Ung Thư Cổ Họng Có Lây Không / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ung Thư Cổ Họng Có Lây Không?

Nhiều người lầm tưởng rằng căn bệnh ung thư vòm họng có thể lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn hoàn toàn yên tâm về khả năng lây truyền của bệnh Ung thư vòm họng từ người sang người, vì ung thư vòm họng không phải bệnh lây nhiễm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, ung thư cổ họng có thể có nguy cơ cao xảy ra ở một số người có thói quen sinh hoạt hay lối sống không tốt khi sống chung với những người mắc bệnh. Ví dụ, những người có thói quen sinh hoạt chung hoặc quan hệ tình dục với những người mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao nhiễm loại virus HPV – chủng virus gây bệnh sùi mào gà. Mà bệnh này cũng có thể dẫn đến ung thư cổ họng.

+ Đau họng dai dẳng:

Ho và đau họng dai dẳng không rõ nguyên nhân rất có thể là dấu hiệu ung thư vòm họng. Vì thế, khi cổ họng thường xuyên ngứa và đau dai dẳng, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm họng.

Ho khạc ra máu là triệu chứng rất nguy hiểm báo hiệu các căn bệnh về họng như viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là ung thư vòm họng. Nhưng riêng với căn bệnh ung thư vomg họng, máu khi ho thường có màu đỏ tươi và pha trộn với chất nhầy.

Các bác sĩ cho biết, để nhận biết bệnh nhân có bị ung thư vòm họng dễ nhất thường dựa trên dấu hiệu là chảy nước mũi một bên kèm theo máu.

Khó nuốt là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất ở người bệnh ung thư vòm họng. Khi khối u phát triển trong cổ họng, lập tức sẽ hình thành một vật cản ngăn chặn thức ăn đi xuống qua đường cổ, gây ra cảm giác khó nuốt cho người bệnh.

Ù tai một bên, tiếng ù thường trầm như tiếng còi tàu, hoặc có cảm giác nút kín lỗ tai, ù tự nhiên xuất hiện (trước đó không có ngã, chấn thương hay va đập gì vào vùng tai), kéo dài liên tục, có thể tăng dần, có thể kèm theo giảm nghe mức độ nhẹ cùng bên tai bị ù.

Triệu chứng ù tai là do u chèn ép vào vòi tai gây tắc vòi tai và viêm tai giữa ứ dịch cùng bên u. Triệu chứng ù tai ngày càng tăng lên.

Căn bệnh ung vòm họng có thể gây ra hiện tượng khàn giọng do thay đổi âm vực của giọng nói. Đó là lý do vì sao những người bệnh ung thư vòm họng thường có giọng nói hoàn toàn thay đổi so với ban đầu.

Theo một nghiên cứu thì những người thường xuyên ăn các thức ăn lên men như dưa, cà, trứng, các loại củ, cá muối có nguy cơ mắc bệnh về vòm họng cao hơn những đối tượng khác.

Trong khi quá trình nghiên cứu, tìm kiếm họ đã không tìm thấy gen ức chế u ở những người mắc ung thư này như những người bình thường khác.

Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thường gặp nhất của căn bệnh này chiếm đến 70% là từ 30-55 tuổi.

Về giới tính, thông thường tỉ lệ nam/nữ là 2,5/1. Sở dĩ nam nhiều hơn nữ là do nam giới thường tiếp xúc với nhiều khí độc từ môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, hút thuốc lá, uống rượu bia,… nhiều hơn nữ giới.

Nguyên nhân chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân khiến bạn mắc phải căn bệnh ung thư nguy hiểm này là do uống nhiều rượu bia.

Tình dục bằng miệng có những ẩn họa không hề nhỏ. Bạn có thể dễ dàng mắc phải các căn bệnh da liễu hay bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục,…

Đặc biệt là nhiễm virus HPV – chủng virus gây u nhú trên cơ thể người hay còn gọi là bệnh sùi mào gà. Nếu chữa trị không kịp thời hay chưa dứt điểm, biến chứng của bệnh sẽ dẫn đến căn bệnh ung thư vòm họng khủng khiếp này.

+ Nội soi NBI. + Sinh thiết. + Chọc hút hạch làm FNA. + Chụp CT Scanner hay chụp MRI. + Xét nghiệm sinh hoá. + Triệu chứng lâm sàng.

Trước đây hóa chất chỉ được sử dụng khi ung thư vòm họng có di căn xa hoặc khi điều trị tia xạ thất bại. Tuy nhiên xu hướng hiện nay là điều trị tia xạ kết hợp với hóa chất ngay từ đầu nhằm tăng hiệu quả điều trị triệt để khối u.

– Hoá trị kết hợp với xạ trị

Khi hai phương pháp điều trị được kết hợp, hóa trị giúp tăng cường hiệu quả của xạ trị. Điều này được gọi là điều trị kết hợp đồng thời hoặc chemoradiation. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hóa trị được thêm vào các tác dụng phụ của xạ trị, đồng thời tạo khó khăn hơn để chịu đựng điều trị.

Do vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp và sâu nên trước đây phẫu thuật không có vai trò quan trọng trong điều trị triệt để mà chỉ có ích trong việc lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh. Ngày nay với sự tiến bộ của phẫu thuật nền sọ, kết hợp với nội soi đã mở ra cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân ung thư vòm họng kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc tái phát. Ngoài ra phẫu thuật còn có thể loại bỏ các hạch di căn ở vùng cổ giai đoạn còn khu trú.

– Trị liệu bằng phương pháp thuốc đặc trị

Có rất nhiều phương pháp để chữa trị bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, cho dù chúng ta sử dụng biện pháp nào đi chăng nữa thì vẫn có những mặt hạn chế nhất định, ví dụ như phương pháp hóa trị sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể, gây mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe của người điều trị; hoặc phương pháp xạ trị là dùng tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng lại không thể tiêu diệt hết tất cả các khối u, làm khối u vẫn có thể phát triển và di căn,… Hiện nay có một số nghiên cứu về thuốc đặc trị tại nước ngoài tuy nhiên hiệu quả vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm.

Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản như trên, các nhà khoa học hiện nay đang nỗ lực nghiên cứu các phương pháp điều trị ung thư vòm họng mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học… và bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị tích cực. Tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ, ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị từ thực phẩm bổ sung tới thảo dược. Rất nhiều người bệnh ung thư cổ họng có thể sống cuộc sống bình thường trong nhiều năm nếu được điều trị và chăm sóc tốt.

Fucoidan là chất có trong một số loại rong biển Nhật như rong Mozuku (Cladosiphon okamuranus) và Mekabu (Undaria pinnatifida) có tác dụng ức chế tế bào ung thư. Ngăn khối u hình thành các mạch máu mới để lấy chất dinh dưỡng. Và giúp làm giảm tác dụng phụ của quá trình hóa trị, xạ trị.

Theo thống kê tại Trung Tâm Nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson thuộc đại học Washington của Mỹ công bố một cuộc khảo sát cho thấy thì ít nhất 80% bệnh nhân ung thư thừa nhận là có sử dụng một số loại dược phẩm hỗ trợ mà trong đó Fucoidan chiếm đa số.

Y khoa thế giới ghi nhận một liệu pháp hỗ trợ chữa trị ung thư xuất phát từ Việt Nam đang được nghiên cứu và thử nghiệm đó là sử dụng Nấm lim xanh – một loài nấm đặc hữu mọc trên gốc và thân cây lim xanh thuộc Suối Bùn, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam.

Tạp chí Tin tức Y tế xuất bản tại Mỹ số ra tháng 5/2012 cho biết các bác sỹ ở bệnh viện St. John tại Birmingham nước Anh đã thử nghiệm sử dụng nấm lim xanh trong hỗ trợ điều trị ung thư và cho kết quả khả quan.

Ngày 24.09.2012 Sở y tế Khánh Hòa đã gửi công văn số 1885/SYT – NDV và mẫu xáo tam phân khai thác ở Khánh Hòa ra viện dược liệu nhờ xác minh. Đến ngày 14.11.2012, Viện dược liệu trả lời Sở Y tế Khánh Hòa với công văn số 539/VDL-QL KHĐT với nội dung kết quả nghiên cứu cây xáo tam phân. Nội dung công văn đã ghi rõ, sơ bộ ban đầu đã xác định thành phần hóa học, tác dụng sinh học và độc tinh cấp của mẫu cây cây xao tam phân được lấy ở Khánh Hòa. Viện dược liệu kết luận xáo tam phân được lấy ở Khánh Hòa có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.

Các thí nghiệm cho thấy xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, có tác dụng độc đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Với độc tính thấp, xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng. Cũng theo công văn, bước đầu đã xác định trong cây xáo tam phân ở Khánh Hòa có các nhóm chất quý hiếm như flavonoid, saponin, alcaoid và courmarin và triterpenoid, đây là những hợp chất rất cần thiết cho quá trình tổng hợp bào chế sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư.

Hoạt chất trong Tam thất bắc giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm sự hủy hoại của tế bào ung thư đến các cơ quan bên trong cơ thể. Trong quá trinh xạ trị phải dùng tia điện từ cũng như hóa trị cần truyền rất nhiều loại chất độc hại vào cơ thể thì việc đào thải bớt các dạng chất độc này bằng các loại thuốc tây là không đủ, người bệnh dùng tam thất để hỗ trợ hệ bài tiết cũng như tăng cường sức mạnh cho tế bào lành tính giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, hạn chế tối đa do quá trình điều trị từ hóa chất gây ra.

Qua những kết quả khám lâm sàng và thực tế sử dụng cho thấy người dùng tam thất kết hợp với những phương pháp điều trị ung thư hiện đại mang lại hiệu quả rất tốt.

Trước khi dùng bất kỳ chế phẩm bổ sung hay thảo dược bên ngoài, phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, trái cây và rau quả là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của người bệnh, là nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Theo đó, trong thực đơn hàng ngày, nhóm trái cây và rau quả nên chiếm 20-30%, nên dùng các loại rau quả ít đạm với hàm lượng kali thấp.

Thông thường, bệnh nhân ung thư gan sẽ trải qua những trạng thái cảm xúc như sợ hãi, giận dữ, trầm cảm thậm chí buông xuôi. Chính vì vậy, gia đình và bạn bè cần động viên, khích lệ giúp người bệnh giảm lo lắng, căng thẳng, hợp tác điều trị để có kết quả cao nhất.

Ung Thư Cổ Tử Cung Có Lây Không, Lây Qua Đường Nào?

Ung thư cổ tử cung đang là mối đe dọa lớn đối với chị em phụ nữ. Vậy nhiều người thắc mắc ung thư cổ tử cung có lây không?

Ung thư cổ tử cung thường không di truyền. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung là do HPV – loại papillomavirus ở người gây ra. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng có mẹ mắc ung thư cổ tử cung thì con có khả năng mắc bệnh này cao hơn bình thường.

Ung thư cổ tử cung có lây không và có di truyền không?

Ung thư cổ tử cung thường không di truyền, nhưng sẽ lây lan qua một số con đường

Thông thường với những bệnh ung thư khác thì sẽ không bị lây nhiễm, tuy nhiên đặc biệt với ung thư cổ tử cung có thể lây lan qua đường tình dục do vậy thắc mắc ung thư cổ tử cung có lây không là điều hoàn toàn hợp lý. Virus HPV có thể lây lan cả sang nam và nữ nếu thực hiện hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Tuy vậy virus này chỉ gây ung thư cổ tử cung cho nữ. Như vậy thông qua những thông tin trên bạn đã có thể trả lời được câu hỏi bệnh ung thư cổ tử cung có lây không rồi.

Virus HPV có thể lây qua bất kỳ loại quan hệ tình dục nào ở cả nam lẫn nữ, nhưng ở nữ, virus gây nên nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn hơn. Về con đường lây nhiễm, HPV có thể lây qua các con đường như: quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con, sử dụng chung đồ lót, hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da,.. Các chuyên gia cho hay: quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, vệ sinh sau quan hệ kém, sinh đẻ nhiều, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hút thuốc lá, dùng thuốc tránh thai nhiều, stress… sẽ làm gia tăng khả năng nhiễm HPV.

Ung thư cổ tử cung có lây không? Lây qua đường nào?

Quan hệ tình dục không an toàn

Ung thư cổ tử cung có lây không? Có bị nhiễm virus HPV không? Thật ra, tình dục không an toàn là con đường chủ yếu của bệnh ung thư cổ tử cung. Căn bệnh này có thể lây lan qua đường quan hệ bằng miệng và cả tiếp xúc da với da ở cả bộ phận sinh dục. Các loại virus HPV này thường ở khu vực lớp biểu mô dưới da cũng như tế bào niêm mạc dịch nhầy ẩm ướt. Thông thường tỷ lệ lây nhiễm virus HPV thông qua đường tình dục không an toàn chiếm khoảng 40%.

Tình dục không an toàn là con đường chủ yếu của bệnh ung thư cổ tử cung

Giống như các loại virus khác thì HPV cũng có thể lây từ mẹ sang con. Trong quá trình chuyển dạ và sanh con tự nhiên khi đứa trẻ đi qua bộ phận sinh dục của người phụ nữ để chào đời thì vô tình tiếp xúc với các tế bào nhiễm virus HPV từ đó đứa bé cũng sẽ bị nhiễm virus này. Bên cạnh đó trong quá trình thai nhi bám và hình thành trên thành tử cung của mẹ thì các tế bào virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể của em bé.

Dùng chung kềm bấm, đồ lót của người bệnh

Nếu bạn dùng chung kềm bấm móng tay hay móng chân với người bệnh thì cũng có nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Bên cạnh đó việc dùng chung đồ lót với phụ nữ đang mắc ung thư cổ tử cung thì khả năng ung thư cổ tử cung có lây không khá cao do lây nhiễm virus HPV.

Lây qua vết cắt, vết xước ngoài da

Thông thường các loại virus HPV thường trú ẩn dưới mô tế bào da nên việc HPV có thể lây qua vết cắt của vết xước ngoài da cũng là một trong những con đường lây nhiễm căn bệnh này mà bạn nên lưu ý

Đồ dùng có dịch người bệnh

Virus HPV còn tồn tại rất nhiều ở dịch nhầy trong các tế bào và cơ quan sinh dục của người bệnh. Vì thế nếu bạn sử dụng đồ dùng có dịch của người bệnh thì cũng có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này khá cao.

Như đã nhắc đến ở phía trên thì các loại virus HPV thường trú ẩn dưới lớp biểu bì của mô da. Nên việc tiếp xúc ngoài da với người bệnh cũng là một con đường lây nhiễm HPV nguy hiểm.

Một số yếu tố tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung

Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, cũng như các loại khác

Ung thư cổ tử cung có lây không? Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung, bao gồm:

Có nhiều bạn tình hoặc hoạt động tình dục sớm

Hút thuốc: Điều này làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, cũng như các loại khác.

Hệ thống miễn dịch suy yếu: những người nhiễm HIV hoặc AIDS và những người đã trải qua cấy ghép, dẫn đến việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STD): Chlamydia, lậu và giang mai làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.

Tình trạng kinh tế xã hội: Tỷ lệ dường như cao hơn ở những khu vực có thu nhập thấp.

Ánh Phạm

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Ung Thư Vòm Họng Có Bị Lây Không

Như chúng ta được biết, ung thư vòm họng là một căn bệnh rất khó phát hiện lại khó điều trị. Gần đây mọi người còn truyền tai nhau là bệnh ung thư vòm họng có lây không? Vậy có thật sự là bệnh ung thư vòm họng là bệnh dễ lây nhiễm? Chắc hẳn rất nhiều người muốn biết câu trả lời cho câu hỏi này.

Nguyên nhân khởi phát bệnh ung thư vòm họng

Là một người có sức khỏe bình thường, bạn vẫn có thể bị mắc bệnh ung thư vòm họng, nếu có những thói quen sau:

Nghiện hút thuốc lá nặng: mỗi ngày chỉ cần bạn hút đều đặn từ 2 -3 gói thuốc lá thì nguy cơ bị bệnh ung thư vòm họng là rất cao.

Nghiện rượu bia: Đây cũng là một thói quen tạo môi trường cho ung thư vòm họng hình thành và phát triển.

Ăn uống không khoa học: bạn là một thánh ăn đồ nướng, đồ chiên, dưa muối,cà muối,… hãy bỏ thói quen ăn uống đó ngay, bởi đây cũng là lí do khiến ung thư vòm họng hình thành.

Ngoài ra, thói quen uống nước quá nóng hay trà nóng cũng là một tác nhân phá hoại vòm họng của bạn.

Làm việc trong môi trường độc hại: Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất cũng là nguyên nhân khiến ung thư vòm họng phát triển.

Ung thư vòm họng có lây không? Sẽ có câu trả lời

Bệnh ung thư vòm họng bị lây không?

Nhiều người cho rằng ung thư vòm họng là bệnh rất dễ lây lan qua giao tiếp hằng ngày do nước miếng hay hơi thở hoặc ăn chung uống chung. Nhưng điều này là hoàn toàn không đúng.

Không có bác sĩ hay khoa học nào khẳng định ung thư vòm họng là bệnh lây nhiễm cả. Chính vì thế một lần nữa xin khẳng định với độc giả rằng, bệnh ung thư vòm họng không lây nhiễm.

Có thể bạn chưa tin vì thấy trong gia đình, nếu có người mắc bệnh ung thư vòm họng thì những người còn lại cũng có nguy cơ bị ung thư thư vòm họng và kết luận là bệnh này là bệnh có thể lây nhiễm.

Nhưng thực chất, những người trong gia đình có nguy cơ bị bệnh ung thư vòm họng là do: thói quen ăn uống xấu, tạo điều kiện gây bệnh. Ví dụ, trong nhà có 1 người có thói quen ăn uống không tốt, hiển nhiên các thói quen ăn uống đó cũng sẽ dễ dàng xuất hiện ở những thành viên còn lại trong gia đình. Về lâu dài, nếu những thói quen không tốt cứ diễn ra liên tục như vậy sẽ khiến những người chưa bị cũng dần dần mắc bệnh.

Hay trong vài trường hợp khác, nguồn nước gia đình sử dụng bị nhiễm độc cũng là nguyên nhân khiến nhiều người trong gia đình bị mắc phải bệnh ung thư vòm họng.

Cách bảo vệ sức khỏe để phòng tránh ung thư vòm họng

Từ những nguyên nhân ban đầu hình thành ung thư vòm họng, bạn cần biết và nên tránh những điều gây tổn thương đến sức khỏe của mình:

Không nên chủ quan với các bệnh lí thông thường.

Ăn uống hợp lí, hãy chọn cho mình những loại rau củ có nhiều vitamin, khoáng chất và các có khả năng chống oxy hóa, hạn chế ăn các loại nướng, chiên.

Hạn chế uống và sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia,…

Thường xuyên rèn luyện sức khỏe để có một thể lực khỏe mạnh tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Từ 3 – 6 tháng, bạn nên đi khám sức khỏe định kì để có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

Khám sức khỏe định kì là điều cần thiết

Sức khỏe không phải là của chung, nó chính là của riêng bản thân bạn, có sức khỏe thì mới có tất cả. Chính vì vậy, bạn hãy biết quý trọng sức khỏe của mình, không nên quá lao tâm, lao lực để rồi đánh mất tài sản quý giá nhất của mình.

DS: Ngần/doisongbiz.com

Ung Thư Cổ Tử Cung Có Lây Không? Bệnh Lây Qua Đường Nào?

Ung thư cổ tử cung có lây không? Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở phụ nữ và đang là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Điều đáng nói, đây là căn bệnh đang ngày càng gia tăng về số lượng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh, cách phòng tránh cũng như các dấu hiệu cảnh báo bệnh. Vì thế, việc khám phụ khoa định kỳ đối với chị em phụ nữ là điều không thể bỏ qua.

Thực tế có rất nhiều người lo lắng về vấn đề ung thư cổ tử cung có lây không? Và câu trả lời là có.

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý xuất hiện do virus HPV (thuộc nhóm virut Papilloma) gây nên. Đây chính là con đường chủ yếu gây nên ung thư cổ tử cung.

– Vì lây nhiễm visus HPV chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư cổ tử cung. Và những ai mắc căn bệnh này nếu quan hệ tình dục thì sẽ lây nhiễm cho người khác.

– Cũng theo như các chuyên gia thống kê cho biết thì có khoảng 80% phụ nữ đã có quan hệ tình dục sẽ bị mắc HPV. Vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Thì có tới 50% bị nhiễm các chủng HPV gây nên nguy cơ mắc bện ung thư là rất cao.

Virus HPV lây nhiễm qua những con đường nào?

Thứ nhất: virus HPV lây qua con đường quan hệ tình dục. Nhưng không lây nhiễm qua tinh dịch hay các dịch tiết của cơ thể mà khi tiếp xúc với da.

Thứ hai: Virus HPV có thể lây qua vết cắt. Virut HPV có thể sống trong điều kiện khô. Chính vì thế việc sử dụng chung những dụng cụ như cắt móng tay hoặc có những vết rách nhỏ, vết xước ở lớp ngoài trên da cũng có thể khiến virus xâm nhập.

Thứ ba: Virus HPV có thể lây lan qua đường sinh nở. Hay quan hệ tình dục sớm hoặc vệ sinh không sạch sẽ.

Theo các chuyên gia cho biết việc quan hệ tình dục sớm hoặc “yêu ” nhiều, vệ sinh sau quan hệ kém, sinh nở nhiều… Sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm virus HPV. Nếu như người mẹ bị nhiễm HPV thì cũng có thể lây truyền sang cho con.

Sữa ensure cho người bị ung thư, cách chữa ung thư sau hóa trị

Cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

Đối với nữ giới từ 9 -26 tuổi có thể tiêm vắc xin HPV để phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung. Đây là vắc xin giúp ngăn chặn tiền ưng ung thư chứ không phải loại vắc xin có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư giai đoạn di căn. Để hiệu quả cao nhất bạn nên tiêm vắc xin trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên sẽ giảm tới 70% nguy cơ mắc căn bệnh này. Vắc xin HPV này khi tiêm chỉ có tác dụng trong thời gian 4 -5 năm. Sau đó các chị em có thể tiêm lại để phòng tránh.

Quan hệ tình dục quá sớm đặc biệt ở độ tuổi dậy thì đây là một trong những nguyên nhân khiến lấy nhiễm virus HPV cao. Bởi trong giai đoạn này cơ quan sinh dục của các chị em chưa được hoàn thiện và là giai đoạn nhạy cảm nhất. Nên chưa có khả năng để bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh.

Nên cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe. Tăng cường sức đề kháng để chống lại các nguy cơ gây bệnh. Vì thế thưc đơn hàng ngày các chị em nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin E, A, C và can xi có trong trứng gà, cà rốt, cá ngừ… Đặc biệt nên ăn nhiều rau, uống trà xanh rất tốt cho sức khỏe giúp phòng ngừa. Và hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung rất hiệu quả.

Bên cạnh cải thiện chế độ ăn uống. Thì bạn cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sao cho hợp lý. Bởi để phòng tránh căn bệnh này cách tốt nhất đó là chúng ta nên đảm bảo sức khỏe của mình thật tốt. Chính vì thế, không nên vận động hay làm việc quá sức làm ảnh hướng đến sức khỏe và dễ gây nguy cơ mắc bệnh. Hãy luôn tạo cho mình một cảm giác thoải mái, tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh stress để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các phương pháp chữa bệnh ung thư? Người bị ung thư nên ăn gì?

Theo các bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo. Để nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm Virus HPV mọi người nên xây dựng đời sống tình dục an toàn. Phụ nữ hạn chế sử dụng thuốc tránh thai đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thay vào đó hãy sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như sử dụng bao cao su. Đây là cách phòng tránh bệnh rất hữu nghiệm

Bài viết ung thư cổ tử có lây không mà chúng tôi đề cập trên. Có thể sẽ giúp cho bạn đọc biết được cách tự bảo vệ sức khỏe của mình. Bởi đó là cách đem lại hiệu quả nhất để có thể giúp bạn tránh xa được các loại bệnh nói chung, cũng như bệnh ung thư cổ tử cung nói riêng.