Ung Thư Dạ Dày Bệnh Học / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Bệnh Học Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ dày đứng hàng đầu của các ung thư đường tiêu hóa. Mặc dù tỷ lệ tử vong đã có chiều hướng giảm trong suốt 60 năm qua nhưng tỷ lệ bệnh so với các ung thư khác vẫn còn cao.

Tỷ lệ bệnh ung thư dạ dày thay đổi giữa các quốc gia khác nhau. Ở Nhật Bản, Trung Quốc, Chilê và Ireland tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đã có xu hướng giảm đáng kể. Ở Mỹ, trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh này đã giãm (ở nam từ 28/100.000 dân xuống còn 5/100.000 và ở nữ từ 27/100.000 xuống còn 2, 3/100.000) tỷ lệ nam/ nữ là 1, 7, tuổi trung bình là 63. Tỷ lệ tử vong giảm từ 33/100.000 vào năm 1930 xuống còn 3, 7/100.000 vào năm 1990. Năm 1996 có khoảng 22.800 trường hợp ung thư dạ dày mới mắc được chẩn đoán và có 14000 người chết.

Riêng ở Việt nam thì chưa có thống kê cụ thể

Ung thư biểu mô tuyến dạ dày

Khoảng 85% ung thư dạ dày thuộc loại adenocarcinomas (ung thư biểu mô tuyến dạ dày), 15% là loại lymphomas-non-Hodgkin và leio-myosarcomas và các loại u thứ phát ít gặp.

Ung thư biểu mô tuyến dạ dày được chia làm hai loại: loại lan tỏa và loại ruột non.

Giải phẫu bệnh

Loại ruột non:

Là loại ung thư dạ dày hay gặp. Các tế bào tăng sinh có cấu trúc ống dạng tuyến. Loạn sản tuyến (dysplasia) là đặc trưng ở thể bệnh này, loạn sản ở mức độ cao gặp trong giai đoạn tiến triển cũng như ở giai đoạn im lặng kéo dài từ 5 đến 15 năm. Loạn sản có thể xảy ra trên nền viêm dạ dày mạn teo tuyến cũng như ở vùng có dị sản ruột và cả hai phối hợp sẽ làm tăng nguy cơ của Adenocarcinoma dạ dày. Tổn thương ở dạng loét, thường gặp ở hang vị và bờ cong nhỏ dạ dày và thường có giai đoạn tiến triển tiền ung thư kéo dài. Khối u có ranh giới rõ, di căn theo đường máu đến gan và theo đường bạch huyết đến hạch, tỷ lệ gặp ở người già nhiều hơn.

Loại lan tỏa:

Đây là loại ung thư ít biệt hóa hơn loại ruột. Tế bào tăng sinh thâm nhiễm thành từng mảng, làm dày vách dạ dày. Nó phát triển khắp nơi ở dạ dày kể cả tâm vị làm mất khả năng giản dạ dày (gọi là thể linitis plastica hoặc thể đét) khả năng di căn xa. Nó thâm nhiễm phúc mạc và sau phúc mạc, lan tỏa vào các ống bạch mạch, xương. Loại này thường gặp ở nơi mà ung thư dạ dày được xem có nguy cơ thấp như ở Hoa Kỳ và gặp ở người trẻ nhiều hơn. Loại này có tiên lượng xấu hơn loại ruột. Ngoài ra còn một dạng khác là Adenosquamous tiên lượng rất xấu vì tiến triển rất nhanh và di căn sớm.

Tùy độ sâu và độ rộng của u, chia làm ung thư bề mặt và ung thư xâm nhập.

Ung thư bề mặt:

Chỉ giới hạn ở niêm mạc và hạ niêm mạc, chưa đến lớp cơ, biểu hiện 3 dạng:

Typ I: Lồi lên hoặc ở dạng polype .

Typ IIa: Nếp niêm mạc chỉ gờ lên, Typ IIb: Niêm mạc bằng phẳng, Typ IIc: Niêm nạc hơi lún xuống.

Typ III. Là sự đào sâu xuống như hình hang, được bao quanh bởi những nốt niêm mạc. Có trường hợp phối hợp giữa các loại làm cho nó có tính chất của ổ loét.

Ung thư thể xâm nhập:

Vượt qua lớp niêm mạc đến lớp cơ, thanh mạc. Có 3 loại.

Ung thư thể sùi: Một khối trên nền cứng và sùi vào bên trong lòng dạ dày, không có loét hay hoại tử.

Ung thư thể loét: Các nếp niêm mạc hội tụ dừng lại ngoài vòng phù nề.

Ung thư thể xâm nhiễm: Tổn thương lan tỏa tẩm nhuận toàn bộ dạ dày (thể đét).

Ung thư dạ dày thường lan rộng về phía thực quản ở chổ nối dạ dày thực quản khi ung thư nằm ở thân, phình vị. Ở hang vị, ung thư thường lan xuống và gây hẹp môn vị, nhưng xâm lấn qua tá tràng thì hiếm. Ung thư có thể lan đến mạc nối nhỏ, mạc nối lớn, lách, đại tràng, tụy, hạch vùng kế cận.

Ung thư dạ dày thường di căn đến phổi, gan, não, xương, hạch thượng đòn (hạch Virchow), hạch nách trái (hạch Irish), hạch quanh rốn (hạch Sister Mary Joseph), buồng trứng (u Krukenberg), phúc mạc, trực tràng

Các yếu tố nguy cơ và cơ chế sinh bệnh của ung thư dạ dày

Các yếu tố đã được khẳng định:

Loạn sản dạ dày mức độ nặng: Thường gặp ở các thể viêm, loét dạ dày mạn với loạn sản tuyến. Khoảng 10% có thể tiến đến ung thư dạ dày sau 5 đến 15 năm.

Viêm teo dạ dày mạn, dị sản ruột.

Adenomas dạ dày.

Barrette thực quản: Gây ung thư vùng tâm vị.

Vi khuẩn Helicobacter pylori: Gây viêm dạ dày mạn vùng hang vị, viêm teo tuyến dạ dày, loét dạ dày, u limpho dạ dày (MALT) và ung thư dạ dày.

Các yếu tố có thể gây ung thư dạ dày:

Sau phẫu thuật cắt dạ dày vùng hang vị 15 – 25 năm theo dỏi tỷ lệ ung thư là 50 -70% vì có loạn sản ở gần miệng nối.

Hamartomas dạ dày.

Thức ăn: Người ta nhận thấy rằng những người ăn nhiều và kéo dài các thức ăn được bảo quản bằng ướp muối, hun khói hay sấy khô có nồng độ nitrat cao thường kết hợp với ung thư dạ dày. Dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrat sẽ bị biến thành nitrosamin, một chất gây ung thư.

Vi khuẩn

Ăn ít trái cây, rau tươi: Gợi ý bới vitamin C ức chế sự biến đổi nitrite thành nitrosamin. Ở Hoa kỳ, sự giảm tỷ lệ mới mắc của ung thư dạ dày kết hợp với sự giảm của những thương tổn lóet dạng ruột ỏ vùng thấp của dạ dày; gợi ý rằng, sự bảo quản thực phẩm tốt hơn, khả năng làm đông lạnh thực phẩm tốt (hạn chế sự phát triển vi khuẩn) có thể cung cấp rộng rãi cho mọi tầng lớp xã hội, đã làm giảm tỷ lệ mắc ung thư dạ dày.

Tình trạng kinh tế xã hội cũng có vai trò quan trọng: Tỷ lệ ung thư dạ dày cao ở các nước có đời sống thấp, khả năng nhiễm khuẩn càng cao.

Thuốc lá và rượu cũng được xem như là yếu tố nguy cơ.

Yếu tố nghi ngờ:

Polyp tăng sản.

Polyp tuyến vùng đáy vị.

Loét dạ dày lành tính.

Nhóm máu A thường dễ bị ung thư dạ dày hơn các nhóm khác. Có lẽ nhóm máu nầy, khả năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày chống các yếu tố gây u yếu hơn các nhóm máu khác.

Đặc điểm lâm sàng

Ở giai đoạn sớm: 80% thường không có triệu chứng, số còn lại thường có triệu chứng của loét, nôn buồn nôn, chán ăn, giảm khẩu vị, đau bụng, xuất huyết dạ dày, giảm cân, nuốt khó.

Ở giai đoạn tiến triển: Dấu chứng sụt cân là nổi bật (60%), buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nặng tức sau ăn, đau vùng thượng vị, đôi khi có cơn đau loét, chán rượu và thuốc lá, có thể có sốt. Chảy máu nhẹ và rỉ rả thường gặp nhất, với biểu hiện thiếu máu nhược sắc. Hẹp tâm vị thực quản gây khó nuốt đối với thể ung thư ở cao. Hẹp môn vị, tiền môn vị gây đau bụng, nôn, mất nước.

Khám Bụng: Có khi bình thường hoặc có khi sờ được khối u hoặc mảng ranh giới không rõ ở vùng thượng vị. Ung thư dạ dày có thể lan đến thanh mạc dính vào các cơ quan lân cận như tuỵ, đại tràng, hạch, mạc nối, di căn đến phúc mạc, buồng trứng (u Krukenberg), hạch quanh rốn (nốt Sister Mary Joseph), di căn đến hạch bạch huyết vùng và hạch Virchow.(hạch thượng đòn), xương, phổi, gan, tuỷ, não.

Khám tổng quát: Có thể thấy thiếu máu, phù hoặc vàng da, cổ trướng.

Các biểu hiện lâm sàng ít gặp: (Dấu chứng cận u): Giảm sản tủy, những mảng sắc tố đen ở da vùng nách (Acanthosis nigricans), hội chứng Trousseau, viêm da cơ, thiếu máu huyết tán vi thể, sừng hóa tuyến bã, bệnh thận màng.

Cận lâm sàng

Về máu:

Tăng Fibrinogen và các protein khác của phản ứng viêm.

Thiếu máu: Giảm hồng cầu.

Định lượng CEA (carcinogenic embryonary antigen): Tăng, chỉ thấy ở giai đọan muộn trong 1/2 trường hợp, có ích trong việc theo dõi diễn tiến sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.

Dịch vị:

Phân tích cho thấy vô toan do teo dạ dày trước đó hoặc phối hợp với ung thư.

Nội soi và sinh thiết:

Là một tiến bộ trong chẩn đóan ung thư bề mặt, cho xác định vị trí, tình trạng lan rộng của u, tình trạng chảy máu.

Xét nghiệm tế bào học: Siêu âm:

Bụng, siêu âm nội soi, Scanner bụng: đánh giá độ rộng, sâu và phát hiện di căn của ung thư.

Xét nghiệm tủy:

Chọc dò não tủy, scanner sọ, sinh thiết da: khi có gợi ý di căn.

X quang:

Với kỹ thuật chụp nhuộm Baryte thông thường cho ta hình ảnh:

Hình ảnh khuyết với góc nhọn cắm vào thành dạ dày trong ung thư sùi hoặc loét sùi.

Co rút và cứng đơ trong ung thư tẩm nhuận lan rộng.

Lóet hình nêm (hình ảnh tam tài hay hình lõi táo) trong ung thư thể loét sùi.

Kỹ thuật đối quang kép giúp chẩn đóan tốt các thương tổn nhỏ nằm sát bờ, tương ứng với 3 type của giải phẫu bệnh. (type 1: polypoide, type 2: loét nông, type 3: lóet đào hang).

Chẩn đóan càng sớm thì cơ may điều trị khỏi (giai đoạn Tis), và thời gian sống càng dài. Phát hiện dựa vào X quang và nội soi sinh thiết hàng lọat. Ở Nhật, hiện nay phát hiện sớm ung thư dạ dày đến 90% trường hợp so với Hoa Kỳ là 40%. Đây là giai đoạn T1, T2 và thường ít triệu chứng.

Vào giai đọan muộn, triệu chứng càng rõ và nặng, có thể di căn xa, điều trị rất hạn chế.

Khi nội soi, cần phải sinh thiết ít nhất 10 mảnh. Trong thể đét, cần phải sinh thiết sâu. Trong thời kỳ làm sẹo khi điều trị, cần phải sinh thiết 2 đợt.

Tùy thuộc thể mô học của ung thư, vị trí của u, sự xâm lấn tại chỗ và di căn.

Tiên lượng tốt: Ung thư dạ dày giai đoạn sớm (tổn thương ở niêm mạc, dưới niêm mạc)

Ung thư lọai ruột non có giới hạn rõ hơn nên tiên lượng tốt hơn lọai ung thư lan tỏa, ung thư vùng tâm vị và phình vị lớn do chẩn đóan chậm nên tiên lượng xấu hơn ung thư phần thấp của dạ dày, di căn phúc mạc tiên lượng xấu hơn.

Phân loại theo TNM cho phép đánh giá và tiên lượng sống, nhưng còn dựa vào độ lớn của u (T), tổn thương hạch (N) và sự xuất hiện của di căn (M). T1: U chưa vượt quá niêm mạc, tương ứng với ung thư bề mặt. T2: U đến lớp cơ.

T3: U đến thanh mạc.

T4: U dính vào cơ quan lân cận. N0: Không có hạch.

N1: Chỉ có hạch gần dạ dày, phạm vi quanh 3 cm.

N2: Hach vùng bị xâm nhập nhưng có thể cắt bỏ được. N3: di căn hạch lan rộng: Không thể cắt bỏ được.

M0: Chưa có di căn tạng.

Gđ1: Chỉ ở dạ dày:Tỷ lệ tương đối gặp 26-28%

Gđ2: Có hạch ổ bụng: 43-49%.

Gđ3: Có hạch trên cơ hoành.

Gđ4: Tổn thương lan toả (giai đoạn 3và 4 là 13-31%).

Các loại ung thư dạ dày khác

Lymphoma dạ dày tiên phát

Dịch tễ:

Hiếm gặp hơn lọai adenocarcinoma, chiếm dưới 15% tòan bộ ung thư dạ dày và khoảng 40% các u lympho đường tiêu hoá. Có khoảng 1/3 trường hợp không có hạch. Loại này gia tăng trong suốt 20 năm qua.

U lympho dạ dày có thể nguyên phát hoặc thứ phát, gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là sau 50 tuổi. Nhiễm H. pylori dường như làm gia tăng nguy cơ phát triển lymphoma dạ dày đặc biệt là loại MALT (mucosa-associated lymphoide tissue). Hình thái u lympho dạ dày đa dạng, u sinh ra từ các tổ chức dưới niêm mạc lan vào bên trong thành, trên một diện rộng hoặc tạo thành một khối nguyên vẹn. Ở đó niêm mạc có hình nốt, niêm mạc dày ra, đôi khi bị ăn mòn, khối lớn tạo ra u dạng polype, hoặc có khi lan đến tá tràng.

Triệu chứng:

Gầy sút, đau thượng vị, buồn nôn và nôn, thiếu máu, sốt, chảy máu, ít khi thủng. Lâm sàng sờ được khối u (1/3 trường hợp)

Chẩn đoán:

Phân biệt với Adenocarcinoma dạ dày đôi khi rất khó dựa vào nội soi và sinh thiết (đôi khi phải sinh thiết sâu). X quang không có hình ảnh nào là đặc hiệu, nhưng nếu phối hợp thương tổn dạng polype và lóet trợt trên cùng một bệnh nhân thì gợi ý cho chẩn đóan.

Di căn:

Hạch, gan, tủy xương, lách, phúc mạc, tầng trên cơ hòanh.

Tiên lượng:

Tốt hơn adenocarcinome, 40%- 60% bệnh nhân sống được 5 năm. Tiên lượng các gioai đoạn của lymphoma dạ dày theo Ann Arbor.

Gđ1: Chỉ ở dạ dày:Tỷ lệ tương đối gặp 26-28%.

Gđ2: Có hạch ổ bụng: 43-49%.

Gđ3: Có hạch trên cơ hoành.

Gđ4: Tổn thương lan toả (giai đoạn 3và 4 là 13-31%).

Sarcome cơ trơn

Chiếm 1%- 3% Ác tính bắt nguồn từ cơ. Tổn thương ở thân dạ dày, gây loét và chảy máu. Nó hiếm khi xâm nhập vào các tạng lân cận và không di căn hạch nhưng có thể lan đến gan và phổi.

U carcinoid dạ dày

Chiếm 0, 3% ung thư dạ dày. Đây là loại u nội tiết tạo ra các chất có nhiều hoạt tính sinh học như serotonin, histamin, somatostatin và các kinin nhưng không gây các triệu chứng phừng mặt, tiêu chảy và các triệu chứng tim phổi như trong hội chứng carcinoid. Tổn thương thường ở lớp dưới niêm mạc nhưng có thể loét đến lớp cơ. Tổn thương nhiều nơi kém tăng gastrin máu.

U trung mô khác

Ác tính bắt nguồn từ mô thần kinh.

Sarcome mạch máu Kaposi

Chủ yếu ở da, nội tạng đặc biệt dạ dày. Biểu hiện dưới dạng nốt ở dưới niêm mạc, đôi khi lóet có màu đỏ sẫm, đường kính 1-2 cm. Thường gặp ở bệnh nhân AIDS hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch.

U dạ dày thứ phát

Thường hiếm, nguyên phát từ một melanome ác tính, ung thư vú, phổi, tụy, tinh hoàn, tuyến mang tai. Hình ảnh X quang giống với lymphome hoặc u dạ dày thể lan toả. Chẩn đóan bằng nội soi, sinh thiết

Điều trị Carcinoma dạ dày

Phẫu thuật:

Phẫu thuật vẫn là chỉ định hàng đầu, phát hiện sớm, kết quả sau phẫu thuật càng cao (tỷ lệ sống sau 5 năm là 37% ở Nhật và 10-15%: ở Hoa kỳ).

Cắt cách bờ khối u ít nhất 5 cm.

Cắt bán phần: Ung thư bề mặt ở 1/3 dưới chưa di căn hạch thì cắt dạ dày bán phần là đủ.

Cắt toàn phần: Ung thư 1/3 giữa và trên cắt dạ dày toàn phần tốt hơn cắt bán phần hoặc cắt cực trên, nạo bỏ hạch tòan bộ.

Cắt lách phối hợp khi ung thư dạ dày ở bờ cong lớn.

U tâm vị: Cắt phần cuối thực quản và phần đầu dạ dày.

Đặt stent, cắt bằng tia laser kèm cầm máu với Nd:YAG (Argon và Neodymium: Yttrium aluminum garner) qua nội soi trong trường hợp u chảy máu và quá giai đoạn phẫu thuật.

Điều trị ngọai khoa tạm thời:

Khi phẫu thuật bụng thấy có di căn xa.

Điều trị không phẫu thuật:

Cải thiện được triệu chứng đau, triệu chứng toàn thân, làm chậm tái phát từ hạch hoặc các ổ di căn, điều trị giai đoạn ung thư không phẫu thuật được và bổ sung cho can thiệp phẫu thuật.Thường dùng đa hoá trị liệu nhưng chưa thấy tăng thời gian sống, độc cho gan, tim và thận nên dùng thận trọng cho người già.

5-FU: 2600mg/m2 truyền tĩnh mạch trong 24 giờ, mỗi tuần 1 lần trong thời gian 6 tuần Chống chỉ định: phụ nữ có thai, bạch cầu < 2.500/mm

Cisplatin: 50mg/m2/ truyền tĩnh mạch trong 15 phút tuần 1, 3, 5 và 8.

Calcium folinate 500mg/m2 truyền tĩnh mạch trong 30 phút mỗi tuần 1 lần trong 6 tuần.

Methotrexate 1500mg/m2 truyền 30 phút nghỉ 60 phút trong ngày thứ nhất .

5-FU: 1500mg/m2 truyền trong 30phút, ngày thứ nhất.

Calcium folinate 15mg/m2 truyền trong 24giờ sau khi truyền methotrexate trong ngày đầu, từ ngày thứ 2 trở đi, truyền trong 6 giờ.

Doxorubicin: 30mg/m2 truyền trong 30phút, lập lại ngày thứ 15 và 29.

Thuốc có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, sốt, đi chảy, viêm thực quản, suy tủy, giảm bạch cầu hạt, nhiễm độc cơ tim, rụng tóc, nổi mày đay.

Dùng1 liều 28- 35Gy trực tiếp tại đáy khối u trong khi phẫu thuật, hoặc trên mặt cắt trong khi phẫu thuật.

Dùng liều 45-50Gy, 20-30 lần kết hợp với hoá trị cho các trường hợp không phẫu thuật được và có tiên lượng xấu(di căn màng bụng, xương, hạch sâu), hoặc cùng với phẫu thuật sẽ làm giảm đau và chậm sự tái phát u và hạn chế di căn.

Kết quả điều trị phẫu thuật: Theo JRSGC:

Tuỵêt đối: T1, T2, hạch nạo vét xa vùng tổn thương, chưa có di căn gan, phúc mạc. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 50%.

Tương đối: T1, T2, chưa di căn, hạch gần vùng tổn thương. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 25%.

Không điều trị tương đối: T3, lớn, rộng, di căn gan, phúc mạc.Tỷ lệ sống sau năm năm là 15%.

Không điều trị tuỵêt đối: Khi u quá lớn, u ở giai đoạn T4N1, T4N2, có hơn 4 hạch phát hiện khi phẫu thuật (2%).

Các biện pháp hỗ trợ khác:

Bồi phụ sắt, dùng thuốc giảm đau thông thường, morphin và các dẫn xuất của nó.

Điều trị Lymphoma dạ dày và các loại ung thư khác của dạ dày

Lymphoma dạ dày:

Gđ1: Cắt bán phần hay toàn phần kèm hoá và xạ trị sau phẫu thuật: 4 liều CHOP, phối hợp một hay hai lần xạ trị 39, 6Gy. Thành công 80%. Nếu là loại MALT lymphoma thì phối hợp diệt tận gốc HP.

Gđ 2, 3, 4: Phẫu thuật kèm hoá trị liệu, loại lan toả sống không quá 2 năm.

Nếu không phẫu thuật được: Hoá và xạ trị: 4 liều CHOP phối hợp xạ trị 25, 5Gy nửa bụng trên.

Theo dõi tái phát sau phẫu thuật: Nội soi dạ dày trong vòng 3 năm đầu, chú ý vòng bạch huyết Waldeyer vì đây là vị trí hay tái phát.

Sarcome cơ trơn:

Ác tính bắt nguồn từ cơ. Tổn thương ở thân dạ dày, gây loét và chảy máu. Nó hiếm khi xâm nhập vào các tạng lân cận và không di căn hạch nhưng có thể lan đến gan và phổi.

Điều trị phẫu thuật kết hợp hoá trị liệu cho trường hợp đã có di căn

U carcinoid dạ dày:

Đây là loại u nội tiết tạo ra các chất có nhiều hoạt tính sinh học. Tổn thương thường ở lớp dưới niêm mạc nhưng có thể loét đến lớp cơ. Tổn thương nhiều nơi kèm tăng gastrin máu.

Điều trị bằng phẫu thuật, hoá trị kèm Octreotide có thể cải thiện triệu chứng ở nhiều bệnh nhân.

U trung mô khác:

Ác tính bắt nguồn từ mô thần kinh.

Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật.

Sarcome mạch máu Kaposi:

Chủ yếu ở da, nội tạng đặc biệt dạ dày.

Thường gặp ở bệnh nhân AIDS hoặc bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch.

Điều trị bằng phẫu thuật, tiên lượng rất xấu.

U dạ dày thứ phát:

Điều trị bằng hóa trị, tiên lượng xấu.

【Tìm Hiểu】Ung Thư Dạ Dày Bệnh Học

Ung thư dạ dày bệnh học là bệnh ung thư nguy hiểm với tỷ lệ mắc cao ở cả 2 giới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu mắc phải hoặc có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Ung thư dạ dày biểu hiện thế nào?

Nhiều người khi được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày đều “bàng hoàng” và cho biết rằng trước đó không có bất cứ biểu hiện khác lạ gì. Đây là tình trạng chung của nhiều người bệnh ung thư dạ dày.

Theo bác sĩ Michael – khoa Ung bướu, bệnh viện Thu Cúc, ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường ở đường tiêu hóa. Khi bệnh tiến triển nặng hơn người bệnh mới thấy xuất hiện các dấu hiệu như:

Buồn nôn và nôn

Đi ngoài phân đen

Ăn không ngon miệng

Mệt mỏi kéo dài

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Những triệu chứng này xuất hiện với mức độ nặng dần lên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì thế khi thấy những dấu hiệu bất thường ở sức khỏe, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Ung thư dạ dày nguyên nhân nào gây ra?

Bác sĩ Michael cũng cho biết, nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày tới nay vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên có một vài yếu tố được cho là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

Chế độ ăn uống không khoa học: ăn nhiều thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, ăn mặn, ăn ít trái cây và rau củ

Nhiễm vi khuẩn HP: đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ở dạ dày, nó cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Mắc các bệnh mạn tính ở dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính

Nghiện rượu và hút thuốc lá

Có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường gặp nhiều ở người trên 40 tuổi nhưng hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng trẻ hóa, dưới 40 cũng có thể bị ung thư dạ dày. Vì thế việc chủ động thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư dạ dày định kỳ rất cần thiết để kịp thời phát hiện bệnh.

Ung thư dạ dày có lây không?

Ung thư dạ dày không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Và hiện nay cũng chưa có bất kì nghiên cứu khoa học nào nào khẳng định bệnh có thể lây nhiễm.

Tuy nhiên, một số yêu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà điển hình là vi khuẩn HP. Vi khuẩn này có thể lây lan từ người bệnh sang người lành qua sử dụng chung đồ dùng ăn uống, chung bát nước chấm… Vi khuẩn HP có thể sinh sống thời gian dài trong dạ dày và gây tổn thương nặng nề, lâu ngày dẫn tới ung thư

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại nhiều phương pháp được đưa vào sử dụng nhằm điều trị khỏi bệnh ung thư dạ dày. Tỷ lệ ung thư dạ dày có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Tuổi tác người bệnh

Tình trạng sức khỏe

Mức độ bệnh

Giai đoạn bệnh cụ thể

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Ung thư dạ dày có thể chữa được nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm.

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Khả năng sống sau điều trị ung thư dạ dày của mỗi người bệnh rất khác nhau.

Với ung thư dạ dày giai đoạn I, tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 71%

Ở giai đoạn II, tỷ lệ sống còn 46%

Giai đoạn III còn 20%

Giai đoạn IV, tỷ lệ sống còn 4%

Tỷ lệ sống của mỗi người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu được điều trị kịp thời, tích cực, đúng phương pháp sẽ giúp kiểm soát và cải thiện sớm bệnh, tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.

Cách phòng ngừa ung thư dạ dày như thế nào?

Mặc dù ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng ngừa được bằng nhiều cách khác nhau. Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần thực hiện theo các biện pháp sau đây:

Điều trị triệt để các bệnh lý ở dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP

Tránh ăn uống chung đụng với người nhiễm HP, không sử dụng chung đồ dùng ăn uống với những người trong gia đình để hạn chế khả năng nhiễm vi khuẩn HP

Có chế độ ăn uống khoa học

Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày

Chủ động tầm soát ung thư dạ dày định kỳ.

Tổng Quan Về Bệnh Học Ung Thư Dạ Dày (Bao Tử)

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến tại Việt Nam. Bài viết cung cấp cho bạn đọc góc nhìn tổng quan nhất về căn bệnh ung thư dạ dày, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tại Việt Nam, nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị, mời bạn theo dõi:

1. Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là loại ung thư xuất phát từ niêm mạc dạ dày, rất thường gặp trong đời sống hằng ngày, đứng đầu trong các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Ung thư dạ dày là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trong tất cả các bệnh ung thư ở cả nam và nữ. Đặc biệt, loại bệnh này khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày cao và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cao nhất trong khu vực. Bệnh nhân ung thư dạ dày ở Việt Nam thường phát hiện bệnh ở những giai đoạn muộn nên cơ hội sống thường không cao.

Hiện nay, phương pháp thường dùng nhất trong điều trị ung thư dạ dày là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Bên cạnh đó, ngày nay người ta còn nghiên cứu ra một hợp chất có tên gọi Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu và các chất xơ hòa tan có hiệu quả rất lớn trong phòng chống ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.

2. Giải phẫu Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý ung thư khởi phát tại dạ dày, có tên tiếng anh là Stomach Cancer.

Giải phẫu ung thư dạ dày

Dạ dày hay còn gọi là bao tử là phần nằm ở phần bụng trên, đảm nhiệm chức năng trung tâm trong việc tiêu hóa thức ăn. Người ta chia dạ dày thành các phần sau:

Như vậy, Ung thư dạ dày có thể xuất hiện tại những vị trí khác nhau của dạ dày và tùy thuộc vào vị trí của ung thư sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp.

Các hạch bạch huyết trên dạ dày được chia làm 3 chặng và đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 16. Trong mổ nạo vét hạch, việc xác định hạch có ung thư xâm lấn hay không là yếu tố rất quan trọng trong tiên lượng kết quả điều trị. Vì vậy, xác định thứ tự 16 nhóm hạch trong ung thư dạ dày sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán, đánh giá chính xác vị trí và mức độ của bệnh, cũng như tình trạng bệnh ung thư dạ dày di căn hạch. [ 2]

3. Phân loại Ung thư dạ dày

Phân loại theo giải phẫu bệnh, ung thư dạ dày có các loại:

Ung thư biểu mô dạ dày hay còn gọi là ung thư tuyến (Adenocarcinoma) loại này chiếm tỷ lệ từ 85 – 90 %.

Ung thư tổ chức liên kết (Sarcoma) loại này chiếm tỷ lệ từ 5 – 10 %.

Các loại ung thư khác ít phổ biến hơn như: Carcinoides khoảng 3%, Limphoma chiếm từ 2-5%, Epithelioid leiomyosarcomas chiếm từ 0,5 – 1%.

Phân loại ung thư dạ dày theo giai đoạn, áo dụng cho loại ung thư biểu mô tuyến theo cách phân loại ung thư TNM của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (AJCC) ung thư dạ dày gồm 5 giai đoạn lần lượt là 0,1,2,3,4 [ 3]

4. Dịch tễ học Ung thư dạ dày

Theo Cơ quan ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan, năm 2012, Việt Nam xếp thứ 18 trên 20 nước có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới là 23,7/100.000 và ở nữ giới là 10,2/100.000. Tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày ở nam giới là 21,9/100.000 và ở nữ giới là 9,1/100.000 [ 4]

5. Nguyên nhân tại sao mắc ung thư dạ dày

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh nguyên nhân gây ung thư dạ dày, Tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra được sự liên kết mật thiết giữa một số yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày bao gồm:

Tuổi. Bệnh lý Ung thư dạ dày thường xảy ra ở độ tuổi ngoài 55 tuổi. Đa số bệnh nhân ung thư dạ dày khi được chẩn đoán mắc bệnh đã ở tuổi 60 đến 70.

Giới tính. Nam giới có tỉ lệ ung thư dạ dày cao gấp đôi nữ giới.

Chế độ ăn uống. Ăn quá mặn, ăn ít rau trái tươi, ăn nhiều thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản, thực phẩm xông khói làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Lối sống không lành mạnh. Theo nghiên cứu, những người uống rượu và hút thuốc thường xuyên; Và luôn trong tình trạng căng thằng, stress có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người bình thường.

Béo phì. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người thừa cân hoặc béo phí cũng có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ở cao hơn so với những người bình thường.

Yếu tố di truyền, giới tính, nhóm máu: Khi được hỏi “ung thư dạ dày có di truyền không?” thì câu trả lời là ung thư dạ dày không di truyền trực tiếp từ đời này sang đời khác. Nhưng, nếu trong một một gia đình có ai đó bị ung thư dạ dày thì những thành viên còn lại của gia đình sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn so với những người khác. Đồng thời, theo thống kê, tỉ lệ ung thư dạ dày ở đàn ông cao gấp 2 lần so với phụ nữ. Về yếu tố nhóm máu, những người có nhóm máu A có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn so với các nhóm máu O, B, AB.

Môi trường làm việc độc hại: Những công nhân làm việc trong ngành công nghiệp than đá, cao su, kim loại, amiang, hóa chất, tia xạ… có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người lao động ở các ngành nghề khác.

Mắc các bệnh tật khác: Những người mắc các căn bệnh như thiếu máu ác tính, sự phát triển của polyps trong dạ dày, viêm loét dạ dày mãn tính, viêm dạ dày thể teo… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

6. Các triệu chứng ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường phát triển âm thầm, kéo dài nhiều năm trước khi gây ra triệu chứng trên lâm sàng, chính vì vậy các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường không đặc hiệu, dễ hiểu lầm mới các bệnh tiêu hóa – dạ dày khác. Đến khi triệu chứng biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn cuối.

Chán ăn. Gầy sút.

Đau bụng (quanh rốn) hoặc khó chịu trong bụng.

Tiêu chảy hoặc táo bón

Chướng bụng sau khi ăn. Luôn cảm giác đầy bụng dù chỉ ăn một bữa ăn nhẹ.

Ợ nóng

Nôn và buồn nôn, có thể kèm theo máu hoặc không

Khó nuốt. Cảm thấy tắc phần họng khi nuốt

Những triệu chứng trên có thể gặp ở những bệnh lý không phải ung thư, ví dụ như nhiễm vi khuẩn Hp hoặc bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên nếu những triệu chứng trên xuất hiện dai dẳng hoặc ngày càng diễn biến nặng hơn, thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất.

Các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển bao gồm:

Mệt mỏi, yếu cơ

Nôn ra máu, có máu trong phân

Sụt cân không rõ lý do

7. Chẩn đoán ung thư dạ dày

Cách các bác sĩ khám và chẩn đoán ung thư dạ dày như sau:

Triệu chứng ung thư dạ dày

Kiểm tra và chẩn đoán

Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm:

Nội soi dạ dày. Một ống chứa camera nhỏ được chuyển xuống cổ họng và vào dạ dày. Từ đó, giúp bác sĩ có thể nhìn thấy bề mặt dạ dày có những bất thường gì. Kiểm tra hình ảnh. Kiểm tra được sử dụng để tìm ung thư dạ dày bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) và một loại đặc biệt của X quang đôi khi được gọi là chụp bari.

Trong quá trình nội soi, khi phát hiện khu vực nào bất thường, các bác sĩ sẽ lấy một mảnh mô hoặc cơ quan bị bệnh rồi xem chúng dưới kính hiển vi để phát hiện tế bào ung thư đây gọi là biện pháp sinh thiết mô.

Bệnh nhân khi đi nội soi phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi nội soi dạ dày. Bởi khi nội soi cần đảm bảo toàn bộ dạ dày phải sạch, không có thức ăn thì mới quan sát được vùng niên mạc dạ dày có bị tổn thương hay không.

Không uống những loại nước có màu như: coca cola, cafe, nước cam, sữa… chỉ nên uống nước trắng để dễ quan sát dạ dày.

Bệnh nhân tuyệt đối không được uống các loại thuốc bao che mạc dạ dày như: Gastropulgit, Phosphalugel… trước khi làm nội soi.

Chuẩn bị tâm lý trước khi nội soi bởi rất khó chịu và buồn nôn.

Nội soi dạ dày

Sau khi thực hiện nội soi, nếu bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần sẽ được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp. Khi đã ổn định, bệnh nhân sẽ được trở lại phòng bệnh hoặc về nhà nếu ngoại trú. Lúc này bệnh nhân cần có nhà đưa về, nhưng tuyệt đối không tự đi một mình.

Không nên ăn uống bất kỳ một thứ gì trong vòng một giờ sau nội soi hoặc trước khi có sự đánh giá của bác sĩ.

Khi nội soi đường tiêu hóa nói chung và nội soi dạ dày nói riêng, người bệnh cần hết sức chú ý và thực hiện những điều sau:

Xác định mức độ (giai đoạn) của ung thư dạ dày

Xác định các giai đoạn của ung thư dạ dày sẽ giúp bác sĩ biết rõ tình trạng của khối u và sự di căn của tế bào ung thư; từ đó quyết định phương pháp điều trị có thể là tốt nhất cho người bệnh.

Những chú ý sau khi nội soi dạ dày:

Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để xác định giai đoạn của ung thư dạ dày bao gồm:

Kiểm tra hình ảnh. Các xét nghiệm có thể bao gồm X quang, CT, và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

Phẫu thuật thăm dò. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tìm các dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan rộng ra khỏi dạ dày trong vòng bụng. Việc thực hiện phẫu thuật thăm dò thường được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi. Điều này có nghĩa là bác sĩ phẫu thuật làm một số vết rạch nhỏ ở bụng và chèn một máy ảnh đặc biệt truyền hình ảnh với màn hình trong phòng điều hành.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm khác tùy thuộc vào tình hình bệnh.

Bạn cần mặc đồ nhẹ hoặc sẽ dùng áo choàng của Bệnh viện.

Các vật dụng gây ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim chụp cần tháo bỏ: cặp tóc, đồ trang sức, kính mắt…

Đối với X-Quang và CT thông thường, bạn không phải chuẩn bị gì trước.

Một vài khảo sát cần tiêm cản quang đường tĩnh mạch. Nếu bạn được chỉ định tiêm thuốc cản quang, bạn sẽ được bác sỹ giải thích rõ và bạn cần ký cam kết trước khi tiêm thuốc. Các bà mẹ đang cho con bú có thể cho con bú lại 24h sau khi tiêm thuốc cản quang.

Trong một số trường hợp chụp về đường tiết niệu, dạ dày, thực quản, tá tràng, đại tràng, bạn cần có sự chuẩn bị trước khi chụp như làm sạch ruột, nhịn ăn trước khi chụp … bạn cần hẹn trước để được hướng dẫn chuẩn bị.

Các thăm khám đường tiêu hóa, hệ tiết niệu, chụp ống sonde, đường dò,… sẽ được Kỹ thuật viên hướng dẫn chi tiết.

Khi chụp cộng hưởng từ (MRI) từ trường của máy có thể gây ảnh hưởng một số thiết bị cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể. Bạn cần thông báo với nhân viên y tế tại phòng chụp MRI nếu: Dùng máy tạo nhịp tim, có máy bơm trong da (như một số bn bị tiểu đường, Có clips phẫu thuật phình mạch, Có mảnh kim loại trong mắt, Cấy ghép thiết bị kim loại khác trong cơ thể nẹp xương, răng giả, khớp giả…) Ngoài ra khi vào phòng chụp MRI bạn không nên mang theo các vật dụng kim loại, điện thoại, máy tính, thẻ tín dụng.

Khi đi chụp, bạn nên mang theo tóm tắt bệnh án, các phiếu xét nghiệm, các phim X quang, CT Scanner và cộng hưởng từ (MRI) đã chụp trước đó (nếu có)

Bệnh nhân nữ cần phải thông báo ngay với Bác sỹ hoặc Kỹ thuật viên trước khi chụp nếu có thai hoặc nghi nghờ có thai vì tia X có thể gây ảnh hưởng bất lợi đối với thai nhi.

Tham khảo bệnh án ung thư dạ dày [ 5]

8. Cách điều trị ung thư dạ dày

Một số lưu ý khi chụp X-quang, CT-Scanner và cộng hưởng từ (MRI)

Việc đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Giai đoạn của khối u

Phân nhóm ung thư.

Tuổi, sức khỏe và mong muốn

Dù mỗi bệnh nhân sẽ có những phác đồ cụ thể khác nhau, tuy nhiên, đều tuân theo các bướu điều trị cơ bản gồm các phương pháp điều trị như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch.

So với phương pháp phẫu thuật, phương pháp hóa trị, xạ trị đem lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn hơn. Nguyên nhân xảy ra là do tác động điều trị không chỉ nhằm vào các tế bào bệnh mà còn làm tổn thương các mô, tế bào lành như các tế bào tủy xương và tế bào tiêu hóa trong ruột, làm hại các cơ quan khác như gan, thận, tim… Vì vậy, khi áp dụng phương pháp này, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, da bị kích ứng, giảm sức đề kháng do đó rất dễ bị bệnh tật tấn công.

Trên thực tế đa số bệnh nhân mắc ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến việc hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng không mong muốn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy kiệt, sức khoẻ ngày càng giám sút trầm trọng. Nhiều bệnh nhân ung thư chết do suy kiệt trước khi chết vì khối ung thư. Điều này cho thấy cần phải lưu tâm tới việc giảm thiểu tác dụng phụ cho người bệnh.

Thường xuyên động viên và khích lệ người bệnh

Quan tâm đến lịch trình uống thuốc của người bệnh

Giúp bệnh nhân kiểm soát những tác dụng phụ, báo với bác sĩ khi thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng

Hỗ trợ bệnh nhân về mặt ăn uống, dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho người bệnh.

King Fucoidan là sản phẩm được bào chế từ hoạt chất Fucoidan và bột nghiền nấm Agaricus, là sản phẩm Fucoidan Nhật Bản đầu tiên được Bộ Y tế cấp hành và là sản phẩm được các bác sĩ bệnh viên Ung Bướu nổi tiếng tại Việt Nam khuyên bệnh nhân ung thư nên dùng trước, trong và sau quá trình điều trị giúp hỗ trợ điều trị, nâng cao sức đề kháng, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kiểm soát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Để được tư vấn cụ thể về sản phẩm King Fucoidan và mua hàng, GỌI NGAY HOTLINE MIỄN CƯỚC 24/7 18000069

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tài liệu: chúng tôi chúng tôi tudienungthu

Dược sĩ: Hoàng Văn Nam

Bệnh Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ dày là một trong những ung thư ống tiêu hóa thường gặp, trong thực tế tiên lượng vẫn không thay đổi nhiều trong những năm nay. Thời gian sống đến 5 năm của ung thư dạ dày khoảng 15% và thời gian sống 5 năm sau phẫu thuật triệt căn khoảng 30%. Kết quả này là do chẩn đoán muộn mặc dù có nội soi chẩn đoán và do ít tiến bộ trong điều trị ngoại khoa.

Hình ảnh Ung thư dạ dày

− Ung thư dạ dày phân bố không đồng đều ở mọi vùng trên thế giới.

− Chiếm tỷ lệ cao ở Nhật Bản và Nam Mỹ. Tỷ lệ thấp ở Bắc Mỹ và Úc.

− Ở Pháp, ung thư dạ dày đứng hàng thứ tư sau ung thư đại tràng 14%, ung thư vú 12%, ung thư phổi 11%.

− Ung thư dạ dày hiếm gặp < 50 tuổi, tần suất này tăng lên theo tuổi.

− Tại Hà Nội, theo thống kê thì tỷ lệ ung thư dạ dày cùng ung thư phổi chiếm 30% các loại ung thư. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ung thư dạ dày chiếm hàng thứ ba trong các loại ung thư ở nam giới và đứng hàng thứ tư trong các loại ung thư ở nữ giới.

Giải phẫu bệnh

Có 3 loại theo Borrmann và Kajitani:

– Gặp nhiều ở vùng hang, môn vị chiếm tỷ lệ khoảng 60%

– Kích thước của khối u cũng có giá trị tốt cho việc tiên lượng. U < 2cm: thời gian sống đến 5 năm khoảng 80%.

– Xâm lấn các hạch lân cận thường gặp khoảng 60% trường hợp ung thư dạ dày.

– Xâm lấn các chuỗi hạch xa là một yếu tố xấu cho tiên lượng của bệnh.

2.2. Những bệnh có nguy cơ cao

3. Phân chia các nhóm hạch dạ dày

− Phân chia làm 3 loại (Hautefeuille,1982).

– Di căn

− Phân loại của các tác giả Nhật Bản: chia 16 nhóm hạch: N1 nhóm hạch gần, N2 nhóm hạch xa, N3 di căn xa. Thương tổn thay đổi tùy theo vị trí của ung thư dạ dày.

Triệu chứng bệnh Ung thư dạ dày

Triệu chứng lâm sàng của ung thư dạ dày thường không điển hình, đặc biệt ở giai đoạn sớm:

Chán ăn kèm sút cân là dấu hiệu hay gặp nhất của ung thư dạ dày, gặp trong 95% các trường hợp được chẩn đoán ung thư dạ dày.

Hội chứng hẹp môn vị.

Nôn ra máu đại thể gặp < 5% các trường hợp, mặc dù thiếu máu và có máu ẩn trong phân rất hay gặp. Thiếu máu dạng nhược sắc.

Nuốt khó là triệu chứng nổi bật khi ung thư nằm ở tâm vị dạ dày. Nôn và buồn nôn có thể xảy ra khi tổn thương ở xa làm hẹp môn vị.

Đau thượng vị xuất hiện muộn và hiếm gặp, đau lâm râm không điển hình, không có chu kỳ.

Trướng bụng là dấu hiệu rất hiếm gặp nhưng có thể sờ thấy khối u trong 50% các trường hợp. Có thể có gan lớn, dấu hiệu này gợi ý di căn gan. Di căn phúc mạc có thể gây bụng báng nhiều, hoặc di căn buồng trứng (u Krukenberg) hoặc di căn túi cùng Douglas. Các biểu hiện muộn này có thể gây đau ở tiểu khung và táo bón. Có thể sờ thấy hạch ở hố thượng đòn trái, đây là những dấu hiệu lâm sàng kinh điển chứng tỏ ung thư dạ dày đang tiến triển.

Chán ăn là dấu hiệu hay gặp nhất của Ung thư dạ dày

Bệnh nhân có thể không có triệu chứng cho đến khi u xâm lấn vào toàn bộ thành dạ dày và các cơ quan kế cận hoặc di căn rộng.

2. Cận lâm sàng

Nội soi cho phép xác định chẩn đoán về mặt đại thể (thể loét, thể sùi hay thể thâm nhiễm), vị trí, hình ảnh tổn thương. Nội soi còn giúp sinh thiết tổn thương để xác định tính chất mô bệnh học. Hạn chế của nội soi: khi tổn thương ở đáy vị, tổn thương ung thư nông dạng viêm xước niêm mạc hoặc ung thư ở nhiều vị trí. Trong trường hợp ung thư dạng loét cần phải sinh thiết nhiều vị trí, tối thiểu 15 vị trí ở bờ ổ loét. Trong trường hợp ung thư thâm nhiễm hoặc thể teo đét hoặc sinh thiết quá nông thì kết quả có thể âm tính.

Nội soi còn giúp sàng lọc ung thư dạ dày trong cộng đồng. Thường tiến hành nội soi ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, trên 40 tuổi.

Đây chỉ là xét nghiệm hỗ trợ. Trong ung thư dạ dày thường thấy hình ảnh khối u nhô vào trong lòng dạ dày, đánh giá tình trạng hẹp môn vị. Tuy nhiên X quang không nhạy khi thương tổn chỉ ở lớp niêm mạc. Gần đây để tăng độ nhạy người ta áp dụng kỹ thuật đối quang kép (double contrast) và ép vào dạ dày khi chụp. Chụp dạ dày cản quang không được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ thủng ung thư dạ dày.

2.2. Chụp thực quản – dạ dày – tá tràng cản quang (TOGD)

Chụp cắt lớp vi tính ở tầng trên ổ bụng có cản quang (đường tĩnh mạch và đường uống) rất có ích để phân chia giai đoạn ung thư dạ dày trước khi phẫu thuật. Chụp cắt lớp vi tính còn giúp phát hiện các tổn thương di căn trong ổ bụng (di căn gan, di căn phúc mạc…).

2.3. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)

Kỹ thuật này cung cấp thông tin chính xác về độ sâu của sự xâm lấn qua thành dạ dày. Tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền và người thực hiện có chuyên môn cao.

Soi ổ bụng ngày càng được sử dụng nhiều hơn và được xem như là công cụ giúp phân độ ung thư đồng thời xác định sự hiện diện của di căn nhỏ trong ổ phúc mạc hoặc ở gan mà không thể phát hiện được trên CT scan.

Cho đến nay, có nhiều chất chỉ điểm hay còn được gọi là chất đánh dấu ung thư khác nhau được sử dụng trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng các u ác tính ở bụng và ở ống tiêu hoá.

2.6. Các chất chỉ điểm ung thư

Đối với ung thư dạ dày, có một số chất được sử dụng như CEA hay CA19-9, tuy nhiên, giá trị của chúng trong chẩn đoán còn rất thấp. Vì vậy, các chất đánh dấu ung thư này được sử dụng chủ yếu trong theo dõi tái phát tại chỗ hay di căn xa sau phẫu thuật ung thư dạ dày.

1. Chẩn đoán bệnh

Do triệu chứng lâm sàng thường mơ hồ và xuất hiện muộn, do đó đứng trước trường hợp có tiền sử bệnh với những triệu chứng không điển hình của đường tiêu hoá (chán ăn, sụt cân, đau thượng vị…), người thầy thuốc phải luôn nghĩ đến chẩn đoán ung thư dạ dày.

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào cận lâm sàng, trong đó quan trọng nhất là nội soi dạ dày bằng ống soi mềm. Chụp dạ dày cản quang chỉ có tác dụng hỗ trợ.

2. Chẩn đoán giai đoạn

2.1. Phân chia giai đoạn theo TNM

Tis: U giới hạn ở niêm mạc, không đi qua màng đáy.

T1: U giới hạn ở lớp niêm mạc hay dưới niêm mạc.

T2: U xâm lấn vào lớp cơ niêm và có thể lan rộng nhưng không vượt quá lớp thanh mạc.

T3: U xuyên qua lớp thanh mạc nhưng không xâm lấn vào cơ quan kế cận.

T4: U xâm lấn vào các cơ quan kế cận.

T: Khối u (Tumor)

N0: Không có xâm lấn hạch bạch huyết vùng.

N1: Xâm lấn hạch bạch huyết quanh dạ dày trong vòng 3cm quanh khối u nguyên phát và chạy dọc theo bờ cong nhỏ hoặc bờ cong lớn.

N2: Xâm lấn hạch bạch huyết vùng trên 3cm so với khối u nguyên phát, kể cả những hạch nằm dọc theo động mạch vị trái, động mạch lách, động mạch thân tạng và động mạch gan chung.

N3: Xâm lấn các hạch bạch huyết khác trong ổ bụng như hạch cạnh động mạch chủ, hạch rốn gan tá tràng, hạch sau tuỵ và các hạch mạc treo.

N: Hạch (Nodes) M: Di căn

Giai đoạn 1: Khối u trong lòng dạ dày, không có dày thành dạ dày.

Giai đoạn 3: U xâm lấn trực tiếp vào các cấu trúc kế cận.

Giai đoạn 4: Di căn xa.

2.2. Phân chia giai đoạn ung thư dạ dày theo CT scan

Can thiệp ngoại khoa là chủ yếu.

Khả năng mổ được khoảng 80% trong đó có thể cắt được 60-70%.

Tỷ lệ điều trị triệt căn khoảng 50%.

Điều trị ung thư dạ dày cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa phẫu thuật viên với nhà giải phẫu bệnh.

Các tác giả phương Tây và Nhật Bản đã đưa ra nhiều phân loại ung thư dựa trên những thương tổn đại thể trong lúc mổ và sự xâm lấn ra thành dạ dày, hạch và trên tiêu bản cắt u… nhằm mục đích đưa ra tiên lượng thích hợp và đồng thời phân tích kết quả sau khi mổ.

Cho dù phân loại nào đi nữa thì mục đích điều trị ung thư dạ dày là điều trị triệt để cắt từ 2-5 cm trên khối u tùy theo kích thước khối u, lấy tế bào làm sinh thiết tức thời trong mổ, cắt bỏ mạc nối lớn.

1. Cắt dạ dày bán phần hay toàn bộ 2. Nạo lấy hạch bị xâm lấn

Đây là một kỹ thuật bắt buộc, có giá trị đánh giá tiên lượng của bệnh.

R1: Cắt dạ dày nạo hạch mức 1

R2: Cắt dạ dày nạo hạch mức 2

Kết quả: tử vong phẫu thuật từ 20% theo các phẫu thuật viên Nhật Bản và 10% theo các phẫu thuật viên phương Tây. Kết quả phụ thuộc vào cách phẫu thuật, vị trí, tính chất xâm lấn của ung thư.

3. Các phương pháp điều trị khác

Hóa trị liệu, áp dụng cho những bệnh nhân không có chỉ định mổ hoặc mổ mà không cắt dạ dày được. Hiện nay người ta sử dụng đa hóa trị liệu.

3.1. Hóa trị

Phác đồ F.A.M (5FU + Adriamycin + Mytomicin), hoặc FAMe (5 FU + Adriamycin + Methyl CCNV) đôi lúc cũng không cải thiện được tiên lượng.

Hóa trị liệu hỗ trợ sau phẫu thuật tỏ ra cũng cần thiết, tuy nhiên vấn đề cải thiện tiên lượng cũng chưa rõ ràng.

Có thể áp dụng khi ung thư tái phát, ung thư dạ dày di căn phổi, hạch thượng đòn.

chúng tôi