Ung Thư Dạ Dày Và Viêm Dạ Dày / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Cách Phân Biệt Ung Thư Dạ Dày Và Viêm Loét Dạ Dày

Ung thư dạ dày là một trong 5 căn bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong các căn bệnh ung thư trên thế giới (chỉ đứng sau ung thư phổi).

Nguyên nhân gây nên tỷ lệ tử vong cao ở ung thư dạ dày là do các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện quá muộn – khi bệnh đã vào giai đoạn cuối. Ung thư dạ dày xuất hiện vào giai đoạn cuối đồng nghĩa với việc mạng sống của bệnh nhân chỉ được tính từng ngày. Tuy nhiên, tại sao đa số các trường hợp ung thư dạ dày lại chỉ được phát hiện khi đã vào giai đoạn cuối? Nguyên nhân là do chúng ta đều nhầm lẫn giữa ung thư dạ dày và các bệnh lý về dạ dày thông thường khác mà chủ yếu là viêm loét dạ dày.

Viêm dạ dày và ung thư dạ dày là hai bệnh hoàn toàn khác nhau của dạ dày. Một bệnh lành tính, ít nguy hiểm, chữa được và một bệnh ác tính, rất nguy hiểm và khó chữa.

Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm việc phân biệt hai căn bệnh này nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng là vô cùng khó khăn, bởi vì các triệu chứng phổ biến như: khó tiêu, có thể kèm theo khó chịu, đau âm ỉ vùng bụng trên, chướng bụng, đầy bụng sau khi ăn, ợ hơi, ợ chua, mất ngon miệng, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy hay táo bón cùng các biểu hiện khác như khó nuốt, nôn, gầy sút, mệt mỏi, thiếu máu, đau bụng, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen đều có thể gặp cả ở bệnh nhân viêm dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

Cả hai bệnh đều có triệu chứng đau bụng. Tuy nhiên, người viêm loét dạ dày thường đau có quy luật. Cơn đau bắt đầu do ăn quá nhiều chất, ăn quá no và có thể xuất hiện sau khi ăn khoảng nửa tiếng đến hai tiếng, đau đớn kéo dài đến trước bữa ăn tiếp theo thì biến mất.

Trong khi đó, người mắc ung thư dạ dày có triệu chứng đau xuất hiện nhiều khi yên tĩnh, mất đi khi hoạt động, thần kinh phân tán. Ở giai đoạn bệnh phát triển hơn, người bệnh có thể đau bụng dữ dội, thời gian đau lâu nhưng uống thuốc không có xu hướng thuyên giảm.

Đối với người bệnh dạ dày, kém ăn là một dấu hiệu mang tính chất chủ quan của người bệnh, không có dấu hiệu đặc biệt nào về bệnh lý ở bất kỳ cơ quan nào. Ngược lại, người mắc ung thư dạ dày xuất hiện dấu hiệu kém ăn đi kèm với biểu hiện khó nuốt.

Cần Phân Biệt Rõ Ung Thư Dạ Dày Và Viêm Loét Dạ Dày

Ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày có một số triệu chứng khá giống nhau nhưng nguyên nhân gây ra và mức độ nguy hiểm hoàn toàn khác nhau.

Ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày là gì? Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào ung thư hình thành trong lớp lót bên trong dạ dày. Dạng ung thư dạ dày phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến, phát sinh trong các tuyến của lớp trong cùng của dạ dày. Ung thư dạ dày có xu hướng xâm lấn qua thành dạ dày, từ đó vào các cơ quan liền kề (tuyến tụy, lá lách) và các hạch bạch huyết. Nó cũng có thể di căn đến các cơ quan ở xa như gan, xương và phổi.

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một vết loét mở ở đường tiêu hóa trên. Có hai loại loét dạ dày là loét dạ dày – hình thành ở niêm mạc dạ dày và loét tá tràng – hình thành ở phần trên của ruột non. Trên cơ bản, viêm loét dạ dày không nguy hiểm như ung thư dạ dày nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư.

Nguyên nhân ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân nào khiến các tế bào ung thư phát triển trong dạ dày. Nhưng nhìn chung, ung thư xảy ra khi DNA của tế bào bị đột biến. Đột biến khiến các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng, nó vẫn tiếp tục sống trong khi tế bào bình thường chết đi. Các tế bào ung thư tích lũy tạo thành một khối u có thể xâm lấn các cấu trúc gần đó và có thể thoát ra khỏi khối u để lây lan khắp cơ thể.

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày như:

Ung thư hạch

Nhiễm vi khuẩn H. pylori (một bệnh nhiễm trùng dạ dày phổ biến đôi khi có thể dẫn đến loét)

Khối u ở các bộ phận khác trong đường tiêu hóa

Polyp dạ dày (sự phát triển bất thường của các mô hình thành trên niêm mạc dạ dày)

Ung thư dạ dày phổ biến ở:

Người lớn tuổi, đặc biệt từ 50 tuổi trở lên

Nam giới

Thường xuyên hút thuốc

Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày

Những người gốc Á (đặc biệt là người Hàn Quốc hoặc Nhật Bản), người Nam Mỹ, Đông Âu

Một số thói quen trong lối sống có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày, cụ thể gồm:

Ăn nhiều thức ăn chế biến hoặc thường xuyên ăn mặn

Ăn quá nhiều thịt

Lạm dụng rượu, thuốc lá

Không tập thể dục

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Có 2 nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày là:

Vi khuẩn H. Pylori xâm nhập vào niêm mạc dạ dày và tạo ra những chất trung hòa axit, điều này khiến tế bào dạ dày dễ bị tổn thương bởi các axit khắc nghiệt hơn. Axit dạ dày và H. Pylori cùng kích thích niêm mạc dạ dày gây loét ở dạ dày hoặc tá tràng

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), đặc biệt là aspirin và ibuprofen. Nguy cơ loét dạ dày cao hơn nếu bạn dùng với liều cao và trong thời gian dài. Các loại NSAID mạnh hơn, chẳng hạn như thuốc cần kê đơn sẽ làm tăng nguy cơ loét dạ dày nhiều hơn thuốc không cần kê đơn.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của loét dạ dày bao gồm:

Sự dư thừa axit dạ dày do các yếu tố như di truyền, hút thuốc, căng thẳng và một số thực phẩm

Hội chứng Zollinger-Ellison, đây là một bệnh hiếm gặp làm gia tăng sản xuất axit dạ dày

Triệu chứng ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày Triệu chứng ung thư dạ dày

Các triệu chứng sớm của ung thư dạ dày thường mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Những dấu hiệu này bao gồm:

Khó chịu ở bụng trên gây nên tình trạng buồn nôn, chán ăn

Khó nuốt vì một khối u ở phần trên của dạ dày, gần thực quản

Cảm giác no khi chỉ ăn một ít thức ăn

Sau khi ung thư dạ dày tiến triển, nó sẽ có các dấu hiệu:

Mệt mỏi

Giảm cân

Ợ nóng thường xuyên

Vàng da

Thiếu máu thiếu sắt

Nôn mửa hoặc đại tiện có máu gây mất máu quá mức

Buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng do ung thư mở rộng làm tắc nghẽn dẫn lưu dạ dày

Chảy máu trong dạ dày do giãn tĩnh mạch thực quản

Bệnh lý màng bụng và tràn dịch màng phổi

Triệu chứng viêm loét dạ dày

Không phải lúc nào viêm loét dạ dày cũng gây nên triệu chứng. Thông thường, dấu hiệu xuất hiện đầu tiên là những cơn đau xuất hiện ở phần giữa trên của bụng, phía trên rốn (rốn) và dưới xương ức. Nó thường xuất hiện vài giờ sau bữa ăn, khi dạ dày trống rỗng hoặc vào ban đêm và sáng sớm. Đau do viêm loét dạ dày thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ, sẽ được giảm bớt bằng thức ăn, thuốc kháng axit dạ dày hoặc nôn.

Những triệu chứng khác của viêm loét dạ dày bao gồm:

Viêm loét nghiêm trọng có thể khiến bạn bị chảy máu dạ dày hoặc tá tràng. Chảy máu đôi khi là triệu chứng duy nhất của loét dạ dày. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu có thể nhanh hoặc chậm với những dấu hiệu đặc trưng. Chảy máu nhanh thường đặc trưng bởi dịch nôn hoặc phân có máu, màu đen như bã cà phê.

Chảy máu chậm thường khó nhận biết hơn. Thông thường nó khiến người bệnh bị thiếu máu, các dấu hiệu của thiếu máu bao gồm:

Phải làm gì nếu bạn có triệu chứng ung thư dạ dày hoặc viêm loét dạ dày?

Những triệu chứng của ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày thường dễ bị nhầm với nhau hoặc với một số vấn đề khác ở đường tiêu hóa. Do đó, nếu nhận thấy một số triệu chứng phổ biến như đau bụng trên, buồn nôn, ợ nóng, phân hoặc dịch nôn có máu thì nên thăm khám với bác sĩ ngay lập tức. Thông qua một số xét nghiệm như nội soi, sinh thiết, chụp x-quang hoặc CT,…bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng mà bạn đang mắc phải là ung thư dạ dày hay viêm loét dạ dày. Từ đó đưa ra được biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn bị ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng:

Phẫu thuật để loại bỏ một phần của thực quản hoặc dạ dày nơi có khối u giúp giảm các triệu chứng của khối u đang phát triển ở những người bị ung thư dạ dày tiến triển. Hoặc có thể phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày và một số mô xung quanh, sau đó nối thực quản với ruột non để cho phép thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa.

Xạ trị có thể được áp dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, nhờ đó loại bỏ dễ dàng hơn. Nó cũng được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại ở khu vực xung quanh dạ dày hoặc thực quản.

Hóa trị là một loại thuốc hóa chất đi khắp cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan ra ngoài dạ dày. Nó cũng có thể được áp dụng trước và sau khi phẫu thuật với công dụng tương tự xạ trị.

Thuốc điều trị đích sử dụng các loại thuốc như Trastuzumab (Herceptin), Ramucirumab (Cyramza), Imatinib (Gleevec), Sunitinib (Sutent) và Regorafenib (Stivarga). Thuốc này tấn công vào tế bào ung thư hoặc điều khiển hệ thống miễn dịch của bạn tiêu diệt các tế bào ung thư (liệu pháp miễn dịch).

Nếu bạn được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày, các biện pháp điều trị bao gồm:

Điều trị không phẫu thuật: các thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (PPI) được chỉ định nếu bạn bị viêm loét do H. Pylori. Ngoài ra, thuốc kháng thụ thể H2 có thể được chỉ định để giúp ngăn chặn sản xuất axit.

Phẫu thuật: được chỉ định để loại bỏ toàn bộ vết loét, buộc động mạch chảy máu, loại bỏ dây thần kinh để giảm sản xuất axit dạ dày,…

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Bệnh Đau Dạ Dày Và Ung Thư Dạ Dày

Bệnh đau dạ dày và ung thư dạ dày là những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Nhận biết sớm dấu hiệu của hai căn bệnh này là điều cần thiết để điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày là bệnh lý phổ biến nhất về đường tiêu hóa với những biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ, đặc biệt khi quá đói hoặc quá no. Những người hay thức đêm, ăn uống không đúng giờ, không phù hợp với cơ thể là những đối tượng thường mắc bệnh đau dạ dày. Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày gồm:

Do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi, đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Người bệnh có thể bị ợ hơi, ợ chua và kèm theo đau sau mũi ức hoặc sau xương ức.

Buồn nôn và nôn:

Chảy máu tiêu hóa (chảy máu dạ dày):

Là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Khi có triệu chứng này cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời vì chảy máu dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút. Những biểu hiện dễ nhận thấy như nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Bệnh nhân có hiện tượng này có thể do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày

Giảm cân đột ngột:

Một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày là giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, không có sự can thiệp của bất kỳ biện pháp giảm cân nào. Kèm theo đó là mất cảm giác ngon miệng, dù đang đói nhưng cũng không muốn ăn các loại thực phẩm nào đó.

Đầy hơi, trướng bụng:

Ở bệnh nhân ung thư dạ dày, triệu chứng đầy hơi, trướng bụng xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh. Biểu hiện chướng bụng, đầy hơi xuất hiện trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Triệu chứng này thường xảy ra khi người bệnh ở trạng thái tĩnh và mất đi khi hoạt động thể thao, phân tán tư tưởng, nhưng vẫn khiến hiệu quả điều tiết ăn uống của bệnh nhân suy giảm.

Đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu:

Viện Y tế Quốc gia Mỹ đưa ra khuyến cáo, nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày nếu trong chất nôn có lẫn máu. Nguy cơ ung thư dạ dày càng cao hơn nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có màu đỏ như máu.

Biểu hiện khó nuốt có thể xuất hiện ở bệnh nhân ung thư dạ dày. Việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn khi bệnh tiến triển.

Chán ăn, mệt mỏi kéo dài:

Đây cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đều chủ quan không đi khám do không có cơn đau dữ dội.

Khi có các triệu chứng trên, tốt nhất nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Theo Infonet

Viêm Dạ Dày Ung Thư Dạ Dày Rất Dễ Nhầm Lẫn

Ung thư dạ dày là căn bệnh chuyển biến phức tạp của bệnh dạ dày và là bệnh ung thư nguy hiểm đứng thứ 3 trong 10 căn bệnh ung thư ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh thường rất dễ gây nhầm lẫn với viêm dạ dày, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Vì vậy, người bệnh cần nhận biết viêm dạ dày, ung thư dạ dày khác nhau như thế nào, để phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị bệnh kịp thời.

Thông thường, bệnh viêm dạ dày và ung thư dạ dày thường có các triệu chứng na ná giống nhau. Do đó, khi mắc bệnh ung thư dạ dày người bệnh thường ngại đi khám chủ quan nghĩ đó là bệnh viêm dạ dày. Cho nên, khi bệnh ung thư dạ dày chuyển biến nặng hơn dẫn đến hậu quả khôn lường. Vì thế, người bệnh cần phân biệt rõ dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày và ung thư dạ dày, để biết cách phòng tránh và điều trị tốt nhất.

Các dấu hiệu nhận biết đặc trưng của viêm dạ dày và ung thư dạ dày, người bệnh không nên nhầm lẫn

1/ Dấu hiệu đau bụng Ung thư dạ dày:

Cơn đau bụng thường diễn ra ở vùng thượng vị, cơn đau âm ỉ và quặn thắt, khiến người bệnh đau nhói và khó chịu. Tuy nhiên, cơn đau diễn ra một cách bất chợt và không tuân theo bất kỳ quy luật nào cả.

Một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư dạ dày và viêm dạ dày đó là bệnh nhân cảm thấy không hứng thú với việc ăn uống và thường cảm thấy mệt mỏi trong người. Tuy nhiên, biểu hiện của hai bệnh này hoàn toàn khác nhau như sau:

2/ Người bệnh chán ăn và cơ thể cảm thấy mệt mỏi

Người bệnh ung thư dạ dày đang trong giai đoạn đầu thường có biểu hiện chán ăn, bởi khối u gây ung thư đã xâm lấn vào lớp một hay hai của dạ dày, gây đau nhức do hệ tiêu hóa bị rối loạn chức năng. Do đó, bệnh nhân thường không muốn ăn và cảm thấy ghê thức ăn, nhất là những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo no, thịt động vật,…

Viêm dạ dày:

Đối với một số trường hợp, trong ổ dạ dày xuất hiện một bọc u, người bệnh sờ tay vào và có thể cảm nhận được. Khối u này bề mặt không trơn nhẵn và thường khi người bệnh dùng tay ấn nhẹ vào sẽ cảm thấy đau nhức.

Thông thường, khối u này phát triển rất nhanh chóng, nếu người bệnh sờ vào khối u rất lớn có thể bệnh ung thư dạ dày đã chuyển sang giai đoạn cuối. Khối u càng lớn sẽ chèn ép lên các cơ quan, bộ phận lân cận khác, khiến người bệnh đau nhói, khó chịu và có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Nôn là một dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư dạ dày và hiện tượng này không hề mất đi mà ngày càng tăng dần lên. Nguyên nhân xảy ra tình trạng nôn là do xuất huyết tiêu hóa do tế bào ung thư dạ dày chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, phá hủy gần hết dạ dày và lan truyền đến các cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa có thể nôn ói liên tục, thậm chí nôn ra máu.

Ung thư dạ dày:

Người bị viêm dạ dày thường cảm thấy khó chịu và buồn nôn khi dạ dày đang tiêu hóa thức ăn. Thông thường, bệnh nhân sẽ nôn ra tất cả những thức ăn vừa mới ăn hoặc cũng có thể là các thức ăn của bữa trước chưa được tiêu hóa kịp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nôn ra những chất có màu đen sẫm như bã cà phê.

Làm Thế Nào Để Phân Biệt Ung Thư Dạ Dày Và Viêm Loét Dạ Dày?

Ung thư dạ dày có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Vậy những dấu hiệu nào có thể nhận biệt được bệnh ung thư dạ dày?

Nguyên nhân gây nên tỷ lệ tử vong cao ở ung thư dạ dày là do các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện quá muộn – khi bệnh đã vào giai đoạn cuối. Ung thư dạ dày xuất hiện vào giai đoạn cuối đồng nghĩa với việc mạng sống của bệnh nhân chỉ được tính từng ngày. Tuy nhiên, tại sao đa số các trường hợp ung thư dạ dày lại chỉ được phát hiện khi đã vào giai đoạn cuối? Nguyên nhân là do chúng ta đều nhầm lẫn giữa ung thư dạ dày và các bệnh lý về dạ dày thông thường khác mà chủ yếu là viêm loét dạ dày.

CÁCH PHÂN BIỆT BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY VÀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY

Viêm dạ dày và ung thư dạ dày là hai bệnh hoàn toàn khác nhau của dạ dày. Một bệnh lành tính, ít nguy hiểm, chữa được và một bệnh ác tính, rất nguy hiểm và khó chữa.

Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm việc phân biệt hai căn bệnh này nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng là vô cùng khó khăn, bởi vì các triệu chứng phổ biến như: khó tiêu, có thể kèm theo khó chịu, đau âm ỉ vùng bụng trên, chướng bụng, đầy bụng sau khi ăn, ợ hơi, ợ chua, mất ngon miệng, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy hay táo bón cùng các biểu hiện khác như khó nuốt, nôn, gầy sút, mệt mỏi, thiếu máu, đau bụng, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen đều có thể gặp cả ở bệnh nhân viêm dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

Đau bụng

Cả hai bệnh đều có triệu chứng đau bụng. Tuy nhiên, người viêm loét dạ dày thường đau có quy luật. Cơn đau bắt đầu do ăn quá nhiều chất, ăn quá no và có thể xuất hiện sau khi ăn khoảng nửa tiếng đến hai tiếng, đau đớn kéo dài đến trước bữa ăn tiếp theo thì biến mất.

Trong khi đó, người mắc ung thư dạ dày có triệu chứng đau xuất hiện nhiều khi yên tĩnh, mất đi khi hoạt động, thần kinh phân tán. Ở giai đoạn bệnh phát triển hơn, người bệnh có thể đau bụng dữ dội, thời gian đau lâu nhưng uống thuốc không có xu hướng thuyên giảm.

Chán ăn

Đối với người bệnh dạ dày, kém ăn là một dấu hiệu mang tính chất chủ quan của người bệnh, không có dấu hiệu đặc biệt nào về bệnh lý ở bất kỳ cơ quan nào. Ngược lại, người mắc ung thư dạ dày xuất hiện dấu hiệu kém ăn đi kèm với biểu hiện khó nuốt.

Buồn nôn

Cảm giác buồn nôn xuất hiện nhiều khi người bị viêm loét dạ dày đang tiêu hóa thức ăn. Sau khi nôn mửa, người bệnh sẽ cảm thấy giảm đau. Triệu chứng này có thể gặp ở thời kỳ cuối cùng của bệnh loét dạ dày do đóng sẹo làm hẹp môn vị, thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không qua được môn vị để xuống tá tràng. Trong các chất nôn ra có thể thấy cả thức ăn bệnh nhân đã ăn vào từ hôm trước. Nhưng cũng có thể thấy các chất nôn có dính lẫn màu đen sẫm giống như bã cà phê. Còn đối với ung thư dạ dày, cảm giác buồn nôn và ói mửa không mất đi mà ngày càng nghiêm trọng, thậm chí có vệt máu trong chất nôn.

Đi ngoài phân đen

Thông thường, bệnh nhân viêm loét dạ dày đi ngoài phân đen khi ăn nhiều tiết động vật như tiết lợn, dê, gà, đôi khi cũng có thể gặp hiện tượng này sau khi uống một số loại thuốc. Khác với viêm loét, ung thư dạ dày xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen không giải thích được nguyên nhân, hoặc kiểm tra trong phân có lẫn máu.

Xuất hiện khối u

Một số bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể sờ thấy bọc u trong ổ dạ dày, biểu hiện của nó là cứng, bề mặt không trơn nhẵn, ấn vào có cảm giác đau. Theo sự tăng lên của kích thước khối u, cảm giác buồn nôn cũng ngày càng nghiêm trọng, trường hợp này đa số bệnh là đã chuyển ung thư. Tốt nhất bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.