Ung Thư Cổ Tử Cung Có Thể Mang Thai / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Bị Viêm Cổ Tử Cung Có Thể Mang Thai Được Không?

Viêm cổ tử cung là căn bệnh viêm phụ khoa thường gặp với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là một căn bệnh nguy hiểm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh hoặc biến chứng thành ung thư cổ tử cung. Vì vậy, khi bị viêm cổ tử cung có mang thai được không luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng của chị em khi bị mắc bệnh. Các chuyên gia từ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc trên.

Bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?

Viêm cổ tử cung có thể gây cản trở quá trình thụ thai ở nữ giới mắc bệnh. Thậm chí có thể dẫn đến vô sinh nếu không được phát hiện và điều trị. Tuy nhiên các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã cho biết phụ nữ bị viêm cổ tử cung vẫn có thể có thai. Nhưng quá trình thụ thai rất khó khăn do một số nguyên nhân sau:

Bị viêm cổ tử cung khí hư ra nhiều và có mùi hôi cùng với tiết nhiều dịch nhầy. Khí hư và dịch nhầy này sẽ ngăn cản tinh trùng của nam giới đi vào buồng trứng của nữ giới cản trở quá trình thụ thai.

Khi tinh trùng đi vào cơ thể phụ nữ sẽ chịu sự tác động của môi trường vùng kín bị thay đổi theo chiều hướng không có lợi cho sự duy trì sự tồn tại cho tinh trùng. Vì thế bạn cũng khó có thể có thai.

Viêm cổ tử cung nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể biến chứng thành ung thư cổ tử cung. Khi bị ung thư cổ tử cung sẽ khiến cho quá trình làm tổ của trứng bị ảnh hưởng. Khiến cho việc có thai của bạn là rất khó khăn.

Khi bị viêm cổ tử cung, người phụ nữ sẽ bị đau rát, không có cảm hứng, thậm chí có thể bị xuất huyết. Điều này sẽ cản trở đến việc quan hệ tình dục, giảm khả năng có thai.

Bị viêm cổ tử cung có gây ảnh hưởng tới thai nhi không?

Viêm cổ tử cung nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có thể khỏi hoàn toàn và người bệnh vẫn có khả năng có thai bình thường. Tuy nhiễn, vẫn có nhiều chị em mắc bệnh chủ quan không điều trị hoặc có thai trong quá trình điều trị bệnh. Lúc này điều các chị em lo lắng là ” Bị viêm cổ tử cung có gây ảnh hưởng tới thai nhi không?”.

Khi chị em đang bị viêm cổ tử cung nhưng vẫn mang thai thì sức khỏe của chị em và thai nhi đều có thể bị ảnh hưởng. Điển hình là bị nhiễm trùng thai nhi do vi khuẩn, tạp trùng gây viêm tử cung xâm nhập vào thai nhi. Những nhiễm trùng này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra hiên tượng sảy thai, thai bị dị tật, sinh non. Ngoài ra quá trình sinh nở cũng khó khăn với người mẹ vì cổ tử cung bị giảm độ đàn hồi.

Khi mang thai khi đang bị viêm cổ tử cung có thể kiến cho bà mẹ bị đau dụng dưới, xuất huyết bất thường, đau đớn khi quan hệ tình dục. Điều này khiến các bà mẹ lo lắng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Có nên điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai không?

Có rất nhiêu chị em khi đang bị viêm cổ tử cung nhưng vẫn có thai luôn lo lắng không biết có nên chữa trị viêm cổ tử cung không?. Nếu chữa trị có gây ảnh hưởng tới thai nhi không?. Chia sẻ về nỗi lo của các bà mẹ, bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thiện Tâm đã cho biết. Việc chữa trị cho các bà mẹ khi đang thai phải rất cẩn trọng.

Đối với các bà mẹ bị bệnh viêm cổ tử cung cấp tính sẽ được bác sĩ cấp thuốc kháng sinh an toàn cho mẹ và bé và tiến hành đặt thuốc nên khả năng khỏi bệnh là rất cao.

Đối với các bà mẹ bị viêm cổ tử cung mãn tính là rất khó vì can thiệp bằng ngoại khoa sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cả mẹ và bé. Chỉ có thể chữa trị bằng nội khoa nhưng khả năng khỏi hoàn toàn là không cao. Tuy nhiên nếu không chữa trị thì hậu quả sẽ lớn hơn rất nhiều. Bởi vì nếu như đứa trẻ khi được sinh thường sẽ có sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh hơn. Vì thế bác sĩ khuyên vẫn sử dụng biện pháp nội khoa kết hợp với vệ sinh sạch sẽ để hạn chế tối đa ảnh hưởng.

Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai cần chú ý gì?

Việc điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai phải vô cùng cẩn thận vì có khả năng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, chị em cần hết sức lưu ý những vấn đề sau:

Chỉ thăm khám và điều trị tại các cơ sở có uy tín và chất lượng.

Tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu của bác sĩ điều trị.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể và vùng kín.

Ăn uống đầy đủ, hợp lý, nghỉ ngơi hợp lý.

Tránh quan hệ tình dục khi đang chữa trị.

Mặc quần áo thoáng mát.

Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Mang Thai

Một tin vui là nhiều phụ nữ mang thai bị ung thư cổ tử cung vẫn có thể sinh ra được các em bé khỏe mạnh.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Phần thấp nhất của tử cung được gọi là cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung bắt đầu từ các tế bào niêm mạc cổ tử cung. Khi bạn mang thai, em bé sẽ phát triển tại phần trên của tử cung (còn gọi là thân tử cung). Thân tử cung được nối với âm đạo (hoặc đường dẫn sinh) thông qua cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào bất thường tại cổ tử cung nhân lên với tốc độ không kiểm soát được. Và một điều không may đó là, ung thư cổ tử cung lại tương đối phổ biến trong số những phụ nữ mang thai trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, bác sỹ sẽ thường xuyên tiến hành các xét nghiệm để phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung trong khi mang thai. Do vậy, những quốc gia này thường không ghi nhận được nhiều ca mắc ung thư cổ tử cung.

Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm, có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Một trong số những cách phổ biến nhất để chẩn đoán ung thư cổ tử cung là tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (pap smear)

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung trong khi mang thai

Các tế bào tại cổ tử cung không bị nhiễm trùng hoặc trở thành tế bào ung thư chỉ trong một đêm. Trên thực tế, những tế bào này sẽ phát triển dần dần thành tế bào tiền ung thư, trước khi trở thành tế bào ung thư. Phải mất vài năm thì tế bào tiền ung thư mới có thể phát triển thành tế bào ung thư được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá trình phát triển này có thể sẽ diễn ra rất nhanh và chỉ mất chưa đầy 1 năm để các tế bào phát triển thành ung thư.

Trong gần như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung, sự thay đổi các tế bào DNA là do virus HPV gây ra. Sự thay đổi cấu trúc DNA được gọi là đột biến. Đột biến có thể phá vỡ quá trình kiểm soát sự phát triển của tế bào. Do vậy, các tế bào vẫn sẽ tiếp tục tăng sinh kể cả khi không cần thiết. Những tế bào này sẽ dẫn đến việc hình thành các khối u và có thể diễn biến thành ung thư.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung khi mang thai

Mặc dù ung thư là một tình trạng bệnh nghiêm trọng, và chẩn đóan ung thư cổ tử cung khi đang mang thai có thể sẽ khiến bạn căng thẳng và vô cùng lo lắng, nhưng theo thống kê, chỉ có khoảng gần 3% số ca ung thư cổ tử cung được chẩn đoán trong khi mang thai.

Thông thường, xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) có thể phát hiện ra sự có mặt của ung thư cổ tử cung. Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên tiến hành xét nghiệm này nếu bạn thường xuyên hoặc bị ra máu bất thường khi mang thai.

Điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai

Nếu bạn được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung khi đang mang thai, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể của bạn. Bác sỹ có thể sẽ quyết định sẽ điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai dựa vào các yếu tố sau:

Loại ung thư cổ tử cung mà bạn mắc phải

Kích thước khối u và việc liệu khối u đã lan rộng chưa (xác định giai đoạn ung thư)

Bạn đã mang thai được bao lâu rồi

Bạn có muốn điều trị ung thư trong khi mang thai hay không, hay sẽ đợi sau khi sinh mới bắt đầu điều trị. Trừ khi ung thư lan rộng và gây ra những mối nguy lớn cho cả bạn và em bé nếu không được điều trị, còn nếu không, đa phần các bác sỹ sẽ khuyên bạn nên đợi đến khi sinh xong rồi mới điều trị.

Nếu bạn không muốn điều trị và muốn tiếp tục mang thai, bác sỹ có thể sẽ quyết định bắt đầu điều trị khi bạn bước vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu y học hoặc dữ liệu ghi chép lại về việc điều trị ung thư trong khi mang thai. Đa số các phương pháp điều trị ung thư khi mang thai vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm

Trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ

Trong trường hợp phát hiện ung thư khi bạn đang trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên đợi sau khi sinh mới điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn phải đẻ mổ và có thể sẽ phải sinh sớm hơn ( sinh non), thay vì chờ đợi đến ngày sinh và đẻ thường.

Ngay sau khi em bé được sinh ra, bác sỹ sẽ bắt đầu điều trị ung thư cho bạn. Trong suốt quá trình sinh mổ, bác sỹ cũng có thể sẽ quyết định cắt bỏ tử cung. Điều trị tiếp theo bao gồm xạ trị và hóa trị.

Nếu bạn có khối u nhỏ

Nếu bạn có khối u nhỏ, thì 2 lựa chọn điều trị thích hợp cho bạn là phẫu thuật cắt chóp cổ tử cung (cone biopsy) hoặc cắt bỏ tử cung. Cắt bỏ tử cung thường sẽ không được thực hiện nếu bạn đang mang thai và chỉ có một số ít phụ nữ thực hiện thủ thuật đặc biệt này. Cắt bỏ tử cung có thể dẫn đến việc chảy rất nhiều máu và có thể khiến em bé bị tử vong sau phẫu thuật.

Nếu bạn có khối u lớn

Nếu khối u của bạn lớn, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu hóa trị để kiểm soát sự phát triển của khối u cho đến khi em bé được sinh ra. Trong 3 tháng đầu, bạn sẽ không thể được điều trị hóa trị vì sẽ gây nguy hiểm cho em bé. Hóa trị có thể sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho em bé và trong một số trường hợp có thể gây sảy thai.

Phẫu thuật

Bác sỹ có thể sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u và một số tế bào khỏe mạnh ở gần khối u. Phẫu thuật không gây ra quá nhiều nguy cơ với em bé và là một trong số những lựa chọn điều trị an toàn nhất cho ung thư cổ tử cung khi bạn đang mang thai.

Hóa trị

Hóa trị là việc sử dụng rất nhiều thuốc để phá hủy các tế bào ung thư. Hóa trị không phù hợp nếu bạn đang ở trong 3 tháng đầu thai kỳ vì sẽ gây ra rât snhiều nguy cơ cho em bé trong bụng. Trong 3 tháng đầu, các cơ quan bộ phận của em bé đang hình thành. Hóa trị trong thời gian này sẽ gây ra những dị tật bẩm sinh hoặc thậm chí là sảy thai. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, bánh rau đã tạo ra một hàng rào bảo vệ quanh em bé, do vậy, thuốc khó có thể đến được em bé. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một lượng thuốc nhất định ảnh hưởng đến em bé và nguy cơ là tương đối ít.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư. Xạ trị có thể gây ra những tổn thương nhất định đến em bé. Do vậy, bác sỹ sẽ cố gắng tránh xạ trị càng nhiều càng tốt trong khi bạn đang mang thai. Nguy cơ xạ trị gây ra với em bé sẽ phụ thuộc vào liều xạ trị mà bạn sử dụng.

Điều trị hay chờ đợi?

Mặc dù số ca được chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là rất hiếm gặp, các chuyên gia y tế vẫn nhận thấy rằng, số lượng các trường hợp như vậy đang có xu hướng tăng lên, vì càng ngày càng có nhiều phụ nữ sinh con muộn hơn. Do việc chăm sóc em bé và tiếp tục mang thai là vấn đề được ưu tiên với những phụ nữ trong giai đoạn này, nên việc điều trị thường rất hạn chế.

Chưa có nhiều nghiên cứu về việc điều trị ung thư cổ tử cung khi đang mang thai, do vậy, bác sỹ thường phải đánh giá nhiều lần để đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất cho mẹ và em bé trong bụng.

Không thể phủ nhận rằng, nếu đang mang thai và bị ung thư cổ tử cung thì có thể bạn sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng. Nhưng như bài viết trên, có rất nhiều lựa chọn điều trị có thể giúp bạn điều trị khỏi hoàn toàn mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến em bé của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn nên trao đổi với bác sỹ về các lựa chọn điều trị cũng như các mối lo ngại của bạn.

Ung Thư Cổ Tử Cung Liệu Còn Có Khả Năng Mang Thai?

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư ác tính thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Theo thống kê, có tới 14% bệnh nhân mắc bệnh ở độ tuổi 20 – 34 và 26% trong độ tuổi 35 – 40. Ung thư cổ tử cung có con được không là câu hỏi chất chứa nỗi niềm của nhiều phụ nữ.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung có thể sinh con được không?

Nguy cơ vô sinh ở bệnh nhân mắc bệnh là khá cao. Do trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ phải đi vào tử cung để làm tổ. Hiện tượng tăng sinh bất thường của các tế bào ở cổ tử cung – nơi nối giữa tử cung và âm đạo – khiến việc di chuyển của phôi trở nên khó khăn.

Thêm vào đó, quá trình điều trị xâm lấn cũng gây nên nhiều biến chứng dẫn tới việc không thể mang thai sau này. Việc xạ trị và sử dụng các loại thuốc hóa trị có thể làm âm đạo hẹp lại, khiến việc di chuyển của tinh trùng bị giới hạn cũng như gây tổn thương và phá hủy các tế bào trứng. Nếu phải tiến hành cắt bỏ hoàn toàn tử cung thì sẽ không thể mang thai trong tương lai.

Khả năng sinh con của bệnh nhân phụ thuộc vào phương pháp điều trị. Nếu không bị cắt tử cung, bệnh nhân hoàn toàn có thể có thai và sinh đẻ sau này.

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giúp phụ nữ giữ lại khả năng mang thai

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật cùng với những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y học đã giúp tìm ra phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung. Nhờ thế, phụ nữ có thể điều trị ung thư mà vẫn bảo toàn được khả năng mang thai sau này.

Hiện nay có hai phương pháp điều trị giúp giữ lại khả năng mang thai đó là:

Khoét chóp cổ tử cung hay còn gọi là sinh thiết nón

Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ một mảnh mô dạng hình chóp nón ở cổ tử cung. Thường áp dụng với chị em mắc ung thư giai đoạn đầu. Bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh con trước khi bổ sung thêm các hỗ trợ điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong thời gian này, chị em cần được theo dõi, kiểm tra bệnh chặt chẽ, thường xuyên.

Cắt bỏ cổ tử cung

Phương pháp này giúp loại bỏ toàn bộ cổ tử cung và phần trên của âm đạo bị bệnh, để lại nguyên vẹn đáy tử cung. Sau phẫu thuật, phụ nữ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh bằng phương pháp mổ lấy thai. Với những người mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển cũng có thể thực hiện cắt bỏ cổ tử cung. Khi đó, hóa trị sẽ được chỉ định trước với hy vọng tiêu diệt các tế bào ung thư. Mục đích để khối u giảm về tình trạng tương đương với giai đoạn sớm hơn.

Khám và điều trị ung thư cổ tử cung ở đâu tốt?

Hiện nay ở Hà Nội có rất nhiều nơi triển khai dịch vụ khám và điều trị ung thư. Nếu lựa chọn khám và điều trị bệnh tại các cơ sở Y tế kém chất lượng sẽ gây lãng phí tiền bạc, thậm chí gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe.

Một địa chỉ khám chữa bệnh tốt cần đảm bảo các yếu tố sau:

– Đã khẳng định được tên tuổi, uy tín trong lĩnh vực Y tế

– Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm

– Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, quy trình khám chữa bệnh khoa học

– Cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị máy móc tiên tiến

– Được nhiều khách hàng, bệnh nhân lựa chọn và có những phản hồi tốt

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị máy móc tiên tiến. Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi với hàng chục năm kinh nghiệm.

Tri ân khách hàng từ nay đến hết ngày 01/08/2019, BVĐK Phương Đông dành tặng ưu đãi lớn

GIẢM 30% phí khám phụ khoa

GIẢM 20% phí soi cổ tử cung, siêu âm tử cung phần phụ, xét nghiệm tế bào âm đạo PAP Smear

Mọi thủ tục đăng ký đặt lịch đều được thực hiện dễ dàng, trả kết quả nhanh chóng. Khách hàng không phải xếp hàng chờ đợi lâu, có thể đặt lịch khám trực tiếp qua hotline 1900 1806.

Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Mang Thai

Ung thư cổ tử cung là tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm với nữ giới. Khi bị mắc ăn bệnh này, cổ tử cung sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây trở ngại lớn đến chức năng sinh sản của nữ giới. Vậy dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai là gì?

Khi nữ giới bị ung thư cổ tử cung, các khối u ở cổ tử cung sẽ khiến cho quá trình thụ thai trở nên khó khăn. Thậm chí, không ít chị em còn rơi vào tình trạng vô sinh – hiếm muộn khi mắc phải căn bệnh này.

Nữ giới bị ung thư cổ tử cung có mang thai được không?

Vậy nữ giới bị ung thư cổ tử cung có mang thai được không? Chúng tôi xin trả lời rằng ung thư cổ tử cung có thể mang thai, tuy nhiên rất khó. Và tốt nhất, nếu phát hiện mình bị ung thư cổ tử cung, chị em nên điều trị bệnh triệt để rồi hãy lên kế hoạch mang thai, việc này sẽ giúp chị em tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Nhiều trường hợp chị em bị ung thư cổ tử cung khi mang thai, nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non của họ là khá cao. Thậm chí, nếu ung thư cổ tử cung chuyển sang giai đoạn cuối, thai nhi còn có thể bị chết lưu trong bụng mẹ.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai là gì?

Đối với những phụ nữ khi mang thai, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường thì nên đến bác sĩ để tiến hành kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể bị ung thư cổ tử cung?

Đây là triệu chứng ung thư cổ tử cung khi mang thai mà các mẹ bầu rất dễ gặp. Họ sẽ thấy âm đạo xuất huyết bất thường, khi nhiều khi ít. Nếu thấy dấu hiệu này, bạn tuyệt đối không được bỏ qua mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.

Chảy máu bất thường là dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm

Thông thường trong 3 tháng đầu thai kỳ, các chị em sẽ bị tiết dịch nhiều ở vùng kín do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị thay đổi. Tuy nhiên, nếu thời gian tiết dịch của bạn kéo dài trong suốt thời gian mang bầu thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Khi mang thai, chị em cũng dễ bị các cơn đau lưng hành hạ. Chính điều này khiến họ dễ nhầm lẫn với các cơn đau vùng bụng, hông, lưng do căn bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm gây ra.

Các cơn đau này khi nhẹ thì chỉ đau âm ỉ, tuy nhiên nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì nó sẽ khiến người bệnh vô cùng đau đớn và mệt mỏi.

Đây là triệu chứng thường gặp khi mang thai của các chị em nhưng nó chỉ xuất hiện nhiều khi thai nhi bắt đầu có kích thước lớn gây chèn ép lên bàng quang.

Còn với những chị em bị tiểu són, tiểu dắt ngay khi mới mang thai thì bạn nên chú ý vì đó có thể là dáu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai.

Ung thư cổ tử cung khi mang thai gây ra tình trạng tiểu són ở mẹ bầu

Có nhiều cặp đôi vẫn quan hệ khi nữ giới đang mang bầu. Và tình trạng đau, chảy máu khi “yêu” cũng là biểu hiện mà chị em cần lưu ý.

Nếu thấy cơ thể có một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai ở trên, chị em cần đi khám ngay để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con.

Điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai như thế nào?

Nếu bị ung thư cổ tử cung khi mang thai thì sẽ được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào các triệu chứng, mức độ bệnh đang ở giai đoạn nào.

Bên cạnh đó, theo các bác sĩ chuyên khoa cũng nhận định, việc điều trị ung thư cổ tử cung cũng cần dựa vào một số những yếu tố khác như kích thước của khối u, giai đoạn ung thư cổ tử cung và tuần tuổi của thai nhi.

1. Điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai giai đoạn đầu

Khi ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thì người bệnh sẽ có nhiều cơ hội đảm bảo thai kỳ phát triển một cách an toàn. Phương pháp điều trị sẽ được tạm hoãn lại để đợi khi sinh em bé ra đời. Sau đó, người mẹ sẽ được tiến hành cắt bỏ tử cung hoặc cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung, điều này còn tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh.

Điều trị dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai giai đoạn đầu như thế nào?

Với một số trường hợp bệnh nhân mang thai nhưng không bị ung thư cổ tử cung, nhưng vẫn được các bác sĩ chẩn đoán là loạn sản – đây là hiện tượng bất thường nhẹ cổ tử cung hoặc xuất hiện các tế bào tiền ung thư. Do vậy các bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi Pap smear thường xuyên trong thời kỳ mang thai.

Ở giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung, phương pháp điều trị chính là sử dụng dao LEEP, để loại bỏ các tế bào bất thường ở tử cung trước khi các tế bào ung thư phát triển. Các bác sĩ sẽ sử dụng một vòng dây tích điện để loại bỏ các tế bào bất thường ở cổ tử cung.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy ung thư cổ tử cung khi mang thai được điều trị bằng phương pháp LEEP thì sẽ tăng nguy cơ đẻ non hoặc trẻ sinh ra sẽ bị thể nhẹ cân. Chính vì vậy các bà mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương pháp này.

2. Điều trị dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai giai đoạn muộn

Những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai ở giai đoạn muộn thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi và giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình và khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.

Bệnh nhân cần đi khám chữa kịp thời để tránh bệnh trở nặng

Bác sĩ có thể đưa ra một số trường hợp cho bệnh nhân lựa chọn như chấm dứt thai kỳ nếu như dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai tiến triển nặng hơn.

Ngoài ra, cũng có thể đợi cho đến khi sinh con xong mới điều trị, tuy nhiên đối với những bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 1 thì sau 10 tuần thai kỳ sẽ nhanh chóng tiến triển sang ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 và gây ảnh hưởng lớn cho cả mẹ và bé.

Khi khối u đã phát triển lớn thì bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị cho bệnh nhân nhằm mục đích kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung cho đến khi em bé chào đời. Tuy nhiên, khi xạ trị lại gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho em bé sau này, thậm chí là sảy thai.

Bên cạnh đó, người thân trong gia đình cũng nên lưu ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của các mẹ bầu. Nên bổ sung các thức ăn giàu dinh dưỡng vào bữa ăn của họ, đồng thời khuyên họ nên nghỉ ngơi phù hợp trong quá trình điều trị bệnh.

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, hãy giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ khi chữa bệnh. Bạn cũng có thể kết hợp các bài tập nhẹ nhàng để duy trì tốt nhất sức khỏe của cả mẹ và con.

Và lời khuyên cho những người đang muốn có con là trước hết nên tiến hành tiêm phòng ung thư cổ tử cung khi mang thai. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những bệnh lý không mong muốn xảy ra.