nhóm máu A có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn các nhóm máu khác.

Như đã nói, ung thư bao tử là bệnh có tỉ lệ người mắc cao hàng đầu trong nhóm các bệnh ung thư hệ tiêu hóa. Hằng năm bệnh gây ra 25.000 – 35.000 cái chết. Tế bào ung thư dạ dày di căn rất nhanh. Nếu không được điều trị, bệnh nhân chắc chắn tử vong. Nếu không được chẩn đoán sớm, tổn thương lan đến thanh mạc thì rất khó điều trị. Thậm chí khi bệnh nhân làm phẫu thuật chữa ung thư dạ dày, khả năng sống trên 5 năm sau khi mổ chỉ vào khoảng 10 – 15%.

Ung thư bao tử có nhiều loại. Việc phân chia các dạng ung thư dựa trên giải phẫu bệnh hoặc mức độ tổn thương.

Phân loại theo giải phẫu bệnh ung thư dạ dày

Đây là cách phân chia phổ biến và được áp dụng làm căn cứ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị. Theo cách phân loại này, có các dạng ung thư sau:

Phân loại ung thư dạ dày theo mức độ tổn thương

Cách phân chia này dựa trên mức độ tổn thương thực thể của dạ dày. Tùy thuộc vào độ rộng và sâu của khối u, có thể chia thành:

Ung thư bề mặt ( ung thư dạ dày sớm) chỉ giới hạn ở lớp niêm mạc và dưới niêm mac. Tế bào ung thư chưa phát triển đến cơ thành dạ dày. Có 2 trạng thái biểu hiện chính:

Khối u lồi lên hoặc ở dạng polyp (khối u thường tròn, có cuống dài nối với niêm mạc). Bản chất của polyp dạ dày chính là các tế bào niêm mạc tăng sinh quá mức tạo nên.

Niêm mạc dạ dày có tính chất của một ổ loét sâu, miệng loét được bao quanh bởi các nốt niêm mạc.

Ung thư dạ dày thể xâm nhập

Ung thư xâm nhập ( ung thư dạ dày tiến triển) là trạng thái khối u vượt qua lớp cơ thành dạ dày, xâm lấn đến lớp thanh mạc. Ung thư loại này được chia thành:

Nguyên nhân ung thư dạ dày

Đây là loại vi khuẩn có tỉ lệ lây nhiễm cao và là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề về dạ dày. Theo tuyên bố của Tổ chức Y tế thế giới (1994) HP là tác nhân số 1 gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP sản sinh ra catalase – chất khiến cho niêm mạc dạ dày bị phá hủy, dễ bị ảnh hưởng bởi axit dạ dày, làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm loét và phát sinh nhiều vấn đề khác.

Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày khiến cho các tế bào tuyến bình thường bị thay thế bởi tổ chức xơ (gọi là viêm teo); lớp biểu mô niêm mạc bình thường được thay bằng biểu mô niêm mạc ruột (gọi là dị sản ruột). Chính tình trạng viêm teo và dị sản ruột này là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.

Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm HP (khoảng 70%) cao hơn so với mức trung bình của thế giới (50%). Tuy nhiên, không phải ai dương tính với HP cũng sẽ bị ung thư dạ dày. Việc có HP có bị ung thư bao tử hay không còn phụ thuộc vào mối tương tác giữa vi khuẩn HP với đặc điểm di truyền và các thói quen sinh hoạt.

Thói quen sinh hoạt bao gồm cả chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc và nghỉ ngơi. Theo đó, những người có lối sống thiếu khoa học có thể làm môi trường dạ dày biến đổi theo hướng có lợi và kích thích hoạt động của vi khuẩn HP.

Nguyên nhân ung thư dạ dày bao gồm viêm dạ dày thể teo. Bệnh này có khuynh hướng di truyền, tỉ lệ di truyền từ bố mẹ sang con khoảng 48%. Hơn nữa, ung thư bao tử cũng được gây nên bởi các polyp tuyến tiềm ẩn ác tính cao, tương tự như ung thư đại – trực tràng. Polyp dạ dày cũng là bệnh có thể di truyền.

Do đó, người trong gia đình có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em…) được phát hiện ung thư dạ dày có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn người những người khác.

Tuy nhiên, những bệnh di truyền trên chỉ là một trong những nguyên nhân gây ung thư bao tử, không thể khẳng định chắc chắn rằng mắc các bệnh di truyền đó thì sẽ bị ung thư dạ dày.

Ngoài hai tác nhân chính, bệnh ung thư bao tử có thể được gây ra do những nguyên nhân sau:

Môi trường sống bị ô nhiễm, làm việc trong điều kiện độc hại, tiếp xúc với nhiều hóa chất, chất phóng xạ độc hại cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày.

Mắc bệnh thiếu máu ác tính. Đây là sự suy giảm các tế bào hồng cầu, xảy ra khi ruột không thể hấp thụ vitamin B12 như bình thường.

Hút thuốc lá quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư bao tử.

Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường khó được phát hiện trong giai đoạn sớm do không có triệu chứng đặc hiệu và quyết liệt. Đa số các trường hợp được chẩn đoán ung thư dạ dày khi triệu chứng lâm sàng của bệnh đã khá rõ ràng. Có nghĩa là bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn. Do đó cần chú ý đến những sự thay đổi dù là nhỏ nhất.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, cơ thể có những sự thay đổi dần dần khiến người bệnh không chú ý. Những triệu chứng cũng thường không liên tục, không nghiêm trọng nên thường bị bỏ qua. Người bệnh có thể có các biểu hiện sau:

Chán ăn, đầy hơi: Đây có thể coi là triệu chứng đầu tiên mà bệnh ung thư bao tử gây ra. Tuy nhiên hiện tượng chán ăn xuất hiện từ từ, không đi kèm với cảm giác đau. Do đó, hầu như người bệnh chỉ cảm thấy ăn không ngon miệng, đầy hơi, căng tức bụng nhưng cũng không tìm hiểu căn nguyên.

Toàn thân mệt mỏi dù vẫn suy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt như bình thường. Khả năng lao lao động giảm sút, da xanh nhợt nhạt – biểu hiện của sự chảy máu ở tổ chức ung thư.

Sút cân nhanh không rõ nguyên nhân. Thông thường, người bệnh sẽ sụt khoảng 5 – 10% trọng lượng cơ thể bình thường.

Nôn hoặc buồn nôn. Rất ít bệnh nhân xuất hiện triệu chứng này trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy vậy bệnh nhân vẫn có thể buồn nôn và nôn khan. Trong người có cảm giác cồn cào khó chịu.

Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày phát triển đến giai đoạn muộn có thể gây ra những biểu hiện rõ ràng như sau:

Buồn nôn và nôn: Triệu chứng này xuất hiện khi khối u gia tăng về kích thước. Sự phát triển nhanh chóng của khối u sẽ chèn ép môn vị. Thức ăn không đi qua được môn vị dẫn đến phản ứng buồn nôn.

Bụng có khối u: Khi đến giai đoạn muộn, khối u đã lớn và hầu hết bệnh nhân đều có thể tự sờ thấy. Nhiều trường hợp, do đặc điểm và vị trí khối u mà bệnh nhân phải sờ kĩ mới phát hiện ra. Khối u này thường dễ dàng di động qua lại, sờ nắn không thấy đau. Nếu khối u quá to sẽ chiếm phần lớn vùng thượng vị, ít hoặc không di động.

Dịch cổ chướng: Hiện tượng này chính là một trong những dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Khi bệnh đã ở thời kì quá muộn, ổ bụng của người bệnh chứa rất nhiều dịch.

Di căn hạch Lympho: Đây là biểu hiện di căn xa của ung thư bao tử, thường gặp ở hạch hố thượng đòn trái. Hạch này to, sờ thấy không đau, cứng, di động.

Ở phụ nữ, ung thư dạ dày thường di căn xuống buồng trứng (còn gọi là khối u Krukenberg). Bệnh nhân có thể sờ thấy ở một trong 2 bên hố chậu (vị trí của hai buồng trứng).

Tiến triển và biến chứng bệnh ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày càng để lâu càng nguy hiểm, cần được chữa trị càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả nguy hại cho sức khỏe. Do đó, việc nhận biết những giai đoạn phát triển của bệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày.

Ung thư bao tử được chia thành 5 giai đoạn phát triển chính:

Ung thư dạ dày giai đoạn 0:

Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô. Niêm mạc dạ dày xuất hiện các tế bào bất thường nhưng cấu trúc niêm mạc chưa bị đảo lộn. Rất khó có thể tìm thấy tế bào ung thư ở niêm mạc thành dạ dày.

Người bệnh hầu như không cảm nhận được sự bất thường nào của cơ thể cũng như những triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu.

Ung thư dạ dày giai đoạn 1

Giai đoạn này được gọi là ung thư niêm mạc. Khối u đã gây ra sự rối loạn cấu trúc niêm mạc nhưng chưa phát triển đến cơ dưới niêm mạc. Khối u dạ dày trong giai đoạn 1 của bệnh ung thư có thể xâm lấn ở các mức độ sau:

Khối u chỉ xâm nhập đến lớp thứ 2 hoặc cả lớp thứ 3 của niêm mạc dạ dày. Tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết (lây lan không quá 6 hạch).

Tế bào ung thư chỉ xâm lấn đến hai lớp niêm mạc thành dạ dày nhưng không tấn công hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Theo đó, người bệnh có thể cảm nhận được những dấu hiệu ung thư dạ dày sớm nhất. Thường có cảm giác đau bụng nhẹ, đầy bụng và ợ hơi. Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường và thường bị bỏ qua.

Ung thư dạ dày giai đoạn 2

Giai đoạn này có tên gọi là ung thư dưới cơ niêm. Tế bào ung thư xâm lấn qua các lớp niêm mạc, đến lớp dưới có niêm. Tình trạng bệnh có thể thuộc một trong các trường hợp sau:

Người bệnh bắt đầu thấy ăn mất ngon, ban đầu chán ăn thịt mỡ và đồ ăn dầu mỡ. Sau đó cảm giác không ngon miệng với bất cứ món ăn nào. Triệu chứng đau bụng, khó tiêu xuất hiện thường xuyên và rõ ràng hơn. Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược

Ung thư dạ dày giai đoạn 3

Ung thư bao tử thời kì 3 còn được gọi là ung thư thành. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lan ra nhiều hạch bạch huyết và các cơ quan khác. Có thể gặp phải một trong ba trường hợp sau:

Ung thư dạ dày giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn muộn nhất của bệnh. Đến giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn gây tổn thương gan, tụy, hạch bạch huyết… Ung thư bao dạ dày giai đoạn cuối cũng được chia thành 3 trường hợp.

Một khi đã chuyển sang giai đoạn muộn (giai đoạn 3, 4), bệnh nhân đau bụng dữ dội, cơn đau thường xuyên và kéo dài hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm khi uống thuốc. Ngay cả những loại thuốc trước đây có hiệu quả, đến giai đoạn này cũng không cắt được cơn đau. Chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối chỉ nhằm mục đích giảm đau đớn cuối đời. Đặc biệt, người bệnh thường xuyên xảy ra hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa, nôn ra máu, thủng hoặc tắc môn vị, thiếu sức sống, gầy, rối loạn trao đổi chất và khuếch tán ung thư.

Người mắc bệnh ung thư dạ dày hầu hết đều đặt câu hỏi “ung thư dạ dày biến chứng gì” hay “bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu”.

Theo ý kiến của các chuyên gia, ung thư dạ dày là một loại ung thư có tiên lượng xấu, biến chứng nhanh. Nhất là khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn thì gần như không có cơ hội sống. Theo số liệu của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, tỉ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống quá 5 năm chỉ ở khoảng 2%. Thậm chí dù bệnh nhân có can thiệp điều trị thì tỉ lệ sống thêm quá 5 năm cũng rất thấp (dưới 10%).

Những biến chứng ung thư dạ dày thường gặp có thể kể đến như:

Hẹp môn vị: Thường xảy ra khi ung thư ở vùng hang môn vị.

Hẹp tâm vị: Hiện tượng gặp phải khi vị trí ung thư ở vùng tâm vị.

Chảy máu cấp tính: Xảy ra ở mọi vị trí ung thư của dạ dày, do tổ chức ung thư xâm lấn và làm tổn thương động, tĩnh mạch.

Thủng dạ dày: Do lỗ thủng trên nền tổ chức ung thư nên khi mổ, việc khâu lỗ thủng khó khăn hơn rất nhiều lần so với việc khâu lỗ thủng ổ loét lành tính.

Tế bào ung thư di căn vào những cơ quan quan trọng trong cơ thể như gan (tỉ lệ di căn: 47% số bệnh nhân), phổi (tỉ lệ di căn: 18% số bệnh nhân) và trực tràng (tỉ lệ: 14% số bệnh nhân).

Khi có dấu hiệu ung thư dạ dày, việc chẩn đoán sớm là quan trọng và cấp thiết nhất. Chẩn đoán chính xác sẽ hỗ trợ tích cực cho điều trị ung thư dạ dày kịp thời và phù hợp hơn về phương pháp.

Chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Bệnh ung thư bao tử được chẩn đoán càng sớm thì tỉ lệ hồi phục càng cao, tuổi thọ của bệnh nhân được kéo dài đáng kể. Việc chẩn đoán ung thư dạ dày chủ yếu dựa vào lâm sàng, X quang và nội soi có sinh thiết.

Chẩn đoán ung thư dạ dày bằng X quang và nội soi

Bệnh nhân trên 40 tuổi.

Mệt mỏi, gầy, sút cân nhanh.

Chán ăn, ăn không ngon miệng.

Đau âm ỉ vùng thượng vị.

Nuốt nghẹn, hoặc nôn và buồn nôn.

Xanh xao, có dấu hiệu thiếu máu.

Đi ngoài phân lỏng, có thể có máu lẫn trong phân.

Đây là những triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa cực kì quan trọng để chẩn đoán, phát hiện ung thư dạ dày. Với những dấu hiệu trên, bệnh nhân cần được nội soi dạ dày, chụp X quang phát hiện ung thư dạ dày. Nếu chỉ dùng riêng X quang hoặc nội soi, độ chính xác khoảng 83%, nếu dùng kết hợp có thể chính xác 87%.

Xét nghiệm tế bào dịch vị, sinh thiết chẩn đoán ung thư dạ dày

Nếu kết quả xét nghiệm tế bào dịch vị và sinh thiết đều cho kết quả âm tính mà X quang và nội soi chỉ rõ bệnh K, vẫn không thể loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày.

Nếu X quang và nội soi chưa chắc chắn, sinh thiết cho kết quả âm tính, cần điều trị thử trong 2 – 3 tháng với Cimetidin để theo dõi và kết luận, điều trị.

Với ung thư dạ dày giai đoạn muộn, việc chẩn đoán dễ dàng và chính xác hơn. Tuy nhiên bệnh ở giai đoạn này hầu như không thể phẫu thuật điều trị được nữa. Việc chẩn đoán có thể dựa vào:

Khối u thượng vị không di động (do dính gan, tuỵ, đại tràng).

Tế bào ung thư di căn hạch Troisier (hạch hố thượng đòn trái).

X-quang, nội soi dạ dày loại trừ các K gan, tuỵ mạc treo.

Sinh thiết tổ chức di căn (hạch, gan).

Khi có dấu hiệu nghi ung thư dạ dày, bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và điều trị. Việc điều trị kịp thời và đúng cách không những nâng cao tỉ lệ thành công, kéo dài tuổi thọ mà còn giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí, giảm nguy cơ tái phát.

Theo tài liệu nghiên cứu của Bệnh viện Quân y 103, phương pháp điều trị ung thư dạ dày dạng biểu mô tuyến hiệu quả nhất phải là can thiệp ngoại khoa. Ung thư dạ dày không mấy nhạy cảm với quang tuyến trị liệu và hóa trị liệu.

Nguyên tắc phẫu thuật chữa ung thư dạ dày

Nguyên tắc phẫu thuật cần tuân thủ theo nguyên tắc chung của phẫu thuật cắt bỏ ung thư đó là cắt bỏ rộng rãi. Cụ thể trong ung thư dạ dày:

Cắt xa phần bị tổn thương: Vết cắt trên cách xa giới hạn tổn thương hơn 6cm; vết cắt dưới phải dưới 2cm so với cơ vòng môn vị, ngoại trừ các vị trí ung thư ở phía cực trên dạ dày.

Cắt bỏ toàn bộ mạc nối lớn, dây chằng vị đại tràng để loại bỏ chuỗi hạch vị mạc (những hạch thường có di căn sớm nhất).

Lấy bỏ hết hạch bạch huyết.

Cắt bỏ các tạng bị xâm lấn hoặc di căn.

Các loại phẫu thuật chữa ung thư dạ dày

Phẫu thuật chữa ung thư dạ dày được phân ra thành phẫu thuật triệt để và phẫu thuật tạm thời. Phương pháp phẫu thuật sẽ do bác sĩ chỉ định phù hợp với từng tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Phẫu thuật ung thư dạ dày triệt để

Câu hỏi được người bệnh đặt ra “ung thư dạ dày dày giai đoạn đầu có chữa được không”. Ung thư dạ dày có thể chữa bằng phẫu thuật nếu phát hiện sớm. Có 3 loại phẫu thuật triệt để, việc áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào vị trí và kích thước khối u:

Cắt bán phần cực trên: Áp dụng cho các tổn thương ở vùng tâm vị. Việc phẫu thuật sẽ cắt đi 1/3 hoặc 1/2 phần trên dạ dày cùng với phần cuối thực quản. Đồng thời, sự lưu thông được tạo lập bởi miệng nối thực quản – dạ dày.

Cắt bán phần cực dưới: Phương pháp này áp dụng cho các tổn thương ở hang môn vị. Bác sĩ sẽ bỏ đi 2/3, 3/4, 4/5 hoặc nhiều hơn nữa phần dưới dạ dày. Tức là sẽ cắt bỏ khối u cùng môn vị, tạo miệng nối dạ dày – ruột.

Cắt toàn bộ dạ dày: Áp dụng khi khối u quá lớn. Khối u xâm lấn gần như toàn bộ dạ dày. Đường cắt trên ở thực quản và đường cắt dưới ở hành tá tràng. Nhiều bệnh nhân không căn cứ đặc điểm khối u vẫn thực hiện cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Về phương diện ung thư học, giải pháp này mang tính triệt để hơn. Tuy nhiên những di chứng sau mổ thường nặng hơn phẫu thuật cắt bán phần.

Sau mổ 15 ngày có thể tiêm 5 FU với liều 10mg/1kg/24h pha 500ml HTN 5% truyền tĩnh mạch trong 4 ngày. Nếu bệnh nhân dung nạp thuốc có thể tiêm tiếp 4 liều như trên nhưng tiêm cách nhật.

Phẫu thuật tạm thời điều trị ung thư dạ dày

Nhiều trường hợp mổ không lấy được toàn bộ tổ chức tổn thương. Điều trị tạm thời chỉ nhằm giải quyết tạm thời các biến chứng như chảy máu, hẹp môn vị, đau, thủng dạ dày… Có các loại phẫu thuật sau:

Ngoài phẫu thuật, bệnh nhân có thể được điều trị tạm thời bằng việc dùng hoá chất 5FU liều 15mg/kg/24h trong 2-3 ngày. Sau đó hạ xuống 7,5mg/kg/24h, cách nhật cho u nhỏ lại trong 5 – 6 tháng. Tuy nhiên, khi sử dụng hóa trị, nhiều bệnh nhân lại tử vong sớm hơn do suy tủy xương. Hiện nay, Học viện Quân y có thuốc Phylamine có tác dụng hỗ trợ chống K. Uống 6 viên trong mỗi 24 giờ. Uống theo chu kì liên tục trong 20 ngày rồi nghỉ 10 ngày. Lặp lại chu kì đều đặn trong 3 năm.

Mỗi ca mổ chữa ung thư dạ dày có giá dao động khoảng 25 – 40 triệu đồng. Chi phí này không bao gồm phí xét nghiệm. Mức giá trên áp dụng với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế. Nếu tham gia bảo hiểm, chi phí chữa trị ung thư sẽ được giảm phần nào cho người bệnh.

Các bài thuốc nam hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày

Phẫu thuật cắt dạ dày là cách chữa ung thư dạ dày triệt để hơn hẳn. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, tỉ lệ tái phát ung thư là khá lớn.Có hai dạng tái phát chính:

Tái phát do di căn: Tái phát trong khoảng 1 – 2 năm sau mổ. Nguyên nhân do chưa cắt bỏ hoàn toàn tổ chức ung thư trong dạ dày.

Tái phát ung thư ở phần dày còn lại: Trong khoảng 3 năm sau phẫu thuật ung thư dạ dày, bệnh có thể tái phát ở phần dạ dày còn lại do chưa loại trừ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ gây ung thư.

Bệnh có tính chất nguy hiểm và khó điều trị triệt để. Do đó, sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ phác đồ điều trị ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, nên sử dụng một số bài thuốc từ thảo mộc tự nhiên để hỗ trợ điều trị.

Chữa ung thư dạ dày với lá đu đủ

Chữa ung thư bao tử với lá đu đủ là kinh nghiệm được lưu truyền từ lâu. Cách thực hiện khá đơn giản. Bạn cần cắt lá đu đủ (lấy cả phần cuống lá) rồi rửa sạch, thái nhỏ. Phơi lá đu đủ cho héo, tránh phơi khô giòn sẽ mất hết nhựa. Cho 30gram lá vào đun với 2 củ sả và khoảng 1,5lit nước làm nước uống trong ngày. Bạn cũng có thể sắc cho đến khi nước lá có màu vàng cánh gián mới sử dụng.

Nấm lim xanh chữa ung thư dạ dày hiệu quả

Công dụng nấm lim xanh trị ung thư đã được biết đến rất rộng rãi. Trong nấm lim xanh có chứa hàm lượng lớn những dược chất quý. Các dược chất có vai trò ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Do đó, có rất nhiều người bệnh sử dụng nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày.

Cách thực hiện tương đối đơn giản. Bạn cần mua đúng loại nấm lim xanh rừng tự nhiên. Có thể khô nguyên cả cây hay đã thái lát. Mỗi lần sắc khoảng 30gram nấm lim khô với 2lit nước để thu 1,5lit nước uống trong ngày. Uống nấm lim xanh thay nước uống trong 2 – 5 tháng sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Phòng ngừa ung thư dạ dày như thế nào?

HP là tác nhân chủ yếu gây nhiều vấn đề ở dạ dày. Trong đó bao gồm viêm dạ dày dẫn đến ung thư. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị HP càng sớm càng tốt. Từ đó hạn chế những tổn thương thực thể ở dạ dày (viêm loét, viêm dạ dày thể teo…). Chính những tổn thương này là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.

Việc điều trị HP phải diễn ra từ từ để dạ dày có thể thích nghi. Không loại bỏ vi khuẩn đột ngột, tránh gây ra những rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn. Thông thường một liệu trình điều trị HP kéo dài 2 – 4 tháng.

Chế độ ăn uống khoa học không chỉ đẩy lùi nguy cơ ung thư bao tử mà còn hỗ trợ phòng chống ung thư nói chung. Để không phải đối mặt với những tác hại và biến chứng ung thư dạ dày nguy hiểm, bạn cần chú ý hơn nữa thói quen ăn uống.

Phòng ngừa ung thư dạ dày không nên ăn gì? Ăn gì phòng tránh ung thư dạ dày?

Tỏi: Tỏi có khả năng giảm hàm lượng Nitrit bên trong dạ dày, giảm sự tổng hợp của Amoni Nitrit nên có tác dụng chống ung thư

Nấm và các chế phẩm từ nấm: Trong thành phần nấm đen, nấm trắng, nấm lim xanh có chứa Polysaccharides hàm lượng cao. Hợp chất này có thể tăng cường hệ miễn dịch, có công dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.

Đậu phụ: Đậu phụ có chứa Isoflavon. Chất này có thể kiềm chế vi khuẩn HP, kìm hãm sự phát triển tế bào ác tính.

Hoa quả tươi: Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất. Những loại vitamin A,B,E trong hoa quả sẽ tăng cường sự hấp thu protein hợp lý. Đồng thời bảo vệ cơ thể, phòng tránh ung thư dạ dày.

Bệnh Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ dày là một trong những ung thư ống tiêu hóa thường gặp, trong thực tế tiên lượng vẫn không thay đổi nhiều trong những năm nay. Thời gian sống đến 5 năm của ung thư dạ dày khoảng 15% và thời gian sống 5 năm sau phẫu thuật triệt căn khoảng 30%. Kết quả này là do chẩn đoán muộn mặc dù có nội soi chẩn đoán và do ít tiến bộ trong điều trị ngoại khoa.

Hình ảnh Ung thư dạ dày

− Ung thư dạ dày phân bố không đồng đều ở mọi vùng trên thế giới.

− Chiếm tỷ lệ cao ở Nhật Bản và Nam Mỹ. Tỷ lệ thấp ở Bắc Mỹ và Úc.

− Ở Pháp, ung thư dạ dày đứng hàng thứ tư sau ung thư đại tràng 14%, ung thư vú 12%, ung thư phổi 11%.

− Ung thư dạ dày hiếm gặp < 50 tuổi, tần suất này tăng lên theo tuổi.

− Tại Hà Nội, theo thống kê thì tỷ lệ ung thư dạ dày cùng ung thư phổi chiếm 30% các loại ung thư. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ung thư dạ dày chiếm hàng thứ ba trong các loại ung thư ở nam giới và đứng hàng thứ tư trong các loại ung thư ở nữ giới.

Giải phẫu bệnh

Có 3 loại theo Borrmann và Kajitani:

– Gặp nhiều ở vùng hang, môn vị chiếm tỷ lệ khoảng 60%

– Kích thước của khối u cũng có giá trị tốt cho việc tiên lượng. U < 2cm: thời gian sống đến 5 năm khoảng 80%.

– Xâm lấn các hạch lân cận thường gặp khoảng 60% trường hợp ung thư dạ dày.

– Xâm lấn các chuỗi hạch xa là một yếu tố xấu cho tiên lượng của bệnh.

2.2. Những bệnh có nguy cơ cao

3. Phân chia các nhóm hạch dạ dày

− Phân chia làm 3 loại (Hautefeuille,1982).

– Di căn

− Phân loại của các tác giả Nhật Bản: chia 16 nhóm hạch: N1 nhóm hạch gần, N2 nhóm hạch xa, N3 di căn xa. Thương tổn thay đổi tùy theo vị trí của ung thư dạ dày.

Triệu chứng bệnh Ung thư dạ dày

Triệu chứng lâm sàng của ung thư dạ dày thường không điển hình, đặc biệt ở giai đoạn sớm:

Chán ăn kèm sút cân là dấu hiệu hay gặp nhất của ung thư dạ dày, gặp trong 95% các trường hợp được chẩn đoán ung thư dạ dày.

Hội chứng hẹp môn vị.

Nôn ra máu đại thể gặp < 5% các trường hợp, mặc dù thiếu máu và có máu ẩn trong phân rất hay gặp. Thiếu máu dạng nhược sắc.

Nuốt khó là triệu chứng nổi bật khi ung thư nằm ở tâm vị dạ dày. Nôn và buồn nôn có thể xảy ra khi tổn thương ở xa làm hẹp môn vị.

Đau thượng vị xuất hiện muộn và hiếm gặp, đau lâm râm không điển hình, không có chu kỳ.

Trướng bụng là dấu hiệu rất hiếm gặp nhưng có thể sờ thấy khối u trong 50% các trường hợp. Có thể có gan lớn, dấu hiệu này gợi ý di căn gan. Di căn phúc mạc có thể gây bụng báng nhiều, hoặc di căn buồng trứng (u Krukenberg) hoặc di căn túi cùng Douglas. Các biểu hiện muộn này có thể gây đau ở tiểu khung và táo bón. Có thể sờ thấy hạch ở hố thượng đòn trái, đây là những dấu hiệu lâm sàng kinh điển chứng tỏ ung thư dạ dày đang tiến triển.

Chán ăn là dấu hiệu hay gặp nhất của Ung thư dạ dày

Bệnh nhân có thể không có triệu chứng cho đến khi u xâm lấn vào toàn bộ thành dạ dày và các cơ quan kế cận hoặc di căn rộng.

2. Cận lâm sàng

Nội soi cho phép xác định chẩn đoán về mặt đại thể (thể loét, thể sùi hay thể thâm nhiễm), vị trí, hình ảnh tổn thương. Nội soi còn giúp sinh thiết tổn thương để xác định tính chất mô bệnh học. Hạn chế của nội soi: khi tổn thương ở đáy vị, tổn thương ung thư nông dạng viêm xước niêm mạc hoặc ung thư ở nhiều vị trí. Trong trường hợp ung thư dạng loét cần phải sinh thiết nhiều vị trí, tối thiểu 15 vị trí ở bờ ổ loét. Trong trường hợp ung thư thâm nhiễm hoặc thể teo đét hoặc sinh thiết quá nông thì kết quả có thể âm tính.

Nội soi còn giúp sàng lọc ung thư dạ dày trong cộng đồng. Thường tiến hành nội soi ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, trên 40 tuổi.

Đây chỉ là xét nghiệm hỗ trợ. Trong ung thư dạ dày thường thấy hình ảnh khối u nhô vào trong lòng dạ dày, đánh giá tình trạng hẹp môn vị. Tuy nhiên X quang không nhạy khi thương tổn chỉ ở lớp niêm mạc. Gần đây để tăng độ nhạy người ta áp dụng kỹ thuật đối quang kép (double contrast) và ép vào dạ dày khi chụp. Chụp dạ dày cản quang không được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ thủng ung thư dạ dày.

2.2. Chụp thực quản – dạ dày – tá tràng cản quang (TOGD)

Chụp cắt lớp vi tính ở tầng trên ổ bụng có cản quang (đường tĩnh mạch và đường uống) rất có ích để phân chia giai đoạn ung thư dạ dày trước khi phẫu thuật. Chụp cắt lớp vi tính còn giúp phát hiện các tổn thương di căn trong ổ bụng (di căn gan, di căn phúc mạc…).

2.3. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)

Kỹ thuật này cung cấp thông tin chính xác về độ sâu của sự xâm lấn qua thành dạ dày. Tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền và người thực hiện có chuyên môn cao.

Soi ổ bụng ngày càng được sử dụng nhiều hơn và được xem như là công cụ giúp phân độ ung thư đồng thời xác định sự hiện diện của di căn nhỏ trong ổ phúc mạc hoặc ở gan mà không thể phát hiện được trên CT scan.

Cho đến nay, có nhiều chất chỉ điểm hay còn được gọi là chất đánh dấu ung thư khác nhau được sử dụng trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng các u ác tính ở bụng và ở ống tiêu hoá.

2.6. Các chất chỉ điểm ung thư

Đối với ung thư dạ dày, có một số chất được sử dụng như CEA hay CA19-9, tuy nhiên, giá trị của chúng trong chẩn đoán còn rất thấp. Vì vậy, các chất đánh dấu ung thư này được sử dụng chủ yếu trong theo dõi tái phát tại chỗ hay di căn xa sau phẫu thuật ung thư dạ dày.

1. Chẩn đoán bệnh

Do triệu chứng lâm sàng thường mơ hồ và xuất hiện muộn, do đó đứng trước trường hợp có tiền sử bệnh với những triệu chứng không điển hình của đường tiêu hoá (chán ăn, sụt cân, đau thượng vị…), người thầy thuốc phải luôn nghĩ đến chẩn đoán ung thư dạ dày.

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào cận lâm sàng, trong đó quan trọng nhất là nội soi dạ dày bằng ống soi mềm. Chụp dạ dày cản quang chỉ có tác dụng hỗ trợ.

2. Chẩn đoán giai đoạn

2.1. Phân chia giai đoạn theo TNM

Tis: U giới hạn ở niêm mạc, không đi qua màng đáy.

T1: U giới hạn ở lớp niêm mạc hay dưới niêm mạc.

T2: U xâm lấn vào lớp cơ niêm và có thể lan rộng nhưng không vượt quá lớp thanh mạc.

T3: U xuyên qua lớp thanh mạc nhưng không xâm lấn vào cơ quan kế cận.

T4: U xâm lấn vào các cơ quan kế cận.

T: Khối u (Tumor)

N0: Không có xâm lấn hạch bạch huyết vùng.

N1: Xâm lấn hạch bạch huyết quanh dạ dày trong vòng 3cm quanh khối u nguyên phát và chạy dọc theo bờ cong nhỏ hoặc bờ cong lớn.

N2: Xâm lấn hạch bạch huyết vùng trên 3cm so với khối u nguyên phát, kể cả những hạch nằm dọc theo động mạch vị trái, động mạch lách, động mạch thân tạng và động mạch gan chung.

N3: Xâm lấn các hạch bạch huyết khác trong ổ bụng như hạch cạnh động mạch chủ, hạch rốn gan tá tràng, hạch sau tuỵ và các hạch mạc treo.

N: Hạch (Nodes) M: Di căn

Giai đoạn 1: Khối u trong lòng dạ dày, không có dày thành dạ dày.

Giai đoạn 3: U xâm lấn trực tiếp vào các cấu trúc kế cận.

Giai đoạn 4: Di căn xa.

2.2. Phân chia giai đoạn ung thư dạ dày theo CT scan

Can thiệp ngoại khoa là chủ yếu.

Khả năng mổ được khoảng 80% trong đó có thể cắt được 60-70%.

Tỷ lệ điều trị triệt căn khoảng 50%.

Điều trị ung thư dạ dày cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa phẫu thuật viên với nhà giải phẫu bệnh.

Các tác giả phương Tây và Nhật Bản đã đưa ra nhiều phân loại ung thư dựa trên những thương tổn đại thể trong lúc mổ và sự xâm lấn ra thành dạ dày, hạch và trên tiêu bản cắt u… nhằm mục đích đưa ra tiên lượng thích hợp và đồng thời phân tích kết quả sau khi mổ.

Cho dù phân loại nào đi nữa thì mục đích điều trị ung thư dạ dày là điều trị triệt để cắt từ 2-5 cm trên khối u tùy theo kích thước khối u, lấy tế bào làm sinh thiết tức thời trong mổ, cắt bỏ mạc nối lớn.

1. Cắt dạ dày bán phần hay toàn bộ 2. Nạo lấy hạch bị xâm lấn

Đây là một kỹ thuật bắt buộc, có giá trị đánh giá tiên lượng của bệnh.

R1: Cắt dạ dày nạo hạch mức 1

R2: Cắt dạ dày nạo hạch mức 2

Kết quả: tử vong phẫu thuật từ 20% theo các phẫu thuật viên Nhật Bản và 10% theo các phẫu thuật viên phương Tây. Kết quả phụ thuộc vào cách phẫu thuật, vị trí, tính chất xâm lấn của ung thư.

3. Các phương pháp điều trị khác

Hóa trị liệu, áp dụng cho những bệnh nhân không có chỉ định mổ hoặc mổ mà không cắt dạ dày được. Hiện nay người ta sử dụng đa hóa trị liệu.

3.1. Hóa trị

Phác đồ F.A.M (5FU + Adriamycin + Mytomicin), hoặc FAMe (5 FU + Adriamycin + Methyl CCNV) đôi lúc cũng không cải thiện được tiên lượng.

Hóa trị liệu hỗ trợ sau phẫu thuật tỏ ra cũng cần thiết, tuy nhiên vấn đề cải thiện tiên lượng cũng chưa rõ ràng.

Có thể áp dụng khi ung thư tái phát, ung thư dạ dày di căn phổi, hạch thượng đòn.

chúng tôi

Viêm Dạ Dày Ung Thư Dạ Dày Rất Dễ Nhầm Lẫn

Ung thư dạ dày là căn bệnh chuyển biến phức tạp của bệnh dạ dày và là bệnh ung thư nguy hiểm đứng thứ 3 trong 10 căn bệnh ung thư ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh thường rất dễ gây nhầm lẫn với viêm dạ dày, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Vì vậy, người bệnh cần nhận biết viêm dạ dày, ung thư dạ dày khác nhau như thế nào, để phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị bệnh kịp thời.

Thông thường, bệnh viêm dạ dày và ung thư dạ dày thường có các triệu chứng na ná giống nhau. Do đó, khi mắc bệnh ung thư dạ dày người bệnh thường ngại đi khám chủ quan nghĩ đó là bệnh viêm dạ dày. Cho nên, khi bệnh ung thư dạ dày chuyển biến nặng hơn dẫn đến hậu quả khôn lường. Vì thế, người bệnh cần phân biệt rõ dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày và ung thư dạ dày, để biết cách phòng tránh và điều trị tốt nhất.

Các dấu hiệu nhận biết đặc trưng của viêm dạ dày và ung thư dạ dày, người bệnh không nên nhầm lẫn

1/ Dấu hiệu đau bụng Ung thư dạ dày:

Cơn đau bụng thường diễn ra ở vùng thượng vị, cơn đau âm ỉ và quặn thắt, khiến người bệnh đau nhói và khó chịu. Tuy nhiên, cơn đau diễn ra một cách bất chợt và không tuân theo bất kỳ quy luật nào cả.

Một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư dạ dày và viêm dạ dày đó là bệnh nhân cảm thấy không hứng thú với việc ăn uống và thường cảm thấy mệt mỏi trong người. Tuy nhiên, biểu hiện của hai bệnh này hoàn toàn khác nhau như sau:

2/ Người bệnh chán ăn và cơ thể cảm thấy mệt mỏi

Người bệnh ung thư dạ dày đang trong giai đoạn đầu thường có biểu hiện chán ăn, bởi khối u gây ung thư đã xâm lấn vào lớp một hay hai của dạ dày, gây đau nhức do hệ tiêu hóa bị rối loạn chức năng. Do đó, bệnh nhân thường không muốn ăn và cảm thấy ghê thức ăn, nhất là những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo no, thịt động vật,…

Viêm dạ dày:

Đối với một số trường hợp, trong ổ dạ dày xuất hiện một bọc u, người bệnh sờ tay vào và có thể cảm nhận được. Khối u này bề mặt không trơn nhẵn và thường khi người bệnh dùng tay ấn nhẹ vào sẽ cảm thấy đau nhức.

Thông thường, khối u này phát triển rất nhanh chóng, nếu người bệnh sờ vào khối u rất lớn có thể bệnh ung thư dạ dày đã chuyển sang giai đoạn cuối. Khối u càng lớn sẽ chèn ép lên các cơ quan, bộ phận lân cận khác, khiến người bệnh đau nhói, khó chịu và có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Nôn là một dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư dạ dày và hiện tượng này không hề mất đi mà ngày càng tăng dần lên. Nguyên nhân xảy ra tình trạng nôn là do xuất huyết tiêu hóa do tế bào ung thư dạ dày chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, phá hủy gần hết dạ dày và lan truyền đến các cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa có thể nôn ói liên tục, thậm chí nôn ra máu.

Ung thư dạ dày:

Người bị viêm dạ dày thường cảm thấy khó chịu và buồn nôn khi dạ dày đang tiêu hóa thức ăn. Thông thường, bệnh nhân sẽ nôn ra tất cả những thức ăn vừa mới ăn hoặc cũng có thể là các thức ăn của bữa trước chưa được tiêu hóa kịp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nôn ra những chất có màu đen sẫm như bã cà phê.